Top 11 # Sự Khác Nhau Giữa Vas Và Ifrs Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Phần 02 – Sự Khác Biệt Cơ Bản Giữa Ifrs Và Vas

Tổng quan sự khác biệt giữa VAS và IFRS

Hiện nay Việt Nam mới ban hành được 26 VAS nên còn thiếu rất nhiều chuẩn mực so với thông lệ quốc tế như các chuẩn mực về nông nghiệp, về thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản, về nhóm công cụ tài chính, về giá trị hợp lý, về tổn thất tài sản,…. nên khi các doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch kinh tế thuộc nhóm các chuẩn mực này thì chưa có cơ sở pháp lý để kế toán, gây khó khăn cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Mặc dù đã có những đóng góp to lớn trong giai đoạn trước đây nhưng VAS hiện đã trở nên lạc hậu, lỗi thời so với mặt bằng chung thế giới do chưa được sửa đổi, bổ sung và cập nhật. Vì vậy, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế trong đó có một số vấn đề lớn sau đây:

Các chuẩn mực VAS còn thiếu so với IFRS

Về ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính theo giá trị hiện tại, giá hiện hành, giá trị phân bổ, chiết khấu dòng tiền theo lãi suất hiệu lực

Về ghi nhận Tài sản cố định (TSCĐ)

Về ghi nhận tổn thất tài sản

Về giao dịch thuê tài sản

Về giao dịch hợp nhất kinh doanh

Về các giao dịch khác chưa có căn cứ để ghi nhận

Về báo cáo tài chính

1. Các chuẩn mực VAS còn thiếu so với IFRS

STT  Số hiệu chuẩn mực Tên Chuẩn mực chưa ban hành tại Việt Nam

1 IAS 19 Lợi ích người lao động

2 IAS 20

3 IAS 26 Kế toán và báo cáo lợi ích hưu trí

4 IAS 29 Lập báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát

5 IAS 36 Lỗ do suy giảm giá trị tài sản

6 IAS 41 Nông nghiệp

7 IFRS 1 Áp dụng lần đầu IFRS

8 IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

9 IFRS 5 Tài sản dài hạn chờ để bán và hoạt động không tiếp tục

10 IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản

11 IFRS 7 Công cụ tài chính: Trình bày (Thay thế IAS 32)

12 IFRS 8 Bộ phận kinh doanh

13 IFRS 9 Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị (Thay thế IAS 39)

14 IFRS 11 Thoả thuận liên doanh

15 IFRS 12 Thuyết minh về lợi ích của các đơn vị khác

16 IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý

17 IFRS 14 Các khoản hoãn lại theo luật định

Tại ngày báo cáo, VAS yêu cầu hầu hết tài sản và nợ phải trả ghi nhận theo giá gốc, sự thay đổi về giá trị hợp lý chưa được phản ánh ngoại trừ trường hợp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. 

Có một số quan điểm cho rằng chứng khoán kinh doanh đã được đánh giá lại theo giá trị hợp lý dưới hình thức trích lập dự phòng giảm giá nhưng vấn đề này lại không phải là quy định của VAS mà là quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp và cơ chế tài chính.

Ngoài ra, việc lập dự phòng giảm giá cũng mới chỉ là ghi nhận một chiều sự thay đổi của giá trị hợp lý (chiều giảm) chứ chưa phải là quy định đầy đủ về đánh giá lại theo giá trị hợp lý như IFRS.

Có thể tóm tắt một số tài sản và nợ phải trả chưa được đánh giá theo giá trị hợp lý theo IFRS như sau:

Tài sản/Nợ phải trả Phương pháp ghi nhận

Theo VAS  Theo IFRS

Công cụ tài chính (gồm cả chứng khoán và công cụ phái sinh) nắm giữ vì mục đích kinh doanh Giá gốc Giá trị hợp lý

Công cụ tài chính phái sinh nắm giữ vì mục đích phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý hoặc phòng ngừa rủi ro luồng tiền Giá gốc Giá trị hợp lý

Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết nắm giữ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ Giá gốc Giá trị hợp lý

Bất động sản đầu tư (ngoại trừ trường hợp áp dụng mô hình giá gốc) Giá gốc Giá trị hợp lý

Tài sản sinh học Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến tại thời điểm thu hoạch Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Tài sản dài hạn nắm giữ để bán Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

3.  

