Top 8 # Phương Pháp Nghiên Cứu Sáng Tạo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Đào Tạo Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục

Để cán bộ quản lý ở cơ sở có thể làm được điều đó, thì họ cần được trang bị công cụ. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục chính là công cụ để đưa ra chứng cứ làm cơ sở cho mọi quyết định chính sách. Hiện nay trên thế giới người ta phải dựa vào bằng chứng để làm chính sách, gọi là “evidence based policies”. Những bằng chứng thuyết phục thường xuất phát từ nghiên cứu khoa học. Trong y khoa hiện nay, giới nghiên cứu hiểu rất rõ thực hành y khoa cần phải dựa vào bằng chứng, và bằng chứng chỉ có thể tin cậy nếu rút ra từ nghiên cứu. Giáo dục cũng không khác, vì là một lĩnh vực có ảnh hưởng đến nhiều người và nhiều thế hệ, nên nhu cầu chứng cứ rất quan trọng. Y học thực chứng (evidence- based medicine) đã trở thành kim chỉ nam cho thực hành y khoa và chính sách y tế công cộng, nhưng trong lĩnh vực giáo dục, thì giáo dục thực chứng (evidence-based education) chưa được chú ý đúng mức. Bài viết này bàn về mục tiêu, nội dung và ý nghĩa việc đào tạo phương pháp khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý giáo dục, nhằm đẩy mạnh những nỗ lực cải cách trong giáo dục.

Từ thực tế hiện nay

Có thể nêu lên vài hiện trạng để thấy bức tranh thực tế ở cấp chính sách: (i) Vấn đề biên soạn chương trình và sách giáo khoa hiện nay chủ yếu đang là công việc thuần túy lý thuyết của một nhóm chuyên gia, mà chưa có thực nghiệm nhằm khảo sát đánh giá tác động của nó trong thực tế đối với người học và dựa trên kết quả này để điều chỉnh nội dung, chương trình và sách giáo khoa cho phù hợp; (ii) Việc thiết kế đề thi năm nào cũng có vài trục trặc và sự cố, gây hoang mang cho không ít học sinh và phụ huynh. (iii) Nhiều câu hỏi đang đặt ra: Có nên tiếp tục duy trì kỳ thi tốt nghiệp phổ thông? Có nên tổ chức kỳ thi đại học “ba chung”? Lấy chỉ tiêu gì để đánh giá chất lượng giáo dục trong bối cảnh Việt Nam? Phân tầng đại học cần dựa trên tiêu chí gì và cơ sở khoa học của những tiêu chí ấy là gì? Những câu hỏi như vậy, không thể có câu trả lời khách quan mà không dựa trên bằng chứng khoa học, tức là dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học. Có lẽ một phần do thiếu chứng cứ khoa học, nên nhiều chính sách hay đề xuất được đưa ra phần nhiều chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân hay thậm chí cảm tính. Ở cấp nhà trường, thì việc ra quyết định dựa trên các dữ liệu nghiên cứu lại càng hiếm hoi.

Trong lúc đó, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông ở bậc sau đại học đều có bao gồm học phần về nghiên cứu khoa học giáo dục. Vì sao việc đào tạo chính quy về PPNCKHGD trong thực tế đã không giúp giải quyết được những bất cập nêu trên?

Học phần này có các nội dung chính như sau:

Khái niệm và cách phân loại 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 3. Phương pháp chuyên gia 4. Phương pháp quan sát 5. Phương pháp điều tra – khảo sát 6. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động 7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Tuy nhiên, nội dung giảng dạy bộ môn này chủ yếu tập trung vào những phương pháp nghiên cứu cụ thể và các kỹ năng để thực hiện hoạt động nghiên cứu mặc dù phần thực hành rất ít. Mục đích của học phần này trong thực tế là để giúp học viên thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Trong lúc đó, bộ môn này cần được xem như một môn công cụ, và cần được vận dụng thường xuyên trong thực tiễn làm việc sau này của người quản lý. Nhìn từ khía cạnh này sẽ thấy việc đào tạo PPNCKHGD hiện nay thiếu hẳn một phần rất quan trọng là phương pháp luận của NCKHGD.

