--- Bài mới hơn ---
Sự Khác Biệt Về Môi Trường Học Giữa Học Sinh Và Sinh Viên Khác Biệt Giữa Môi Trường Học Ở Phổ Thông Và Đại Học Phân Biệt Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Trường Đại Học Và Cao Đẳng Cộng Đồng Tại Mỹ Getting Started Trang 38 Unit 4 Sgk Anh 8 Mới, Viết C (Custom Sự Khác Biệt Giữa Truyền Thống, Phong Tục Và Văn Hóa Là Gì?
Câu 1: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính. Ý nghĩa của chúng với quản lý cà đời sống?
1. Phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Là hoạt động tâm lý bậc thấp của con
người và động vật, chỉ phản ánh được
những đặc điểm bên ngoài của sự vật
hiện tượng.
Chỉ xảy ra khi có sự tác động trực tiếp
vào các cơ quan cảm giác, thường xảy ra
trong 1 thời gian rất ngắn hoặc ngay lập
tức
Các hình ảnh phản ánh được thể hiện
dưới dạng các hình ảnh cụ thể
Chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố vô
thức, bản năng và di truyền
NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Chỉ có ở con người, không có ở động vật,
phản ánh những cái bên trong thuộc về
bản chất có tính quy luật, phản ánh những
cái mới, những cái chưa biết.
Được thực hiện một cách từ từ, lâu dài
chứ không ngắn và tức khắc như trong
nhận thức cảm tính.
Sự phản ánh bao giờ cũng có mục tiêu, có
ý thức. được biểu hiện dưới các dạng
hình ảnh trừu tượng.
Được tiến hành một cách gián tiếp thong
qua ngôn ngữ: nói, viết, hình ảnh.
2. ý nghĩa đối với đời sống:
– Ý nghĩa của nhận thức cảm tính (bao gồm cảm giác và tri giác) đối với đời sống:
+ cảm giác : các cơ quan cảm giác giúp chúng ta nhận biết được sự muôn màu, muôn
vẻ của thế giới xung quanh, biết được các âm thanh, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, độ
lớn…Nhờ các cơ quan cảm giác mà cơ thể con người tiếp nhận được những thông tin
phong phú về hiện thực, cảm giác giúp cho con người định hướng trong hành vi,
hành động, hoạt động. và cảm giác nhiều khi tạo nên ở chúng ta một năng lực đặc
biệt- đó chính là tính nhạy cảm. tính nhạy cảm giúp cho con người định hướng 1
cách nhanh chóng trong hoạt động cũng như trong giao tiếp, nó làm cho con người
trở nên tinh vi, nhạy bén và tế nhị.
+ tri giác : có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, trên cơ sở phản ánh
thế giới 1 cách đầy đủ, hoàn chính hơn cảm giác. tri giác giúp cho con người định
hướng được nhanh chóng và chính xác hơn về thế giới. hình ảnh tri giác giúp cho con
người điều chỉnh một cách hợp lý về hành động của mình trong thế giới và phản ánh
thế giới có lựa chọn và mang tính ý nghĩa. Quan sát là sự tri giác có mụcđích, có chủ
định, có kế hoạch cung cấp cho con người những thong tin cần thiết trong lĩnh vực tư
duy nói chung và trong khoa học nói riêng.
– Ý nghĩa của nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và trừu tượng) đối với đời
sống:
+ tư duy : giúp chúng ta nhận thức về thế giới 1 cách sâu sắc hơn,khám phá ra
những quá trình, những quy luật mới mẻ, phản ánh sâu sắc và đúng đắn sự vật,
giúp con người hiểu đầy đủ và toàn diện hơn về sự vật, giúp con người mở rộng
đến vô hạn năng lực của mình.
+ tưởng tượng: đóng vai trò quan trọng bất kỳ hoạt động nào của con người,
tưởng tượng giúp cho con người định hướng hoạt động của mình bằng cách xây
dựng trước mô hình tâm lý về kết quả cuối cùng của hoạt động và đảm bảo việc
thành lập chương trình đi đến kết quả đó.
Tưởng tượng phong phú là phẩm chất của tư duy sáng tạo, là yếu tố cần thiết để
phát minh, sáng chế ra các sản phẩm mới. tưởng tượng ra những hình ảnh, mẫu
người lý tưởng là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Câu 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa nhận thức cảm tính và lý tính. Ý nghĩa
của chúng ?
1. Phân biệt
+ Trình bày các khái niệm
+ Giống nhau :
Là quá trình tâm lý, là quá trình nhận thức; phản ánh các đặc điểm của sự vật hiện
tượng; cung cấp tri thức cho con người.
+ Khác nhau :
Đối tượng phản ánh : của NTCT là các đặc điểm bên ngoài của NTLT là
các đặc điểm bên trong, các mối quan hệ
NTCT có tính trực quan còn NTLT chỉ xuật hiện trong tình huống có vấn
đề
Khác với NTCT,NTLT có mối quan hệ chặt chẽ hơn với ngôn ngữ
Tri thức mà NTCT mang lại còn chung chung, trong khi tri thức do NTLT
mang lại có tính bản chất và tính khái quát cao.
