Top 10 # Phương Pháp Dạy Học Từ Hán Việt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Hàn Qua Từ Hán Việt

– Không cần phải tra từ điển vẫn có thể biết nghĩa của từ mới hoàn toàn.

– Nhớ từ vựng rất lâu, sử dụng tự nhiên, chủ động.

– Tự phát triển vốn từ vựng qua từ Hán Việt: 혼: 결혼,이혼, 주혼, 청혼

– Tăng tối thiểu 50% vốn từ vựng hiện nay, ôn tập hoàn chỉnh từ vựng hiện tại.

– Hình thành thói quen sử dụng từ tiếng Hàn tự nhiên và rõ ràng.

– Hiểu và nắm bắt từ tiếng Hàn chính xác nhất khi sử dụng, rút ngắn thời gian học tiếng Hàn xuống đến 50%.

– Tạo nền tảng cơ bản trong việc học tiếng Hàn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi học tiếng Hàn trong tương lai.

– Có thể soạn từ điển Hàn những từ gốc Hán.

– Công viên chức, học sinh, sinh viên muốn làm phiên dịch, HDV du lịch, phiên dịch tiếng Hàn

– Sinh viên đang theo học khoa tiếng Hàn đại các trường đại học.

– Bất cứ ai có nhu cầu học tiếng Hàn để giao tiếp, du học.

GIÁO TRÌNH : Học tiếng Hàn qua âm Hán Việt

THỜI GIAN ĐÀO TẠO : 2 buổi/ 3 tiết/8 tuần

Ca học : Sáng T7 – CN (8h – 11h15)

GIẢNG VIÊN : Giảng viên hàng đầu về tiếng Hàn Quốc tại Việt Nam- Ths. LÊ HUY KHOA

KỸ NĂNG BỔ SUNG : Kỹ năng làm việc tại công ty Hàn Quốc, kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn.

CHỨNG CHỈ : Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa cho học viên.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH

– Vô cùng tiện lợi và hiệu quả sau khi học xong

– Biết chính xác nghĩa của từ tiếng Hàn, phân biệt từ vựng: 패군- 패병, 휴(식,업,강,학)

– Giảm giá học phí cho học viên của Kanata, sinh viên, học sinh

– Phương pháp học dễ hiểu, nhanh và thuận tiện, ai cũng có thể học, không học chữ Hán.

– Học toàn bộ từ có gốc từ Hán Việt trong tiếng Hàn.

Em đã biết tiếng Hàn, nhưng chỉ cảm thấy nó thực sự thú vị khi tham gia lớp Hán Hàn của trường. Lượng từ vựng của em tăng lên một cách đáng kể, hiện nay em có thể đoán nghĩa một số từ vựng mới gặp lần đầu qua các quy tắc đã được học. Em cảm thấy chương trình rất thú vị và bổ ích g , giúp cho việc học tiếng Hàn trở nên dễ dàng.

