Thứ tư – 09/11/2016 21:00
Theo nhận định chung về kết quả học tập của sinh viên,
nhiều bạn học THPT rất giỏi nhưng khi bước vào giảng đường
đã gặp không ít bỡ ngỡ và cả những kết quả học tập giảm sút nghiêm trọng.
Quen với việc có sẵn sách giáo khoa, tài liệu học, giáo viên trên lớp giảng bài kỹ lưỡng, giao bài tập về nhà,… dường như việc thoát ra khỏi kiểu học thụ động này không hề dễ dàng với các bạn sinh viên.
Các bạn phải đối diện với một môi trường học tập mới đầy tính chủ động, tài liệu học tập tự tìm, giảng viên chỉ trao đổi ý chính, cần nhiều thời gian tự nghiên cứu ở nhà, làm việc nhóm với bạn bè, đi học hỏi, lại còn tham gia các hoạt động Đoàn – Hội dành cho sinh viên, đi làm thêm, áp lực gia đình tiền nong,…
Với quá nhiều vấn đề xảy đến cùng một lúc như vậy, đa số các bạn sinh viên đều cảm thấy hoang mang, không biết phải xử lý như thế nào, phân bổ thời gian sao cho phù hợp, khiến cho cả việc học tập lẫn cuộc sống đều bị mất cân bằng.
Nhiều sinh viên vẫn luôn thắc mắc với chúng tôi rằng: “Một số bạn học ngày học đêm nhưng vẫn bị điểm thấp và
chịu nhiều áp lực lớn, có những bạn lại không mất quá nhiều thời gian, công sức trong khi học mà điểm luôn cao và nổi bậc”
Tuy nhiên, để thực sự có những Phương pháp học tập hiệu quả, hữu ích, dài hạn, mang tính khoa học và dễ thực hiện, chắc chắn không thể không nhắc đến những người hiểu bạn hơn ai hết, đó là những chuyên gia tâm lý.
Nhiều sinh viên khá năng động và sớm ý thức tầm quan trọng của việc thay đổi phương pháp học tập nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp thật sự hiệu quả
Ý Tưởng Việt sẽ mở các buổi chuyên đề tiết kiệm nhất cho sinh viên, hướng dẫn Phương pháp học hiệu quả ở Đại Học. Buổi học sẽ cung cấp những điểm nhấn mấu chốt có thể giúp các bạn lập được một kế hoạch học tập, những kinh nghiệm, bí quyết từ thầy cô… bên cạnh đó, còn giúp các bạn định hướng gắn kết giữa việc học và nghề nghiệp tương lai.
Với số lượng học viên giới hạn mỗi lớp, chuyên gia là những giảng viên, thạc sỹ tâm lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ hỗ trợ tốt nhất cho từng học viên.
Thay đổi suy nghĩ: Xác định việc học là lấy kiến thức, trưởng thành trong suy nghĩ và kỹ năng sống là cơ sở sau này đi làm chứ không phải học để có tấm bằng (Rất nhiều sinh viên khi ngồi ghế giảng đường sai lầm rất lớn khi nghĩ học để có tấm bằng) Thay đổi phương pháp học: Tự học chính là phương pháp chính của học trên giảng đường, các bạn biết rằng từ student (SV) xuất phát gốc từ từ Study (tìm hiểu, nghiên cứu) Chuyển từ phương pháp học bị động sang chủ động: Khi bước vào các môn học các bạn phải tìm hiểu các tài liệu về môn học thông qua thầy cô và bạn bè và qua mạng để trước mỗi buổi học các đã có sử chuẩn bị bài và tìm hiểu trước như vậy có vấn đề gì các bạn có thể học thầy cô ngay tại giảng đường. Phải học theo tư duy phản biện: Khi học đại học các bạn phải thay đổi từ từ duy thầy cô giảng sao các bạn học vẹt như vậy mà các bạn phải luôn thắc mắc vì sao như thế?, tại sao như vậy? đồng thời phải nói lên quan điểm của mình về các vấn đề cho là chưa thầy phù hợp hoặc còn thắc mắc. Đồng thời có thể nghĩ mở rộng hướng giải quyết vấn đề theo những cách khác nhau. Để có kết quả học tập tốt trước hết các bạn phải thay đổi phương pháp học tập và cách suy nghĩ của mình.