Trước hết cần thay đổi quan niệm và nhận thức về ý nghĩa của bộ môn PPNCKHGD trong chương trình đào tạo cán bộ quản lý giáo dục. Chương trình này nhằm đào tạo ra không chỉ những người nghiên cứu chuyên nghiệp mà còn là những người thực thi nghề nghiệp quản lý giáo dục (practitioner). Do vậy, bộ môn PPNCKHGD không nên được xem là chỉ phục vụ cho những người chọn trở thành người nghiên cứu chuyên nghiệp, mà còn phục vụ cho công việc hàng ngày của người cán bộ quản lý giáo dục, như sẽ trình bày trong phần tiếp theo.

Xác định lại vai trò của NCKHGD trong thực tiễn quản lý giáo dục

Edward Vockell cho rằng nghiên cứu giáo dục là ứng dụng những phương pháp khoa học hay những hình thức khác của việc tìm tòi tri thức chuyên môn vào thực tiễn hoạt động giáo dục. Các nhà nghiên cứu giáo dục tìm kiếm mối quan hệ giữa những tham tố khác nhau trong giáo dục. Thông qua quan sát và kết luận về mối liên hệ giữa các tham tố đó, họ đề nghị những cách lựa chọn hiệu quả hơn cho các giáo viên, những người thiết kế chương trình, và những người quản lý lãnh đạo trong việc tác động vào thực tiễn giáo dục. Những công trình nghiên cứu có hiệu quả sẽ giúp nâng cao chất lượng của các quyết định về giáo dục.

Nghiên cứu giáo dục không chỉ là một khoa học trừu tượng. Nó là một công cụ hữu ích để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó giúp các nhà giáo dục xác định những kết quả cần đạt, tạo ra các dự đoán, xây dựng những mối quan hệ nhân quả. Tất cả mọi quá trình ra quyết định trong giáo dục đều dựa trên các giả thiết nhân quả. Nhà quản lý ra quyết định thế này thay vì thế khác là vì có lý do để tin rằng quyết định như thế sẽ dẫn tới kết quả tốt hơn. Nhiều khi những quyết định này dựa trên phong tục tập quán, dựa trên thẩm quyền, dựa trên định kiến hay một số nhân tố khác mà ít khi dựa trên khảo sát dữ liệu một cách có hệ thống. Những nhân tố như trực giác của người thầy và người thiết kế chương trình, những suy tư triết lý, và những giới hạn của luật pháp, tất cả đều có một vai trò chính đáng trong quá trình ra quyết định. Tuy vậy, nói một cách đơn giản, những quyết định dựa trên những kết luận và khái quát hóa sâu sắc thì nhiều khả năng là đúng đắn hơn so với những quyết định dựa trên các khái quát nhầm lẫn (Sđd).

Không chỉ các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mới cần có kỹ năng nghiên cứu và thực thi việc nghiên cứu. Bằng cách vận dụng những chiến lược nghiên cứu giáo dục phù hợp, các thầy giáo và các nhà quản lý giáo dục có thể trở thành những người suy nghĩ sâu sắc hơn và được hưởng nhiều lợi ích hơn từ những kinh nghiệm cá nhân của họ. Luôn luôn xử sự trong công việc như một người quan sát có hệ thống và phần nào như một nhà nghiên cứu, tức luôn luôn tìm cách nắm bắt bản chất của vấn đề, mối liên hệ giữa các hiện tượng, tính xác đáng của các kết luận, là cách để chúng ta làm công việc của mình ngày càng có hiệu quả tốt hơn. Nói một cách vắn tắt, PPNCKHGD là công cụ giúp chúng ta tư duy tốt hơn về thực tiễn giáo dục.

Hơn thế nữa, sự hiểu biết về PPNCKHGD và sự quen thuộc với cách tư duy này sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá nhanh chóng và chính xác tầm quan trọng của các báo cáo kết quả nghiên cứu về giáo dục, cũng như có thể nắm bắt và diễn giải được ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu ấy, và tận dụng những lợi ích mà các bài viết, bản báo cáo ấy có thể mang lại.

Tất nhiên, kết quả có được từ nghiên cứu giáo dục không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định, ở cấp nhà trường cũng như ở cấp chính sách. Có nhiều vấn đề cần được giải quyết bằng nhiều cách khác hơn là nghiên cứu. Ví dụ, có nên đưa chương trình giáo dục giới tính vào nhà trường hay không, là một quyết định phải được chủ yếu dựa trên triết lý giáo dục, khuôn khổ pháp lý hay những cân nhắc về mặt xã hội hơn là chỉ đơn thuần dựa trên những thông tin nghiên cứu. Tuy vậy, điều này không phủ nhận tầm quan trọng của NCKHGD trong thực tiễn giáo dục và quản lý giáo dục.