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Dạy Từ Hán Việt

Những từ như khuyến mãi, khuyến mại, gái mại dâm, gái mãi dâm hay bị sử dụng lầm lẫn . Mại là bán, Mãi là mua khác nhau rõ ràng. Gái bán hoa phải gọi là gái mại dâm chứ không thể là gái mãi dâm được . J Mạn và Mãn : "Mãn" là tràn đầy, "mạn" là chậm. Nói "Mãn tính" (Vd: Viêm xoang là một bệnh mãn tính là không đúng). Cần nói những bệnh phát triển chậm, lâu là bệnh "mạn tính".v.v Giáo viên cũng có thể chỉ cho học sinh lỗi dùng thừa từ mà chúng ta hay gặp như : đường quốc lộ (lộ: đường), cây cổ thụ (thụ: cây), bà quả phụ (phụ: bà), ngày sinh nhật (nhật: ngày)..v.v . Như vậy, chúng ta thấy nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và mỗi người giáo viên phải có nhiệm vụ góp sức nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn sự trong sáng đó. 3. Kể chuyện : Kể chuyện là một phương pháp giảng dạy gắn lí thuyết với thực tiễn. Kể chuyện không chỉ giúp cung cấp kiến thức, mở ra một chân trời mới cho học sinh mà còn giúp tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học. Với bài "Chơi chữ" trong sách Ngữ văn 7 giáo viên có thể vào bài bằng câu chuyện "Đại điểm quần thần". Cụ thể : năm 1934, quận Tâm ( Nguyễn Văn Tâm) được thăng ngạch Đốc phủ sứ. Ngày khai bằng khánh hạ, mấy trăm người đến dự và tặng rất nhiều quà cáp. Bấy giờ ở Long Tiên có ông Nguyễn Thiện Tiên, tục gọi là Hương Nghị Sảnh, nguyên là con trai cụ Nguyễn Minh Triết, người của phong trào Minh Tân. Ông Nghị vốn là người học giỏi và cương nghị, tuy chỉ làm chức vụ nhỏ trong Ban hội hương nhưng cũng bị buộc phải đi dự lễ khai bằng. Ông bèn thuê thợ làm một tấm hoành phi sơn son thếp vàng, chạm khắc bốn chữ "Đại điểm quần thần", hàm ý khen tặng, trong số bầy tôi của mẫu quốc, quan Đốc phủ làm điểm nổi bật nhất, to nhất. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tử Hán - Việt : Đại nghĩa là gì? Điểm nghĩa là gì? Quần thần nghĩa là gì? Từ đó giải thích ý nghĩa câu chuyện. Đại nghĩa là to, lớn. Điểm nghĩa là chấm. Quần thần là bề tôi, miền Nam là bầy tôi(Quận Tâm ở Tây Ninh). Câu chuyện tiếp theo như sau: Ít lâu sau mới có người phát hiện đây chỉ là câu chơi chữ, nói lái: - Đại điểm là chấm to, lái lại là chó Tâm. - Quần thần là bầy tôi, nói lái là bồi Tây. Quận Tâm tức cành hông, nhưng tác giả thì đã cao chạy xa bay. Như vậy, học sinh ngoài hiểu, thích thú với nghệ thuật chơi chữ còn thấy được cái hay của từ Hán - Việt. Còn với bài : "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" trong chương trình Ngữ văn 7 ta có thể kể một câu chuyện làm sáng tỏ truyền thống, tinh thần yêu nước của nhân dân ta như chuyện về vị sứ thần "Bất Nhục Quân Mệnh" Giang Văn Minh. Giang Văn Minh (1582 - 1639) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, người làng Mông Phụ (tên nôm là Kẻ Mía), xã Đường Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Lộc, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội). Ông đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên) rồi thi Đình đỗ Đình nguyên Thám hoa (không có Trạng nguyên, Bảng nhãn) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời Lê Thần Tông. Làm quan đã từng trải qua các chức: Binh khoa đô cấp sự trung (1630), Thái bộc tự khanh (1631). Năm Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hoà năm thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được cử làm chánh sứ cùng với bốn phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh. Lúc này mặc dù nhà Mạc đã chạy đi Cao Bằng nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả Lê và Mạc) và vẫn ngầm mong cho cuộc nội chiến Lê - Mạc kéo dài, nên sau khi sang đến Yên Kinh, sứ bộ ta phải ăn chực nằm chờ ở dịch xá gần một năm trời. Đến khi triều kiến, Minh Tự Tông lấy lý do "Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu chỉ ban sắc thư để tưởng lệ" và - để thị uy - Minh Tự Tông đã ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu đã xanh) Nhắc việc Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong). Không chút do dự, Giang Văn Minh đối ngay: Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) Vế đối vừa chỉnh, vừa nhắc lại việc các triều đình phong kiến phương Bắc trong quá khứ đã ba lần bị quân dân Đại Việt đánh cho đại bại trên sông Bạch Đằng. Đó là: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán (938), Lê Hoàn phá Tống (981) và Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên Mông lần thứ ba - 1288). Trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước, việc làm của Giang Văn Minh quả là ngang với tát vào mặt vua Minh Tự Tông. Bất chấp luật lệ bang giao, Minh Tự Tông đã hèn hạ thét bọn đao phủ trói ông lại, gắn trám đường vào miệng và mắt rồi cho người mổ bụng xem "sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu"! Hôm đó nhằm ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639). Tính ra, ông mới 58 tuổi. Hòng uy hiếp vua, dân Đại Việt, sau đó Minh Tự Tông còn cho ướp xác ông bằng bột thuỷ ngân và cho sứ bộ ta đem thi hài ông về nước. Khởi hành từ tháng Chạp năm Đinh Sửu (1637) đến cuối mùa thu năm Kỷ Mão (1639), phái bộ ta mới đặt chân về đến cửa quan. Như vậy, chuyến đi sứ lần này tính ra kéo dài gần hai năm. Thi hài Giang Văn Minh được quàn tại Đồng Dưa, thuộc xứ Gò Đông, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm (quê ông). Vua Lê Thần Tông đã cho cử hành lễ quốc tang và đích thân viết bài văn tế . Với khí phách của một sứ thần "Đi sứ không để nhục mệnh vua", Giang Văn Minh đã đựơc vua Lê Thần Tông truy tặng chức: Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận công. Rõ ràng câu chuyện không chỉ là dẫn chứng hết sức sinh động cho bài học mà còn là cơ hội cung cấp, phát triển kĩ năng học từ Hán - Việt của học sinh bằng cách hỏi học sinh những từ Hán - Việt có trong câu đối . Khi dạy về văn học địa phương giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu đôi câu đối về Nguyễn Trung Trực : "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khốc quỉ thần" ( Lửa đỏ sông Nhật Tảo vang trời đất Kiếm Kiên Giang tung hoành khiến quỉ thần phải khiếp sợ) Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nghĩa từng chữ, tên địa danh gắn liền với chiến công hiển hách của vị anh hùng dân tộc qua đó không những giáo dục lòng yêu nước mà còn cung cấp kiến thức về từ Hán - Việt, về lịch sử, địa lí cho học sinh. II / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN - VIỆT : Lập sổ tay Hán - Việt : Giáo viên cho học sinh tự lập sổ tay để ghi chép từ Hán - Việt có trong bài học về từ Hán - Việt, có ở phần phụ lục sách giáo khoa Ngữ văn kì hai các lớp, ở phần chú thích sau các văn bản, ở trong các bài thơ Đường luật ( như "Hồi hương ngẫu thư", "Nam quốc sơn hà".........) hoặc giáo viên cung cấp trong bài, hoặc học sinh sưu tầm .... Ví dụ : Yếu tố H-V Nghĩa Từ chứa yếu tố H -V Dĩ 1.Dùng, lấy Dĩ hòa vi quí 2 . Thôi , đã rồi Dĩ nhiên Dị Khác , không bình thường , quái lạ, riêng , đặc biệt Dị bản , kì dị Diêm Muối Diêm sinh, diêm dân Diệm(Diễm) Nhan sắc đẹp đẽ, sáng sủa Kiều diễm Giáo viên sẽ hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra, động viên...... học sinh giúp học sinh có thêm thật nhiều vốn từ. Dạy học qua thành ngữ Hán - Việt : Thành ngữ Hán - Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, thông thường cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Hán, được du nhập vào nước ta và được nhân dân sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay . Trước khi ghi tên bài học mới lên bảng giáo viên ghi một câu thành ngữ ( sau đó có thể là một câu danh ngôn, tục ngữ, câu thơ trong Kinh Thi....) lên góc phải bảng để học sinh có thêm