Top 9 # Phương Pháp Tính Thuế Gtgt Phải Nộp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Quy Định Mới Về Ngưỡng Nộp Thuế Và Phương Pháp Tính Thuế Gtgt

Ngày 19/06/2013 vừa qua, Quốc hội kì họp thứ 13 đã thông qua Luật thuế GTGT mới sửa đổi bổ sung 7 điều sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, trong đó có quy định về ngưỡng nộp thuế và phương pháp tính thuế GTGT mới như sau:

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

1. Về ngưỡng nộp thuế

Bổ sung quy định về ngưỡng doanh thu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh và trừ trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.

Như vậy, từ ngày 01/01/2014 hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp – không thuộc đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ, kể cả trường hợp có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ

2. Về phương pháp tính thuế

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: áp dụng duy nhất đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

– Cách xác định: Số thuế phải nộp bằng (=) Giá trị gia tăng nhân (x) Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Phương pháp tính theo tỷ lệ % nhân với doanh thu

– Đối tượng áp dụng:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật thuế GTGT.

+ Hộ, cá nhân kinh doanh.

+ Nhà thầu nước ngoài chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ nhà thầu dầu khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.

+ Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp tự nguyện đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

– Cách xác định: Số thuế phải nộp bằng (=) Tỷ lệ % nhân (x) Doanh thu.

Tỷ lệ thu được phân biệt theo 4 loại ngành nghề:

+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Với việc áp dụng quy định về ngưỡng, đối với người nộp thuế có doanh thu hàng năm hoặc trong 12 tháng liên tục trên ngưỡng doanh thu tính thuế sẽ khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng nộp thuế GTGT theo mức tỷ lệ trên doanh số.

Cách Hạch Toán Thuế Gtgt Phải Nộp

Cách hạch toán thuế GTGT phải nộp – được khấu trừ

Cách định khoản hạch toán thuế GTGT trong các trường hợp: theo phương pháp khấu trừ, trực tiếp trên doanh thu, Thuế GTGT hàng nhập khẩu, xuất khẩu, Thuế GTGT không được khấu trừ, Thuế GTGT bị truy thu…

I. Cách hạch toán Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào (TK 133)

– Căn cứ hạch toán: 

+ Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào. 

+ Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu

+ Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài

a) Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

– Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán hạch toán:

Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242… : giá chưa thuế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

         Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.

b) Hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:

– Theo khoản 9 điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC thì Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242… : giá chưa thuế + số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

         Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán)

Nợ các TK 641, 642 (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của các khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra (TK 3331)

Căn cứ vào hóa đơn đầu ra hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

3. Hạch toán thuế GTGT cuối kỳ (kết chuyển đầu ra – đầu vào)

Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra trong kỳ:

Kế toán hạch toán:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp 

      Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Bút toán này được thực hiện theo tháng hoặc quý: phụ thuộc vào kỳ kê khai thuế GTGT mà doanh nghiệp các bạn đang áp dụng là theo tháng hay theo quý.

– Bước 1: Các bạn tập hợp hết số thuế GTGT đầu vào gồm có: 

+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh tăng bên Nợ của TK 133: có được khi mua HH-DV được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh giảm ghi bên Có của TK 133: do phát sinh các khoản thuế GTGT không được khấu trừ hoặc phát sinh các khoản điều chỉnh như: CKTM, GGHB hay HBBTL

– Bước 2: Tập hợp hết số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ gồm có:

+ Số thuế GTGT đầu ra trong kỳ phát sinh tăng bên Có của TK 3331: phát sinh khi bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế

+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh giảm ghi bên Nợ của TK 3331: do phát sinh các khoản điều chỉnh như: CKTM, GGHB hay HBBTL

– Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331

giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì đưa giá trị đó vào bút toán

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp 

      Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Lưu ý: Cần so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT để đảm bảo tính chính xác

Sau khi kết chuyển xong các bạn cần đối chiếu như sau:

– Nếu TK 3331 còn số dư Bên Có sau khi kết chuyển (do Tổng 133 < Tổng 3331): so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT

4. Hạch toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312)

a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331,…

b) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

c) Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112,…

d) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế

GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)

– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

5. Hạch toán thuế GTGT hàng xuất khẩu:

a) Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:

– Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

– Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).

b) Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112,…

c) Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 3333

Có TK 711 – Thu nhập khác.

d) Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

– Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và số thuế xuất khẩu phải nộp như trường hợp xuất khẩu thông thường quy định tại điểm a mục này.

– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế xuất khẩu).

– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

6. Hạch toán thuế GTGT đầu vào được hoàn

Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT theo luật định do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

7) Hạch toán Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có các TK 111, 112.

8. Hạch toán khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế GTGT:

– Khi DN nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:

Nợ TK 811: Chi phí khác (Khoản này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN)

Có TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp

-  Khi nộp tiền phạt:

Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp

Có TK 111/112

9. Hạch toán thuế GTGT bị truy thu:

– Căn cứ vào quyết định truy thu hạch toán:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

– Khi nộp khoản tiền thuế GTGT truy thu:

Nợ TK 3331

Có TK 111/112

II. Hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi sổ sau:

- Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, thực hiện hạch toán: 

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

- Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:

+ Khi xuất hóa đơn: 

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá đã có thuế GTGT)

+ Khi xác định số thuế GTGT phải nộp

Nợ các TK 511, 515, 711

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Mẫu 06/Gtgt Thay Đổi Phương Pháp Tính Thuế Gtgt

Hỏi: Doanh nghiệp tôi mới thành lập năm 2015, đang áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trược tiếp. Hiện tại tôi muốn đổi sang phương pháp khấu trừ thì thủ tục như thế nào? Mẫu biểu?

Trả lời: (Mẫu 06/GTGT – Cách viết)

Doanh nghiệp mới thành lập năm 2015, muốn áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Căn cứ vào Điểm 3, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ tài chính sửa đổi bổ xung khoản 3, 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

d) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

đ) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp, hợp tác xã hướng dẫn tại điểm a khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm b, c khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, hóa đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu. Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/01/2014 chưa đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, nếu đáp ứng được các điều kiện hướng dẫn tại điểm b, c khoản này thì được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm d khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm đ khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh biết việc chấp thuận hay không chấp thuận Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Các trường hợp khác:

a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.

b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.

c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.

d) Khi hết năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên theo cách xác định tại khoản 2 Điều này và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không đạt mức doanh thu từ một tỷ đồng trở lên nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì được đăng ký tự nguyện tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều này. Sau năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng ổn định phương pháp tính thuế trong 2 năm liên tục.

Ví dụ 53: Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ áp dụng phương pháp tính trực tiếp các kỳ tính thuế GTGT trong năm 2014. Đến hết kỳ tính thuế tháng 11/2014, Công ty TNHH thương mại dịch vụ X xác định doanh thu như sau:

Lấy chỉ tiêu tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế từ tháng 4 đến hết tháng 11 năm 2014 chia cho 8 tháng, sau đó nhân với 12 tháng.

Trường hợp doanh thu ước tính xác định được từ 1 tỷ đồng trở lên thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X chuyển sang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ ngày 1/1/2015 và cho hai năm 2015, 2016. Trường hợp doanh thu ước tính theo cách xác định trên chưa đến 1 tỷ đồng và Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. Nếu Công ty TNHH thương mại dịch vụ X tiếp tục đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì Công ty TNHH thương mại dịch vụ X tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ trong hai năm 2015, 2016.“

Do vậy, tại tiết C, điểm 3, điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 08 năm 2014 của bộ tài chính khi doanh nghiệp có đủ điều kiện như trên được chuyển đổi áp dụng sang phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trư

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán, báo cáo thuế, doanh nghiệp

Phương Pháp Tính Thuế Cá Nhân Kinh Doanh Nộp Thuế Khoán

d) Cá nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm kinh doanh cố định trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú.

2. Căn cứ tính thuế Phương pháp tính thuế cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau: – Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%. – Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%. – Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%. – Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2 Điều này. – Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

d) Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

d.1) Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.

d.2) Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.

d.3) Đối với doanh thu theo hoá đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 2 Điều 3 Thông tư 92.

Mời các bạn xem tiếp: Cá nhân nộp thuế khoán có phải khai doanh thu trên hóa đơn