Top 10 # Phương Pháp Thí Nghiệm Rót Cát Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phễu Rót Cát Hiện Trường

Thông tin sản phẩm

Phễu Rót Cát Hiện Trường

Xuất Xứ: Việt Nam

Phễu Rót Cát Hiện Trường phù hợp tiêu chuẩn việt nam về xác định độ chặt Nền, Móng đường bằng phương pháp rót cát (22 TCN 346 – 06).

Phễu Rót Cát Hiện Trường cũng rất phù hợp với quy định về thiết bị và dụng cụ thí nghiệm nêu trong 22 TCN 346 – 06

Bộ phễu rót cát: gồm có 3 phần là bình chứa cát, thân phễu và đế định vị. Các kích thước của bộ phễu rót cát được phù hợp với tiêu chuẩn này

Bình chứa cát: làm bằng nhựa hoặc kim loại, có ren ở miệng để có thể lắp chặt khít với phễu. Bình chứa cát có thể tích tối thiểu là 4,0 lít.

Phễu: làm bằng kim loại. Cuống phễu có ren để lắp với bình chứa cát. Miệng phễu có đường kính 165,1 mm, được chế tạo để có thể lắp khít với thành lỗ của đế định vị. Gần cuống phễu có một cái van để cho cát chảy qua. Khi vặn theo chiều thuận kim đồng hồ cho đến khi dừng, van sẽ được mở hoàn toàn, khi vặn theo chiều ngược lại cho đến khi dừng, van sẽ được đóng kín hoàn toàn. Thành phễu tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 60° để cát được phân bố đều trong phễu.

Ðế định vị: là một tấm kim loại hình tròn (hoặc hình vuông) đáy phẳng, có đường kính (hoặc cạnh bên) 304,8 mm. Ðế được khoét một lỗ tròn ở giữa với đường kính 165,1 mm, thành lỗ có gờ để có thể lắp vừa với miệng phễu.

Phễu Rót Cát Hiện Trường bao gồm:

+ Phễu rót cát chuẩn

+ Bình cát chuẩn 4 lít

+ Tấm dung trọng hiện trường

+ Thùng gỗ

+ Đinh ghim.

Tiện Ích Rót Cát Trên Android

Tiện ích rót cát trên Android. Bạn làm thí nghiệm viên công trình. Bạn thường mang theo những gì ra công trường khi thí nghiệm độ chặt? Bạn có cần máy tính cầm tay không? Bạn có tính toán nhầm hay sai kết quả không? Tiện ích của chúng tôi sẽ giúp bạn loại bỏ những phiền toái trên. Nhưng hãy tìm hiểu về nó đã.

1. Giới thiệu bài toán rót cát

Quy trình thí nghiệm xác đinh độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát (Tiêu chuẩn 22TCN346-06) là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất trong các tiêu chuẩn tính độ chặt vật liệu đắp vì tính dễ thực hiện ngoài hiện trường và áp dụng được với nhiều loại vật liệu.

Để thực hiện được thí nghiệm này người thí nghiệm viên ngoài việc phải Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm còn phải:

Mang theo giấy bút và máy tính cầm tay để tính toán ngoài công trường

Việc tính toán và ghi chép ngoài công trường sau khi đã “đục đẽo” đất đá, dưới cái nắng 380C và áp lực từ các đơn vị kiểm tra là rất lớn

Việc tính toán qua nhiều bước làm tròn sẽ không chính xác và trong một số trường hợp việc ghi chép sai sẽ dẫn đến các kết quả tính toán bị hủy. Trường hợp xấu nhất là ta lại “to tay” thêm 1 lần nữa.

Giải pháp là gì?

Tiện ích rót cát từ phần mềm phân lớp là tiện ích miễn phí chạy trên hệ điều hành Android được tạo ra để:

Giảm bớt gánh nặng tính toán cho công tác thí nghiệm rót cát

Giảm bớt đồ dùng mang theo ra công trường

Tăng độ chính xác cho kết quả tính toán

Dữ liệu được lưu trữ trên máy và có thể chia sẻ để lập phiếu và kiểm tra đối với các đơn vị quản lý

2. Tiện ích rót cát trên Android

2.2. Hệ số đầm chặt K được xác định trên cơ sở khối lượng thể tích khô xác định theo Tiện ích này và khối lượng thể tích khô lớn nhất của mẫu vật liệu cùng loại xác định theo “Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm” 22 TCN 333-06.

2.3. Trường hợp lớp vật liệu thí nghiệm có chứa hạt quá cỡ, việc xác định hệ số đầm chặt K sẽ được tiến hành theo hướng dẫn trong Phụ lục B của Quy trình 22 TCN 333-06.

2.4. Tiện ích này chỉ áp dụng cho những loại vật liệu có không quá 50% lượng hạt nằm trên sàng 19,0 mm.

2.5. Tiện ích này không áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Khi thí nghiệm phát hiện có nước chảy vào hố;

Thành hố đào bị biến dạng hoặc sập trong quá trình đào hố.

2.5. Các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu trong Tiện ích này tuân theo các quy định của Quy trình 22 TCN 333-06.

3. Link tải và hướng dẫn sử dụng Tiện ích rót cát.

Link tải Tiện ích rót cát Tại đây

Link tải quy trình 22 TCN 346-06 Tại đây.

