Top 8 # Phương Pháp Ngồi Thiền Tịnh Tâm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Cách Ngồi Thiền Tịnh Tâm Bạn Đã Biết Chưa?

Chuẩn bị trước khi thiền

Yếu tố đầu tiên để thực hiện thiền thì bạn phải chọn được một nơi yên tĩnh. Như vậy, bạn mới có thể tọa thiền được hiệu quả nhất. Với những bạn “chân ướt chân ráo” tập thiền thì sự yên tĩnh là một việc làm mà bạn không thể bỏ qua. Vì nếu chưa quen ngồi thiền rất dễ bị những thứ xung quanh làm phân tâm.

Bạn phải chọn được một nơi yên tĩnh trước khi ngồi thiền

Do đó, trước khi tập thiền, bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, dễ chịu, tránh xa những tiếng ồn, hãy tắt điện thoại và tivi, tránh xa mọi người để có thể tập trung cao nhất. Bên cạnh đó, bạn nên ăn mặc thoải mái, chỗ ngồi cũng phải thoải mái để có thể ngồi được lâu mà không cảm thấy khó chịu.

Thời gian thích hợp để thiền tịnh tâm là vào buổi sáng sớm, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn tập thể dục trước khi ngủ sẽ bất lợi hơn vì có thể bạn sẽ bị cơn buồn ngủ đeo bám. Hơn nữa, sau một ngày làm việc mệt mỏi sẽ tồn đọng lại trong đầu bạn những tạp niệm chưa được giải quyết.

Các bước ngồi thiền để tịnh tâm

Bước 1: Nhập thiền

Trước khi ngồi thiền chúng ta cần khởi động giãn cơ để “đánh thức” các cơ trước khi thiền. Đặc biệt là các khớp ở chân như khớp gối, khớp cổ chân, giãn cơ,… Như vậy sẽ giúp bạn tránh bị chuột rút và cơ thể được thoải mái trong quá trình ngồi thiền.

Bắt đầu ngồi vào khu vực ngồi thiền mà mình đã chuẩn bị từ trước. Lựa chọn tư thế phù hợp. Bạn có thể chọn tư thế bán già hoặc kết già để ngồi thiền. Đây là hai tư thế đúng chuẩn giúp bạn ngồi lâu và thoải mái. Đặt tay đúng vị trí và bắt đầu thiền thôi nào.

Đầu tiên bạn cần loại bỏ hết những suy nghĩ, công việc, suy tư,… trong đầu ra. Hãy để cho đầu óc thư thái, thoải mái nhất. Bạn có thể nghĩ đến một không gian thiên nhiên, yêu tính, trong lành, mát mẻ,… Sau đó hít 1 hơi thật sâu, nhưng phải chú ý hít từ từ để không khí có thể hoà nhập vào với cơ thể của bạn. Hãy cảm tưởng bạn đang hít vào cơ thể không khí trong lành chạy khặp cơ thể. Rồi thả lỏng toàn thân thở từ từ ra. Lập lại động tác này 3 lần bạn sẽ cảm nhận cơ thể nhẹ nhõm, dễ chịu và thoải mái.

Đây là giai đoạn diễn ra trong suốt quá trình thiền của bạn sau và rất quan trọng. Tuy nhiên với nhiều cấp độ và giai đoạn trụ thiền sẽ khác nhau. Nhưng tất cả đều năhmf mục đích điều hoà hơi thở, tĩnh tâm.

Đối với những người mới bắt đầu thì rất quan tâm đến cách ngồi thiền tĩnh tâm để đạt hiệu quả tốt nhất. Với trường hợp này bạn cần phải làm chủ được hơi thở và suy nghĩ của mình. Đầu tiên cần làm chủ hơi thở của bản thân. Thở bằng mũi, tránh sử dụng miệng. Hít thờ đều để cơ thể dần đi vào tĩnh tâm, thở như không. Việc đếm hơi thở cũng là 1 cách giúp bạn điều hoà hơi thở và kiểm soát suy nghĩ của mình. Cứ tiếp tục như vậy sẽ giúp cho bạn được an định, tĩnh tâm

Vượt qua được ngưỡng cửa kiểm soát hơi thở bạn sẽ bước tới giai đoạn theo dõi và cảm nhận hơi thở của mình. Lúc này hơi thở của bạn đã đều nhịp, cơ thể tâm trí chuyển sang trạng thái cảm nhận hơi thở. Bạn sẽ cảm nhận được không khí như chạy dọc toàn bộ cơ thể, cảm nhận được độ mạnh sự di chuyển của không khí trong cơ thể. Lúc này cơ thể bạn sẽ có cảm giảm tĩnh lặng nhẹ nhàng. Với những người ngồi thiền lâu thì giai đoạn này dường như sẽ bắt đầu ngay sau bước nhập thiền.

