Top 15 # Phương Pháp Dạy Học Stem Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phương Pháp Dạy Học Stem Là Gì? Hiểu Đúng Về Giáo Dục Stem

Giáo dục STEM giúp các các em học sinh được thực hành các thí nghiệm khoa học thực tế, được cung cấp kỹ năng mềm trong việc giải quyết vấn đề hay kỹ năng cộng tác, các kỹ năng về giao tiếp hay tư duy phản biện. Nhằm phát triển tư duy toàn diện giúp các em có thể thích nghi với cuộc sống hiện đại thế kỷ 21. Vậy phương pháp giáo dục STEM là gì? hiểu đúng về giáo dục STEM như thế nào sẽ được trung tâm gia sư Đăng Minh cung cấp trong bài viết này.

I. Phương Pháp Dạy Học Stem Là Gì?

STEM được phát triển nhằm mục đích giúp người học trang bị các kiến thức và kỹ năng ở các lĩnh vực : Toán học, kỹ thuật, khoa học và công nghệ. Nhưng các môn này được tiếp cận liên môn hay còn gọi là interdisciplinary, ở đó người học là các học sinh có thể sử dụng phương pháp, cách thức đó để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Trong mô hình STEM người ta không chia 4 môn học trên theo cách rời rạc mà kết hợp lại dựa trên mô hình học tập với các ứng dụng thực tế.

Nói khác hơn, quy trình dạy học STEM không hướng tới việc đào tạo ra những kỹ sư, nhà toán học hay nhà khoa học mà nhằm giúp các học sinh có kỹ năng cùng kiến thức để có thể làm việc và phát triển được trong thời kỳ phát triển trong thế kỷ 21 này. Mô hình STEM không chỉ tạo ra những con người, nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu công việc ngày càng cao của xã hội. Nhờ đó tác động tới sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội.

Trong STEM cách tiếp cận không phải riêng rẽ mà nó là sự tiếp cận liên ngành, với những bài học được lồng ghép kiến thức thực tế. Trong bài học, các em học sinh có thể sử dụng kiến thức về Toán học, công nghệ, khoa học, kỹ thuật áp dụng ngay trong thực tế. Nhờ sự liên kết thực tiễn đó giúp kết nối giữa các cộng đồng, các trường, nơi làm việc hay các tổ chức trên toàn cầu, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới.

Yếu tố kỹ thuật trong STEM nhằm tạo ra năng lực về kỹ thuật cho học sinh hay người học, và người học có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ họ có thể xây dựng được các quy trình sản xuất sản phẩm thực tiễn. Hiểu đơn giản hơn là người học được học và trang bị các kỹ năng để sản xuất các đối tượng và họ hiểu cũng như nắm được quy trình tạo ra nó. Mô hình giáo dục STEM THPT hay tiểu học đều đòi hỏi các em học sinh có khả năng tổng hợp, phân tích cũng hơn kết hợp để giúp các yếu tố tồn tại và phát triển. Học sinh cũng phải nắm và tìm ra nhu cầu của xã hội để đáp ứng các nhu cầu đó.

II. Thế Mạnh Của Giáo Dục STEM

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM có rất nhiều thế mạnh, việc của chúng ta là khai thác tốt các thế mạnh đó. Chúng ta cần khai thác tốt các thế mạnh cũng như điểm mạnh của giáo dục STEM đặc biệt trong dạy học phổ thông. Bên cạnh đó phải dựa vào hoàn cảnh thực tế của đất nước cũng như dựa vào trình độ của đội ngũ giáo viên, quản lý, giáo dục, cơ sở vật chất của các trường.

1.Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp tích hợp liên môn

Thông qua thực hành và ứng dụng liên môn, các đơn vị giáo dục thay vì dạy 4 môn rời rạc lại kết hợp chúng lại thành một mô hình học gắn kết với các ứng dụng thực tiễn. Nhờ đó học sinh vừa có kiến thức chuyên sâu vừa vận dụng chúng vào thực tiễn. Các em học sinh không chỉ biết tới lý thuyết mà còn có thể thực hành một cách chính xác, thuần thục. Giáo dục theo phương thức Stem có thể phá bỏ khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn để giúp con người có năng lực đủ để làm việc trong các môi trường có tính sáng tạo cũng như đòi hỏi cao trong trí óc con người ở thế kỷ 21.

2. Giáo dục stem đề cao vấn đề phát triển năng lực tự giải quyết

3. Giáo dục stem đề cao phong cách học tập mới mẻ

Phương pháp giáo dục stem tiểu học và các bậc học khác luôn đề cao phong cách học tập mới mẻ cho người học, học sinh. Một cách học sáng tạo, người học phải là người có vai trò phát minh, vậy nên học sinh phải hiểu bản chất, hiểu vấn đề, hiểu cách vận dụng nó.

III. Lợi Ích Của Phương Pháp Giáo Dục Stem

Có thể nói, phương pháp giáo dục stem mầm non cũng được đưa vào cùng các bậc học như tiểu học, THCS hay trung học phổ thông để thấy những lợi ích to lớn mà phương pháp này đem lại cho các em học sinh. Vậy, lợi ích ở đâu và những gì?

Với phương pháp giáo dục stem, học sinh được thực hành các thí nghiệm khoa học, nhờ đó giúp phát triển trí sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Với 4 lĩnh vực của mình, là khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học được lồng ghép vào nhau, giúp các em học sinh vừa có thể nắm kiến thức lại có kỹ năng thực hành để tạo ra hay nắm được cách tạo ra các sản phẩm trong thực tiễn.

Không chỉ vậy, stem cung cấp cho các em kỹ năng mềm trong việc giải quyết vấn đề, kỹ năng cộng tác trong nhóm, kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện. Trong stem các em luôn được hoạt động theo nhóm nhằm rèn luyện các kỹ năng tốt nhất, thích ứng với các điều kiên.

Các sản phẩm của các em khi hoàn thành sẽ được trình bày, được giới thiệu, các em phải giải thích cho người nghe về mô hình, hoạt động. Nhờ đó tăng khả năng thuyết trình, giúp các em tự tin và cởi mở hơn. Stem chính là việc áp dụng những cái cũ cùng với thiết bị thông minh.

Nhờ vào sự lồng ghép giữa lý thuyết và thực tiễn, các em học sinh không còn thấy những cỗ máy công nghệ cao quá xa lạ và khó hiểu như trước. Với các em mọi thứ được tới gần hơn, dễ hiểu hơn.

Cũng nhờ vào quá trình các em phải tự tay và làm ra các sản phẩm thực tiễn giúp các em có được cái nhìn tư duy, tổng quát, sự kiên nhẫn, sự sáng tạo.

IV. Những Lưu Ý Khi Dạy Học Stem

Tuy có hiệu quả rất thiết thực nhưng việc tổ chức dạy học liên môn tích hợp và phương pháp giáo dục stem cần những lưu ý cũng như nhìn nhận từ nhiều phía.

Ở Việt Nam, đất nước chưa có sự phát triển đồng đều, chương trình stem có nhiều nuyên tắc, quy định rõ ràng. Để thực hiện được, nhà trường, các thầy cô phải tuân thủ theo đúng khuôn khổ quy định nghiêm ngặt của bộ GD &ĐT. Nếu không nó sẽ trở thành lãng phí và không đem lại hiệu quả.

Chúng ta không nên coi giáo dục stem là tất cả mà bỏ bê các hoạt động khác. Thực tế stem chỉ là một phương pháp mới, một trải nghiệm giáo dục, có thể có hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. Vậy nên chúng ta cần nhìn nhận và triển khai thí điểm để rút kinh nghiệm.

Để giáo dục stem có hiệu quả cao, chúng ta cần xây dựng chương trình với nội dung cụ thể. Bên cạnh đó chúng ta cần thay đổi quy định thi cử, cũng như việc đánh giá chất lượng và việc bồi dưỡng năng lực các giáo viên. Đó mới đáp ứng các yêu cầu và những gì stem phát huy được. Nhiều vùng nông thôn Việt Nam chưa thể đáp ứng phương pháp giáo dục Stem do chưa có cơ sở vật chất, việc đồng bộ hóa là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng.

Bình Luận Facebook

Đánh giá bài viết!

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

Giáo Dục Stem Là Gì? Phương Pháp Giáo Dục Stem Tiểu Học

Giáo dục STEM là gì? Đây là phương pháp giáo dục tập trung vào bốn lĩnh vực cụ thể: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Nhưng, khác với giáo dục thông thường, giáo dục STEM tập trung vào ứng dụng thực tế. Thay vì dạy bốn môn học này một cách riêng biệt và rời rạc, giáo dục STEM tích hợp chúng vào một mô hình học tập gắn kết hơn.