Xem toàn bộ video hướng dẫn Tại đây

Xem hướng dẫn cài đặt và sử dụng: Cấu hình và HDSD

Trong quá trình sử dụng nếu gặp sự cố kỹ thuật hãy Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem video Tiện ích rót cát:

Tiêu Chuẩn Ngành 22Tcn 346:2006 Về Quy Trình Thí Nghiệm Xác Định Độ Chặt Nền, Móng Đường Bằng Phễu Rót Cát Do Bộ Giao Thông Vận Tải Ban Hành

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẶT NỀN, MÓNG ĐƯỜNG BẰNG PHỄU RÓT CÁT

1.1 Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật liệu (đất, đất gia cố, đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) tại hiện trường bằng phễu rót cát làm cơ sở xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền, móng đường.

1.2 Hệ số đầm chặt K được xác định trên cơ sở khối lượng thể tích khô xác định theo quy trình này và khối lượng thể tích khô lớn nhất của mẫu vật liệu cùng loại xác định theo “Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm” 22 TCN 333-06. Trường hợp lớp vật liệu thí nghiệm có chứa hạt quá cỡ, việc xác định hệ số đầm chặt K sẽ được tiến hành theo hướng dẫn trong Phụ lục B của quy trình 22 TCN 333-06.

1.3 Quy trình này chỉ áp dụng cho những loại vật liệu có không quá 50% lượng hạt nằm trên sàng 19,0 mm.

1.4 Quy trình này không áp dụng trong những trường hợp sau đây:

Khi thí nghiệm phát hiện có nước chảy vào hố;

Thành hố đào bị biến dạng hoặc sập trong quá trình đào hố.

1.5 Các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu trong quy trình này tuân theo các quy định của quy trình 22 TCN 333-06.

2.1. Tại vị trí thí nghiệm, tiến hành đào một cái hố vào lớp vật liệu có đường kính và chiều sâu quy định (Khoản 5.3). Lấy toàn bộ vật liệu ở hố đào, tiến hành xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm của vật liệu.

2.2. Dùng phễu rót cát đổ một lượng cát chuẩn có khối lượng thể tích đã xác định trước vào trong hố đào, tính thể tích của hố đào.

2.3. Từ kết quả khối lượng tự nhiên, độ ẩm của vật liệu và thể tích hố đào, sẽ tính được khối lượng thể tích khô thực tế của lớp vật liệu thí nghiệm.

3 Quy định về dụng cụ thí nghiệm

3.1 Bộ phễu rót cát: gồm có 3 phần là bình chứa cát, thân phễu và đế định vị. Các kích thước của bộ phễu rót cát được mô tả tại Hình 1.

3.1.1 Bình chứa cát: làm bằng nhựa hoặc kim loại, có ren ở miệng để có thể lắp chặt khít với phễu. Bình chứa cát có thể tích tối thiểu là 4,0 lít.

3.1.2 Phễu: làm bằng kim loại. Cuống phễu có ren để lắp với bình chứa cát. Miệng phễu có đường kính 165,1 mm, được chế tạo để có thể lắp khít với thành lỗ của đế định vị. Gần cuống phễu có một cái van để cho cát chảy qua. Khi vặn theo chiều thuận kim đồng hồ cho đến khi dừng, van sẽ được mở hoàn toàn, khi vặn theo chiều ngược lại cho đến khi dừng, van sẽ được đóng kín hoàn toàn. Thành phễu tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 60­­­­­­ o để cát được phân bố đều trong phễu.

3.1.3 Đế định vị: là một tấm kim loại hình tròn (hoặc hình vuông) đáy phẳng, có đường kính (hoặc cạnh bên) 304,8 mm. Đế được khoét một lỗ tròn ở giữa với đường kính 165,1 mm, thành lỗ có gờ để có thể lắp vừa với miệng phễu.

3.2 Cát chuẩn : là loại cát sạch, hạt cứng, khô, tơi; kích cỡ hạt lọt qua sàng 2,36 mm và nằm trên sàng 0,3 mm; hệ số đồng nhất của cát (C u = D 60/D 10) nhỏ hơn 2,0.

3.3 Cân: cần có 2 chiếc cân. Một chiếc cân có khả năng cân được đến 15 kg với độ chính xác ± 1,0 g (để xác định khối lượng của mẫu từ hố đào). Một chiếc có khả năng cân được đến 1500 g với độ chính xác ± 0,01 g (để xác định độ ẩm mẫu).

3.4 Tủ sấy: loại có bộ phận cảm biến nhiệt để có thể tự động duy trì nhiệt độ trong tủ ở mức 110 ± 5 o C dùng để sấy khô mẫu.

3.5 Sàng: loại sàng mắt vuông, bao gồm 4 chiếc có kích cỡ 2,36, 1,18, 0,6 , 0,3 mm để chế bị cát chuẩn và 2 sàng có kích cỡ là 4,75 mm và 19,0 mm để sàng hạt quá cỡ.

3.6 Các loại dụng cụ khác: dao, cuốc nhỏ, đục, xẻng nhỏ, thìa, đinh to, xô có nắp đậy, hộp đựng mẫu độ ẩm, chổi lông,…

4 Công tác hiệu chuẩn trong phòng

4.1 Hiệu chuẩn bộ phễu rót cát: nhằm mục đích xác định khối lượng của cát chuẩn chứa trong phễu và đế định vị. Khi đã biết khối lượng cát này, sẽ xác định được khối lượng cát chuẩn nằm trong hố đào, là cơ sở để xác định thể tích hố đào. Việc hiệu chuẩn bộ phễu rót cát theo hướng dẫn tại Phụ lục A.

4.2 Xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn

4.2.1 Mục đích: để xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn, từ đó có thể tính được thể tích hố đào khi đã biết khối lượng cát chuẩn chứa trong hố đào.

