Top 9 # Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Mầm Non Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Mầm Non

Thế giới đang hướng đến làm cách nào để xây dựng hệ thống giáo dục trực tuyến, bên cạnh đó thì các phương pháp giáo dục trẻ mầm non cũng rất được quan tâm. Montessori, Steam, Reggio Emilia, Steiner, Forest School… là những phương pháp nổi tiếng hiện nay. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể chọn được một trường mầm non phù hợp với con bạn?

Kính mời các bậc phụ huynh cùng EPRO tìm hiểu về những triết lý và thông tin của 8 chương trình/phương pháp giáo dục mầm non. 1. Phương pháp giáo dục Montessori

Chương trình này được coi là chương trình toàn diện và đã làm “mưa bão” ở thị trường giáo dục Việt Nam nhiều năm. Chương trình được phát triển bởi bác sĩ và nhà giáo dục Maria Montessori, tập trung vào tiếp cận phát triển để học tập. Tất cả các giáo viên phải có bằng đại học hoặc sau đại học về mầm non cũng như chứng chỉ Montessori.

Cách tiếp cận của Montessori tập trung vào bản chất, sự sáng tạo, thực hành với hướng dẫn nhẹ nhàng của giáo viên. Mục tiêu là phát triển các giác quan, nhân cách, kỹ năng sống thực tế của trẻ và khả năng học tập.

Tiến sĩ Hilary Levey Friedman, chuyên gia về làm cha mẹ nói “Nếu con bạn quen với một lịch sinh hoạt và học tập nghiêm khắc, có thể nó sẽ không phù hợp với bạn”. 2. Phương pháp giáo dục Steiner

Hiện nay, phương pháp dạy Steiner đã được áp dụng tại một số trường mầm non tại chúng tôi và Hà Nội. Phương pháp dạy trên nền giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản ở trẻ là suy nghĩ, xúc cảm và ý chí. Phương pháp giáo dục này hướng trẻ đến cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, tránh xa những tác động xấu của thế giới công nghệ, cho trẻ phát huy trí tưởng tượng và tư duy của riêng mình.

Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá phong phú các môn học khác nhau, từ thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… và từ đó tìm ra thế mạnh, niềm đam mê của chính mình là yếu tố cốt lõi trong phương pháp dạy. Nền giáo dục Steiner xây dựng những ngôi trường với những giáo viên hoàn toàn không phán xét, không so sánh, không thi đua từ bậc mầm non đến hết phổ thông. 3. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Các trường Reggio Emilia được thành lập ở Ý từ những năm 1940, và ngày nay nhiều trường ở Việt Nam đang chấp nhận và áp dụng triết lý này.

Cách tiếp cận của Reggio khuyến khích việc khám phá và tập trung vào tầm quan trọng của cộng đồng và sự tự thể hiện. Học sinh được gợi mở và tự dẫn dắt, học qua nghệ thuật, dự án và các hoạt động phản ánh ý tưởng, sở thích của con.

Không có chương trình học chính quy của Reggio hay các chứng chỉ vì Reggio không phải là một phương pháp mà là một lý thuyết và thực tiễn giáo dục. 4. Phương pháp giáo dục HighScope

Chương trình giảng dạy HighScope sử dụng phương pháp được thiết kế cẩn thận và tập trung vào sự tham gia tích cực khi học tập của trẻ. Trẻ học tập tích cực bằng cách thực hành những kinh nghiệm với môi trường xung quanh, và được hỗ trợ thông qua những thói quen nhất quán hàng ngày.

HighScope có sự nghiêng về học thuật với những trải nghiệm được lên kế hoạch trong các môn cơ bản như toán học, đọc và khoa học. 5. Phương pháp giáo dục Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman là chương trình học mà bố mẹ chính là người thầy sẽ dìu dắt và đi theo các con trong quá trình học này. Glenn Doman giúp sẽ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đó đều là những kiến thức cần thiết, những hành trang quan trọng cho trẻ trong suốt chặng đường phía trước. Thầy cô có thể tham khảo và áp dụng phương pháp này biến trường học thành nhà của chính bé giúp bé càng thoải mái hơn cho việc học tập.