Nguồn gốc của giáo dục STEM

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên khai phá và ứng dụng giáo dục STEM vào trường học. Bùng nổ công nghệ giai đoạn 1990 – 2000 đã cải cách toàn bộ nền giáo dục ở đây. Lúc này, mọi người đã bắt đầu biết giáo dục STEM là gì, họ hiểu hơn về tầm quan trọng của phương pháp giáo dục này. Các chuyên gia giáo dục, giảng viên bắt buộc phải chuyển đổi trọng tâm của họ một lần nữa. Và sự thay đổi đó được mang tên: Giáo dục STEM.

Công việc STEM cũng được trả lương cao. “Năm 2012, thu nhập trung bình của người lao động trong các ngành nghề thuộc S&E (bất kể trình độ học vấn hoặc lĩnh vực) là 78.270 USD, cao hơn gấp đôi mức trung bình (34.750 USD) đối với tất cả người lao động Hoa Kỳ, theo NSF.

Tầm quan trọng ở cấp tiểu học của giáo dục STEM là gì

Máy tính – 71%

Kỹ thuật truyền thống – 16%

Khoa học vật lý – 7%

Khoa học đời sống – 4%

Toán học – 2%

Bạn đang là giáo viên dạy học sinh tiểu học? Để có thể ứng dụng STEM vào giảng dạy một cách hiệu quả, bạn nên xem qua bài viết sau: Phương pháp giáo dục STEM cho học sinh tiểu học

Vậy, giáo dục STEM là gì?

STEM là một chương trình giảng dạy hiện đại. Phương pháp giáo dục này nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách liên môn (interdisciplinary). Người học có thể áp dụng kiến thức của 4 lĩnh vực trên một lúc để giải quyết vấn đề trong cuộc sống đời thường. Thay vì giảng dạy bốn môn học riêng lẻ, STEM trộn lẫn chúng thành một mô hình gắn kết, căn cứ vào các ứng dụng thực tế.

“Giáo dục STEM là cách giáo dục theo hướng liên ngành trong quá trình học. Trong đó, các khái niệm học thuật khô khan được kết hợp với các bài học trong thế giới thực. Người học có thể  áp dụng các tri thức trong 4 lĩnh vực STEM vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trung tâm giáo dục, cộng đồng và nơi làm việc, các tổ chức để từ đó xây dựng và phát triển kỹ năng STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới” 

Có thể nhìn các yếu tố trong giáo dục STEM dưới góc nhìn phát triển năng lực của học sinh. Chẳng hạn, yếu tố “Kỹ thuật” trong giáo dục STEM đào tạo khả năng về kỹ thuật cho người học. Điều này thể hiện qua khả năng thiết kế và tạo ra các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để phục vụ cuộc sống thường ngày.

Vậy nên, để giáo dục STEM cho học sinh đạt được hiệu quả, thứ không thể thiếu chính là các giáo cụ STEM và các giáo án STEM phù hợp với từng độ tuổi.

Sự khác biệt giữa giáo dục truyền thống và giáo dục STEM là gì

Điều tách biệt giáo dục truyền thống thông thường và giáo dục STEM là gì? Đó chính là về môi trường học tập. Môi trường giáo dục hiện đại này sẽ cho học sinh thấy các kiến thức khoa học có thể được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày như thế nào. Học sinh sẽ tập trung vào các ứng dụng thực tế của kiến thức để giải quyết vấn đề. Như đã đề cập, giáo dục STEM được bắt đầu khi học sinh còn rất nhỏ.

Tại tiểu học, giáo dục STEM là gì? Ứng dụng ra sao?

Khái niệm giáo dục STEM ở tiểu học tập trung vào các khóa học STEM ở cấp độ sơ cấp. Ngoài ra, đây cũng giúp học sinh nhận thức sơ bộ về các lĩnh vực và nghề nghiệp STEM. Đây sẽ là bước đầu cung cấp phương pháp học tập dựa trên câu hỏi có cấu trúc dựa trên vấn đề trong thế giới thực, kết nối tất cả bốn môn học STEM. 

Mục đích ở giai đoạn này là thu hút sự quan tâm của học sinh đến những ý tưởng họ muốn theo đuổi trong các khóa học, chứ không phải vì các em bị buộc phải học. Ngoài ra, giáo dục STEM còn nhấn mạnh vào việc kết nối học tập trong trường và ngoài trường. 

Tại THCS, giáo dục STEM là gì? Ứng dụng như thế nào?

Lúc này, các khóa học và lộ trình sẽ được chuẩn bị sẵn. Các em có thể tư duy, tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai một cách tốt hơn. Các cơ hội kết nối trong trường và ngoài trường được khuyến khích rộng rãi. 