4.2.2 Việc xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn theo hướng dẫn tại Phụ lục B, được tiến hành định kỳ mỗi tháng hoặc khi độ ẩm không khí thay đổi.

4.2.3 Sau mỗi lần xác định khối lượng thể tích của cát, phải tiến hành hiệu chuẩn lại bộ phễu rót cát (Phụ lục A).

5.1 Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Lắp bình chứa cát với phễu, khoá van. Cân xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát (ký hiệu là A).

5.2 Tại vị trí thí nghiệm, làm phẳng bề mặt để sao cho tấm đế định vị tiếp xúc hoàn toàn với và bề mặt. Lấy đinh ghim đế xuống lớp vật liệu để giữ chặt đế định vị trong khi thí nghiệm.

5.3 Đào một cái hố có đường kính khoảng 15 cm qua lỗ thủng của đế định vị. Chiều sâu của hố đào phải bằng chiều dày lớp vật liệu đã được lu lèn. Hố đào có dạng hơi côn, phần trên lớn hơn phần dưới, đáy hố phẳng hoặc hơi lõm. Cho toàn bộ vật liệu từ hố vào khay và đậy kín.

Ghi chú 1:

Trong quá trình thi công, vật liệu có thể được lu lèn theo nhiều lớp và công tác thí nghiệm phải được tiến hành riêng cho từng lớp. Mỗi thí nghiệm chỉ được đào hố có chiều sâu trong phạm vi của một lớp và kết quả khối lượng thể tích thu được sau thí nghiệm chỉ có giá trị cho lớp đó. Không được đào hố qua nhiều lớp vật liệu đã lu lèn để tính khối lượng thể tích chung cho các lớp chỉ sau một lần thí nghiệm.

5.4 Lau sạch miệng lỗ thủng của đế định vị. úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị, xoay phễu đến vị trí điểm đánh dấu trên miệng phễu và trên đế định vị trùng nhau (vị trí đã đánh dấu khi hiệu chuẩn phễu theo hướng dẫn tại Phụ lục A). Mở van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát dừng chảy, đóng van lại, nhấc bộ phễu rót cát ra.

5.5 Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại (ký hiệu là B).

5.6 Cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào (ký hiệu là M w).

5.7 Lấy mẫu để xác định độ ẩm

5.7.1 Trường hợp vật liệu ở hố đào không chứa hạt quá cỡ (theo quy định tại 22 TCN 333-06): trộn đều vật liệu lấy từ hố đào, sau đó lấy một lượng mẫu đại diện để xác định độ ẩm. Độ ẩm mẫu được xác định theo Mục 6.4.1 (công thức 4).

5.7.2 Trường hợp vật liệu ở hố đào chứa hạt quá cỡ: căn cứ vào quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm (22 TCN 333-06), lấy loại sàng thích hợp tách mẫu ra thành 2 phần (phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ), xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm của từng phần. Độ ẩm mẫu (bao gồm cả phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được xác định theo Mục 6.4.2 (công thức 5).

5.7.3 Khối lượng vật liệu cần thiết để xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào cỡ hạt lớn nhất, theo quy định tại Bảng 1.

Ghi chú 2:

Để nước có trong mẫu vật liệu lấy từ hố đào không bị bay hơi nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả xác định độ ẩm của mẫu, toàn bộ các thao tác mô tả tại Khoản 5.7 phải được tiến hành trong bóng râm, hoặc có dụng cụ che nắng, tránh ánh nắng trực tiếp. Việc thí nghiệm phải được tiến hành khẩn trương sao cho khối lượng mẫu tự nhiên được xác định trong vòng 10 phút tính từ lúc bắt đầu lấy mẫu.

Bảng 1. Khối lượng mẫu nhỏ nhất để xác định độ ẩm

5.7.4 Phương pháp xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào loại vật liệu, thí nghiệm độ ẩm được tiến hành theo một trong các tiêu chuẩn sau:

Với đất, đất gia cố: TCVN 4196-95 (Phương pháp xác định độ ẩm của đất).

Với đất cát, cát gia cố: TCVN 341-86 (Phương pháp xác định độ ẩm của cát).

Với đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên: TCVN 1772-87 (Khoản 3.10 – Xác định độ ẩm).

6.1 Thể tích hố đào được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.2 Khối lượng thể tích tự nhiên được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.3 Khối lượng thể tích khô được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.4 Độ ẩm của mẫu

6.4.1 Trường hợp vật liệu trong hố đào không chứa hạt quá cỡ: lấy mẫu xác và định độ ẩm như Mục 5.7.1, độ ẩm của mẫu tính theo công thức sau:

trong đó:

6.4.2 Trường hợp mẫu có chứa hạt quá cỡ: lấy mẫu xác định khối lượng ướt và độ ẩm của phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ như Mục 5.7.2, độ ẩm của mẫu (bao gồm cả hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được tính theo công thức sau:

trong đó:

6.5 Tính hệ số đầm chặt K

6.5.1 Trường hợp vật liệu không chứa hạt quá cỡ, không cần hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất:

trong đó:

6.5.2 Trường hợp phải hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất thì áp dụng các hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục B của 22 TCN 333-06.

