Top 9 # Phương Pháp Dạy Học Cá Thể Hóa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phương Pháp Dạy Học Cá Thể Ở Bộ Môn Hóa

Một tiết học theo phương pháp cá thể hóa

“Dạy học lấy học sinh (HS) làm trung tâm” là phương pháp sư phạm tiến bộ của thế giới hiện nay, yêu cầu người dạy phải quan tâm tới HS từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh sở trường, sở đoản… Từ nhiều phương diện khác nhau đó người dạy mới có thể chọn lựa được những phương pháp giảng dạy phù hợp, động viên HS hứng thú học tập.

Dạy học cá thể là dạy cho từng HS học, đưa kiến thức đến từng em một. Dù trong lớp học có nhiều HS nhưng thầy cô phải quan tâm từng em và có biện pháp phù hợp tác động tới từng cá thể trong quá trình dạy học. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học cá thể, GV cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản sau: Chia nhóm HS trong lớp mỗi nhóm từ 4 đến 6 em để các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia xây dựng bài học, em nào cũng có điều kiện thể hiện ý kiến cá nhân trong một tập thể. Thay đổi các phần trong từng bài cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tiết dạy nếu thấy cần thiết. Chuẩn bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, phiếu học tập, giáo án điện tử, bảng hệ thống hóa kiến thức chuẩn…

Trong đó, đổi mới hoạt động của người GV là khâu quan trọng nhất vì đó là hoạt động trực tiếp quyết định kết quả học tập của quá trình dạy học. Chúng ta đều biết, phương pháp dạy học trước đây thường máy móc, rập khuôn, đồng loạt cho tất cả các thành viên trong lớp. HS chỉ biết im lặng ngồi nghe thụ động, không dám nêu ý kiến khác biệt, không phát huy được tính tích cực trong học tập. Phương pháp giảng dạy cá thể mang tính dân chủ, hướng tới cá thể thay cho sự áp đặt với số đông. Quan hệ thầy trò là mối quan hệ hợp tác, trao đổi lắng nghe thay cho sự truyền thụ một chiều. GV phải đánh giá được từng HS về sở trường, sở đoản để có biện pháp GD thích hợp. GV phải hướng dẫn HS phương pháp tự học, có tư duy độc lập biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, chống lối học vẹt, học từ chương, khuyến khích việc sinh hoạt nhóm, hợp tác hoạt động…

Lớp học tập cá thể hóa cho phép HS tự đánh giá, tự rèn luyện cho tới khi đạt được các kỹ năng cần thiết. Cuối cùng GV là người đưa ra kết luận về kiến thức đạt được của HS.

Tóm lại, dạy học cá thể là một phương pháp giáo dục tiến bộ, tôn trọng tư duy độc lập, khơi gợi sự sáng tạo, ươm mầm cho từng cá nhân phát triển. Tuy nhiên không thể xem nhẹ vai trò người thầy vì không máy móc nào có thể thay thế được vai trò chủ đạo trong việc lĩnh hội kiến thức của HS.

(Trường THCS Ngô Mây, Q.Phú Nhuận)

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm nên thao tác thí nghiệm, kỹ năng quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng là rất cần thiết.

Cá Thể Hóa Trong Hoạt Động Dạy Học

TS Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy phát biểu tại buổi tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, TS Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy cho biết, để thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động giảng dạy, lãnh đạo ĐHQGHN đã thống nhất trong chỉ đạo, đổi mới hoạt động giảng dạy dựa trên 3 thành tố chính: sự hỗ trợ toàn diện của nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ số, dữ liệu lớn; cá thế hóa trong giáo dục được chọn làm triết lý lõi như 1 triết lý giáo dục trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; áp dụng các công nghệ dạy học mới được lựa chọn làm phương tiện cho công cuộc đổi mới.