Để buổi học giáo dục STEM ở Trung học đạt hiệu quả, các giáo viên nên tìm hiểu cách thiết kế bài giảng STEM sao cho bám sát với thực tế, phù hợp với tình hình hiện tại.

Học sinh sẽ được học thông qua các tình huống cụ thể

Ví dụ: Để giúp các em học các phép tính cơ bản, chúng ta có thể cho các em ra ngoài, tìm kiếm và thu thập các vật phẩm tự nhiên. Khi đặt các tình huống thực tiễn như vậy, các em sẽ học hỏi và trải nghiệm cách tính toán với những vật phẩm đó. Những người bạn nhỏ sẽ hiểu rõ và nhớ dai hơn về các định nghĩa khi được học một cách thực tế như vậy

Khai phá niềm đam mê của các con khi được tiếp cận STEM sớm

Học theo định hướng STEM giúp khơi dậy niềm đam mê học hỏi kiến thức của những người bạn nhỏ. Bởi vì, đó là thực tiễn xung quanh các con. Qua đó, những người bạn nhỏ sẽ dần quan tâm đến công việc của mình trong tương lai hơn. Khi nhắc đến ưu điểm của giáo dục STEM là gì, chắc hẳn bạn cần biết đến ưu điểm này!

Thay vì ghi nhớ các kiến thức hàn lâm, nghe giảng và viết lại các hướng dẫn chi tiết thì các con có thể vừa học vừa chơi. Khuynh hướng giảng dạy mới cho thấy với các người bạn nhỏ, đặc biệt là những người bạn nhỏ khi được học thông qua thực tế vui nhộn, hấp dẫn thì trẻ nhỏ sẽ dễ dàng phát triển được các kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng STEM.

Cơ hội về các nghề nghiệp trong các lĩnh vực STEM đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đó có thể là những công việc “rất lạ” nhưng cũng là những nghề nghiệp quen thuộc, được mở rộng ra xa hơn với STEM. Tất cả đều cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội

Những suy nghĩ sai lầm về giáo dục STEM là gì

Lưu ý khi triển khai giáo dục STEM là gì

Điều đầu tiên: Chú ý về nguồn nhân lực vật lực khi triển khai giáo dục STEM

Đã trang bị các văn bản cần thiết để chỉ đạo và triển khai giáo dục STEM chưa?

Cán bộ quản lý tại các trường học đã hiểu bản chất giáo dục STEM là gì chưa? Họ có thực sự quan tâm đến dạy học STEM hay không? Bởi nếu không thì họ có thể biện minh ra rất nhiều cái cớ để không áp dụng.

Thứ hai: Phát triển trình độ của giáo viên dạy học STEM

Thứ ba: Phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh

Việc kiểm tra đánh giá, thi cử cho học sinh  cần phù hợp với những tư tưởng cơ bản của phương pháp STEM. Lối suy nghĩ “thi gì học nấy” là một trở ngại lớn trong việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông.

Bây giờ người ta quan tâm nhiều hơn về “khoa học dữ liệu”, về “AI” và các loại “tư duy máy tính”, “tự động hóa” và “robot”,… Có nhiều loại nghề nghiệp sẽ biến mất dần đi do tiến bộ về khoa học kĩ thuật

Nhưng, chúng ta đã có nhiều bài học quý do ảo tưởng về khả năng siêu nhiên của máy tính, của tin học. Mười lăm năm là một quãng thời gian ngắn, liệu có đủ không để xây dựng những viễn cảnh như vậy? Những vấn đề gấp gáp mà mọi người đang đối đầu như: chiến tranh, dịch bệnh,… chắc chắn không thể giải quyết bằng những viễn cảnh đó!

Kết luận

Với mục đích mang đến một luồng gió mới cho nền giáo dục hiện tại, OhStem hy vọng nhiều nơi ở Việt Nam sẽ áp dụng các phương pháp STEM này, chuẩn bị cho học sinh những hành trang tốt hơn trong thời đại kỷ nguyên 5.0 sắp tới!

Bạn có thể liên hệ với Ohstem qua các phương thức sau:

Youtube: OhStem

Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt

Hotline: 08.6666.8168

Phương Pháp Giáo Dục Stem Là Gì?