Trong Phụ lục B của Quy trình 22 TCN 333-06, có hai phương pháp hiệu chỉnh. Về nguyên tắc, hai phương pháp này có thể áp dụng tương đương nhau. Phương pháp hiệu chỉnh thứ hai thường được áp dụng. Sau khi tiến hành tính toán và hiệu chỉnh, hệ số đầm chặt K sẽ được tính như sau:

a. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ nhất:

trong đó:

b. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ hai:

trong đó:

7.1 Trường hợp vật liệu không có hạt quá cỡ, báo cáo kết quả thí nghiệm xác định độ chặt bằng phễu rót cát bao gồm những thông tin sau (Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 1và 3):

Công trình, vị trí thí nghiệm, loại kết cấu và vật liệu thí nghiệm, chiều dày lớp vật liệu;

Thể tích hố đào, cm 3;

Khối lượng tự nhiên, khối lượng thể tích tự nhiên của vật liệu trong hố đào, g/cm 3;

Độ ẩm của vật liệu trong hố đào, %;

Khối lượng thể tích khô của vật liệu trong hố đào, g/cm 3;

Phương pháp đầm chặt trong phòng; giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm đầm chặt tốt nhất trong phòng;

Hệ số đầm chặt K của lớp vật liệu, %.

Khối lượng thể tích của cát chuẩn, g/cm 3;

7.2 Trường hợp vật liệu có hạt quá cỡ, báo cáo kết quả thí nghiệm xác định độ chặt bằng phễu rót cát bao gồm những thông tin tại Khoản 7.1 và bổ sung các thông tin sau (Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 2 và 3):

Tỷ lệ hạt quá cỡ, khối lượng thể tích khô lớn nhất đã hiệu chỉnh (theo hướng dẫn tại Phụ lục B và Phụ lục C của quy trình 22 TCN 233-06).

HIỆU CHUẨN BỘ PHỄU RÓT CÁT

A.1 Mục đích: xác định khối lượng của cát chuẩn chứa trong phễu và đế định vị của bộ dụng cụ phễu rót cát dùng trong thí nghiệm xác định độ chặt hiện trường.

A.2 Trình tự tiến hành hiệu chuẩn.

A.2.1 Đổ cát chuẩn vào bình đựng cát, lắp bình đựng cát với phễu.

A.2.2 Xác định khối lượng ban đầu của bộ phễu rót cát có chứa cát (ký hiệu là m 1), g

A.2.3 Đặt tấm đế định vị lên trên một mặt phẳng nằm ngang, sạch và nhẵn. úp miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị. Đánh dấu vị trí tương đối giữa phễu với đế định vị, đồng thời đánh ký hiệu cho bộ phễu và đế đã được lựa chọn. Trong những lần hiệu chuẩn sau, bắt buộc phải sử dụng bộ phễu và đế định vị này cùng nhau.

A.2.4 Mở van hoàn toàn cho cát chảy từ bình chứa cát xuống phễu và đợi cho cát không chảy nữa. Không tác động vào bộ phễu rót cát khi cát đang chảy.

A.2.5 Đóng chặt van lại, nhấc toàn bộ phễu ra khỏi đế định vị. Xác định khối lượng của bộ phễu rót cát và cát còn lại (ký hiệu là m 2).

A.2.6 Xác định khối lượng của cát chứa trong phễu và đế bằng cách lấy giá trị khối lượng của phễu và cát ban đầu trừ đi giá trị khối lượng của phễu và cát sau (m 1 – m 2).

A.2.7 Lặp lại quá trình trên ít nhất là 3 lần. Khác biệt giữa mỗi lần thử so với giá trị trung bình không được vượt quá 1%. Khối lượng của cát trong phễu và đế (ký hiệu là C) sẽ là trung bình của 3 lần thí nghiệm nói trên.

XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA CÁT CHUẨN

B.1 Mục đích: xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn dùng trong thí nghiệm xác định độ chặt hiện trường.

B.2 Dụng cụ cần thiết.

B.2.1 Thùng đong cát: được chế tạo bằng kim loại, có đường kính 15 cm, thể tích từ 2000 cm 3 đến 3000 cm 3. Có thể sử dụng cối đầm loại D (22 TCN 333-06)để làm thùng đong.

B.2.2 Bộ dụng cụ phễu rót cát: Sử dụng loại phễu như khi làm thí nghiệm.

B.2.3 Cân: theo Khoản 2.3. của quy trình.

B.2.4 Thanh thép gạt cạnh thẳng: làm bằng kim loại dày 3 mm, rộng 5 cm, dài 22 cm.

B.3 Trình tự tiến hành xác định khối lượng thể tích của cát

B.3.1 Cân xác định khối lượng thùng đong cát (ký hiệu là m 4).

B.3.2 Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát, lắp bình chứa cát với phễu. Đặt đế định vị lên trên miệng thùng đong, úp phễu rót cát lên đế định vị.

B.3.3 Mở van hoàn toàn cho cát chảy xuống thùng đong, khi cát ngừng chảy thì đóng van lại.

B.3.4 Đưa bộ phễu rót cát ra ngoài. Dùng thanh thép gạt gạt bỏ phần cát nhô lên khỏi miệng bình đong. Lấy bàn chải quét sạch những hạt cát bám phía ngoài thùng đong. Cân xác định khối lượng của thùng đong có chứa cát (ký hiệu là m 3).

B.4 Tính toán

B.4.1 Khối lượng thể tích của cát chuẩn được tính theo công thức sau:

Trong đó: g = khối lượng thể tích của cát chuẩn, g/cm 3;

.m 3 = khối lượng thùng đong và cát, g;

.m 4 = khối lượng thùng đong, g;

V c = thể tích thùng đong cát, cm 3.

B.4.2 Giá trị khối lượng thể tích của cát dùng cho thí nghiệm sẽ là trung bình của 3 lần thí nghiệm.

Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 1

Số……../2006/LAS-XD

1. Đơn vị yêu cầu2. Công trình3. Hạng mục4. Vật liệu sử dụng

5. Ngày thí nghiệm6. Ký hiệu bộ dụng cụ: A17. Ngày hiệu chuẩn dụng cụ và cát chuẩn:…..

Kết quả thí nghiệm

Ghi chú : thí nghiệm đầm chặt trong phòng tiến hành theo 22 TCN 333-06, phương pháp I-A

Người thí nghiệm(ký tên)

Người kiểm tra(Ký tên)

Phòng LAS-XD …(ký tên, đóng dấu)

Đơn vị thực hiện thí nghiệm(ký tên, đóng dấu)

Mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm số 2

Số……../2006/LAS-XD

1. Đơn vị yêu cầu2. Công trình3. Hạng mục4. Vật liệu sử dụng

5. Ngày thí nghiệm6. Ký hiệu bộ dụng cụ: A17. Ngày hiệu chuẩn dụng cụ và cát chuẩn:…..

Kết quả thí nghiệm

Xác định độ ẩm của mẫu

Hạt quá cỡ

Hạt tiêu chuẩn

Ghi chú : thí nghiệm đầm chặt trong phòng tiến hành theo 22 TCN 333-06, phương pháp I-A

Người thí nghiệm(ký tên)

Người kiểm tra(Ký tên)

Phòng LAS-XD …(ký tên, đóng dấu)

Đơn vị thực hiện thí nghiệm(ký tên, đóng dấu)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Một Giờ Vật Lý Có Thí Nghiệm

– Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.

– Nêu được những tính chất của ảnh ảo bởi gương cầu lõm.

– Biết các bố trí thì nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.

a) Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.

– 6 gương cầu lõm, 6 gương phẳng có cùng kích thước bằng với gương cầu lõm.

– 12 chiếc Pin, 6 nguồn sáng chạy bằng Pin 6 vôn, 6 màn chắn có giá đỡ, 1 chiếc đèn Pin.