Ông mong rằng, thông qua những chia sẻ về việc thực hành những đổi mới trong quá trình giảng dạy theo hướng cá thể hoá, đa dạng hoá hoạt động nhằm đánh thức tiềm lực, phát huy tính năng động và khả năng sáng tạo gắn với mục tiêu học tập mang tính cá thể của từng cá nhân, từng nhóm người học, toạ đàm sẽ tạo nên một diễn đàn trao đổi từ nhiều góc độ. Những câu chuyện, những kinh nghiệm của các báo viên viên đến từ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa các khoa học liên ngành sẽ được trình bày dưới hình thức chia sẻ, gợi mở kết hợp với những hoạt động thực hành cho các khách mời tham dự toạ đàm.

Cá thể hóa – hướng tiếp cận có chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy – học

Theo TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng, trước hết, sự nghiên cứu, thấu cảm người học có thể được thực hiện trước khi bắt đầu học phần (qua tìm hiểu, khảo sát), trong buổi học đầu tiên (bằng sự lắng nghe, trao tiếng nói, các hoạt động khởi động và kết nối), trong suốt quá trình dạy học: (với một số hoạt động hiệu quả dưới hình thức khảo sát “stop, start, continue”, “elevator pitch”, các diễn đàn, group… ), và trong hành trình học tập, nghiên cứu, hướng nghiệp của người học nói chung. Sự thấu cảm khiến cho không chỉ giảng viên hiểu về người học, mà bản thân người học cũng nhận thức về mình một cách sâu sắc hơn.

Nhờ nghiên cứu kỹ lưỡng về người học, giảng viên có thể phân chia người học thành các đối tượng, nhóm đối tượng khác nhau, từ đó thiết kế các hoạt động phù hợp với từng đối tượng đó. Một số phương pháp, cách thức hiệu quả để cá thể hoá học tập là: Sử dụng website môn học, các group trên mạng xã hội và tương tác, tư vấn trực tiếp để mở rộng không gian cho tiếng nói cá nhân; thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy; sử dụng các hoạt động nhóm linh hoạt (như “Khăn trải bàn”, “Bể cá”, “Phòng triển lãm”, “World café”, Phân vai, Kết hợp nhóm ngẫu nhiên với nhóm ổn định), đồng thời thường xuyên điều chỉnh phương pháp, kỹ năng trong quá trình hoạt động của các nhóm đối tượng. Qua các hoạt động cụ thể, người học vừa đảm bảo các yêu cầu của chuẩn đầu ra, lại vừa phát huy được sở trường, có cơ hội thực hành kỹ năng nghề nghiệp tương lai và theo đuổi những mục tiêu riêng của mình. Hệ quả là dựa trên dữ liệu chung, nội dung học tập chung nhưng cách thức tiến hành các nhiệm vụ học tập, và kết quả học tập của lớp học là hết sức đa dạng, phong phú. Và cách đánh giá kết quả học tập, theo đó, cũng cần được cá thể hoá nhằm tạo sự bình đẳng trong khác biệt, vừa đảm bảo đánh giá được những chuẩn ra chung mà người học đáp ứng, vừa đánh thức được tiềm lực, kích thích khả năng sáng tạo của từng đối tượng.

Ngoài các học phần cụ thể do mình phụ trách, giảng viên cũng có thể giúp đỡ sinh viên cá thể hoá hành trình học tập, nghiên cứu của mình bằng cách hướng dẫn họ xây dựng những dự án học tập dài hơi, động viên, thúc đẩy để sinh viên có đam mê và kiên trì với mục tiêu của mình, kết nối sinh viên với các chuyên gia trong lĩnh vực, và giới thiệu, kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng để họ có thể tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng và năng lực.

Không chỉ nêu những hiểu biết chung về triết lý cá thể hoá giáo dục và chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện của bản thân, TS. Nguyễn Thị Năm Hoàng đã dành thời gian để các giảng viên tham gia toạ đàm suy ngẫm về khả năng cá thể hoá quá trình dạy – học trong nội dung học phần mình phụ trách bằng cách từng bước hình dung và xây dựng “Cây tri thức” với sự phân chia các nhóm đối tượng, các phương pháp học tập và hoạt động cụ thể, các kiểu kết quả học tập mà từng nhóm đối tượng đó có thể thực hiện và kiến tạo.