Khi đã làm chủ được toàn bộ hơi thở của mình thì lúc này tâm trí của bạn được thư thái và hoàn toàn thanh tịnh. Nếu đạt được đến cảnh giới này thì chắc chắn rừng cách ngồi thiền tĩnh tâm của bạn đã thành công.

Đây là giai đoạn quan trọng trước khi bạn kết thúc buổi thiền của mình. Xả thiền giúp cơ thể bớt mệt mỏi, tê nhức và giúp cho khi huyết lưu thông sau 1 khoảng thời gian ngồi thiền tĩnh tâm. Trước khi bắt đầu vào bước xả thiền chũng ta cần lặp lại 1 phần trong bước nhập thiền. Đó là hít vào thở ra thật sâu 3 lần để đánh thức toàn bộ các tế bào trong cơ thể sau một thời gian thiền. Sau đó bắt đầu cử động các bộ phận trên cơ thể. Nên bắt đầu từ trên xuống dưới ví dụ như cổ, 2 bả vãi. khuỷ tay rồi đến lưng, eo,…

Sau đó từ từ gập người xuống song song với mặt đất, duối thẳng 2 tay ra để giãn cơ. Nhớ là xoè cả lòng bàn tay để các cơ được giãn thoải mái. Tiếp sau đó xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo sức nóng rồi áp ngay lên mặt để cảm nhận được toàn bộ hơi ấm từ bàn tay. Xoa khắp cơ thể từ mặt xuống cổ, lưng , bụng và lòng bàn chân,…

Từ từ duối thẳng 2 chân ra. Lúc này bạn có thể xoay cỏ chân, khớp gối để khí huyết dưới chân được lưu thông.

Lưu ý:

– Khi áp dụng cách ngồi thiền tịnh tâm, bạn hãy tập thở bằng cách nhắm mắt lại và tập trung vào một điểm trên bụng, sau đó bắt đầu hít thở. Bạn tập trung vào nó và quan sát những chuyển động này. Bây giờ, hãy đọc một câu chú nào đó mà bạn thích, câu chú này có thể ngắn hoặc dài. Một thời gian sau khi luyện thiền bạn có thể không cần đến câu chú này nữa.

– Để tập trung được cao độ hơn, bạn hãy cố gắng tập trung và tưởng tượng ra những cảnh tượng đẹp như sóng xô, rừng cây, khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh không có người. Hãy tạo cho mình cảm giác lạc vào một khu vườn cổ tích.

– Ngoài ra, bạn hãy ngồi thiền ít nhất là 30 phút đến 1 tiếng để có thể tập trung được hiệu quả nhất.

– Khi áp dụng cách ngồi thiền tịnh tâm, bạn hãy tập cách thở bằng cách nhắm mắt lại.

Phương pháp thư giãn, tĩnh tâm

Ngày nay, người ta chạy theo cơm áo gạo tiền nên thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn đừng quên dành thời gian cho tâm trí được thư giãn, hàn gắn cảm xúc và kết nối với trái tim. Nếu bạn vẫn chưa biết cách ngồi thiền tịnh tâm thì khóa học “Vẽ thiền Zentangle để tĩnh tâm và sáng tạo” của giảng viên Milena Nguyễn trên UNICA chính là “vị thuốc” cứu cánh cho vấn đề này.

Tham gia khóa học này, bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn cụ thể, chi tiết từ các dụng cụ cần thiết cho khóa học, dặn dò trước khi khóa học, trải nghiệm thiền tĩnh, thiền động, thiền nghệ thuật & vẽ thiền – vẽ thiền tự do, vẽ Zentangle.

Sau đó, bạn sẽ được giảng viên đồng hành vẽ thiền tự do với các bài giảng cực kỳ thú vị và hấp dẫn như: vẽ trừu tượng và vẽ những đường cơ bản, quá trình thay vì kết quả, hơi thở, sự thư thái thả lỏng, từ trái tim đến bàn tay, phán xét với đón nhận, kìm nén với giải phóng.

