Top 12 # Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên Và Định Kỳ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phân Biệt Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên Và Kiểm Kê Định Kỳ

Đối với kế toán hàng tồn kho, chắc chắn đã được làm quen với hai phương pháp kiểm kê hàng tôn kho. Bao gồm phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.

Nội dung của hai phương pháp

Phương pháp kê khai thường xuyên

Đối với các hàng hóa đang có sẵn trong kho. Kế toán viên sẽ thực hiện theo dõi và kê khai thường xuyên về tình hình hàng hóa có sẵn trong đó. Và sau đó kế toán viên sẽ thể hiện tính hệ thống của hàn hóa ở trong sổ kế toán.

Kế toán viên cần phải xác định liên tục và tại mọi thời điểm, kế toán viên cần phải đánh giá được giá trị của hàng tồn kho.

Phương pháp kê khai định kỳ

Đối với phương pháp này, nó sẽ chỉ có vai trò phản ánh lên giá trị của hàng tồn kho tại thời điểm đầu kỳ và thời điểm cuối kỳ của kỳ kế toán.

Phương pháp này không thể phản ánh được chi tiết các thông tin của quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Những thông tin được thực hiện ở ngay trong kỳ kế toán.

Khi áp dụng phương pháp này, giá trị của toàn bộ hàng hoá trong kho sẽ được xác định dựa trên các công thức cụ thể.

Đối tượng áp dụng của hai phương pháp

Phương pháp kiểm kê thường xuyên

Áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu. Ví dụ như các doanh nghiệp xây lắp hoặc các doanh nghiệp công nghiệp. Những doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng, thiết bị có giá trị cao như máy móc, hàng chất lượng và kỹ thuật cao.

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại và vật tư. Kinh doanh các hàng hóa, mẫu mã có quy cách khác nhau. Những mặt hàng có giá trị thấp hoặc những mặt hàng được sản xuất thường xuyên.

Chứng từ sử dụng cho hai phương pháp

Phương pháp kiểm kê thường xuyên

Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho

Biên bản kiểm kê hàng hóa tồn kho

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Kế toán viên sẽ ghi giá thành và thực hiện hạch toán dựa trên những chứng từ xuất nhập hàng hóa ghi ở trong kho hàng vói chu kỳ kinh doanh đã nhận được từ thủ kho.

Những tài khoản sử dụng

Phương pháp kiểm kê thường xuyên

Sử dụng các tài khoản như TK 152, TK 153, TK 154, TK 156, TK 157,..

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Sử dụng các tài khoản như TK 111, TK 112, TK 113, TK 611, TK 331,….

Cách hạch toán cho hai phương pháp

Phương pháp kiểm kê thường xuyên

Kế toán viên sẽ dựa vào những tài khoản kế toán để có thể phản ánh tình hình biế động của hàng tồn kho

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Kế toán viên dựa vào những thông tin đã nhận được từ đầu kỳ và cuồi ký. Kế toán viên sẽ phản ánh giá trị hàng tồn kho và các tài khoản kế toán.

Ưu điểm và nhược điểm

Phương pháp kiểm kê thường xuyên

Ưu điểm

Có thể xác định được giá trị hàng tồn kho vào bất cứ thời điểm nào. Bởi vì thông tin sẽ được cập nhật một cách liên tục.

Thông tin được cập nhật thường xuyên, giúp doanh nghiệp nắm được tình hình của doanh nghiệp và có những bước đi đúng đắn.

Hạn chế được tối đa các sai sót trong suốt quá trình quản lý và kê khai hàng tồn kho

Nhược điểm

Vì phải ghi chép thông tin liên tục. Có thể tạo nên áp lực cho kế toán viên

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Ưu điểm

Đơn giản và không cần phải kê khai, hạch toán liên tục

Giảm được nhiều khối lượng thông tin được lưu trữ ở trong hồ sơ

Nhược điểm

Nếu như xảy ra các hoạt động trục trặc trong quá trình làm việc. Doanh nghiệp sẽ không thể điều chỉnh được linh hoạt các hoạt động.