Về ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính theo giá trị hiện tại, giá hiện hành, giá trị phân bổ, chiết khấu dòng tiền theo lãi suất hiệu lực

IFRS yêu cầu một số tài sản như các khoản phải thu, cho vay… phải được ghi nhận theo giá phí phân bổ trên cơ sở xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai; VAS mặc dù có đề cập đến nhưng chỉ là về mặt lý thuyết (trong VAS 14) còn về mặt thực tế chưa bao giờ được hướng dẫn nên bản chất nội dung này vẫn là một trong những sự khác biệt giữa 2 hệ thống.

4.  

Về ghi nhận một số khoản mục và nội dung cụ thể

STT Khoản mục Nội dung Sự khác biệt

IFRS VAS

1 Tài sản cố định (TSCĐ) Về nguyên giá TSCĐ IFRS cho phép tính vào nguyên giá TSCĐ những chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi phí tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng của TSCĐ VAS không cho phép ghi nhận các chi phí này như một trong các yếu tố cấu thành nguyên giá TSCĐ.

Về đánh giá lại TSCĐ tại thời điểm báo cáo IAS 16 cho phép doanh nghiệp đánh giá lại tài sản theo giá trị có thể thu hồi (là giá trị cao hơn giữa 2 giá trị: Giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng). Cụ thể IAS 16 cho phép doanh nghiệp được tự đánh giá lại các TSCĐ tại thời điểm báo cáo và ghi nhận tổn thất TSCĐ như sau:

Khi đánh giá tăng TSCĐ, phần đánh giá tăng được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu sau khi đã bù trừ hết số tổn thất tài sản được ghi nhận là chi phí do đã đánh giá giảm trước đây;

Khi đánh giá giảm TSCĐ để ghi nhận tổn thất tài sản, phần đánh giá giảm được ghi nhận vào chi phí sau khi đã bù trừ hết số được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu do đã đánh giá tăng trước đây.

VAS chưa cho phép tự đánh giá lại TSCĐ tại thời điểm báo cáo.

VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp có quyết định của cơ quan Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập.

Về khấu hao TSCĐ Theo IAS 16, khi TSCĐ được đánh giá tăng, số khấu hao tương ứng với phần được đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu để bù trừ với số đã đánh giá tăng. VAS cũng chưa có quy định về khấu hao TSCĐ tương ứng với giá trị được đánh giá lại của TSCĐ

Về thanh lý TSCĐ Theo IAS 16, khi thanh lý TSCĐ, phần đánh giá tăng đang ghi nhận trong vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào chi phí. Do chưa có quy định về đánh giá lại TSCĐ nên VAS không có quy định về việc xử lý phần đánh giá tăng TSCĐ được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu

STT Khoản mục Nội dung Sự khác biệt

IFRS VAS

2 Tổn thất tài sản Các tài sản như TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết, tài sản sinh học, quyền khai khoáng, các đơn vị tạo tiền, lợi thế thương mại phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh… Theo IAS 36, các tài sản này phải được đánh giá và ghi nhận tổn thất (nếu có) vào báo cáo kết quả kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Tất cả yêu cầu của IAS 36 đều chưa được VAS đề cập đến hoặc xử lý một cách khác biệt trong Chế độ kế toán doanh nghiệp. Cụ thể

Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp và cơ chế tài chính, doanh nghiệp được trích dự phòng đối với các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết nếu các công ty này bị lỗ. Tuy nhiên, giá trị các khoản đầu tư bị tổn thất có thể cao hơn so với số lỗ trong kỳ của các doanh nghiệp này.