kiến thức về từ Hán - Việt, kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh....Cuối giờ giáo viên cho học sinh tìm hiểu nghĩa của từng thành tố Hán - Việt sau đó tìm hiểu nghĩa của thành ngữ đó. Ví dụ một số thành ngữ : Bạch diện thư sinh : Nghĩa : + Nghĩa đen : học trò mặt trắng + Nghĩa bóng : Người học trò chưa có kinh nghiệm Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử : Nghĩa : + Nghĩa đen : Không vào hang hùm sao bắt được cọp con + Nghĩa bóng : Phải có gan mạo hiểm mới làm được việc khó. Khắc cốt minh tâm : Nghĩa : + Nghĩa đen : chạm vào xương, ghi vào lòng. + Nghĩa bóng : ghi nhớ không bao giờ quên Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ : Nghĩa : Một ngày cũng là thầy, suốt đời mới là cha. Nhất tiếu thiên kim : Nghĩa : + Nghĩa đen: Một cái cười đáng giá nghìn vàng. + Nghĩa bóng : Ca tụng một phụ nữ đẹp. Phu xướng phụ tùy . Nghĩa : + Nghĩa đen: Tùy nghĩa là theo. Chồng nói, làm gì, vợ cũng làm theo. + Nghĩa bóng : Một quan niệm phong kiến cho là người phụ nữ phải luôn luôn phục tùng người chồng.. Như vậy ngoài việc học tìm hiểu từ Hán - Việt học sinh còn hiểu cặn kẽ các thành ngữ đó để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong đời sống. 3. Trò chơi : Chơi mà học - học mà chơi đó là cách học hiệu quả nhất. 3.1.Ván bài lật ngửa : Giáo viên hướng dẫn các em làm bộ bài để chơi. Bộ bài kích thức hình dáng giống như bộ bài Tây chỉ khác hai mặt đều ghi chữ được( Hai mặt màu khác nhau). Một mặt ghi từ Hán - Việt, một mặt ghi nghĩa của từ Hán - Việt đó. Khi hướng dẫn xong giáo viên sẽ giao cho mỗi nhóm một lượng từ khác nhau để các nhóm về nhà thực hiện. Sau khi đã hoàn thành bộ bài giáo viên hướng dẫn cách chơi như sau : Cả lớp sẽ thành nhiều đội chơi, mỗi đội chơi gồm hai người, bộ bài sẽ được chia đều số quân cho cả hai. Quy định cách đánh tùy theo sự thống nhất của cặp chơi. Nếu người đầu tiên đánh mặt từ Hán - Việt thì người kia sẽ phải trả lời nghĩa của nó. Trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì người đánh sẽ đánh tiếp, còn trả lời được thì người trả lời sẽ được quyền đánh. Cứ như thế nếu ai hết bài trước sẽ là người chiến thắng. Trò chơi này học sinh có thể sử dụng đánh trong những thời gian rảnh rỗi ở nhà , ở lớp hoặc tự mình chơi để nhớ nghĩa từ Hán - Việt. 3.3.Nối cột : Giáo viên treo bốn bảng phụ, mỗi bảng gồm hai cột từ Hán - Việt và nghĩa của nó, quy định thời gian rồi cho các đội từng em một chạy nên nối cột đội nào ghi nhiều, đúng sẽ thắng. Ví dụ : Nối các từ HV với nghĩa của nó : Từ Hán - Việt : Nghĩa : Thái bình Ngàn xưa Thiên cổ Rất yên ổn, yên bình. Giang san Núi sông Thiên bẩm Dưới gầm trời (chỉ toàn xã hội; người ta) Thiên hạ Trời cho, trời ban. 4. Cung cấp tài liệu : Giáo viên cung cấp những tài liệu giúp học sinh học tập tốt từ Hán - Việt như cung cấp những bài đọc vần, thơ vần. Ví dụ : "Thiên trời , địa đất , vân mây Vũ mưa, phong gió, nhật ngày, dạ đêm Cân khăn, y áo, thường xiêm Đao dao, phủ búa, liêm liềm, sáp mai Song đôi, nhất một, nhị hai Bát tám, cửu chín, thập mười, vạn muôn Họat bùi, cam ngọt, chỉ ngon Toan chua, khổ đắng, quỷ dòn, tân cay Tâm lòng, diện mặt, thủ tay Tu râu, phát tóc, mi mày, túc chân Lượng lường, xích thước, hoành cân Cao sào, trượng gậy, can cần, tiêu nêu Kê gà, nga ngỗng, đồn heo Ngưu trâu, khuyển chó, miêu mèo, dương dê Mộc cây, thảo cỏ, duân tre Lương khê, mạch bắp, ma mè, giá dâu Trì ao, tỉnh giếng, kiều cầu Lang cau, yên thuốc, phù trầu, hôi vôi Thán than, sài củi, mai mồi Phùng may, hoạ vẽ, hồ bồi, tú thêu Hổ hùm, thố thỏ, chương cheo Lộ cò, ô quạ, diêu diêù, âu le Vi làm, kiến thấy ,văn nghe Tín tin, thành thật, khoa khoe, nhượng nhường Kê trâm, trất lược, kính gương Duy màn, tịch chiếu, sàng giường, phiên phên Tông dòng, tính họ, danh tên Vinh sang, đại cả, kiên bền, cửu lâu Nhân người, tế