TS Dư Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, Khoa Các khoa học liên ngành

Do đặc thù của các chương trình đào tạo liên ngành, người học ở Khoa Các khoa học liên ngành đến từ nhiều đơn vị ở những lĩnh vực khác nhau, có nền tảng kiến thức cũng như năng lực, mong muốn và mục tiêu học tập khác nhau. Từ thực tế đó, “cá thể hóa” là một trong những cách tiếp cận mà Khoa đã và đang áp dụng cho hoạt động thực hiện luận văn của người học. TS Dư Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên cho biết, Khoa đã và đang nỗ lực thay đổi từ những điều nhỏ nhất, để hướng tới chất lượng đào tạo tốt hơn và vì người học.

Không dừng lại ở đó, một mô hình tiên tiến mà Khoa Các khoa học liên ngành mong muốn áp dụng trong thời gian tới là triển khai một học phần chạy xuyên suốt quá trình học tập của học viên – “Đồ án thực hành”. Theo mô hình này, với sự đồng hành sát sao của giảng viên, học viên sẽ thực sự tham gia thiết kế việc học tập và nghiên cứu của riêng mình, dấn thân và tự kiểm soát nhịp độ và hành trình học thức của mình. Có thể coi đây là một sự thực hành triết lý về “cá thể hóa” mà Khoa tiếp cận, ở đó, người học được trao quyền như những gì mà họ xứng đáng.

Để Dạy Học Theo Hướng Cá Thể Hóa Có Hiệu Quả

Trong giờ học theo định hướng cá thể hóa, ngoài vai trò của GV, các em HS cũng phải có cách học mới. Trong ảnh là tiết học tại Trường Tiểu học Đông Ba (Phú Nhuận)

Dạy học theo hướng cá thể hóa là dạy theo năng lực của từng đối tượng học sinh (HS) nhằm giúp các em học tập tốt hơn, phát huy hết khả năng của mình.

Theo tôi, dạy học cá thể hóa là việc hết sức cần thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của HS không đồng đều. Tuy nhiên việc dạy theo xu hướng này không dễ dàng, nhất là ở những lớp có sĩ số HS đông.

1. Để thực hiện dạy cá thể hóa đạt hiệu quả, giáo viên (GV) cần có sự đầu tư kĩ lưỡng chu đáo ngay từ khi nhận lớp và chuẩn bị bài dạy. Bởi vì, dạy học cá thể hóa là phương pháp giảng dạy yêu cầu người thầy phải quan tâm đến từng đối tượng HS, dạy cho từng cá nhân nên không có một khuôn mẫu, một trình tự lên lớp, một giáo án chuẩn để làm theo, mà nó tùy thuộc vào từng cá nhân HS ở lớp mình đang giảng dạy, tùy vào nội dung kiến thức cần truyền đạt của từng bài học. GV cần hiểu rằng việc dạy học theo định hướng này là việc làm trong thời gian dài xuyên suốt năm học, phải từng bước thực hiện, không thể làm tốt được ngay trong những ngày đầu. Để dạy học cá thể hóa có hiệu quả, theo tôi, trước tiên, người thầy cần nắm chắc năng lực tiếp thu, trình độ kiến thức của mỗi HS ở từng bộ môn vì rất nhiều HS giỏi toán mà yếu tiếng Việt hay yếu toán và tiếng Việt nhưng lại tiếp thu tốt các môn tự nhiên, xã hội… Việc nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý, hiểu được cá tính của từng cá nhân là điều hết sức quan trọng. HS mạnh dạn, tự tin hay rụt rè, nhút nhát đều là điều cần lưu ý để có phương pháp phù hợp. Kế tiếp, khi thiết kế giáo án, GV nhớ bám sát mục tiêu bài để không sa đà vào các hình thức muốn thể hiện dạy theo hướng cá thể hóa. Các thầy cô cũng cần lưu ý đến chuẩn kiến thức bài dạy, tránh dạy dưới chuẩn đối với HS yếu kém, phải nhớ chuẩn kiến thức là lượng kiến thức bắt buộc phải truyền thụ đến HS và HS phải tiếp nhận đúng, đủ lượng kiến thức đó. Hệ thống câu hỏi phải chặt chẽ, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để đảm bảo được HS yếu cũng có thể tham gia tìm hiểu nội dung bài và kích thích được khả năng tư duy của HS khá giỏi. Thầy cô cũng nên lưu ý các ví dụ trong sách giáo khoa đôi khi khá phức tạp, nhất là phân môn luyện từ và câu, ví dụ thường là những câu được trích từ các tác phẩm văn học, vì vậy phân tích theo yêu cầu bài học rất khó cho HS. GV cần mạnh dạn đổi các ví dụ đơn giản hơn cho các em yếu dễ tiếp thu kiến thức mới, rồi sau đó cho HS khá giỏi phân tích các ví dụ trong sách giáo khoa. Như vậy là chúng ta đã dạy học theo từng đối tượng. Sau đó, GV tùy điều kiện thực tế phòng học, sĩ số HS, phương tiện dạy học hiện có… mà lựa chọn, phối hợp phương pháp đặc trưng của từng bộ môn với các phương pháp kĩ thuật dạy học hợp tác cho phù hợp để giảng dạy.