Tiếp theo, bạn sẽ được rèn luyện Zentangle với những bài học như: tính ứng dụng của Zentangle, tôn trọng quá trình vẽ Zentangle để đạt kết quả, giá trị sắc thái của họa tiết, đổ bóng để thổi hồn vào bức vẽ, họa tiết một nét vẽ, họa tiết góc cạnh và họa tiết tròn mềm, tạo một thế giới 3D… Không chỉ lý thuyết suông, sau mỗi bài học sẽ là bài thực hành để bạn củng cố lại kiến thức hiệu quả hơn.

Khi tham gia khóa học, bạn sẽ hiểu rõ về thiền và vẽ thiền đúng kỹ thuật ngay tại nhà

Sau khi hoàn thành khóa học này, bạn sẽ “nằm lòng” về thiền và vẽ thiền tại nhà đúng kỹ thuật, tự tin về khả năng sáng tạo của chính mình, cảm thấy tích cực trong suy nghĩ và cảm xúc, kết nối được với trái tim và con người thật của mình.

Không chỉ dừng lại ở đó, bạn còn biết cách thiền tịnh tâm, có thể hàn gắn các nỗi đau cảm xúc và khủng hoảng cá nhân, ý thức được tâm trí và biết cách thiền qua quá trình sáng tạo nghệ thuật, có cảm hứng để sử dụng nghệ thuật và thiền trong cuộc sống…

Tham khảo Thêm : Khóa học Thiền từ Lê Thái Bình là truyền nhân của trường phái Thiền cổ Đông A thời Trần, với hơn 15 năm thực hành & giảng huấn Thiền tại cộng đồng Việt Nam và Quốc tế.

Hướng Dẫn 3 Cách Ngồi Thiền Yoga Cơ Bản Để Tịnh Tâm Mỗi Ngày

Một trong những cách ngồi thiền Yoga tốt nhất chính là tư thế ngồi xếp bằng. Đây là tư thế ngồi thiền truyền thống. Đối với tư thế này bạn chỉ cần ngồi xuống, khoanh chân lại. Một chân đặt phía trên chân còn lại. Lưng thẳng, vuông góc với mặt sàn. Hai tay đặt trên đầu gối, thả lỏng tự nhiên. Người tập cũng có thể bắt ấn Tam muội.

Tư thế ngồi thiền xếp bằng thường phổ biến đối với những người mới tập Yoga. Ngoài ra, những người bị bệnh về cơ xương ở chân cũng rất yêu thích tư thế này. Do họ khó có thể thực hiện theo tư thế ngồi bán già hay kiết già khi chân bị đau nhức.

Hướng dẫn cách vệ sinh thảm yoga đơn giản và sạch sau khi sử dụng Hatha yoga là gì? Những điều cần biết khi tập loại hình này Danh sách địa điểm học huấn luyện viên yoga tại Việt Nam

Trong Yoga căn bản thì tư thế ngồi xếp bằng chỉ dành cho những người mới nhập môn. Đây là tư thế căn bản nhất giúp bạn nhanh chóng học được những cách ngồi thiền trong Yoga còn lại. Vì thế nên đừng gắn bó quá lâu với tư thế này.

Bởi khi thực hiện ngồi xếp bằng thì lưng bạn thường khó giữ thẳng trong thời gian dài. Điều này gây tác động không tốt đối với cột sống. Hơn nữa, trọng tâm cơ thể thường dồn về trước khiến người tập khó tập trung. Vì thế, hiệu quả ngồi thiền không thực sự tốt.

Một trong những cách ngồi thiền Yoga phổ biến chính là ngồi bán già. Với cách ngồi này người tập sẽ phải ngồi gác một chân lên phần bắp chân của chân còn lại. Ưu điểm của tư thế này là giữ cho cột sống luôn thẳng thắn và khó bị tác động.

Điều này giúp người tập gia tăng sự tập trung khi thực hiện những bài tập thiền sâu. Tuy vậy, nó cũng không thể thật sự mang lại hiệu quả tối ưu như tư thế kiết già được.

Tư thế bán già tương đối phổ biến đối với người tập. Đơn giản vì nó dễ thực hiện, không gây đau lưng nếu thiền trong thời gian dài. Tuy nhiên, trước khi thực hiện ngồi thiền thì người tập phải khởi động nhẹ nhàng bằng các bài tập đơn giản.

