Top 6 # Phương Pháp Kế Toán Chi Tiết Hàng Tồn Kho Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Về Sổ Kế Toán Chi Tiết Hàng Tồn Kho

Chế độ kế toán doanh nghiệp quy định trong trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán thủ công thì phải sử dụng đúng mẫu biểu các sổ kế toán tổng hợp. Đối với các sổ chi tiết thì các doanh nghiệp căn cứ vào các mẫu biểu hướng dẫn trong chế độ kế toán để xây dựng mẫu biểu và cách thức ghi chép cho phù hợp. Trong bài “Bàn thêm về Nhật ký đặc biệt”, tác giả đã bàn luận về các điểm chưa hợp lý của các mẫu biểu Nhật ký đặc biệt trong chế độ kế toán Việt Nam 2006 và Dự thảo thông tư hướng dẫn chế độ kế toán 2014. Bài viết này sẽ đề cập đến các điểm chưa hợp lý trong mẫu biểu của sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho và đưa ra đề xuất thiết kế lại mẫu biểu để thuận tiện hơn cho thực hành kế toán.

Mẫu biểu sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo chế độ kế toán Việt Nam như sau:

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Năm…… Tài khoản:…………Tên kho:…………..

Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hoá)…………………………………….

Thứ nhất: Các công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng các kỹ thuật quản lý hàng tồn kho tối ưu, trong đó có xác định mức cần đặt hàng thêm, mức dự trữ tối đa, lượng đặt hàng cho một lần. Do đó sổ chi tiết hàng tồn kho cần có các thông tin này cho từng mặt hàng.

Thứ hai: Với cách thiết kế mẫu sổ như trên nên sẽ có một số bất cập khi ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ. Đối với sổ chi tiết hàng tồn kho thì việc theo dõi tài khoản đối ứng là không thật sự cần thiết. Do đó việc đưa cột này vào sẽ làm cho quá trình ghi chép mất thêm thời gian và không cung cấp các thông tin hữu ích cho việc quản lý.

Đối với các phần Nhập – Xuất – Tồn cần trên sổ kế toán chi tiết hàng tồn khotheo dõi chi tiết cả về số lượng, đơn giá, thành tiền. Thoạt nhìn thì việc đưa cột đơn giá ra ngoài các phần Nhập – Xuất – Tồn có vẻ làm sổ gọn gàng hơn nhưng lại gây bất tiện khi ghi chép. Ví dụ sau đây minh họa cho sự bất tiện này.

Công ty thương mại A có kinh doanh mặt hàng Áo sơ mi có thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO. Đầu tháng 3/2014 có tồn kho 2 chiếc, đơn giá 400.000 đồng/chiếc. Các nghiệp vụ nhập – xuất trong tháng 3/2014 như sau:

Ngày 5: Mua chịu nhập kho 6 chiếc, đơn giá 450.000 đồng/chiếc.

Ngày 15: Xuất bán thu tiền gửi ngân hàng 4 chiếc, đơn giá bán 600.000 đồng/chiếc.

Ngày 22: Mua chịu nhập kho 9 chiếc, đơn giá 470.000 đồng/chiếc.

Ngày 30: Xuất bán chịu 10 chiếc, đơn giá bán 650.000 đồng/chiếc.

Sử dụng mẫu sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo chế độ kế toán để ghi sổ như sau:

Phương án 1: Không tách riêng từng lớp tồn kho SỔ CHI TIẾT HÀNG HOÁ Năm: 2014 Tài khoản: 1561 Tên kho: Kho Hàng hóa

Tên, quy cách hàng hoá: Áo sơ mi M10 dài tay

Phương án 2: Tách riêng từng lớp tồn kho SỔ CHI TIẾT HÀNG HOÁ Năm: 2014 Tài khoản: 1561 Tên kho: Kho Hàng hóa

Tên, quy cách hàng hoá: Áo sơ mi M10 dài tay

Cách thiết kế mẫu biểu sổ chi tiết hàng tồn kho theo phương án này làm cho việc ghi chép thủ công trở lên thuận tiện hơn. Mặt khác nó cũng dễ dàng hơn cho việc áp dụng Excel trong quản lý hàng tồn kho.