Lợi thế thương mại IFRS yêu cầu xác định số tổn thất hàng năm Được phân bổ 10 năm trên cơ sở phân bổ dần đều

STT Khoản mục Nội dung Sự khác biệt

IFRS VAS

3 Thuê tài sản Giao dịch thuê tài sản IFRS17 đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2018. IFRS 17 không phân biệt giao dịch cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động, thay vào đó chỉ phân biệt giao dịch cho thuê và giao dịch cung cấp dịch vụ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp được ghi nhận cả tài sản thuê hoạt động trên báo cáo tài chính của mình cho dù không có quyền sở hữu. VAS 6 vẫn dựa trên IAS 17 cũ nên tất cả những sự thay đổi gần đây của IASB đều tạo sự khác biệt giữa IFRS và VAS.

STT Khoản mục Nội dung Sự khác biệt

IFRS VAS

4 Hợp nhất kinh doanh Lợi thế thương mại

 IFRS 3 yêu cầu lợi thế thương mại phát sinh khi mua công ty con phải được tính cho cả phần của cổ đông không kiểm soát.

Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, IFRS 3 quy định lợi thế thương mại chỉ được xác định 1 lần duy nhất tại ngày kiểm soát, theo đó yêu cầu lợi thế thương mại phải được xác định trên cơ sở tài sản thuần của công ty con tại ngày kiểm soát và đánh giá lại giá phí những khoản đầu tư của công ty mẹ trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát.

 VAS 11 chỉ yêu cầu ghi nhận cho phần sở hữu của công ty mẹ

VAS yêu cầu xác định giá trị lợi thế thương mại là tổng giá trị lợi thế thương mại phát sinh tại từng lần trao đổi, tức là tài sản thuần của công ty con được xác định tại từng lần trao đổi và không yêu cầu đánh giá lại giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ trong những lần trước đây theo giá trị hợp lý tại ngày kiểm soát.

Lợi ích cổ đông không kiểm soát IFRS 3 yêu cầu lợi ích cổ đông không kiểm soát phải được ghi nhận tương ứng với phần lỗ mà họ gánh chịu kể cả khi phần lỗ này vượt quá phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con (nghĩa là phần lợi ích cổ đông không kiểm soát có thể được ghi âm). VAS 11 chỉ cho phép ghi nhận khoản lỗ cổ đông không kiểm soát gánh chịu tối đa bằng giá trị tài sản thuần mà họ sở hữu (không được ghi âm).

STT Khoản mục Nội dung Sự khác biệt

IFRS VAS

6 Báo cáo tài chính (BCTC) Đồng tiền chức năng IAS 21 có quy định rõ về đồng tiền chức năng và phân biệt đồng tiền này với đồng tiền báo cáo. Về bản chất đồng tiền chức năng là đồng tiền ghi sổ kế toán VAS có đề cập đến điều này, tuy nhiên VAS chưa làm rõ được sự khác biệt giữa đồng tiền chức năng và đồng tiền báo cáo.

Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và bên được đầu tư Khi xác định mối quan hệ giữa nhà đầu tư và bên được đầu tư, IFRS yêu cầu phải tính đến ảnh hưởng của quyền biểu quyết tiềm năng. VAS chỉ đề cập đến quyền biểu quyết hiện tại mà chưa tính đến quyền biểu quyết tiềm năng

Báo cáo thu nhập toàn diện khác (OCI) IAS 21 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày báo cáo thu nhập toàn diện khác dưới một trong hai hình thức: Là một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo kết quả kinh doanh. Về bản chất, có một số khoản mục thỏa mãn định nghĩa của thu nhập hoặc chi phí do làm thay đổi quy mô vốn chủ sở hữu nhưng không được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh, mà được trình bày trong báo cáo thu nhập toàn diện khác như:

Các khoản đánh giá lại TSCĐ khi áp dụng mô hình đánh giá lại;

Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền báo cáo;

Lãi và lỗ ghi nhận trong chương trình phúc lợi cho nhân viên với lợi ích được xác định;

Lãi và lỗ từ việc xác định lại giá trị của các tài sản tài chính sẵn sàng để bán;

Phần lãi và lỗ hiệu quả của các công cụ phòng ngừa rủi ro trong phòng ngừa rủi ro dòng tiền.