Các thao tác khởi động đó sẽ giúp bạn hạn chế đau nhức bởi tư thế này thường gây áp lực lên chân. Về lâu dài thì có thể gây nên các căn bệnh về xương khớp. Thế nên tốt nhất bạn vẫn nên học tư thế kiết già.

Cách ngồi thiền Yoga được nhiều người luyện tập lâu năm chọn lựa chính là ngồi kiết già. Tên gọi khác của tư thế này là thế hoa sen, biểu tượng cho sự thanh tịnh và giác ngộ. Có thể nói rằng đây là tư thế phù hợp nhất dành cho việc ngồi thiền.

Để thực hiện được tư thế kiết già trước tiên người tập phải khởi động nhẹ nhàng. Tốt nhất là chú trọng phần chân và khớp hông. Bởi tư thế này tương đối khó thực hiện. Hãy bắt đầu bằng cách ngồi xếp bằng từ nhiên.

Sau đó dùng lòng bàn tay nắm lấy bàn chân phải. Từ từ kéo chân thu lại sao cho bàn chân đặt trên đùi trái. Phần gót chân đặt sát bên bụng và tạo áp lực lên thành bụng. Lòng bàn chân hướng lên trời. Thực hiện tương tự với chân trái sao cho tư thế chân trái tương tự với chân phải.

Trong thực tế thì rất khó thực hiện được tư thế kiết già hoàn toàn. Bởi vì hệ cơ xương của người lớn đã cứng cáp và mất độ dẻo dai. Vì thế người tập phải thường xuyên luyện tập và nỗ lực để căng các bắp chân. Đặc biệt là phải chịu đựng và vượt qua những đau đớn ban đầu.

Đánh đổi lại tư thế kiết già lại mang đến những tác động rất lớn đến sức khỏe. Nó giúp lưu thông máu huyết và tăng cường sự tập trung. Chính vì thế các bậc chân tu xưa thường cho rằng đây là tư thế thể hiện sự giác ngộ về cõi niết bàn. Bởi vì không phải ai cũng có thể thực hiện được và thực hiện đúng cách.

Trong quá trình ngồi thiền trước tiên bạn phải quan tâm đến tư thế. Tư thế đúng thì hiệu quả bài tập càng tăng. Ngược lại sai tư thế có thể dẫn đến những chấn thương gây ảnh hưởng tới cơ thể.

Phương Pháp Ngồi Thiền Năng Lượng

Thiền là một phương pháp chữa bệnh luyện tập đơn giản và dễ dàng theo học. Ai ai cũng có thể tự học cách ngồi thiền. Người bệnh hay người khỏe mạnh đều có thể học , nếu không bệnh thì tập thiền sẽ giúp bạn khai thông trí tuệ, đánh thức các khả năng kỳ diệu và từ đó sẽ biết giúp đỡ những người khác nhanh hơn. Người học thiền thường sẽ thay đổi rất nhanh khi biết cách xin năng lượng. Điều này làm thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng và stress, đầu óc bạn sẽ trở nên thông minh và sáng suốt hơn cũng như mang lại sự nhẹ nhàng trong tâm hồn.

Cách lấy năng lượng từ phương pháp thiền như thế nào?

Phương pháp lấy năng lượng từ vũ trụ

Trong thời đại ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực và tâm lý đến từ cuộc sống đầy thách thức, cũng như môi trường luôn thay đổi với nhịp sống ồn ào, bận rộn. Chính những yếu tố gây stress đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Stress có thể làm rối loạn tiêu hóa, tim mạch, sinh dục, rối loạn nội tiết, làm suy giảm khả năng miễn dịch và dẫn đến nhiều chứng bệnh nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, tác dụng ngồi thiền chính là một liệu pháp đối trị trực tiếp và hữu hiệu xin năng lượng từ vũ trụ. Phương pháp này không những có thể giải tỏa những cảm xúc và cải thiện hành vi mà còn giúp tăng cường nội khí, đồng thời nâng cao sức đề kháng, sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường.