Mỗi cá thể đều có tư duy, khả năng tiếp thu, cá tính… khác nhau, vì thế để có thể thực hiện tốt việc dạy học theo hướng cá thể hóa đòi hỏi rất nhiều ở giáo viên thời gian, công sức, sự kiên nhẫn và cả sự sáng tạo. Nhưng với phương châm “thầy dạy tốt, trò học tốt”, tôi tin rằng tất cả các thầy cô sẽ luôn sẵn sàng đổi mới phương pháp giảng dạy theo chủ trương của ngành GD-ĐT TP.HCM.

LTS: Giáo Dục TP.HCM số ra ngày 25-2 có đăng bài phỏng vấn TS. Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở GD-ĐT chúng tôi nhan đề “Dạy học theo định hướng cá thể hóa: Một quan điểm sư phạm tiên tiến”. Sau khi bài báo đăng tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của bạn đọc. Để làm rõ hơn phương pháp dạy học tiên tiến này, Giáo Dục TP.HCM mở diễn đàn “Dạy và học như thế nào để đúng định hướng cá thể hóa?”. Giáo Dục TP.HCM mong nhận được ý kiến chia sẻ của bạn đọc (mặt thuận lợi, khó khăn và các giải pháp thực hiện khi áp dụng phương pháp dạy học này). Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: Báo Giáo Dục TP.HCM, số 300 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, chúng tôi hoặc email: tantruc_tg@yahoo.com.

Trong số này, tòa soạn xin giới thiệu ý kiến đầu tiên của thầy Lê Phương Trí – GV Trường Tiểu học Đống Đa (quận 4, TP.HCM).

Dạy Học Phân Hóa Thông Qua Cá Nhân Hóa (Individualization)Và Cá Tính Hóa (Personalization)

Khái niệm cá nhân hóa (Individualization) và cá tính hóa (Personalization) thường được sử dụng với ý nghĩa giống nhau trong dạy học phân hóa.

Trong khi cả hai khái niệm đều hướng đến đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, chúng lại phục vụ cho những mục đích khác nhau. Với nhiều nhà giáo dục, cuộc tranh luận này có vẻ như thuộc về lĩnh vực ngữ nghĩa học. Tuy nhiên, những khác biệt trong việc ứng dụng thực tiễn của cá nhân hóa và cá tính hóa có thể giúp cải thiện giáo án của giáo viên và có lợi cho việc đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh.

Dạy học phân hóa là thấu kính kiểm tra các công cụ và là nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu của người học. Các phương pháp cá nhân hóa và cá tính hóa được kì vọng sẽ cung cấp những điều kiện thuận lợi nhất cho sự thành công của học sinh khi đạt được mục tiêu học tập.

Định nghĩa dạy học phân hóa

Bắt đầu với một cấu trúc phổ biến để rồi học chuyên sâu hơn thông qua dạy học phân hóa, đó là cách tốt nhất. Trên thực tế, dạy học phân hóa tập trung vào đáp ứng nhu cầu của tất cả người học, nó bắt đầu thông qua sự đánh giá kĩ năng của họ đang ở mức độ nào. Lorna Earl lí giải rất chính xác mối quan hệ giữa sự đánh giá và phương pháp dạy học phân hóa.