VAS chưa đề cập đến báo cáo thu nhập toàn diện khác.

Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu IAS 1 quy định hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm cả báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu VAS 21 chỉ yêu cầu trình bày báo cáo này như một mục trong thuyết minh BCTC.

Trình bày tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch chưa qua chế biến, tài sản dài hạn nắm giữ để bán IAS 41 yêu cầu tài sản sinh học, như cây lấy gỗ, súc vật sinh sản… hoặc các sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch phải được trình bày tách biệt với hàng tồn kho và TSCĐ, đồng thời IAS 02 và IAS 16 cũng loại trừ khỏi phạm vi áp dụng đối với các tài sản này Do chưa ban hành Chuẩn mực nông nghiệp nên hiện nay các tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch theo VAS đang được trình bày gộp với hoặc là hàng tồn kho hoặc là TSCĐ.

Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát IAS có Chuẩn mực riêng để trình bày BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát. Việt Nam chưa có yêu cầu về vấn đề này. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa tạo ra ảnh hưởng trọng yếu trong thực tế vì nền kinh tế Việt Nam không rơi vào tình trạng siêu lạm phát nên việc chưa ban hành Chuẩn mực này về cơ bản không có tác động đến báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Khác Biệt Giữa Ifrs Và Vas Là Gì

Sự khác biệt giữa IFRS và VAS như thế nào? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của hầu hết các nhân sự ngành Kế toán – Tài chính – Kiểm toán hiện nay trước thềm áp dụng IFRS tại Việt Nam năm 2022. Cùng khám phá so sánh tóm tắt chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS và chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong bài viết này để tìm được câu trả lời.

1. Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS)

Điểm khác biệt giữa VAS và IFRS là gì?

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ban hành 26 VAS. Mặc dù Việt Nam đã xây dựng VAS theo hướng tuân thủ IAS/IFRS, tuy nhiên, VAS và IFRS/IAS còn tồn tại một số điểm khác biệt với nhiều thiếu sót của chuẩn mực VAS, khiến VAS có độ hòa hợp với IAS/IFRS chỉ đạt 68%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 90% đề ra. Cụ thể:

VAS chưa quy định việc đánh giá lại nợ phải trả, tài sản tại thời điểm báo cáo theo giá trị hợp lý, dẫn đến báo cáo tài chính chưa hợp lý, trung thực, chưa phù hợp theo quy định của IFRS/IAS. Thêm nữa, VAS quy định các biểu mẫu báo cáo cứng nhắc, không thể hiện được sự đa dạng, linh hoạt không đưa ra mẫu báo cáo cụ thể như IAS/IFRS.

VAS 21:

Thiếu quy định trình bày riêng biệt báo cáo biến động vốn chủ sở hữu như IAS 1 mà chỉ quy định trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, việc chi phí và doanh thu tài chính như lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn … được tính vào lãi/lỗ trong hoạt động kinh doanh trên báo cáo hoạt động kinh doanh chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

VAS 2:

sử dụng phương pháp LIFO “Nhập sau – Xuất trước” trong khi đó phương pháp này không được áp dụng trong IAS/IFRS, thay vào đó là các phương pháp ước tính giá trị hàng tồn kho. Ví dụ: phương pháp giá bán lẻ, chi phí định mức.