rể, hôn dâu Phu chồng, thê vợ, thiềp hầu, nhi con Phương vuông, khúc vạy, viên tròn Thành nên, kí dã, do còn, ngọ chưa Thái rau, hàn mắm, thư đưa Du bòng, lại mít, đa dừa, hoa bông Nguyên nguồn, tể gặn, thanh trong Hồ ao, hải biển, hà sông, ngạn bờ Niên năm, nguyệt tháng, thời giờ Tốc mau, trì chậm, giãi chờ ,vọng trông Bất chăng, hữu có, vô không Canh cày, quán tưới, thực hồng, bá gieo Hành đi, tẩu chạy, duyên leo Bả cầm, bạt rút, huyền treo, bão bồng Lân long, phương phượng, long rồng Quy rùa, hạc hạc, tước công, bàng hàng Luận bàn, ẩm uống, thực ăn Gián can, xiểm nịnh, tưởng khen, thệ thề Du chơi, cư ở, quy về Thiện lành, ác dữ, xi chê, tiếu cười Khứ đi, trú ở, thiên giời Kỉ 12 năm, kiếp vận, thế đời, đại thay Cổ xưa, tân mới, kim nay Thanh xanh, khô héo, tiên tươi, tạ tàn " Hay : " Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn, tử con, tôn cháu, lục sáu, tam ba, gia nhà, quốc nước ,tiền trước, hậu sau, ngưu trâu, mã ngựa, cự cựa, nha răng, vô chăng, hữu có, khuyển chó, dương dê, quy về, tẩu chạy, bái lạy, quỳ qùy, khứ đi, lai lại, nữ gái, nam trai, đái đai ,quan mũ, túc dủ, đa nhiều, ái yêu, tăng ghét, thức biết, trí hay, mộc cây, căn rễ, di dễ ,nan khôn, chỉ ngon, cam ngọt, trụ cột, lương rường, sàng giường, tịch chiếu, khiếm thiếu, dư thừa, sứ bừa, cúc quốc, chúc đuốc, đăng đèn, thăng lên, giáng xuống, điền ruộng, trạch nhà, lão già, đồng trẻ, tước sẽ, kê gà, ngã ta, tha khóc, bá bác, di dì ". Học sinh sẽ dễ dàng học thuộc và từ đó đã có vốn từ Hán - Việt tương đối . Lại có nhiều ý kiến cho rằng phải dạy trong trường Phổ thông (PTCS, PTTH) cách viết 214 bộ thủ ta cũng có thể cung cấp từ Hán- Việt( ví dụ mộc, thủy..), nghĩa (cây, nước) của 214 bộ này để học sinh học trước khi việc dạy này được Bộ Giáo dục triển khai (các nước như Nhật, Hàn Quốc, Singgapo đã làm) : DIỄN CA BỘ THỦ "MỘC (木) - cây, THỦY (水) - nước, KIM (金) - vàng HỎA (火) - lửa, THỔ (土) - đất, NGUYỆT (月)- trăng, NHẬT (日) - trời XUYÊN (川) - sông, SƠN (山) - núi, PHỤ (阜) - đồi TỬ (子) - con, PHỤ (父) - bố, NHÂN (人) - người, SỸ (士) - quan MIÊN (宀) - mái nhà, HÁN (厂) - sườn non NGHIỄM (广) - hiên, HỘ (戶) - cửa, cổng - MÔN (門), LÝ (里) - làng CỐC (谷)- thung lũng, HUYỆT (穴)- cái hang TỊCH (夕) - khuya, THẦN (辰) - sớm (4), Dê - DƯƠNG (羊), HỔ(虍) - hùm NGÕA (瓦) - ngói đất, PHẪU (缶) - sành nung Ruộng - ĐIỀN (田), thôn - ẤP 邑 (5), què - UÔNG (尢), LÃO(老) - già DẪN 廴- đi gần, SƯỚC 辶 - đi xa BAO 勹 - ôm, TỶ 比 - sánh, CỦNG 廾 - là chắp tay ĐIỂU 鳥 - chim, TRẢO 爪 - vuốt, PHI 飛 - bay TÚC 足 - chân, DIỆN 面 - mặt, THỦ 手 - tay, HIỆT 頁 - đầu TIÊU 髟 là tóc, NHI 而là râu NHA 牙 - nanh, KHUYỂN 犬 - chó, NGƯU 牛- trâu, GIÁC 角 - sừng DỰC 弋 - cọc trâu, KỶ 己 - dây thừng QUA 瓜 - dưa, CỬU 韭 - hẹ, MA 麻 - vừng, TRÚC竹 - tre HÀNH 行 - đi, TẨU 走 - chạy, XA 車 - xe MAO 毛 - lông, NHỤC 肉 - thịt, Da 皮 - Bì, CỐT 骨 - xương... ( Xin được không dẫn hết) III / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Những giải pháp được trình bày ở trên, tôi đã áp dụng từ những năm đầu công tác trong ngành giáo dục. Cuối năm học 2011-2012 kiểm tra thử hai lớp 8/3, 9/3 đã đạt được những kết quả rất khả quan : Điểm Lớp Điểm 8-10 Điểm 5 - 7 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % Lớp 8 (7 HS) 3 42,84 3 42,84 1 14,32 Lớp 9 (6 HS) 3 50 3 50 0 0 D / KẾT LUẬN : 1 . Tóm lược giải pháp : Như vậy, muốn học sinh học tốt từ Hán - Việt thì công việc đầu tiên giáo viên cần tạo hứng thú, truyền cảm hứng cho học sinh bằng nhiều cách như tìm hiểu ý nghĩa những cái tên, đi tìm vẻ đẹp của từ Hán - Việt.... Công việc thứ hai là phải có phương pháp dạy từ Hán - Việt sao cho phù hợp như cho học sinh lập sổ tay Hán - Việt, dạy thành ngữ Hán - Việt, sử dụng trò chơi trong dạy học hoặc cung cấp tài liệu bổ ích, dễ học, dễ thuộc cho học sinh.... 2 . Phạm vi áp dụng : Qua tìm hiểu các trường trong huyện và tỉnh, tôi