Trong trường hợp các công ty không thể áp dụng một cách triệt để hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì có thể áp dụng “phương pháp kê khai thường xuyên sửa đổi”. Theo đó công ty chỉ duy trì sổ chi tiết hàng tồn kho theo để theo dõi số lượng từng mặt hàng (sổ kho), việc tính giá xuất kho được thực hiện 1 lần vào cuối kỳ căn cứ vào số lượng hàng tồn kho (thực tế kiểm kê hoặc trên sổ sách).

Mẫu sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo chế độ kế toán hiện hành không thuận tiện cho việc ghi chép và quản lý hàng tồn kho. Khi áp dụng trong thực hành kế toán, các doanh nghiệp nên thiết kế một cách hợp lý bằng cách bổ sung thêm các thông tin để quản lý hàng tồn kho tốt hơn, thay đổi các cột để dễ dàng cho việc ghi chép hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Horngern C.T., Harrison Jr. W.T. and Oliver M.S. (2012), Accounting, 9th edn, Pearson, New Jersey, USA.

Slater J. (2013), College accounting : a practical approach, 12th edn, Pearson, New Jersey, USA.

Các Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho

– Theo dõi thường xuyên, lên tục, có hệ thống; – Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho; – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng xuất kho trong kỳ.

– Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục; – Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập – xuất trong kỳ; – Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng tồn kho cuối kỳ. (cuối kỳ mới tính được) (cuối kỳ kiểm kê, xác định hàng tồn kho; sau đó, kết chuyển trị giá hàng xuất trong kỳ)

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; – Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; – Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá. Cuối kỳ kế toán nhận chứng từ nhập xuất hàng hoá từ thủ kho, kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng chủng loại, từng nhóm hàng hoá, ghi giá hạch toán và tính tiền cho từng chứng từ.

Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật từ, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK 152, 153. 154, 156, 157).

Mọi biến động của vật tư, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”). Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).

Các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. . .

Các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hoá, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ. . .).

+ Xác định, đánh giá về số lượng và trị giá hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ. + Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. + Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý (giữa thủ kho và kế toán).

Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán.

– Tăng khối lượng ghi chép hằng ngày, gây áp lực cho người làm công tác kế toán. Tuy nhiên, nhược điểm này được khắc phục khi doanh nghiệp tin học hoá công tác kế toán.

+ Công việc kế toán dồn vào cuối kỳ. + Công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục sẽ gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý. + Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán.

Các Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương pháp kế toán hàng tồn kho riêng phù hợp với tình hình kinh doanh trong doanh nghiệp. Do vậy việc lựa chọn phương pháp kế toán tồn kho cần phải được căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư để có sự vận dụng thích hợp và được thực hiện nhất quán. Ở bài viết sau Nguyên lý kế toán sẽ cung cấp thông tin về các phương pháp kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lượng hàng tồn kho quá ít, doanh nghiệp sẽ không thể cung cấp đủ sản phẩm cho khách hàng, còn nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ra hỏng hóc, hao hụt chất lượng hàng và tăng chi phí của doanh nghiệp.

Là một phương pháp hạch toán căn cứ dựa vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: hợp đồng mua bán nhà đất

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê hàng hoá, vật tư, được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611 “Mua hàng”. diễn đàn bảo hiểm xã hội

Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).

Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa , vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ…) Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.

Lưu ý: Trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho. Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng và chủng loại vật tư, hàng hóa, yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá.

Nếu các bạn muốn theo học kế toán mà chưa lựa chọn được địa chỉ đào tạo kế toán thực hành uy tín có thể tham khảo qua bài viết: Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội và tphcm

Các Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho Theo Thông Tư 133

Các phương pháp kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 133

Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là:

1. Phương pháp kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục. Nó có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có. Cho thấy tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp…).Ngoài ra còn các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị,…

2. Phương pháp kiểm kê định kỳ:

a.Khái niệm:

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế. Để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

– Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi.Điều đó được phản ánh trên Tài khoản 611 “Mua hàng”.

– Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán.Qua đó, để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611 “Mua hàng”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).

b. Ứng dụng:

Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp.Nơi có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ…).

Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.