VAS 3:

Việc đánh giá lại tài sản cố định (gồm nhà xưởng, bất động sản, thiết bị) chỉ được phép khi có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi liên kết, chia tách, góp vốn liên doanh, sáp nhật doanh nghiệp và các tổn thất tái sản hàng năm không được ghi nhận. Trong khi đó, các doanh nghiệp được lựa chọn mô hình đánh giá lại tài sản, xác định phần tổn thất tài sản hàng năm theo giá trị hợp lý nếu theo IAS/IFRS.

VAS 11:

Khi có giao dịch hợp nhất kinh doanh, lợi thế thương mại sẽ được phân bổ dần trong thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày mua. Trong khi đó, theo IFRS, các giá trị lợi thế thương mại tổn thất phải được đánh giá lại.

So sánh VAS và IFRS, VAS bộc lộ nhiều hạn chế

2. Nguyên nhân tồn tại những khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS

Như vậy, có thể thấy, VAS và IAS/IFRS khác nhau ở rất nhiều vấn đề. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra sự khác nhau giữa VAS và IFRS/IAS như vậy? Đó chính là:

2.1. Nguyên nhân trực tiếp

VAS được xây dựng dựa trên IAS/IFRS trong giai đoạn 2000 – 2005, mà không được cập nhật mới, dẫn tới bị lỗi thời và không còn phù hợp.

VAS hướng tới đo lường theo giá gốc. IAS/IFRS hướng tới đo lường theo giá trị hợp lý.

IAS/IFRS nghiêng về việc ước tính, xét đoán nhiều hơn VAS.

2.2. Nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán

So sánh VAS và IFRS, có thể thấy sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế còn bắt nguồn từ môi trường kế toán đặc thù của Việt Nam.

Sự rủi ro, thiếu chắc chắn là điều mà văn hóa Việt Nam né tránh. Trong khi đó, IAS/IFRS thường xét đoán, ước tính, tính theo giá trị hợp lý nên báo cáo tài chính dựa theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế này sẽ có độ thiếu chắc chắn cao;

Thị trường vốn Việt Nam “non trẻ”, chưa liên thông được với các thị trường vốn trên thế giới, chưa đáp ứng được định hướng của IFRS/IAS, chỉ đang đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư theo VAS.

Nguyên nhân có sự khác biệt giữa VAS và IFRS là gì?

3. Cần trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?

Cần trang bị IFRS như thế nào?

Nhận thấy các điểm hạn chế của các chuẩn mực VAS so với IAS/IFRS và mục tiêu toàn cầu hóa, đem tới các báo cáo tài chính minh bạch, thống nhất và dễ so sánh, Việt Nam đã chính thức phê duyệt đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam vào năm 2022, định hướng bắt buộc vào năm 2025. Vậy cần trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?

Khóa học CertIFR – Lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS Online với 40h học của SAPP Academy – Đối tác đào tạo chính thức chuẩn Vàng ACCA sẽ giúp bạn:

Cùng giảng viên Phạm Cao Kỳ, ACCA, VACPA cập nhật cách thức áp dụng IFRS vào thực tế;

40h học Online và tặng kèm 2h học trực tuyến 1:1 cùng giảng viên, giải đáp 24/7 giúp giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình hợp;

Tỷ lệ đỗ 100% thi chứng chỉ CertIFR danh giá toàn cầu do ACCA và VAC cấp;

+400 kế toán viên tin tưởng và trao trọn niềm tin;

Quizzes và Mock Exam được xây dựng mô phỏng đề thi thật, giúp dễ dàng kiểm tra kiến thức và luyện thi chứng chỉ CertIFR về IFRS;

Kho tài liệu học tập phong phú, khóa học Online học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào cực kỳ thuận tiện;

Học phí cạnh tranh trên thị trường.

Hỏi: Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (Vas) Và Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (Ifrs) Là Gì?