Sự thiếu chính xác về hàng hóa có thể gây ra trở ngại lớn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên Và Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ Trong Hạch Toán Hàng Tồn Kho

Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX):

a) Nội dung:

– Theo dõi thường xuyên, lên tục, có hệ thống;

– Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ

b) Chứng từ sử dụng:

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;

– Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.

Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)

1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”

Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế. Kết cấu TK 152:

-Bên Nợ:

+ Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác.

+ Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.

-Bên Có:

+ Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.

+ Trị giá NVL được giảm giá, CKTM hoặc trả lại người bán.

+ Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.

-Dư Nợ:

+ Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho

Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng loại NVL tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản cấp 2:

-TK 1521 – Nguyên vật liệu chính -TK 1522 – Vật liệu phụ -TK 1523 – Nhiên liệu -TK 1524 – Phụ tùng thay thế -TK 1528 – Vật liệu khác

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho.

Kết cấu TK 151:

-Bên Nợ:

+ Giá trị nguyên vật liệu đang đi đường.

-Bên Có:

+ Giá trị nguyên vật liệu đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng.

-Dư Nợ:

+ Giá trị nguyên vật liệu đi đường chưa về nhập kho.

Hạch toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu:

Khi vật tư về làm thủ tục nhập kho, lưu phiếu nhập vào tập hồ sơ hàng chưa có hoá đơn.

+ Nếu trong kỳ hoá đơn về: hạch toán như trường hợp 1.

+ Cuối kỳ hoá đơn chưa về, kế toán ghi:

+ Sang tháng sau hoá đơn về, kế toán ghi bổ sung hoặc ghi âm để điều chỉnh giá tạm tính thành giá hoá đơn :

+ Nếu trong kỳ vật tư về, hạch toán giống trường hợp 1.

+ Cuối kỳ vật tư chưa về, kế toán ghi:

+ Sang kỳ sau khi vật tư về:

Nợ TK 152: nguyên vật liệu tăng Có TK 411: được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh Có TK 711: được viện trợ, biếu tặng Có TK 154: thuê ngoài gccb hoặc tự sản xuất đã hoàn thành Có TK 154, 711: thu hồi phế liệu trong sản xuất, thanh lý TSCĐ Có TK 621, 627, 641, 642: sử dụng còn thừa nhập lại kho Có TK 1388: nhập vật tư từ cho vay, mượn Có TK 128, 222: nhận lại vốn góp liên doanh Có TK 3381: kiểm kê thừa Có TK 412: đánh giá tăng nguyên vật liệu

Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho các bộ phận:

Giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá, chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị ghi sổ được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá tài sản:

Nợ TK 128, 222: giá trị vốn góp Nợ TK 811 : phần chênh lệch tăng Có TK 152: giá trị xuất thực tế Có TK 711: phần chênh lệch giảm

-Phản ánh giá vốn:

-Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 154: thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK 1388, 136: cho vay, cho mượn Nợ TK 411: trả lại vốn góp liên doanh Nợ TK 4312: viện trợ, biếu tặng Nợ TK 412: đánh giá giảm nguyên vật liệu Có TK 152: nguyên vật liệu giảm

Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK):

– Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục;

– Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ;

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất. Hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)

Trị giá vật tư xuất kho = Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Tổng giá vật tư mua vào trong kỳ – Trị giá vật tư tồn cuối kỳ

Theo phương pháp này, mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên tài khoản “Mua hàng”. Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên.