Phương pháp Glenn Doman dựa trên một số nguyên tắc mà trong đó nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”. Vì vậy, điều mấu chốt tạo nên sự thành công của phương pháp này chính là sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô. 6. Phương pháp giáo dục Shichida

Ra đời từ những năm 1960 tại Nhật, Shichida cũng đang được nhiều phụ huynh Việt khá tò mò. Shichida có phương pháp tiếp cận ở 4 khía cạnh: phát triển trí não, giáo dục tinh thần, giáo dục thể chất và giáo dục dinh dưỡng. Trong đó, Shichida tập trung đặc biệt tới sự phát triển trí não, với việc giúp trẻ cân bằng giữa 2 bán cầu não, giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt và đam mê học hỏi. Đồng thời giúp bé tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức bên ngoài một cách hiệu quả. 7. Phương pháp giáo dục STEAM

STEAM khởi đầu ở Hoa Kỳ và tạo nên cuộc cách mạng cho nền giáo dục quốc tế. STEAM cấu thành từ thuật ngữ STEM (viết tắt của Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, và Mathematics – Toán học) & Art (Nghệ thuật).

Trên nền tảng STEM ban đầu, học sinh tập trung vào các môn tự nhiên. Tuy nhiên, tầm quan trọng của Nghệ thuật được đánh giá cao trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, đó cũng chính là lý do tại sao phương pháp giáo dục STEAM ra đời. 8. Phương pháp giáo dục Forest School

Ngôi sao mới nổi “forest school” cũng đã bắt đầu nhen nhóm ở Việt Nam tuy chưa hoàn toàn đúng 100%.

Những mô hình lớp học ngoài trời đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở khu vực Scandinavia (Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển) vào những năm 1950. Những lợi ích của một chương trình giảng dạy ngoài trời đã sớm trở nên rõ ràng, và nhanh chóng lan rộng ra những quốc gia phát triển khác, đặc biệt là ở Anh. Năm 2008, trường học mô hình”forest school” đầu tiên mới được mở ở thành phố Ottawa, Canada và được lan rộng mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ kể từ đó.

Không có nguyên mẫu cho những chương trình hay buổi học trong rừng. Tuy nhiên, tất cả các chương trình đều hướng tới việc tham gia vào tự nhiên một cách thường xuyên, dài hạn. Trẻ em sử dụng các vật liệu tự nhiên để học và có những trải nghiệm sáng tạo, mở rộng kiến thức cũng như “bài tập” thay đổi tùy theo cảnh quan.

Trẻ mầm non được cầm dao chơi? Đốt lửa, lội bùn, leo cây, ngồi ăn giữa rừng? Đó chính là mẫu giáo… kiểu Bắc Âu.

Vì sao một trong những hệ thống giảng dạy thông minh và tiên tiến nhất vẫn lựa chọn một phương thức giáo dục dường như “đi ngược” lại những chuyển mình to lớn trong giáo dục thế giới? Vì sao những ông bố bà mẹ ở Bắc Âu, khi đối mặt với cuộc sống hiện đại, cuối cùng lại muốn gửi con về với thiên nhiên?

Có 2 thứ lớn nhất trẻ có được nhờ những hoạt động và lớp học ngoài trời đó là: bright minds (trí tuệ minh mẫn) và strong bodies (cơ thể khỏe mạnh).

Thông qua những trò chơi, trẻ có thể tham gia vào những hoạt cảnh khác nhau, phát triển các kỹ năng xã hội, thu thập những kiến thức mới và khám phá cuộc sống. Với thiên nhiên chính là “sân chơi” chính, trẻ sẽ nhận ra rằng có những điều con không thể thay đổi – như là tiếng gió rít, tiếng chim hót, sự ấm áp của mặt trời, những hạt mưa rơi xuống, những cánh hoa tàn, những con đường trơn trượt… tất cả mọi thứ ở đó và cho phép con có thể cảm nhận hay quan sát. Trẻ thực sự cần được khám phá, tưởng tượng, lê đầu gối xuống đất hay là leo lên một cành cây cao.

Phương Pháp Giáo Dục Mầm Non

1. Phương pháp giáo dục nhà trẻ

1.1. Phương pháp giáo dục tình cảm:

Cô giáo dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve, gần gũi cùng với những điệu bộ , nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc gần gũi, tin tưởng, thân thiện, thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và mọi người xung quanh.

Cô đang âu yếm trò chuyện với trẻ

1.2. Phương pháp dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyên, giải thích)

Các cháu tập trung nghe cô kể chuyện

Là phương pháp dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạng giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn chia sẽ những cảm xúc với người khác bằng lời nói hành dộng cụ thể. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc hơn, trôi chảy hơn.

Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh) hành động làm mẫu với lời nói và cử chỉ, cho trẻ quan sát nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan trong cơ thể của bé.

1.4. Phương pháp thực hành:

Hành động, thao tác với đồ vật đồ chơi, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng cô quan sát, thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, mở đóng, chồng lên và phân loại vật dụng với nhau.

Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động , mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh đồng thời phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

Các cháu đang chơi trò đóng kịch trong hoạt động học

1.6 Luyện tập:

cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , động tác, những cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung yêu cầu giáo dục và sự hứng thú của trẻ.

Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, những lời nói, hành vi tốt của trẻ. Ở lứa tuổi trẻ nhỏ khen, nêu gương, khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, đồng thời phải hướng dẫn, chỉ những điều chưa tốt cho trẻ hiểu và tiếp thu, phải thực hiện nhẹ nhàng tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, nói những lời thô tục như vậy trẻ sẽ học theo những điều xấu.

2. Phương pháp giáo dục mẫu giáo

Tương tự các phương pháp giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ, phương pháp giáo dục mẫu giáo yêu cầu nâng cao hơn

2.1 Phương pháp thực hành

Phương pháp thao tác với đồ vật, đồ chơi là cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy.

Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

2.2 Phương pháp nêu tình huống:

Là phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề đặt ra.

2.3 Phương pháp luyện tập:

Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

Các cháu đang luyện tập bộ môn Toán

2.4 Phương pháp trực quan minh họa:

Sử dụng các phương tiện trực quan, thực hiện các hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn… Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn để truyền đạt thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

+ nêu gương: sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng nơi và biểu dương khuyến khích trẻ là chính.

+ đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn của bạn bè trước những hành vi, cử chỉ của trẻ từ đó đưa ra nhận xét đánh giá tùy theo từng tình huống cụ thể.

Phương Pháp Giáo Dục Sớm Montessori Cho Trẻ Mầm Non

Phương pháp Montessori là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori.

Phương pháp giáo dục này được xây dựng theo phương châm “tập trung coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn.” Dựa theo tiến trình giáo dục đặc biệt là học qua cảm giác. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 5000 trường ở Mỹ, Canada, Ấn Độ,… áp dụng thành công phương pháp này.

Những năm trở lại đây phương pháp Montessori cũng trở nên khá rầm rộ ở Việt Nam và được nhiều trường mầm non quan tâm tìm hiểu áp dụng. Nhiều trường sử dụng ứng dụng KidsOnline cũng đã áp dụng thành công phương pháp này và thu được những hiệu quả giảng dạy vượt ngoài mong đợi. Nhiều đối tác khác của KidsOnline đang nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại với phương pháp giáo dục sớm hiệu quả này.

Nguồn gốc phương pháp Montessori

Phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ mầm non được đặt tên theo tên của nhà giáo dục học người Ý- Tiến sĩ Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952).

Bà là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực: Triết học, nhân văn học, giáo dục học, đặc biệt còn được biết đến với vai trò là nữ bác sĩ đầu tiên tại Ý. Bà là người trực tiếp xây dựng và phát triển phương pháp Montessori này, là người có ảnh hướng lớn nhất trong ngành giáo dục trẻ mầm non.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non này lấy khả năng tự học của trẻ làm nền tảng cơ sở, khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ, không áp đặt trẻ bất kỳ hành động gì, chỉ quan sát và gợi ý cho trẻ tự phát triển. Khác biệt hoàn toàn với phương pháp dạy trẻ truyền thống, các bậc phụ huynh thường áp đặt, định hướng quá nhiều khiến trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có. Do vậy, chúng ta cần tạo một môi trường thực tế phù hợp để trẻ tự trải nghiệm và khám phá những điều thú vị vốn có của bản thân, từ đó phát huy tối đa khả năng tự học của mình.

Lấy từng cá nhân trẻ làm trọng tâm

Tôn trọng đặc điểm, tích cách riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện tối đa cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình.

Khuyến khích, động viên trẻ chủ động hòa nhập với môi trường xung quanh.

Để áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ mầm non, chúng ta cần:

– Môi trường phục vụ các nhu cầu cụ thể của từng giai đoạn phát triển của trẻ

– Một người trưởng thành hiểu được sự phát triển của trẻ và hoạt động như một hướng dẫn để giúp trẻ em tìm ra con đường tự nhiên của chính mình

– Tự do cho trẻ em tham gia vào sự phát triển của chính mình theo đúng thời điểm phát triển cụ thể của chúng

– Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các dụng cụ học tập thiết thực nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.

– Trẻ biết cách tự hợp tác và thỏa hiệp

– Trẻ phát triển toàn diện về: Thính giác, thị giác, vận động từ các dụng cụ học tập thiết kế riêng biệt theo phương pháp giáo dục Montessori. Trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế nhất.