Bắt nguồn từ Mỹ, STEM là phương pháp giáo dục ngày càng được nhiều cha mẹ quan tâm. Vậy, phải hiểu thế nào về STEM, có những ưu nhược điểm gì khi con theo học phương pháp này ở Việt Nam và liệu đây có thực sự là một lựa chọn sáng suốt cho tương lai? Những thông tin trong bài viết này sẽ phần nào giải đáp những băn khoăn đó của cha mẹ và con.

Phương pháp giáo dục STEM là gì?

STEM là phương pháp giáo dục tích hợp 4 bộ môn, bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Theo “Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ” (NSTA), điểm đặc biệt của phương pháp này là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học và lồng ghép các kiến thức lí thuyết trong bối cảnh thực tiễn. Nhờ vậy, học sinh có cái nhìn vừa đa chiều vừa có tính ứng dụng cao. Năm 2013, tổng thống Barack Obama đã yêu cầu Bộ Giáo dục thực hiện chiến dịch Cải tiến chất lượng giáo dục cho trẻ em Mỹ lấy nền tảng là STEM.

Ở Việt Nam, STEM cũng được đặc biệt quan tâm. Năm 2017, chính phủ đã ra định hướng áp dụng STEM vào chương trình phổ thông, thí điểm tại một số điểm như trường Tiểu học FPT. Bên cạnh đó, các trung tâm như Học viện STEM, Học viện Khám phá cũng là những địa chỉ cha mẹ có thể cho con theo học phương pháp này.

Phương pháp giáo dục STEM được áp dụng trong giảng dạy như thế nào?

Với STEM, những kiến thức và kỹ năng của 4 bộ môn phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau trong quá trình học tập, giúp các con không chỉ nắm vững nguyên lí mà còn có thể áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.

Trong đó, chữ S đầu tiên đại diện cho môn Khoa học (Science). Bộ môn này sẽ trang bị kiến thức về khái niệm, nguyên lý và các định luật tạo nên cơ sở lý thuyết của khoa học cho học sinh.

Chữ T đại diện cho Công nghệ (Technology). Với bộ môn này, các con được đào tạo để có thể truy cập, hiểu, sử dụng và quản lý được công nghệ trong cuộc sống, từ những vật dụng đơn giản như chiếc quạt, mạch điện đến những hệ thống tinh vi hơn như internet.

Chữ E đại diện cho Kỹ thuật (Engineering). Với bộ môn này, các con sẽ được đào tạo với mục tiêu là có thể thấu hiểu quy trình và hoàn thiện kỹ năng trong sản xuất. Để học tốt môn này, học sinh phải rèn luyện khả năng tổng hợp để có cái nhìn toàn diện khi đưa ra các giải pháp thiết kế và xây dựng quy trình.

Chữ M cuối đại diện cho Toán học (Mathematics). Học sinh được đào tạo kỹ năng toán học tốt sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có thể áp dụng tư duy logic vào cuộc sống hằng ngày.

Như vậy, đào tạo theo hướng liên ngành sẽ giúp các con phát triển bản thân được tối đa – từ tư duy logic với Toán, kiến thức khoa học, nắm bắt công nghệ đến việc tự tin ứng dụng vào kỹ thuật. Đây sẽ là chìa khoá giúp con giải quyết vấn đề thông minh và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ được học bằng thực tiễn, các con còn có khả năng nhìn nhận nhu cầu và phản ứng của xã hội trước những vấn đề kỹ thuật của đời sống. Điều này cực kì giá trị trong thời đại bùng nổ của các ông lớn startup (công ty khởi nghiệp) công nghệ, khi sự nhanh nhạy trước biến đổi của thị trường được coi là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định năng lực nhân sự.

Con có thể bắt đầu với STEM như thế nào?

Với làn sóng công nghệ 4.0, STEM luôn nằm trong số những ngành học đem lại triển vọng nghề nghiệp tốt nhất. Đối với các em được học STEM từ cấp tiểu học, trung học cơ sở, đây là bước khởi đầu tốt nếu muốn đi xa hơn trên con đường nghiên cứu hay kỹ thuật. Đối với sinh viên, việc theo học các chuyên ngành STEM sẽ mang tới cơ hội nghề nghiệp cực rộng mở cùng mức lương vượt trội so với các ngành khác.

Kỹ sư Điện & Điện tử

Kỹ sư Phần mềm

Kỹ sư Robot và Cơ điện tử

Công nghệ thông tin.

Giang Nguyễn

Việt Nam Học Được Gì Từ Giáo Dục Stem? Phương Pháp Giáo Dục Stem

Trong khoảng hai thập niên gần đây, Giáo dục STEM đã trở nên phổ biến ở Mỹ và một số nước trên thế giới. Vậy giáo dục STEM là gì? Điểm mạnh và điểm hạn chế? Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới?