1. Tài khoản sử dụng Tài khoản 611 “Mua hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ. Kết cấu TK 611:

-Bên Nợ:

+ Kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ

+ Trị giá vật tư nhập trong kỳ

-Bên Có:

+Kết chuyển trị giá vật tư tồn cuối kỳ

+Kết chuyển trị giá vật tư xuất trong kỳ

-TK 6111 “Mua nguyên vật liệu”

-TK 6112 “Mua hàng hoá”

Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”, 151 “Hàng mua đi đường”

-Bên Nợ:

+ Giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường đầu kỳ

+ Giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường cuối kỳ

-Bên Có:

+ Kết chuyển giá trị vật tư tồn, vật tư đi đường đầu kỳ

2. Phương pháp hạch toán

-Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật tư tồn đầu kỳ:

-Trong kỳ, phản ánh giá trị vật tư tăng:

Nợ TK 611 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331… Có TK 411, 128, 222 Có TK 711

+ Nếu được chiết khấu thương mại, giảm giá:

+ Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán:

-Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định được giá trị tồn cuối kỳ và kết chuyển:

+ Sau khi có đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi:

MỜI BẠN XEM THÊM KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH ( Dạy kê khai thuế, lập sổ sách, báo cáo tài chính thực hành trên phần mềm excel, Misa học trên chứng từ thực tế)

* Vui lòng liên hệ và đăng kí ghi danh:

– Hotline: 0918 867 446

– Email: giasuketoantruong@yahoo.com

Luận Văn Hoàn Thiện Kế Toán Tổng Hợp Hàng Tồn Kho Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên Và Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ

Hàng tồn kho là bộ phận tài sản lưu động chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ giai đoạn cung cấp, sản xuất đến tiêu thụ . Thông tin chính xác, kịp thời về hàng tồn kho giúp doanh nghiệp chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hàng ngày , đánh giá được hiệu quả kinh doanh nói chung và của từng mặt hàng nói riêng ,đảm bảo lượng dự trữ vật tư, hàng hoá đúng mức, không qúa nhiều gây ứ đọng vốn, cũng không quá ít làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh . Từ đó có kế hoạch về tài chính cho việc mua sắm cung cấp hàng tồn kho cũng như điều chỉnh kế hoạch về tiêu thụ . Vì thế công tác kế toán hàng tồn kho nói chung và phương pháp kế toán hàng tồn kho nói riêng có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp . Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế và xu hướng hội nhập quốc tế , vấn đề đổi mới , nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hạch toán kế toán càng trở nên cần thiết . Với mục tiêu đó, chúng ta đã và đang nghiên cứu dần từng bước hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán. Đã có bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời và nhiều văn bản, quyết định, thông tư được ban hành quy định, hướng dẫn việc hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp . Vì những lý do trên , nhóm chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ” với mong muốn góp thêm ý kiến hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho và hạch toán kế toán nói chung . Nội dung đề án gồm hai phần chính : Phần I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG TỒN KHO VÀ PHƯƠNG PHÁP KỀ TOÁN TỔNG HỢP HÀNG TỒN KHO Phần II : PHƯƠNG HƯỚNG , GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC

TIN KHUYẾN MÃI

Thư viện tài liệu Phong Phú

Hỗ trợ download nhiều Website

Nạp thẻ & Download nhanh

Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay

Nhận nhiều khuyến mãi

Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay

NẠP THẺ NGAY

DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN

Tính Giá Trị Hàng Tồn Kho Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên

Hàng tồn kho quá ít hoặc quá nhiều đều gây ra những thiệt hại, phát sinh không đáng có cho doanh nghiệp. là một bài toán khó của doanh nghiệp, đòi hỏi sự cẩn thận chính xác ở người nhân viên, bên cạnh đó là khả năng phân tích, tầm nhìn chiến lược của người quản lý.

Hiện nay có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho phổ biến đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên trong mỗi doanh nghiệp khi hạch toán kế toán chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp.

1. Nội dung quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là việc theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống; Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho; Giá trị hàng xuất có thể tính được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ ngay khi có yêu cầu chỉ thị báo cáo từ ban lãnh đạo.

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ.

2. Chứng từ sử dụng trong quá trình kê khai:

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

– Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa.

– ….

3. Đặc điểm quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

– Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp cho việc điều chỉnh, đưa ra các kế hoạch chiến lược mới nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Giảm thiểu các sai sót trong quá trình ghi chép và quản lý.

– Phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với các đơn vị có giá trị hàng tồn kho lớn, sử dụng thường xuyên như nguyên vật liệu, vật tư; máy móc, thiết bị hàng kỹ thuật công nghệ chất lượng cao,..

4. Các loại tài khoản sử dụng trong việc quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

– Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế.

– Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho.

– Ngoài ra, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp này còn sử dụng một số tài khoản khác như 111, 112, 133, 141, 331, 515,…

5. Phương pháp hạch toán

a. Hạch toán tổng hợp tăng Nguyên vật liệu:

· Tăng do mua ngoài:

– TH1: Vật liệu và hóa đơn về cùng thời điểm. Bút toán ghi:

Nợ TK 152: Giá thực tế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111, 112, 331, 141, 311,…: Tổng thanh toán

– TH2: Vật tư chuyển về trước hóa đơn nhận sau.

+ Nếu hóa đơn về trong kỳ: hạch toán như trường hợp 1

+ Cuối kỳ hóa đơn chưa về. Bút toán:

Nợ TK 152: Giá tạm tính

Có TK 331

+ Sang tháng sau hóa đơn mới về, kế toán ghi bổ sung hoặc ghi âm để điều chỉnh giá tạm tính thành giá hóa đơn:

Nợ TK 152: Giá nhập thực tế trừ (-) giá tạm tính

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Giá thanh toán trừ (-) giá tạm tính

– TH3: Hóa đơn được gửi về trước, hàng hóa vật tư nhận sau:

+ Nếu trong kỳ vật tư về, hạch toán giống trường hợp 1

+ Cuối kỳ vật tư chưa về, bút toán ghi:

Nợ TK 151: Giá vật tư

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331, 111, 112,… Tổng số tiền

+ Sang kỳ sau vật tư về, bút toán ghi

Nợ TK 152: Nếu nhập kho

Nợ TK 621, 627, 642 … Nếu sử dụng ngay

Có TK 151

· Tăng do các nguyên nhân khác:

Nợ TK 152: nguyên vật liệu tăng Có TK 411: được cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh Có TK 711: được viện trợ, biếu tặng Có TK 154: thuê ngoài gccb hoặc tự sản xuất đã hoàn thành Có TK 154, 711: thu hồi phế liệu trong sản xuất, thanh lý TSCĐ Có TK 621, 627, 641, 642: sử dụng còn thừa nhập lại kho Có TK 1388: nhập vật tư từ cho vay, mượn Có TK 128, 222: nhận lại vốn góp liên doanh Có TK 3381: kiểm kê thừa Có TK 412: đánh giá tăng nguyên vật liệu

b. Hạch toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu:

Nợ TK 621, 627, 641, 641: Theo giá

Có TK 152: giá trị xuất

c. Xuất góp liên doanh

Giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá, chênh lệch giữa giá trị vốn góp và giá trị ghi sổ được phản ánh trên tài khoản chênh lệch đánh giá tài sản:

Nợ TK 128, 222: Giá trị vốn góp

Nợ TK 811: Phần chênh lệch tăng

Có TK 152: Giá trị xuất thực tế

Có TK 711: Phần chênh lệch giảm

d. Xuất vật liệu bán:

– Phản ánh giá vốn, bút toán ghi:

Nợ TK 632: Trị giá xuất

Có TK 152

– Phản ánh Doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán cả thuế GTGT

Có TK 511: Giá bán chưa Thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

e. Kiểm kê thiếu NVL:

Nợ TK 1381

Có TK 152

Nợ TK 1388, 334, 111, 112: Cá nhân bồi thường

Nợ TK632: Tính vào giá vốn hàng bán

Có TK 1381

g. Xuất cho các mục đích khác:

Nợ TK 154: Thuê ngoài gia công chế biến

Nợ TK 1388, 136: Cho vay, cho mượn

Nợ TK 411: trả lại vốn góp liên doanh

Nợ TK 4312: Viện trợ, biếu tặng

Nợ TK 412: Đánh giá giảm NVL

Có TK 152: NVL giảm