Ý nghĩa của phương pháp thiền – lấy năng lượng từ vũ trụ

Dưới cái nhìn thực tiễn và duy lý thì thiền định nhanh chóng được tiếp nhận và quảng bá rộng rãi như là một hình thức giáo dục đạo đức và tâm linh. Vượt qua khỏi ranh giới của tôn giáo, sự hợp nhất giữa thân và tâm của phương pháp thiền giúp giải quyết những vấn đề do tâm lý gây ra và là phương pháp chữa trị cho nhiều chứng bệnh của xã hội hiện đại để mang lại hạnh phúc cũng như sức khoẻ cho con người. Đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá lại ý nghĩa của từ sức khỏe – “Sức khoẻ là sự thoải mái hoàn toàn vể các mặt thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không bệnh tật”. Thông qua các hoạt động xin năng lượng từ vũ trụ của thiền định mà mọi người đều có thể hành thiền. Bởi vì không gì quan trọng bằng sức khỏe, không gì bù đắp được tâm hồn.

Phương pháp ngồi thiền lấy năng lượng từ mặt trời?

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, có sẵn trong tự nhiên và có rất nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe con người. Con người sẽ chẳng thể sống nếu thiếu ánh sáng mặt trời. Chính vì thế, chúng ta đã biết “xin năng lượng mặt trời” bằng những phương pháp vô cùng khoa học và hiệu quả – ngồi thiền.

Thiền định để lấy năng lượng mặt trời là một nguồn lực sống còn, nguồn lực này kích thích sự phát triển và duy trì sự sống dưới mọi hình thức. Năng lượng mặt trời hay vũ trụ có ở khắp nơi trong tự nhiên. Thực vậy, tất cả muôn loài vạn vật đều cần đến năng lượng để duy trì chức năng sinh tồn của mình. Việc thiếu hụt hay mất cân bằng nguồn năng lượng sống quan trọng này trong cơ thể có thể dẫn tới vấn đề căng thẳng thần kinh hay trạng thái bực bội, lo lắng. Tuy nhiên, khi biết cách xin năng lượng mặt trời chúng ta có thể tiến xa hơn những biểu hiện bề ngoài, giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Năng lượng mặt trời hoạt động ở khắp các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Khi nó luân chuyển trong cơ thể chúng ta, chúng ta gọi đó là năng lượng ở luân xa. Sự luân chuyển này giúp cho hệ thống năng lượng giúp giữ cân bằng tự nhiên của nó, vì thế mà nâng cao được sức khỏe một cách toàn diện, trong trạng thái hòa hợp giữa thể xác, tâm trí và linh hồn.

Các phương pháp trên chính là những phương pháp ngồi thiền cơ bản đem lại nhiều tác dụng đặc biệt với cơ thể. Việc áp dụng các phương pháp đạt hiệu quả cao đòi hỏi người tập phải nỗ lực nhưng cũng cần sự hướng dẫn của giảng viên để nắm rõ các nguyên lý khi luyện tập. Tránh cho người tập luyện sai đường ảnh hưởng sức khỏe mà tốn thời gian và công sức.

Phương Pháp Ngồi Thiền Thu Năng Lượng

Thiền là bài tập mà bất cứ ai, dù khỏe mạnh hay bệnh tật đều có thể luyện tập hằng ngày. Bởi đây là một bộ môn không chỉ giúp chữa bệnh mà còn giúp tĩnh tâm, thư giãn. Do đó, phương pháp ngồi thiền thu năng lượng chắc chắn sẽ giúp bạn thêm khỏe khoắn, tươi tỉnh nếu tập đúng.

Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là gì?

Có câu “đói rau, đau thuốc” hay “có bệnh phải vái tứ phương”, ai mang trong mình bất cứ căn bệnh nào cũng luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng nên chỉ tin tưởng rằng bệnh tật sẽ chỉ được đẩy lùi khi điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hay bất cứ một cách can thiệp y khoa nào đó. Chính vì thế, khi nghe đến phương pháp ngồi thiền thu năng lượng giúp chữa bệnh thì rất nhiều người tỏ ra hoang mang, không tin tưởng khi chỉ việc ngồi bất động một chỗ là có thể khỏi bệnh. Nhiều người còn quy chụp đây là những điều mê tín dị đoan, lừa gạt.