Trả lời:

Hiện nay Việt Nam còn thiếu rất nhiều chuẩn mực so với thông lệ quốc tế như các chuẩn mực về nông nghiệp, về thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản, về nhóm công cụ tài chính, về giá trị hợp lý, về tổn thất tài sản,…. gây khó khăn cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, cụ thể, Việt Nam còn chưa ban hành 17 Chuẩn mực kế toán cụ thể như sau:

STT Số hiệu CM Tên Chuẩn mực chưa ban hành tại Việt Nam

1 IAS 19 Lợi ích người lao động

2 IAS 20

3 IAS 26 Kế toán và báo cáo lợi ích hưu trí

4 IAS 29 Lập báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát

5 IAS 36 Lỗ do suy giảm giá trị tài sản

6 IAS 41 Nông nghiệp

7 IFRS 1 Áp dụng lần đầu IFRS

8 IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

9 IFRS 5 Tài sản dài hạn chờ để bán và hoạt động gián đoạn

10 IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản

11 IFRS 7 Công cụ tài chính: Trình bày (Thay thế IAS 32)

12 IFRS 8 Bộ phận kinh doanh

13 IFRS 9 Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị  (Thay thế IAS 39)

14 IFRS 11 Thoả thuận liên doanh

15 IFRS 12 Thuyết minh về lợi ích của các đơn vị khác

16 IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý

17 IFRS 14 Các khoản hoãn lại theo luật định

Ngoài ra, Tại ngày báo cáo, VAS yêu cầu hầu hết tài sản và nợ phải trả ghi nhận theo giá gốc, sự thay đổi về giá trị hợp lý chưa được phản ánh ngoại trừ trường hợp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Có thể tóm tắt một số tài sản và nợ phải trả chưa được đánh giá theo giá trị hợp lý theo IFRS như sau:

Tài sản/Nợ phải trả Phương pháp ghi nhận

Theo VAS Theo IFRS

Công cụ tài chính (gồm cả chứng khoán và công cụ phái sinh) nắm giữ vì mục đích kinh doanh Giá gốc Giá trị hợp lý

Công cụ tài chính phái sinh nắm giữ vì mục đích phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý hoặc phòng ngừa rủi ro luồng tiền Giá gốc Giá trị hợp lý

Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết nắm giữ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ Giá gốc Giá trị hợp lý

Bất động sản đầu tư (ngoại trừ trường hợp áp dụng mô hình giá gốc) Giá gốc Giá trị hợp lý

Tài sản sinh học Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến tại thời điểm thu hoạch Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Tài sản dài hạn nắm giữ để bán Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Sự Khác Nhau Giữa Chất Và Lượng

Chất:

Khái niệm: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ: tính lỏng của nước là quy định về chất của nước so với nước ở dạng khí và dạng rắn.

Tính chất: – Có tính khách quan – Là cái vốn có của sự vật , hiện tượng, do thuộc tính hay những yếu tố cấu thành quy định. – Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, chính vì thế mà mỗi sự vật cũng có nhiều chất vì trong mỗi thuộc tính có chất. – Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại và tạo nên chất – Mỗi sự vật có vô vàn chất: sự vật có vô vàn thuộc tính nên sẽ có vô vàn chất.

Lượng:

Khái niệm: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm… Ví dụ: nước sôi ở 100[SUP]0[/SUP]C, nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37[SUP]0[/SUP]C,…

Tính chất: – Lượng được thể hiện bằng con số hay các đại lượng dài ngắn khác nhau – ở các sự vật phức tạp không thể đưa ra các con số cụ thể thì lượng được trừu tượng hóa, khái quát hóa. – Lượng là cái khách quan, vốn có bên trong của sự vật

Mối quan hệ giữa lượng và chất: – Chất và lượng là hai mặt đối lập nhau: chất tương đối ổn định, trong khi đó lượng thường xuyên thay đổi. tuy nhiên, hai mặt này không tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau. – Lượng thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi về chất

Ý nghĩa mối quan hệ: – Có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và nhận thức – Chống lại quan điểm “ tả khuynh” và “ hữu khuynh” – Giúp ta có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các thay đổi khi có các điều kiện đầy đủ.