– Trẻ hiểu biết tất cả các khía cạnh của môi trường học tập và văn hóa của mình trên góc độ riêng của bản thân

– Trẻ tự có mục tiêu để hướng tới và hoàn toàn có thể phát triển các kỹ năng tự đánh giá sự tiến bộ và khả năng của mình.

– Phương pháp này có cơ sở để đánh giá tiến độ phát triển của từng giai đoạn của trẻ

Trước khi vào nội dung chính của phương pháp, bạn cần tham khảo và chuẩn bị : Một số giáo cụ cần thiết khi áp dụng phương pháp Montessoriđể đảm bảo việc dạy trẻ diễn ra theo đúng quy trình.

NỘI DUNG CHÍNH PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

– Thực hành cuộc sống:

Thông qua các giáo cụ mầm non chuyên dụng, chúng ta sẽ cho trẻ tự học cách chăm sóc và tự phát triển.

Cụ thể:

Trước tiên cho trẻ học cách đổ nước và lau những giọt nước bị rớt hay tràn ra ngoài. Khi đã thành công xong hoạt động đó, chúng ta sẽ cho bé thực hành nhưng hoạt động phức tạp hơn như: rửa tay, lau đãi, lau giày…

Mỗi bài tập đều tận dụng sự phối kết hợp hoàn hảo giữa bàn tay, ngón tay và cả cánh tay.

Những hoạt động này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc một cách hiệu quả nhất, sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.

– Giác quan:

Giác quan hay cảm giác sẽ giúp trẻ tự khám phá thế giới quan một cách tự chủ.

Bố mẹ có thể sử dụng các đồ chơi ghép hình, để bé có thể ghép những ô màu giống nhau thành một hình khối nhất định.

Với phương pháp này, trẻ cũng sẽ được giới thiệu các âm của chữ cái qua những con chữ trên giấy, chúng sẽ học rượt theo những chữ cái đó và học phát âm của chữ cái, sau đó, ghép các âm lại với nhau để tạo ra các từ, hãy cho bé chơi với các bảng chữ cái bằng nhựa có thể tháo rời và chuyển chỗ được.

Hãy cho trẻ sử dụng giấy, bút nhớ, bút chì màu, phấn… để thường xuyên viết chữ và vẽ tự do về những gì chúng thích.

– Toán học:

Trước tiên, cho bé nhận diện các các con số từ 1 đến 9. Bố mẹ có thể sử dụng những quả bóng đồ chơi nhỏ được dán những con số bên trên cho trẻ chơi và đếm, dễ dàng ghi nhớ số hơn.

Khi đã hoàn thành kỹ năng đếm đồ vật, chúng ta cho bé làm quen với các phép tính cộng (+) và trừ (-). Sau đó chúng sẽ được dạy về nhân (x) và chia (:).

Tuy nhiên, phải phụ thuộc vào sự hứng thú và khả năng của trẻ. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời. Do đó, trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.

– Địa lý:

Giới thiệu cho trẻ quả địa cầu, những phần đất phủ bằng giấy màu nâu và những phần nước sơn màu xanh có bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng rõ ràng hơn về các phần lục địa.

Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng của từng lục địa.

Tiếp đến chúng ta cho trẻ học trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt để kiểm tra độ ghi nhớ.

Sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ có cảm giác cơ thể giúp cho sự hình dung thế giới của chúng và nơi chúng đang sống.

– Lịch sử:

Đối với môn học này, chúng ta cần giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với các dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút và tăng dần đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho chính mình với các hình ảnh.

– Nghệ thuật:

Trẻ cần có những kỹ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, bút vẽ màu, đất nặn, giấy xé dán và các loại vật liệu khác. Người chỉ dẫn cần giàu kinh nghiệm trong việc “khơi dậy” hứng thú thực hiện hoạt động của trẻ khiến cho trẻ không phụ thuộc vào những lời khen.

– Âm nhạc:

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chúng xuất hiện trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo phương pháp giáo dục Montessori. Âm nhạc hiện hữu trong các hình thức khác nhau: Giai điệu nhạc bài hát, nhạc cụ, nhảy hoặc đóng kịch…

5 NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TẠI NHÀ CHO TRẺ

Bố mẹ nên sử dụng cách diễn đặt đơn giản nhất tránh cách diễn đạt phức tạp. Ví dụ: Khi muốn con học về quả trứng, hãy nói “trứng”, không nên dùng câu dài như “quả trứng gà màu vàng”.