Bà chỉ ra: “Dạy học phân hóa là đảm bảo rằng học sinh thực hiện những nhiệm vụ học tập thích hợp vào thời điểm thích hợp. Một khi bạn có thể dự đoán học sinh nắm được gì, như là “tiếp nhận được” hoặc “đã biết” và cái chúng cần để học, dạy học phân hóa sớm muộn sẽ thành công; đây là một hệ quả tất yếu”.

Dạy học phân hóa trong thực hành: Trực giác và Có chủ đích

Có hai cách tiếp cận trong thực hành dạy học phân hóa: Trực giác và Có chủ đích. Khi sử dụng kết hợp cả hai, sự thực hành hiệu quả và hiệu suất cao của dạy học cá nhân hóa và cá tính hóa sẽ sẽ đạt được.

Dạy học phân hóa theo trực giác xảy ra “trong khoảnh khắc” mà sự hướng dẫn được thực hiện. Giáo viên điều chỉnh dựa trên cách mà học sinh phản hồi – hoặc không phản hồi – lại với giáo án (John McCarthy, Tất cả có thể học: Tài liệu hướng dẫn thực hành dạy học phân hóa). Một kĩ năng thiết yếu của giáo viên là khả năng điều chỉnh sự hướng dẫn khi học sinh có biểu hiện mất phương hướng hoặc cho những người học tìm kiếm nhiệm vụ không có tính thử thách.

Dạy học phân hóa có chủ đích diễn ra suốt quá trình thực hiện giáo án. Sự chuẩn bị trước cho phép giáo viên “phản ánh và thực thi những yếu tố của dạy học phân hóa trong các bài học, đem đến sự hỗ trợ chiến lược cho việc học tập của học sinh” (John McCarthy, 2017). Nếu chúng ta biết học sinh có thể phản ứng tiêu cực với tiết học sắp tới hoặc đã học những kĩ năng cần thiết trước đó, vậy thì phương pháp dạy học phân hóa đã chuẩn bị trước dựa trên dữ liệu đánh giá là cần thiết để có những cơ hội thành công tốt hơn cho người học.

Một khi kế hoạch dạy học phân hóa có chủ đích đã xác lập, giáo viên sẽ phải dự đoán các phản hồi cũng như nhu cầu của người học, chẳng hạn như các hoạt động theo mức độ định hướng cho các kĩ năng của học sinh, các phần mềm đồ họa hoặc/ và các cơ hội cho học sinh thể hiện những hiểu biết của chúng.

Sự cá tính hóa trong học tập

Khái niệm học tập cá tính hóa thường được sử dụng. Đó là một cách tiếp cận mà trong đó giáo viên là trung tâm. Giáo viên xem xét hồ sơ đánh giá để xác định các xu hướng nhu cầu phổ quát của một nhóm học sinh, cả lớp hoặc các nhóm nhỏ. Ví dụ, học sinh làm nghiên cứu và viết lách có thể được phân vào các nhóm dựa trên các cấp độ kĩ năng viết, từ liệt kê đến sử dụng dẫn chứng.

Các trải nghiệm học tập có thể được phân hóa theo nhiều cách:

Các nhóm nhỏ hoặc cá nhân

Giáo viên thiết kế các hoạt động trung tâm nơi mà học sinh luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ với các ngữ liệu được phát, mỗi ngữ liệu tương ứng với nhu cầu của từng nhóm học sinh. Các hoạt động cũng có thể tạo thêm lựa chọn và thử thách cho học sinh trong không gian lớp học. Giáo viên có thể đi quanh lớp hay tạo tình huống để hỗ trợ các nhóm hoặc cá nhân.

Dựa trên sự lựa chọn

Giáo viên thiết kế và đưa ra các lựa chọn nhất định. Học sinh được quyền chọn, điều này cho phép học sinh chủ động trong những trải nghiệm học tập của chúng.