của học sinh đúng như các nhà khoa học đã đúc kết: nghe dễ quên, nhìn dễ nhớ, làm dễ hiểu. Chính vì vậy nếu giáo viên phát huy tính tự lực tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học cũng góp phần thiết thực nâng cao quá trình tiếp thu bài học của học sinh. Việc dạy học môn vật lý trong trường THCS không những nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về môn vật lý, mà còn là trang bị cho học sinh những công cụ sắc bén để nghiên cứu thế giới tự nhiên. Vậy vấn đề đổi mới phương pháp môn vật lý là hết sức cần thiết, đặc biệt là đổi mới một giờ học có thí nghiệm thì giáo viên phải làm như thế nào để học sinh tập hợp được các sự kiện quan sát và thực nghiệm vạch ra những dấu hiệu đặc trưng khám phá mối quan hệ từ đó hệ thống hoá và dẫn dắt thành khái niệm định luật nói cách khác giáo viên cần tổ chức những tình huống để học sinh định hướng hành động tự chủ của mình từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất. II/- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1- Thực trạng: Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Vật lý ở trường THCS Ninh Hải tôi đi sâu vào nghiên cứu chương trình trong quá trình dạy và dự giờ của các đồng nghiệp, tôi thấy: - Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động thiếu tích cực, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo. - Học sinh chỉ biết ngoan ngoãn tiếp nhận những kiến thức trong sách giáo khoa một cách hời hợt chung chung, không chịu tư duy độc lập mà nắm kiến thức như bị gò ép và áp đặt. Do vậy việc nắm kiến thức của học sinh không phải là tự phát mà đó là một quá trình có mục đích rõ ràng, có kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ trong một quá trình nổ lực tư duy, trong đó học sinh phải phát huy được tính tự lực, tính tích cực sáng tạo của mình thì mới nắm được những kiến thức chắc chắn và sâu sắc. Trên tinh thần đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài cùng với ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bản thân tôi đưa ra ý kiến nhỏ về vấn đề giúp học sinh tự nắm kiến thức trong một giừo vật lý có thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực tự lực sáng tạo của học sinh trong một giờ học vật lý, qua đó góp phần xây dựng phong phú dạy học theo phương hướng lấy học sinh làm trung tâm. Từ đó đáp ứng được sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. 2- Kết quả, hiệu quả của thực trạng: Từ thực tế việc tiếp thu bài học cũng như tiếp nhận kiến thức của học sinh tôi thấy còn hạn chế rất nhiều, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao. Với thực trạng như vậy tôi đã soạn thảo đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học một giờ Vật lý có thí nghiệm nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức: * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A, 7B, 7C Trường THCS Ninh Hải - Tĩnh Gia. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua quá nghiên cứu và tìm hiểu tôi nhận thấy rằng nghiên cứu thực chất việc tự lực nắm vững kiến thức Vật ký và phát huy tính tích cực, tự lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong một giờ học Vật lý. * Phạm vi nghiên cứu: * Phương pháp nghiên cứu: - Thực nghiệm. - So sánh trò chuyện. B- Giải quyết vấn đề: I- Các giải pháp thực hiện: Để đạt được kết quả tốt trong tất cả các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng thì một trong các yếu tố quan trọng nhất là người học phải có hứng thú đặc biệt là một Vật lý mà mỗi sự vật hiện tượng đều phải thực hiện một yếu tố, một bản chất nào đó của một quy luật tự nhiên trong quá trình dạy học việc đổi mới phương pháp là vô cùng cần thiết sao cho vận dụng các phương thức trong từng bài, từng thí nghiệm, từng phần phải phù hợp với đối tượng học sinh mà mục đích cuối cùng là học sinh chủ động làm việc tích cực hoạt động trong mỗi thao tác trong mỗi giờ học đặc biệt đối với giờ học có tiết học Vật lý mà mục đích sử dụng các thí nghiệm vật lý trong quá trình dạy học thí nghiệm Vật lý được sử dụng các mục đích sau: 1- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để xây dựng kiến thức mới. 2- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để rèn luyện cho học sinh khả năng thực hành vận dụng kiến thức thực tế vào cuộc sống. 3- Thí nghiệm Vật lý là thí nghiệm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện tư bồi dưỡng tư pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh. 4- Thí nghiệm Vật lý dùng để đánh giá khả năng kiến thức của học sinh. 5- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để rèn luyện cho học sinh những đặc tính tốt như tinh thần sáng tạo tính cẩn thận, kiên trì ... * Phân loại thí nghiệm: - Thí nghiệm khảo sát. - Thí nghiệm chứng minh. - Thí nghiệm đồng loạt. II- Biện pháp và việc làm cụ thể: Bước đầu giúp học sinh nắm kiến thức Vật lý trong một giờ dạy có thí nghiệm thực tế là điều kiện quyết định việc lựa chọn phương pháp tác động đến đối tượng học sinh một cách phù hợp để một giờ dạy Vật lý có thí nghiệm ở trường THCS đạt hiệu quả bản thân người giáo viên phải quan tâm đến hai vấn đề cơ bản sau. - Một là: Xác định tiến trình hoạt động dạy học cụ thể. - Hai là: Tổ chức các tình huống học tập (Định hướng các hoạt động học tập của học sinh). 1- Xác định tiến trình hoạt động cụ thể: Việc xác định phương pháp dạy học cụ thể đối với mỗi tiết học Vật lý là quan trọng để đạt được mục đích của bài giáo viên phải đòi hỏi học sinh hành động yêu cầu đặt ra đòi hỏi học sinh thu nhập tái tạo theo cái sẵn có phải tham gia tìm tòi phát hiện giải quyết vấn đề là tiết dạy thực nghiệm nên cần phải hiểu rõ nội dung của phương pháp này phải trực tiếp cho học sinh được tham gia thí nghiệm qua đó phải giải quyết được những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Muốn vậy cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết dạy là gì, làm thế nào để giác ngộ vấn đề định hướng nhiệm vụ, nhận thức của học sinh, kiến thức cần thiết của học sinh. Tóm lại xác định tiến trình hoạt động cụ thể cần vạch rõ 3 nội dung chính sau: - Mục tiêu của tiết dạy. - Nhiệm vụ của học sinh. - Kiến thức xuất phát cần thiết. 