Đề xuất đổi mới việc đào tạo PPNCKHGD

Từ các phân tích trên chúng tôi cho rằng cần bổ sung vào chương trình hiện hành:

Phương pháp luận về NCKHGD

Hướng dẫn cách tìm kiếm tư liệu, giới thiệu các nguồn tư liệu trong nước và quốc tế và cách thức hệ thống hóa tư liệu

Kiến thức cơ bản về xử lý thống kê và một số phần mềm thông dụng (R hoặc SPSS)

Tăng cường thực hành

Xây dựng những nguồn tài nguyên trực tuyến về KHGD được sắp xếp một cách hệ thống.

Edward Vockell (2004) Educational Research. Nguồn:http://education.calumet.purdue.edu/vockell/research/

Phạm Thị Ly, Nguyễn Văn Tuấn (2012). Khoa học giáo dục Việt Nam qua phân tích ấn phẩm khoa học 1996-2010. Báo cáo tại Hội nghị Quốc tế Việt Nam học Lần thứ tư, 27- 11-2012.

D. Hien (2010). A comparative study of research capabilities of East Asian countries and implications for Vietnam. Higher Education. 2010;60:615-25.

The Impact of Educational Research: An Overview (2000). Higher Education Division Department of Education, Training and Youth Affairs, Australia. (Chương 1, trang 1-23: Biblio/Sciento/Infor-metrics:Terminological Issues and Early Historical Developments)

Ly Pham

What you see depends on where you stand (Albert Einstein).

Khoa Học Sáng Tạo Và Phương Pháp Luận Sáng Tạo

Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ… đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ…, hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy – hoạt động bộ não của con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại.

Ý định “khoa học hóa tư duy sáng tạo” có từ lâu. Nhà toán học Hy Lạp Pappos, sống vào thế kỷ III, gọi khoa học này là Ơristic (Heuristics). Theo quan niệm lúc bấy giờ, Ơristic là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, toán, quân sự… Do cách tiếp cận quá chung và không có nhu cầu xã hội cấp bách, Ơristic bị quên lãng cho đến thời gian gần đây.

Cùng với cuộc cách mạng KHKT, số lượng bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng nhanh, đồng thời yêu cầu thời gian phải giải được chúng rút ngắn lại. Trong khi đó không thể tăng mãi phương tiện và số lượng người tham gia giải bài toán. Thêm nữa, cho đến nay và trong tương lai khá xa sẽ không có công cụ nào thay thế được bộ óc tư duy sáng tạo. Ngưòi ta đã nhớ lại Ơristic và phát triển tiếp để tìm ra cách tổ chức hợp lý, nâng cao năng suất, hiệu quả quá trình tư duy sáng tạo – quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định trong mọi lĩnh vực không riêng gì khoa học kỹ thuật.

Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng…)

Một số nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu đào tạo cử nhân, thạc sỹ về chuyên ngành sáng tạo và đổi mới (BA, BS, MA, MS in Creativity and Innovation). Ví dụ Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) thuộc Đại học Buffalo bang New York (Mỹ) đến cuối năm 1994 đã đào tạo được 100 thạc sỹ.

MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC TRẺ EM KHÔNG PHẢI LÀ THÔNG TIN VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA QUÁ KHỨ MÀ LÀ SÁNG TẠO NHỮNG GIÁ TRỊ MỚI CỦA TƯƠNG LAI – JOHN DEWEY –

2. Phương pháp luận Sáng tạo là gì?

Nói một cách ngắn gọn, “PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO” (Creativity Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.

“PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO” là phần ứng dụng của khoa học rộng lớn hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC SÁNG TẠO (Creatology).

Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với “làn sóng thứ tư” trong quá trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng thứ tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI.

TRONG CON NGƯỜI VỐN CÓ NHỮNG NGUỒN SÁNG TẠO VÔ TẬN, NẾU KHÁC ĐI THÌ ĐÁ KHÔNG THÀNH NGƯỜI. CẦN PHẢI GIẢI PHÓNG VÀ KHƠI THÔNG CHÚNG. – A.N.TÔLXTÔI

Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Và Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

Khái niệm

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng nhưmột phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luậnchung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.

Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính

Phương pháp nghiên cứu định tính là gì

Ví dụ về nghiên cứu định tính

Như đã nói ở phần trên, nghiên cứu định tính nhằm khám phá vấn đề, thường được dùng khi nhà quản trị chưa hiểu về hành vi người tiêu dùng. Ví dụ như nhà quản trị muốn biết đặc điểm sản phẩm được ưa thích, hay thái độ của người dùng với concept truyền thông.

mẫu TVC của VIM bị phản ứng: bị cho dùng hình ảnh ghê rợn

Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Chủ đề tế nhị không phù hợp để hỏi trong nhóm nhiều người.

Diễn dịch

Trong cách thu thập dữ liệu bằng kỹ thuật diễn dịch, nhà nghiên cứu nêu lên một bối cảnh và để đối tượng nghiên cứu tự thể hiện. Sự tự thể hiện ở đây có thể là: điền vào 1 chỗ trống trong đoạn văn, thêm 1 tính chất có liên hệ với 1 đối tượng, tự hình dung tính cách các nhân vật tượng trưng cho một số đối tượng…

Lấy mẫu trong nghiên cứu định tính

Nghĩa là nếu nhà nghiên cứu tìm hiểu hành vi người tiêu dùng ở Tp HCM thì không thể phỏng vấn người ở Hà Nội.

Về cỡ mẫu, nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất… KHÔNG NHẰM LƯỢNG HÓA các đặc điểm đó. Nghĩa là không nhằm trả lời câu hỏi “Bao nhiêu”. Vì vậy, nhà nghiên cứu không cần lấy mẫu xác suất.

Trong nghiên cứu định tính, người ta thường lấy theo phương pháp tới hạn. Sau khi tìm hiểu một số đối tượng, nếu không khám phá ra đặc điểm mới, người ta dừng lấy mẫu.

Vì cách chọn cỡ mẫu như trên, nghiên cứu định tính thường có cỡ mẫu nhỏ.

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính

Dữ liệu trong nghiên cứu định tính được phân tích qua 3 bước: mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng và kết nối các hiện tượng.

Để dễ hiểu, ta xem xét trường hợp suy luận của Sherlock Holmes trong phim The dancing men.

Mô tả hiện tượng: nhà quý tộc được yêu cầu viết lại đầy đủ rồi gởi cho Holmes.

Phân loại hiện tượng: các hình trên là hình người đang nhảy múa. Một số lặp lại, tần suất lặp lại khác nhau.

Kết nối hiện tượng: Holmes đoán rằng các hình nhân nhảy múa chỉ thay thế cho các ký tự alphabet. Trong tiếng Anh, chữ “e” được lặp lại nhiều nhất. Chữ “e” được gán cho hình nhân có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong bước trên để kiểm tra.

Sơ lược bối cảnh phim:

Một quý tộc Anh cưới vợ người Mỹ tên là Elsie. 2 người sống hạnh phúc.

Một hôm, trong vườn có 1 số ký tự lạ.

Elsie cực kỳ hốt hoảng.

Lại một loạt ký tự lạ.

Elsie trả lời bằng ký tự lạ.

Lại ký tự lạ.

Làm như trên là nghiên cứu định tính.

Lưu ý: bước mô tả hiện tượng ở ví dụ trên trong trường hợp trên khá đơn giản. Thực tế, hành vi con người không dễ gì được khám phá bằng cách mô tả hiện tượng đơn giản như trên (chép lại ký tự trên giấy). Mà thường được ghi âm, ghi hình đầy đủ để nhà nghiên cứu có dữ liệu đầy đủ cho bước phân loại hiện tượng và kết nối hiện tượng.

Trong các trường hợp cụ thể khác, dữ liệu, đối tượng nghiên cứu định tính có thể khác nhau nhưng nhà nghiên cứu vẫn thực hiện qua 3 bước: mô tả hiện tượng, phân loại hiện tượng, kết nối hiện tượng.

Tóm lại

Ở trên là khái quát về nghiên cứu định tính. Nhìn thì thấy không khó, nhưng để thực hiện cho đúng phương pháp thì không dễ.

(*): Giáo trình nghiên cứu thị trường – Nguyễn Đình Thọ – NXB Lao Động