Trước khi hiểu về thiền và cách chữa bệnh từ phương pháp ngồi thiền thu năng lượng thì bạn nên tìm hiểu một chút về cơ thể của mình. Thật ra, theo lý thuyết y học Đông phương, trên cơ thể chúng ta đều có những huyệt đạo nằm ở những vị trí nhất định và có những chức năng khác nhau để giữ cân bằng cho cơ thể, điều hòa lượng máu, các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Khi các huyệt này gặp vấn đề (có thể do sự thay đổi của thời tiết, cách ăn uống không đúng…) sẽ gây tắc khí huyết, giảm quá trình lưu thông máu, các chất dinh dưỡng. Do đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, mắc một số bệnh mãn tính, bệnh lý về cơ xương khớp…

Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng chính là cách tiếp nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài cộng hưởng với nguồn năng lượng có trong cơ thể để giúp các huyệt đạo linh thông, khai mở. Để đạt được những giá trị cao của thiền, đặc biệt là giúp chữa bệnh thì khi ngồi thiền bắt buộc người luyện tập phải thực sự tập trung, không suy nghĩ hoặc liên tưởng đến những hình ảnh, sự việc khác.

Hãy giữ cho suy nghĩ của mình tập trung vào điều mình đang hướng đến khi thiền, như chữa đau ở đâu, chữa bệnh gì… để năng lượng được tập trung đúng chỗ và phát huy tác dụng. Bạn chỉ thực sự chữa được bệnh khi tập thiền đúng và duy trì thường xuyên như một thói quen. Và điều quan trọng nhất, bạn phải được hướng dẫn cụ thể để hiểu rõ về các huyệt đạo trên cơ thể cũng như cách thiền nào phù hợp với thể trạng của bản thân. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên áp dụng thiền chữa bệnh dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về thiền định

Ngồi thiền thu năng lượng giúp nói “không” với stress, căng thẳng

Với nhiều người, chỉ đến khi bác sĩ “chỉ mặt, điểm tên” của bệnh tật mới bắt đầu lo lắng, sợ hãi mà không biết rằng căn nguyên của nhiều bệnh xuất phát từ tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Bỏ qua vấn đề này, bạn có thể phải đối mặt với những tình trạng như rối loạn nhịp tim, đau choáng đầu, hoảng loạn, chán ăn, giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây sụt cân… Đây chính là đầu mối để dẫn bạn đến với nhiều bệnh tật nguy hiểm hơn. Do đó, cách kiểm soát sức khỏe căn bản nhất mà bạn nên biết là giữ bình ổn tâm trạng, đừng để bạn thân rơi vào tình trạng stress, căng thẳng quá lâu.

Dù chưa được khoa học chứng thực là có thể giúp điều trị các bệnh lý cấp tính nhưng phương pháp ngồi thiền thu năng lượng hay các hình thức thiền tập nói chung đã được khẳng định là giúp giữ thế cân bằng, ổn định trong cơ thể rất tốt. Từ đó, thiền giúp bạn giải tỏa được mọi áp lực về mặt tâm lý để luôn cảm thấy thoải mái, thư giãn và hướng đến những điều tích cực, tránh xa được bệnh tật.

“Sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về các mặt thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không bệnh tật”, đây chính là định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới. Điều đó có nghĩa là, không mắc bệnh nan y, bệnh mãn tính, ung thư hay bất cứ căn bệnh nào có thể gọi thành tên không có nghĩa là bạn có một sức khỏe tốt.

Sức khỏe chỉ tốt khi cả tâm trí, suy nghĩ và cơ thể của bạn được thư giãn, thoải mái, các mối quan hệ xã hội, gia đình được cân bằng, ít căng thẳng và mệt mỏi. Để làm được điều này, nhằm cân bằng lại tâm trí, phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là lựa chọn rất tốt cho mọi người. Hãy luyện tập thiền chăm chỉ, đúng phương pháp, tốt nhất nên có người am hiểu về thiền, trường sinh học hướng dẫn để đạt kết quả tốt nhất.

Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng có thể chữa bệnh hay không, chữa hiệu quả đến đâu thì chỉ khi trải nghiệm bạn mới có thể tự mình cảm nhận. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn dừng hết mọi liệu trình đang điều trị để tập trung vào thiền, nhất là với các bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh hiểm nghèo.

Một điều quan trọng khác là trước khi áp dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ về địa điểm tham gia, kinh nghiệm của hướng dẫn viên để tập thiền đúng. Bởi chỉ khi tập đúng, hít thở đúng, thiền tập mới khai mở hết những giá trị thật sự của nó.