Những ví dụ khác về dạy học cá tính hóa có thể bao gồm việc đọc theo chỉ dẫn và các nhóm hoặc lớp học toán theo cấp độ. Thông thường, khi chúng ta nghĩ về các kĩ năng sẵn có của học sinh, chúng ta chia chúng dựa trên những kết quả đánh giá. Đây là cách mà giáo viên phân hóa dựa trên những nhu cầu phổ biến. Giáo viên xác định sự ưu tiên và hứng thú học tập của học sinh để thiết kế giáo án và phát triển các bài học.

Trong mỗi trường hợp, khi giáo viên định hướng các hoạt động phát triển, dựa trên các hồ sơ đánh giá, kết quả thường là sự cá tính hóa có chất lượng.

Ví dụ, để học sinh thiết kế bài tập về nhà và các tiêu chí đánh giá, với sự hướng dẫn dựa trên tiêu chuẩn học tập từ giáo viên. Bước đầu đơn giản là cho học sinh hai mẫu do giáo viên thiết kế. Sau đó, cho chúng mẫu thứ ba để trống để chúng tự phát triển ý tưởng. Giáo viên nghe các đề xuất của học sinh. Thiết kế có thể được thông qua, sửa đổi và gửi lại cho học sinh để phát triển một ý tưởng mới. Nếu học sinh không được thông qua đề xuất trong một khoảng thời gian đã định, em ấy phải chọn trong các thiết kế của giáo viên.

Cho học sinh tham gia vào bài học hoặc quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá làm mất nhiều thời gian hơn nếu xét trong một khoảng ngắn nhưng về lâu dài thì lại tiết kiệm thời gian. Bởi lẽ tính tương tác trong học tập sẽ bền vững hơn khi có sự tham gia của học sinh. Học sinh đóng góp vào quá trình lên kế hoạch học tập, điều này cho phép chúng nêu những ý tưởng mà “chúng” biết là sẽ tạo sự tương tác học tập, gia tăng sự tích lũy và khuyến khích chúng kiên trì đúng chỗ.

Tất cả đều có thể xảy ra vì học sinh chia sẻ quá trình thiết kế bài học cùng giáo viên.

Dạy học phân hóa đáp được nhu cầu của mọi người

Cá tính hóa và cá nhân hóa đều đáp ứng tốt nhu cầu của người học. Trong khi chúng có thể bị tranh cãi bởi những người đề xuất ra chúng, điều đáng nói là đạt được sự phân hóa theo nhu cầu của học sinh. Học tập theo hướng cá nhân hóa cũng mang lại một góc nhìn tương tự, với hi vọng góp phần vào nghiên cứu để cải thiện sự thành công của học sinh. Lựa chọn tốt nhất phụ thuộc vào bầu không khí thoải mái mà giáo viên tạo ra trong quá trình học và học sinh có thể phản hồi tích cực như thế nào.

Cá tính hóa là một lựa chọn phổ biến của giáo viên bởi vì nó có vẻ nhanh hơn trong quản lí và lên kế hoạch với chỉ một người – giáo viên. Người ta có thể cho rằng dạy học cá tính hóa dựa trên kết quả đánh giá có cơ sở sẽ đáp ứng nhu cầu của học sinh ngày này qua ngày khác. Dạy học cá nhân hóa yêu cầu giáo viên sẵn sàng từ bỏ ít nhất là vài quyền kiểm soát trong quá trình dạy học.

Khi một học sinh góp phần vào việc tạo ra cái mà thường gọi là đánh giá thực hành, sẽ không có sự nghi ngờ nào vì giáo viên đã đáp ứng hết rồi. Không cần thuyết phục học sinh rằng trải nghiệm học tập sẽ tốt cho chúng, bởi vì chính chúng đã tham gia tạo nên những lựa chọn.

Lần tới, khi bạn thiết kế giáo án dạy học phân hóa có chủ đích, hãy nghĩ cá tính hóa hoặc cá nhân hóa là cách tiếp cận tốt nhất cho bài học tiếp theo. Dù bạn chọn cách nào, dựa trên một hồ sơ đánh giá sát sao, thì cũng tốt cho học sinh.

Đặng Thanh Hiền dịch

Nguồn:http://www.teachthought.com/pedagogy/instructional-strategies/differentiation-personalization-individualization/