○
○
○
○
○ Lập nhóm học tập: Có một nhóm bạn cùng nhau học và hỗ trợ nhau trong học tập, sinh hoạt đời sống SV là điều nên và cũng có thể nói là cần thiết. Nhóm học tập sẽ giúp nhau cùng ôn bài khi thi, cùng nhau mua tài liệu. Học cùng nhau có thể tăng sự hứng thú khi lên lớp. Một thực tế là, cho dù bạn là SV siêng năng đến mấy, đời SV có những lúc bạn buộc phải vắng mặt trên lớp để làm thêm hay tham gia một hoạt động xã hội nào đó. Lúc này, bạn sẽ thấy sự hỗ trợ từ bạn bè là quan trọng như thế nào.
Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên được thể hiện trên 3 bình diện:
– Về mặt nhận thức Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên biểu hiện trong nhận thức là: ○ Hiểu, biết, nắm vững được mục đích của từng môn học ○ Hiểu, biết, nắm vững nội dung học tập ○ Hiểu, biết, nắm vững phương pháp học tập ở Đại học ○ Nhận thức đầy đủ về các điều kiện học tập (mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, điều kiện, phương tiện học tập…) ○ Nhận thức đầy đủ về những khó khăn có và sẽ có trong hoạt động học tập
– Về mặt thái độ ○ Kỹ năng thích ứng thể hiện trên bình diện thái độ là: ○ Tích cực chủ động trong hoạt động học tập ○ Hứng thú với môn học ○ Quan tâm đến việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng – kỹ xảo ○ Nghiêm túc trong hoạt động học tập ○ Chủ động hòa nhập với các điều kiện học tập (mối quan hệ bạn bè/thầy cô, điều kiện/phương tiện học tập)
– Về mặt hành vi Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập biểu hiện ở hành vi là: ○ Biết vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết những tình huống cụ thể ○ Giải quyết tốt những vấn đề khó khăn nảy sinh trong hoạt động học tập (Chẳng hạn như: thiết lập các mối quan hệ với thầy cô/bạn bè/phòng đào tạo để hòa nhập và hợp tác; luôn chủ động, tích cực để thích ứng với điều kiện “chưa sẵn sàng”. Đó là: thay đổi tư duy của bản thân và có khả năng cải tạo những hoạt động học tập phù hợp hơn…) ○ Hình thành được những kỹ năng cần thiết trong học tập như: Lên kế hoạch và sắp xếp thời gian để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ học tập; hình thành được những tri thức nghề nghiệp; vận dụng linh hoạt được các phương pháp học tập ở Đại học chính là tự học, tự nghiên cứu…
Kỹ năng thích ứng trong hoạt động học tập chính là khả năng ứng biến của sinh viên vào các hoạt động học tập bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, các thao tác phù hợp để đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của mục đích, nhiệm vụ học tập.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân đều phải điều chỉnh chính mình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống. Do vậy, kỹ năng thích ứng là vô cùng cần thiết và là một kỹ năng sống không thể thiếu với cuộc đời mỗi người nói chung và nhất là trong môi trường, điều kiện học tập mới ở bậc ĐH/CĐ của sinh viên năm 1 nói riêng
○ Vượt qua sự lười biếngPhong cách học tập phù hợpThái độ học để làm việcCác kỹ thuật cần luyện tập trong học đại học- Tối ưu hóa 2 bán cầu não để học tập hiệu quả ○ ○ ○
– Kỹ thuật luyện tập trí nhớ – Cách ghi chép khi học – Đề đóng – đề mở có phải là vấn đề!? – Tìm kiếm và sử lý tài liệu
Tác giả bài viết: Ý Tưởng Việt