Cùng với thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và “Giáo dục 4.0”, STEM dường như đã trở thành một thuật ngữ thời thượng. Trong bối cảnh như thế, có hai câu hỏi bản chất cần giải quyết:

Thứ nhất: Giáo dục STEM là gì? Điểm mạnh và điểm hạn chế?

Thứ hai: Chúng ta học được gì từ giáo dục STEM, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới, trên cơ sở tính đến trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương…?

Dân trí, xin giới thiệu bài phân tích về STEM của chúng tôi Đỗ Đức Thái, Thành viên Ban Phát triển CT GDPT tổng thể, Chủ biên CT môn Toán.

Giáo dục STEM là gì?

Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.

Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.

“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới” (Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ-NSTA).

Có thể nhìn các thành tố trong Giáo dục STEM dưới góc nhìn phát triển năng lực của người học. Chẳng hạn, yếu tố “Kỹ thuật” trong Giáo dục STEM tạo ra năng lực kỹ thuật của người học thể hiện qua khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống bằng cách thiết kế các đối tượng, hệ thống và xây dựng các quy trình sản xuất để tạo ra chúng.

3 thế mạnh của giáo dục STEM

Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà trường phổ thông, trong đó có tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,…

Những điểm mạnh của giáo dục STEM có thể kể đến:

Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.

Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong Chương trình GDPT mới. Vì thế, tư tưởng này của giáo dục STEM cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng này của giáo dục STEM cũng cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.

Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là một trong những định hướng mà giáo dục cần tiếp cận. Tuy vậy, có thể thấy phương thức dạy học như trên là không hề dễ dàng ngay cả đối với thế giới chứ không chỉ riêng trong điều kiện hiện nay của chúng ta.

4 Cảnh báo

Thứ nhất: Rõ ràng rằng việc khai thác, áp dụng những điểm mạnh của giáo dục STEM là hết sức có lợi và cần thiết đối với giáo dục phổ thông của chúng ta. Nhưng trong hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của giáo viên; cơ sở vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,… thì điều đó lại trở nên không đơn giản. Đặc biệt, có hai yếu tố cần xem xét:

– Đã chuẩn bị các văn bản cần thiết chỉ đạo triển khai giáo dục STEM? – Cán bộ quản lí các nhà trường phổ thông có thực sự quan tâm đến giáo dục STEM hay không? Bởi nếu không thì có thể viện dẫn rất nhiều lí do để không áp dụng.

Thứ hai: Vấn đề tích hợp và phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn là những vấn đề khó đối với giáo viên hiện nay. Tuy được nhấn mạnh nhiều trong những năm qua, nhưng thực tế diễn ra ở nhà trường thì chưa được như mong muốn. Có thể nói giáo dục STEM mới chỉ thực hiện được tại một số nhà trường phổ thông dưới hình thức thu hút một số học sinh tham gia dự thi đề tài (hay một sản phẩm nào đó), điển hình là kì thi Intel ISEP được tổ chức hàng năm.

Thứ ba: Kiểm tra đánh giá và thi cử cần tương thích với những tư tưởng cơ bản của giáo dục STEM. Tuy nhiên nếp nghĩ “thi gì học nấy” là một trở lực lớn trong việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường phổ thông.

Thứ tư: Hiện nay người ta nói nhiều về “khoa học dữ liệu”, về “trí tuệ nhân tạo”, về “tư duy máy tính”, về “tự động hóa”, về “robot”, về những ngành nghề sẽ mất đi do tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư,…

Nhưng nhân loại đã có nhiều bài học quý do ảo tưởng về sức mạnh của máy tính, của tin học. Mười lăm năm là một khoảng thời gian ngắn, có đủ không để tạo ra những viễn cảnh như vậy? Những vấn đề cấp thiết mà nhân loại đang đối đầu như: chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… chắc không thể giải quyết bằng những viễn cảnh đó!

Tôi cũng tin rằng giáo dục STEM không phải là lập trình và chế tạo robot. Và chương trình giáo dục phổ thông không thể tích hợp triệt để thành khoa học dữ liệu. Giáo dục con trẻ muôn đời vẫn phải xoay quanh hai trục vĩnh cửu: Phát triển nhân cách và giá trị nhân văn cao đẹp của con người với hai nhân vật trung tâm là Thầy và Trò.

Xem Thêm : Xu thế ngành học STEM và lợi thế bài thi ACT