thấy đề tài này có thể áp dụng cho toàn huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang. 3.Kiến nghị : Từ những vấn đề đã trình bày , tôi xin kiến nghị lên các cấp trường, phòng và sở giáo dục hãy quan tâm hơn nữa đối với việc dạy và học từ Hán - Việt ít nhất cũng phải đề nghị các giáo viên dạy hoặc cho học sinh cấp PTCS học thuộc nghĩa của 220 từ ở cuối sách giáo khoa ngữ văn kì 2 các lớp 6,7,8,9 . Do trình độ chuyên môn còn hạn chế, do kinh nghiệm công tác còn ít, do là lần đầu viết sáng kiến kinh nghiệm ... nên kinh nghiệm, giải pháp của tôi còn rất nhiều sai sót. Kính mong thầy cô các cấp chỉ bảo, giúp đỡ để kinh nghiệm, giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn, bản thân tôi được lĩnh hội những đóng góp, sửa chữa của các thầy cô để nâng cao trình độ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trồng người. Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô các cấp đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành kinh nghiệm, giải pháp này. Xin chân thành cảm ơn! Bãi Thơm ngày 14/4/2012 Người viết : TỐNG HOÀNG LINH . E / TÀI LIỆU THAM KHẢO : Sách : Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn , Từ điển tiếng Việt , NXB Văn hóa Sài Gòn, 2005 Thiều Chửu, Từ điển Hán - Việt , NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Trần Mai Nhân , Tiếng Việt thực hành, Trường ĐH Văn Hiến Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG HCM, 2002. Nguyễn Tri Tài - Giáo trình tiếng Hán cơ sở tập 1, NXB ĐHQG HCM, 2002. Phan Ngọc Hiền, Giáo trình Hán - Nôm, Trường Đại học Văn Hiến Đặng Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB GDVN, 2009 Thơ ca Hồ Chủ tịch, NXB GD Giải Phóng, 1974. Phan Huy Đông, Đố tục, đố thanh, NXB Văn hóa dân tộc, 2002. Lê Xuân Thại, Từ Hán - Việt và việc giảng dạy từ Hán - Việt, NXB GD, 2005 Đinh trọng Lạc, Phương tiện và biện pháp tu từ từ vưng, NXB GD, 2008 Nguyễn Ngọc San, Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, NXB ĐHSP, 2003. v.v.. Tài liệu : Đinh Hà Triều, Nâng cao khả năng học từ Hán - Việt Nguyễn Xuân Tư, Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Trần Thị Thanh, Vài suy nghĩ về vấn đề trang bị từ Hán-Việt HS, SV Lê Kế Hòa, Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán - Việt. Trường PTCS Bãi Thơm, Tài liệu bồi dưỡng về từ Hán - Việt năm 2009 Chử Anh Đào, Sử dụng từ Hán- Việt hiện nay. PGS.TS Đoàn Lê Giang, Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường. Nguyễn Văn Duận, Dạy chữ Hán để biết và hiểu. Nguyễn Đức Hùng, Đề xuất giải pháp đưa chữ Hán Nôm vào giảng dạy ở trường học. Lâm Uyên, Học sinh cần được học chữ Hán . I.S. Lisevich , Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa. 12 . Hồ Thúy An - Giải mã một câu tục ngữ . v.v.. F / MỤC LỤC : Trang A / PHẦN MỞ ĐẦU: 1 I. Cơ sở lý luận : 1 II. Cơ sở thực tiễn : 1 III . Phạm vi đề tài : 3 B / THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : 3 I.Thực trạng, tình hình : 3 II.Những hạn chế, khó khăn : 3 C . GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ 4 I/ TẠO HỨNG THÚ, TRUYỀN CẢM HỨNG TRONG VIỆC DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT : 4 1. Ý nghĩa từ những cái tên : 4 2. Đi tìm vẻ đẹp của từ Hán - Việt : 5 2.1.Vẻ đẹp từ lối chiết tự, câu đố từ Hán - Việt : 5 2.2.Cách sử dụng, lựa chọn từ : 8 3. Kể chuyện : 11 II / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ HÁN - VIỆT : 13 1. Lập sổ tay Hán - Việt : 13 2. Dạy học qua thành ngữ Hán - Việt : 14 3. Trò chơi : 15 3.1.Ván bài lật ngửa 15 3.3.Nối cột 15 4. Cung cấp tài liệu : 16 III / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 20 1 . Tóm lược giải pháp : 20 2 . Phạm vi áp dụng : 20 3 . Kiến nghị : 20 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRƯỜNG: NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP PHÒNG:

Phương Pháp Dạy Trẻ Học Chữ Cái Tiếng Việt Nhanh Nhất Từ Nhỏ

Khi bé sơ sinh bắt đầu nhận biết mọi người thân quen, biết mọi vật xung quanh, cũng là lúc mẹ nên để cho bé nhìn thấy mặt chữ.

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể bế bé để bé quan sát “thế giới chữ”: cho bé nhìn thấy các chữ có màu sặc sỡ, nhìn người lớn đọc báo, đọc sách.

Việc cho bé làm quen sớm với chữ ngay từ khi có thể giúp bé hình thành sự nhạy cảm học chữ, đọc sách. Từ đó, bố mẹ có thể khích lệ bé để bé thích học chữ, giống như bé thích xem đồ vật mới, thậm chí có thể yêu sách hơn đồ chơi, bánh kẹo. Sau này, bất cứ ở đâu, bé cũng chủ động tìm sách, đọc sách và học chữ.

Học chữ qua cuộc sống

Từ khi sinh ra tới lúc 2 tuổi, bé chỉ nhớ mặt chữ một cách máy móc mà hoàn toàn không hiểu ý nghĩa biểu đạt cuả chữ. Vì vậy, bố mẹ nên dạy bé học chữ gắn liền với cuộc sống hàng ngày.

Cách để bé học nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất là học nói trong cuộc sống, qua những tình huống cụ thể.

Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi.

Mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé. Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao, xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.

Điều này cũng đơn giản như bé bình thường học nói. Đến khoảng 2, 3 tuổi là bé đã có thể nói được.

Vừa học, vừa chơi, vừa cười

Bố mẹ dạy bé chữ qua các trò chơi, có dụng ý. Nhưng đối với bé là dạy một cách vô thức. Học mà chơi, chơi mà học. Không nên định ra chỉ tiêu, mức độ mà hãy tạo cho bé sự vui vẻ, hoạt bát trong việc học.

Mỗi lần, bố mẹ có thể chỉ cần dạy cho bé trong vài phút, thậm chí là vài giây. Nên kết thúc “việc học” trước khi bé thấy chán. Làm như vậy, bé mới giữ được hứng thú học lâu dài, sẽ chủ động yêu cầu bố mẹ dạy chữ, không cần người lớn ép học đó mới là phương pháp giáo dục sớm

Người lớn trong gia đình thường xuyên đọc chữ, đọc sách trước mặt bé để kích thích sự tò mò của bé. Bố mẹ cũng luôn nhớ động viên, khích lệ bé, dù bé có học được nhiều hay không. Không nên so sánh giữa bé này và bé khác trong cùng gia đình. Nên để bé được tự do học hỏi, tìm hiểu, thậm chí là nghịch các đồ vật, sách vở của bố mẹ.

Mục đích giảng dạy quan trọng nhất của bố mẹ là xây dựng sự hứng thú và lòng ham học hỏi của bé. Không nên áp đặt bé học hay nóng lòng muốn bé phải biết chữ ngay. Bởi “quá nóng vội sẽ hỏng việc”.

Điều quan trọng nhất, bố mẹ hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học…

Những bé hiếu động, bộp chộp, đứng ngồi không yên, cười đùa gây rối, ném sách ném vở, không kiên trì… thì việc học cũng khó thành công.

Nhưng bố mẹ phải tạo cho thói quen học của bé có sự sinh động thú vị, đồng thời phải nghiêm túc.

8 trò chơi mẹ có thể dạy bé học chữ từ sớm

Tìm cặp đôi phù hợp

Bạn chọn 3 chữ cái bất kỳ, mỗi chữ viết lên một mặt của 6 tấm bìa cứng. Sau đó, bạn úp 6 tấm bìa xuống và đố bé lật lần lượt 2 tấm bìa sao tìm được một cặp hai chữ cái giống nhau. Khi bé tìm được một cặp, đặt hai tấm bìa đó sang một bên. Nếu bé không tìm được, bạn lần lượt mở các tấm bìa lên và chỉ cho bé những chữ cái giống nhau.

Khi bé dần thành thục trò chơi này, có thể tăng số thẻ lên 10, với 5 chữ cái.

Chữ cái trên giấy dán tường

Có thể tự tạo và cắt chữ cái từ tấm bìa (hay giấy màu) sau đó dán chúng lên giấy dán tường ở chỗ bé hay vui chơi. Hoặc bạn có thể dán từng chữ cái vào tờ lịch tường. Để bé tự giở tờ lịch và khi dừng lại ở chữ cái yêu thích, bạn sẽ giúp bé gọi tên chữ cái đó. Nên nhấn mạnh chữ cái đó khi nó trùng với chữ cái đầu tiên của một đồ vật quen thuộc với bé trong nhà hay trong sách ảnh.