Trình bày khái quát nhất về khái niệm, tính quy luật của cảm giác, tri giác
để so sánh với quá trình tư duy, tưởng tượng.
+Mối quan hệ giữa chúng
2. Ý nghĩa của chúng tức là ý nghĩa của nhận thức cảm tính và ý nghĩa của cảm
nhận lý tính
+ Ý nghĩa của nhận thức cảm tính :
Ý nghĩa của cảm giác : (giáo trình tâm lý trong quản trị và đời sốngtrang 40)
Ý nghĩa của tri giác : (đúc rút từ trang 50-54 trong giáo trình nói trên )
+ Ý nghĩa của NTLT
Ý nghĩa của Tư duy : cung cấp trí thức đa dạng, sâu sắc, tránh được
những nhận thức cảm tính thiếu khách quan, là phương thức quan
trọng để sáng tạo cái mới, quyết định sự phát triển trình độ xã hội
Ý nghĩa của tưởng tượng : coi bài giảng và trang 88-89 (giáo trình
nêu trên)
Câu 3: hoạt động giao tiếp có ý nghĩa thế nào trong đời sống xã hội. làm thế nào để
nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp trong quản lý?
1. vai trò của hoạt động giao tiếp
a. khái niệm giao tiếp
b. trình bày ngắn ngọn 3 khía cạnh của giao tiếp
c. vai trò của giao tiếp
giao tiếp thiết lập các mối quan hệ (quan hệ lien nhân cách và các quan
hệ khác)
giao tiếp giúp vận hành và phát triển các mối quan hệ
giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động nhận thức của con
người
giao tiếp là yếu tố tác động tới việc hình thành nhân cách con người ( tác
động vào xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất)
cách nâng cao hiệu quả hoạt động trong quản lý
phải hiểu rõ bản thân về: mục đích giao tiếp, năng lực giao tiếp, kỹ xảo giao
tiếp
phải tìm hiểu đối tượng giao tiếp về: nhu cầu, mong muốn, tâm thể, vị thể,
trình độ…
phải rèn luyện kỹ xảo giao tiếp: cách sử dụng các phương tiện giao tiếp
phải vận dụng các quy luật: ám thị, thuyết phục, lây lan, lây truyền, bắt chước
phải biết cách tiếp thu và xử lý thông tin phản hồi
vv……
Giao tiếp là gì ?: Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người vơí con người, thể
hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người cới người, thông qua đó mà con người trao đổi với
nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với
nhau. Hay nói cách khác giao tiếp xac lập và vận hành các quan hệ người- người,
hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Mối quan hệ
giao tiếp giữa con người với con người có thể xẩy ra với các hình thức sau đây:
– Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
– Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
– Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng.
Chức năng của giao tiếp
+ Chức năng thuần túy xã hội: Là các chức năng giao tiếp phục vụ cho nhu cầu
chung của xã hội hay của một nhóm người ( Chức năng thông tin, chức năng phối
hợp)
+ Chức năng tâm lý xã hội: Đó là các chức năng giao tiếp phục vụ cho các nhu cầu
của từng thành viên của xã hội, đáp ứng nhu cầu quan hệ giữa bản thân với người
khác (Chức năng cảm xúc, Chức năng nhận thức lẫn nhau, chức năng điều chỉnh
hành vi)
Các loại giao tiếp: Có nhiều cách phân loại
* Theo phương tiện giao tiếp, có thể có 3 loại giao tiếp sau
– Giao tiếp vật chất : giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Ví dụ: Thông qua đồ
chơi người lớn giao tiếp với trẻ em, người ta tặng cho nhau những vật kỷ niệm để
nhớ nhau, để gửi gắm, tình cảm, suy nghĩ cho nhau
– Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Là giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, hành động,
ánh mắt, nụ cười để biểu thị sự đồng tình hay phản đối
– Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là thông qua tiếng nói, chữ viết
* Theo khoảng cách ta có :
– Giao tiếp trực tiếp
– Giao tiếp gián tiếp: Được thực hiện qua phương tiện trung gian như thư từ, báo chí,
điện thọai …
* Theo quy cách người ta phân thành 2 loại
– Giao tiếp chính thức
– Giao tiếp không chính thức
Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp
là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người
– Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã
hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân
mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản
thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay nói một
cách khá đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.
Chũ nghĩa DVBC đã khẳng định: Tâm lý con người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ
thế giới khách quan chuyển vào trong não mỗi người. Trong thế giới thì quan hệ xã
hội, nền văn hoá xã hội là cái quyết dịnh tâm lý con người
Tâm lý người là kinh nghiệm xã hội- lịch sử đã chuyển thành kinh nghiệm bản thân
thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Tâm lý là
sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.
--- Bài cũ hơn ---
Quy Trình, Nội Dung Thẩm Định Báo Cáo Nghiên Cứu Tiền Khả Thi Dự Án Ppp Nghiên Cứu Tiền Khả Thi Phân Biệt Nghiên Cứu Định Lượng Và Định Tính Trong Marketing Sự Khác Biệt Giữa Nghiên Cứu Định Tính Và Nghiên Cứu Định Lượng Luận Án: So Sánh Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Và Dân Chủ Tư Sản