Nguyên tắc số 2: Bình tĩnh và kiên nhẫn

Nguyên tắc này rất nhiều bậc phụ huynh khó thực hiện được bởi tâm lý bố mẹ nào cũng muốn con nghe lời và làm theo những gì mà mình chỉ dạy. Ví dụ: Khi muốn bé làm một việc gì đó: “Mẹ muốn nhờ con làm hộ mẹ việc … này được không?”, thì đừng nóng vội, hãy kiên nhẫn chờ đợi bé.

Nguyên tắc số 3: Không có phần thưởng hay trừng phạt

Bố mẹ cần chú trọng đến việc dạy con tự chịu trách nhiệm, bởi việc đó sẽ khiến con cảm thấy áp lực. Ví dụ: Nếu bé làm bẩn tường hoặc sàn nhà hãy để bé tự dọn.

Khi bé đang tập trung chơi với một món đồ nào đó, không nên xen ngang bé, bé cần sự tập trung để tìm ra nhiều cách chơi của riêng mình, cũng như giải quyết vấn đề gặp phải trong lúc chơi.

Nếu chỉ nói mà không thực hành sẽ khiến trẻ quên ngay, do đó, chúng ta cần tạo cho bé một không gian và thời gian để tự mình trải nghiệm, khám phá.

Theo đó, nếu bạn muốn bé phát triển những đức tính tốt thì hãy làm gương cho bé học theo.

Phương pháp giáo dục Montessori rất coi trọng sự tự lập của bé trong bất kỳ hoạt động nào

Chú ý: Trước khi áp dụng phương pháp này trong việc dạy trẻ thì cần thiết phải đảm bảo trẻ có đủ kiến thức nền tảng cần thiết để áp dụng phương pháp montessori đem lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển toàn diện của bé.

-CHIA SẺ TÀI LIỆU MONTESSORI-

Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Mầm Non Của Nhật Bản

Động đất, núi lửa, sóng thần xảy ra hường xuyên, không giàu có tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản nhưng đất nước Nhật Bản vẫn luôn là đại diện cho một đất nước có nền kinh tế phát triển và nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, một đất nước có tinh thần đoàn kết bất diệt.

Học đi đôi với thực hành

Đối với trẻ mầm non ở Nhật Bản, học luôn đi đôi với thực hành. Các giáo viên tại Nhật luôn giúp trẻ có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào việc trải nghiệm thực tế. Nếu trên lớp trẻ được học cách chăm sóc gà, thỏ, rùa… thì ngay sau đó mỗi trẻ hoặc nhóm trẻ sẽ được tự nuôi và chăm sóc những con vật đó. Phương pháp giáo dục này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức vấn đề, hiểu được giá trị của mỗi việc mà còn giúp trẻ phát triển thế giới tình cảm, niềm yêu thương động vật, con người, biết quý trọng những gì mình đang có.

Học là chơi, chơi là học

Giờ học bình thường của trẻ mầm non ở Nhật Bản bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Trong 5 giờ này tại lớp thì có đến 4 giờ trẻ em Nhật đều được vui chơi tự do, chỉ có khoảng 1 giờ cuối trước khi tan học là giáo viên kể chuyện, dạy trẻ tập hát hoặc học.

Với 4 giờ vui chơi, trẻ được chơi với các đồ chơi giáo dục, các trò chơi ngoài trời hay với các loại đồ chơi khác để phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo của mình.

Học cách mỉm cười và cảm ơn

Trẻ em ở Nhật đều được giáo dục cách chào hỏi và cảm ơn người khác. Đối với trẻ mầm non ở Nhật Bản, điều quan trọng nhất không phải là dạy cho trẻ kiến thức mà là dạy cho trẻ nhân cách, cách làm người. Hỏi bất kỳ giáo viên nào tại Nhật Bản về những kiến thức họ sẽ dạy cho trẻ mầm non thì đều nhận được câu trả lời là dạy cho trẻ cách mỉm cười và cảm ơn. Lời cảm ơn được người Nhật sử dụng rất nhiều và thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày như một cách thể hiện tình cảm của mình đối với người được nhận lời cảm ơn đó.

Học cách xây dựng tinh thần đoàn kết

Bài học tiếp theo mà trẻ mầm non Nhật Bản được dạy đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Trong suốt thời gian tham gia các hoạt động ở trường lớp, trẻ em Nhật Bản học được tinh thần đoàn kết qua cách hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tham gia các hoạt động nhóm, tập thể nên các bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi thấy các bé mầm non đã không ngần ngại mà chạy đến giúp mình khi thấy mình đang gặp khó khăn với vấn đề hiện tại. Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái còn thể hiện ở cách mà người dân Nhật Bản giúp đỡ nhau sau mỗi trận động đất hay sóng thần.

Theo Indochina College

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!