Bé lớn hơn có thể biết kết hợp các chữ cái thành một từ có nghĩa. Bạn có thể mua hoặc tự tạo bảng chữ cái. Sau đó, hướng dẫn bé ghép chữ cái thành tên của bé, tên loại quả, tên bố mẹ, ông bà… Lặp lại hoạt động này nhiều lần ngay cả khi bé đã đi mẫu giáo.

Quăng hộp bìa

Với hộp bìa có mặt hình vuông hay hình chữ nhật, bạn viết từng chữ cái lên giấy trắng rồi dùng băng dính dính vào 4 mặt của hộp. Sau đó, bạn quăng hộp trên sàn nhà và dạy bé tìm xem mặt nào là mặt ngửa, mặt ngửa đó tương ứng với chữ cái nào…

Sách chữ cái và chữ cái bằng nhựa

Mua (hoặc tự tạo) một quyển sách với từng chữ cái ở mỗi trang sách. Mua thêm một bộ chữ cái bằng nhựa. Trải bộ chữ cái bằng nhựa xuống sàn và để bé chọn một trang sách bất kỳ. Bé dừng ở đâu, bạn sẽ đọc chữ cái ấy và khuyến khích bé tìm chữ cái nhựa khớp với chữ cái có trong sách.

Viết với phấn

Hai mẹ con dùng phấn viết chữ lên vỉa hè hay sân gạch trong những vòng tròn to. Gọi tên một chữ cái và cho bé nhảy vào bên trong vòng.

Mẹ hát, bé tìm chữ cái

Hai mẹ con ngồi trên sàn nhà với bộ chữ cái nhựa trước mặt. Bạn ngân nga “A, B, C” hoặc bất kỳ chữ nào theo giai điệu tự chế. Sau đó hướng dẫn bé tìm chữ cái vừa được mẹ hát.

Thư trong đất nặn

Chinh Phục Chữ Hán: Phương Pháp Học Hán Tự N3 Ẵm Điểm Tuyệt Đối

Sự kiện “Chinh phục chữ Hán” – Sự kiện ra mắt sách đầu tiên do Riki Nihongo trực tiếp biên soạn và xuất bản đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ yêu thích tiếng Nhật và mong muốn tìm kiếm cho mình một phương pháp học Hán tự hiệu quả.

Sự kiện diễn ra với hai phần chính đó là giới thiệu về cuốn sách đầu tay được ấp ủ trong suốt một năm bởi Nhuận sensei và Shin sensei về Hán tự N3 và phần thứ hai là gặp gỡ, giao lưu cùng khách mới về phương pháp học Hán tự sao cho hiệu quả.

Cuốn sách “Chinh phục chữ Hán N3” được xây dựng dựa trên lộ trình luyện thi JLPT chuẩn dành cho phần từ vựng + Hán tự trong cấu trúc đề thi.

Theo đó, cuốn sách gồm 375 chữ Hán tự của N3, được chia theo lộ trình học hàng ngày cực kỳ khoa học. Phần lộ trình này có thể thấy ngay khi bạn vừa mở quyển sách ra.

Lộ trình học của cuốn sách được chia thành 35 ngày, mỗi ngày 10 chữ Hán. Bài học sẽ bao gồm các chữ Hán được sắp xếp theo bộ, các chữ Hán giống nhau cùng ví dụ minh họa và phân tích cấu tạo thành phần của chữ.

Sự kiện thu hút hơn 30 bạn trẻ có niềm yêu thích Hán tự. Không chỉ là một sự kiện ra mắt sách mà khi tham gia sự kiện các bạn còn được trực tiếp giao lưu cùng tác giả của cuốn sách, chia sẻ những bí quyết học hay giúp bạn ẵm trọn điểm thi JLPT.

Đồng thời, các bạn còn được thử sức với các game đồng đội vô cùng thú vị và đội chiến thắng sẽ nhận được một phần quà hấp dẫn từ ban tổ chức.

Buổi giao lưu trong sự kiện có sự góp mặt của MOn sensei, cô Nguyễn Song Lan Anh là phó trưởng khoa tiếng Nhật tại trường đại học Hà Nội.

Khép lại chương trình, đã có rất nhiều bạn hứng thú với cuốn sách và không thể chờ đợi lâu, các bạn đã đăng ký đặt sách trước để có thể sử hữu cuốn sách luyện thi JLPT cấp tốc này.