2- Tổ chức tình huống: Đây là một vấn đề then chốt trong giờ Vật lý có thí nghiệm bởi vì khác với giờ dạy, dùng thí nghiệm để chứng minh tiết dạy Vật lý có thí nghiệm yêu cầu học sinh phải thao tác tư duy suy luận để giải quyết các vấn đề mà giáo viên nêu ra. Do vậy để tiết học có hiệu quả cao, phát huy tính tối đa, tính tích cực của học sinh cần phải tiến hành triệt để các bước sau. - Kỹ năng quan sát: Bước đầu định hướng cho học sinh biết quan sát một cách có mục đích, có kế hoạch trong một trường hợp có thể học sinh tự vạch ra kế hoạch quan sát chứ không tuỳ tiện ngẫu nhiên giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi kỹ trong nhóm về mục đích và kế hoạch quan sát rồi mới quan sát. - Kỹ năng thu nhập và xử lý thông tin: Bước 1: Chia học sinh trong lớp theo nhóm. Chỉ có chia lớp thành 5 - 6 nhóm, các học sinh trong nhóm được phân bổ học sinh giỏi có, khá có, trung bình có và yếu kém có. Bước 2: Cách bố trí thì nghiệm trong tiết dạy. - Đối với những tiết dạy có thí nghiệm khó (phức tạp) thì người giáo viên phải xác định vị trí đặt thí nghiệm như thế nào mà tất cả các học sinh giám sát được, sau đó cho đại diện của từng nhóm thay nhau làm và ghi kết quả của các nhóm cách làm của nhóm lên phiếu học tập của nhóm đó từ đó cho đại diện của nhóm báo có hoặc dùng máy chiếu để các nhóm so sánh. Ví dụ: Như trong bài (cân bằng lực - toán tính) Vật lý 8. (ở thí nghiệm H5.3) thí nghiệm kiểm tra. Đối với thí nghiệm này trước hết giáo viên đưa ra mục đích của việc thí nghiệm cách lắp đặt thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. Sau đó cho đại diện của các nhóm thay nhau lên làm và ghi kết quả lên bảng và từ đó học sinh đưa ra nhận xét của nội dung này. * Đặt vấn đề hay nêu giả thiết: Vấn đề chứa đựng câu hỏi, nhưng đó là những câu hỏi về những cái gì chưa biết, câu trả lời chứa có phải xuất hiện cái mới cái tím tòi sáng tạo mới xây dựng được, chứ không phải nhớ lại những gì đã có. * Tiến hành thí nghiệm để tìm tòi hay kiểm tra giả thiết quan sát diễn biến của hiện tượng ghi lại các kết quả thí nghiệm. * Tổ chức các tái hiện quan sát, ghi chép được ở thí nghiệm sử dụng các thao tác tư duy, các suy luận lô gíc đẻ vạch ra các nét bản chất. * Củng cố sự lĩnh hội kiến thức của học sinh vận dụng kiến thức và thực tiễn tuy nhiên việc tổ chức hoạt động học tập đối với các tiết dạy cần phải kết hợp lồng ghép 4 nội dung trên một cách hợp lý theo một trình tự nhất định, bởi hệ thống câu hỏi nêu vấn đè mà giáo viên đã chuẩn bị. Ví dụ: Khâu tổ chức học tập đối với tiết dạy: Bài 19: Sự nổi vì nhiệt của chất lỏng (Vật lý lớp 6). 1- Câu hỏi có thể đưa ra: Khi đun nóng một ấm nước đầy liệu nước có tràn ra ngoài không vì sao. Không yêu cầu học sinh trả lời. Để giải quyết được vấn đề này: Bài hôm nay. ? Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng: H19.2 (SGK) Vật lý 6. ? Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra giáo viên không yêu cầu học sinh trả lời mà học sinh dự đoán. ? Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của ba chất lỏng: Nước, rượu và dầu (H19.3). 2- Giáo viên cùng học sinh làm thí nghiệm giải quyết vấn đề đối với mỗi thí nghiệm của nhóm học tập, cần phải làm thí nghiệm và quan sát, ghi chép các kết quả thí nghiệm và chính từ các kết quả thí nghiệm bằng suy luận các thao tác tư duy, yêu cầu học sinh phải vạch ra những nét bản chất của bài đó là: * Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. * Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. III/- Bài soạn một tiết dạy vật lý có thí nghiệm: Ngày soạn 22 tháng 10 năm 2005 Tên bài: Gương cầu lõm (tiết 8 theo PPCT) 1. Mục tiêu: - Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm. - Nêu được những tính chất của ảnh ảo bởi gương cầu lõm. - Biết các bố trí thì nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 2. Chuẩn bị: a) Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. b) Giáo viên: - 6 gương cầu lõm, 6 gương phẳng có cùng kích thước bằng với gương cầu lõm. - 12 chiếc Pin, 6 nguồn sáng chạy bằng Pin 6 vôn, 6 màn chắn có giá đỡ, 1 chiếc đèn Pin. 3. Tổ chức hoạt động dạy trên lớp: a) Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? b) Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Đặt vấn đề (2') - Giáo viên cho học sinh quan sát gương cầu lõm. Các em có nhận xét gì về bề mặt của loại gương này? - Vậy những loại gương mà có bề mặt lõm hay mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu người ta gọi là gương cầu lõm và các tình chất tạo bởi gương cầu lõm như thế nào? Hôm nay ta nghiên cứu bài: Gương cầu lõm. * Hoạt động 2: (15') Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm Hoạt động của thầy Hoạtđộng của trò Phần ghi của trò ? Để biết ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất như thế nào? ta nghiên cứu phần thứ nhất. - GV: Hướng dẫn các dụng cụ thí nghiệm. - GV: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu: HS trả lời các câu hỏi sau? HS thí nghiệm theo nhóm học tập và rút ra nhận xét. - ảnh quan sát được trong gương. - Độ lớn của ảnh so với vật. I. ảnh tạo bởi gương cầu lõm. 1. Thí nghiệm: Hình 8.1 (SGK) ? ảnh tạo bởi gương cầu lõm có tính chất như thế nào? ? ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm như thế nào so với ảnh tạo bởi gương phẳng? GV: Cho các nhóm nêu các kết quả thông qua thí nghiệm. ? Qua các thí nghiệm trên em hãy tìm từ thích hợp hoàn thành lời kết luận sau: GV: Cho các nhóm lên điền vào bảng phụ. - GV: Đây chính là nội dung phần kết luận 1: ảnh tạo vởi gương cầu lõm. So sánh sự giống và khác nhau giữ ảnh tạo bởi gương cầu lõm so với gương phẳng. HS: Nhắc lại nội dung kết luận. - Chùm tia sáng song song. - Chùm tia sáng hội tụ - Chùm tia sáng phân kỳ. 2. Kết luận * Hoạt động 3: (15') Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm Hoạt động của thầy Hoạtđộng của trò Phần ghi của trò - GV: Dùng đèn chiếu lên bảng cho HS nhận dạng 3 loại chùm sáng. ? Vậy sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm như thế nào? ? Khi chiếu chùm tia tứi song song qua gương cầu lõm thì chùm tia phản xa có đặc điểm gì? Ta đi làm thí nghiệm sau: - GV: Nêu dụng cụ thí nghiệm. - GV: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm. - GV: Yêu cầu HS quan sát chùm tia phản xạ có đặc điểm gì? - GV: Qua thí nghiệm trên em hãy tìm từ thích hợp hoàn thành lời kết hợp sau: - GV: Cho HS nhắc lại nội dung phần kết luận trên. - GV: Dựa vào tính chất các em vừa được nghiên cứu: Em hãy trả lời câu hỏi sau: (C4) - GV: Vậy đối với chùm tia tới phân kỳ khi gặp gương phẳng thì chùm tia phản xạ có đặc điểm như thế nào? - GV: Hướng dẫn HS tương tự như thí nghiệm trên nhưng thay chùm tia tới song song bằng chùm tia tới phân kỳ tại một điểm trước gương. - GV: Chùm tia phản xạ có đặc điểm gì? Qua thí nghiệm trên em hãy tìm từ thích hợp để hoàn thành lời kết luận sau: - GV: Đây chính là nội dung phần kết luận. - GV: Cho HS đọc lại nội dung phần kết luận. HS: Học sinh tiến hành thì nghiệm theo nhóm học tập. - Chùm tia phản xạ hội tụ 1 điểm trước gương. HS lên điền vào bảng phụ "Hội tụ". HS tiến hành thí nghiêm theo nhóm và rút ra kết luận. - Chùm tia phản xạ song song. Cách điều chỉnh pha đèn so với vị trí của bóng đèn thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiều ra. II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. 1. Đối với chùm tia tới song song. a) Thí nghiệm: Hình 8.2 (SGK) b. Kết luận: 2. Đối với chùm tia tới phân kỳ. a. Thí nghiệm: Hình 8.4 (SGK) b. Kết luận: Hoạt động 4: (10') Vận dụng - củng cố - hướng dẫn về nhà Hoạt động của thầy Hoạtđộng của trò Phần ghi của trò - GV: Vậy để vận dụng các tính chất của gương cầu lõm trong đời sống như thế nào? - GV: Cho HS quan sát chiếc đèn pin. - Pha đèn. - Cách điều chỉnh pha đèn để tạo ra các chùm sáng song song, hội tụ, phân kỳ. - GV: Vận dụng các kết quả trên cho HS trả lời câu hỏi C6, C7. - GV: Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài và đọc phần ghi nhớ. - GV: Treo bảng phụ nội dung của phần ghi nhớ. - GV: Dặn dò HS học bài cũ và làm các bài tập vở bài tập 8.1; 8.2; 8.3. III- Vận dụng: 1. Tìm hiều đèn pin. Hình 8.5 (SGK) a) Vận dụng: Câu 1: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh. A. ảo, lớn hơn vật. B. Thật. C. ảnh lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương. D. Hứng được trên màn chắn. Câu 2: Chọn nội dung trả lời đúng nhất. Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lõm thì chùm sáng phản xạ là ............................................. A. Chùm sáng hội tụ, điểm hội tụ này ở trước gương. B. Chùm sáng song song. C. Chùm sáng gồm các tia sáng trực tiếp giao nhau một điểm. D. Chùm sáng phân kỳ. C- Kết luận: I- Kết quả nghiên cứu: 1- Với phương pháp giảng dạy như trên, bằng một số kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu giảng dạy tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau: Lớp 7A; Số học sinh hứng thú học tập môn Vật lý là: 100%. Trong đó: 90% học sinh nắm được bài tại lớp. Lớp 7B: Số học sinh hứng thú học tập môn Vật lý là: 100%. Trong đó: 95% học sinh nắm được bài tại lớp. Lớp 7C: Số học sinh hứng thú học tập môn Vật lý là: 100%. Trong đó: 100% học sinh nắm được bài tại lớp. Nếu so sánh với năm học 2004-2005 thì số học sinh yêu thích học môn Vật lý có tăng đáng kể, tỷ lệ học sinh nắm bắt được nội dung tăng lên nhiều tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên vượt bậc và nguyên nhân chính là: + Chất lượng trang thiết bị chưa đảm bảo. + Vì thí nghiệm tương đối mới mẻ, phương pháp dạy những giờ Vật lý có thí nghiệm thường giáo viên chỉ sử dụng 1-2 bộ để chứng minh. Chính vì lẽ đó năm học 2005-2006 được sự chỉ đạo của Bộ đặc biệt chỉ đạo sát sao của Phòng và tôi đã mạnh dạn đẩy mạnh vấn đề đổi mới phương pháp khá là triệt để thì thấy đem lại hiệu quả rất cao. 2- Đánh giá chung: áp dụng kinh nghiệm biện pháp trên tôi đã gặt hái được kết quả sau: - Tỷ lệ học sinh ý thức học tập tăng từ 70-100%. - Tỷ lệ học sinh nắm được bài trên lớp tăng 70-95%. - Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 5-50%. - Tỷ lệ học sinh trung bình tăng từ 30-50%. - Tỷ lệ học sinh yếu kém không còn đáng kể. 3- Những ưu, nhược: (tính tích cực cần phát huy hạn chế khắc phục) Bằng những phương pháp và kinh nghiệm trên tôi đã thu được kết quả rất đắng khích lệ tôi mong rằng với phương pháp này có thể nhân rộng ra cho các trường xung quanh và được các đồng nghiệp hưởng ứng với tham vọng của tôi để dạy một giờ Vật lý có thí nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. II- Kết luận và kiến nghị: Bằng phương pháp dạy học một giờ Vật lý có thí nghiệm như trên bản thân tôi thấy rằng kết quả học tập của học sinh được nâng lên môt cách rõ rệt bởi vì tiết dạy gây được sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh, khả năng ghi nhận và lĩnh hội kiến thức của học sinh nhanh hơn, đồng thời rèn luyện và phát huy tính tích cực, các kỹ năng thao tác thí nghiệm, quan sát và giải thích sự vật hiện tượng. Đồng thời việc giảng dạy không phải chỉ là truyền thị kiến thức cho học sinh mà còn tạo ra cho học sinh thông qua thực hành t hí nghiệm để phát triển năng lực, nhận thức, phát triển tư duy, học sinh từng bước có khả năng tự lập trong mọi tình huống Vật lý. Bản thân tôi chỉ xin trình bày ý kiến trong phạm vi hẹp, chỉ là kinh nghiệm nhỏ được tách ra từ những kinh nghiệm thực tế giảng dạy. Do đó không tránh khỏi những thiếu sót, thiếu tính khách quan, rất mong được lĩnh hội các thông tin đánh giá để tôi tiếp tục nghiên cứu hơn nữ, để cùng đồng nghiệp đạt được mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy. Ninh Hải, ngày 28 tháng 3 năm 2007 Người thực hiện Hà Văn Sơn ý kiến của hội đồng khoa học ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ............................................................................................