Top 4 # Sự Tích Vì Sao Nước Biển Lại Mặn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Nước Biển Lại Mặn?

Tại sao nước biển có vị mặn? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng phải đến tận năm 1979, các nhà khoa học mới có thể tìm được câu trả lời.

Đại dương bao phủ 70% diện tích bề mặt trái đất, lượng nước trong các đại dương cũng chiếm hơn 90% tổng lượng nước trên trái đất. Đã từ rất lâu, con người tự hỏi điều gì đã khiến cho nước biển có vị mặn, không thể uống được. Hiển nhiên, việc nước biển chứa một lượng lớn muối khiến cho nó có vị mặn, nhưng, cho đến trước năm 1979, chưa ai có thể trả lời được nguồn gốc lượng muối này từ đâu.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải nhìn vào sự hình thành và phát triển của trái đất nói chung và đại dương nói riêng. Ở giai đoạn đầu khi đại dương mới được hình thành, nước biển chưa mặn như ngày nay. Tuy nhiên, trải qua hàng tỉ năm, những cơn mưa xối xả đã vận chuyển một lượng lớn khoáng sản có trong đất liền ra biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, hàng năm, các con sông và suối từ Mỹ mang theo hơn 225 triệu tấn chất rắn hòa tan và 523 triệu tấn trầm tích ra đại dương. Chính các khoáng chất này, một phần đã tạo nên độ mặn của nước biển. Trên phạm vi toàn cầu, mỗi năm có đến hơn 4 tỷ tấn muối khoáng được thêm vào đại dương từ các con sông trên thế giới.

Nước từ sông mang khoáng chất ra biển

Muối khoáng thoát ra từ vỏ trái đất thông qua các miệng núi lửa phía dưới đáy đại dương cũng góp phần tạo nên vị mặn cho nước biển. Có rất nhiều các khe hở tồn tại dưới đáy đại dương, điều đó đồng nghĩa với việc có hàng tỷ mét khối nước biển đi sâu vào trong lòng trái đất mỗi giây, lấy đi các chất hóa học trong lòng trái đất. Các phản ứng hóa học phức tạp giữa các chất có trong lòng trái đất cùng với các chất có trong đất liền đã tạo nên độ mặn cho đại dương. Và quá trình này đã diễn ra hàng chục triệu năm.

Khoáng chất từ các khe nứt dưới đáy đại dương

Tuy vậy, các nhà khoa học cho tới hiện giờ vẫn chưa thể hiểu hết hoàn toàn thành phần hóa học của nước biển. Khó khăn ở đây là do kích thước quá lớn của đại dương cũng như thành phần hóa học của nó thay đổi liên tục theo thời gian.

Bạn có biết?

– 28 lít nước biển chưa khoảng 1 kg muối, mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.

– Nếu tách toàn bộ muối khỏi nước biển, nó sẽ tạo một lớp dày 152 m trải đều các lục địa. Để hình dung 152 mét cao như thế nào, bạn có thể tưởng tượng ra tòa nhà cao 40 tầng.

– Đại tây Dương là đại dương có độ mặn cao nhất (trong 4 đại dương) trong khi Biển chết là nơi có độ mặn cao nhất thế giới

Sự Tích Nước Biển Mặn

Sự tích nước biển mặn – Truyện cổ tích đã giải thích tại sao biển mênh mông vô tận như thế mà nước biển lại mặn? Biển lấy đâu ra nhiều muối vậy các em nhỉ?

Sự tích nước biển mặn – Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc cho bé

Ngày xưa, ở làng bên có hai anh em ruột. Hai người cùng cha mẹ mà tính nết khác biệt nhau hoàn toàn. Cuộc sống cũng khác biệt nhau một trời một vực.

Người anh giàu có sống trong một ngôi nhà lớn có của chìm, của nổi, tha hồ ăn chơi phè phỡn. Người em thì nghèo khó cùng vợ con sống trong một túp lều nhỏ. Tuy nghèo nhưng anh được mọi người quý mến vì tính hay thương người, còn người anh thì chẳng mấy ai ưa vì tính keo kiệt, tham lam và ích kỷ.

Có lần đúng vào ngày lễ hội, gia đình người em chẳng có gì để ăn, đến một cái bánh mốc hay bát cháo loãng cũng không có. Thương vợ, thương con, người em bấm bụng đánh liều đến cầu xin người anh giàu có giúp đỡ. Vừa thấy bóng người em xuất hiện ở cửa, người anh keo kiệt bủn xỉn cất giọng thô bạo hỏi:

– Mày đến xin gì vậy?

Người em van:

– Bác hãy thương lấy các cháu, xin bác cho chúng một ít gì để ăn vì hôm nay là ngày lễ lớn.

Người anh ném cho em một cái bánh mốc meo:

Mặc dù bị xỉ nhục nhưng người em vẫn không quên cảm ơn anh mình. Trên đường về nhà, bỗng người em gặp một cụ già phúc hậu. Cụ già bảo anh:

– Ta biết con rất nghèo nên muốn giúp con. Ta biết con rất cần chiếc bánh này nhưng con hãy làm theo lời ta. Con hãy đi vào rừng, góc rừng phía Tây ấy. Ở đó có cây cổ thụ rất to là nơi trú ngụ của quỷ. Trong hốc cây có một cái nồi bằng đá. Khi nhìn thấy chiếc bánh của con, bọn quỷ sẽ thèm và lấy vàng bạc gạ đổi nhưng con chỉ đổi bánh cho quỷ lấy chiếc nồi bằng đá. Chiếc nồi đó là chiếc nồi thần, sẽ cho con cuộc sống đầy đủ và còn có thể giúp những người nghèo khổ nữa.

Nghe lời cụ già, người em đi thẳng tới gốc cây. Ở đó, bọn quỷ đông nhung nhúc, đứa đứng, đứa ngồi, mặt mày đứa nào trông cũng dữ tợn. Nhìn chiếc bánh, lũ quỷ gào thét:

– Này, thằng người kia! Hãy đưa chiếc bánh cho chúng ta, chúng ta sẽ cho nhiều vàng bạc châu báu.

– Không, tôi không lấy vàng đâu, tôi chỉ lấy chiếc nồi bằng đá ở trong hốc cây thôi.

Lũ quỷ đói đổi ngay chiếc nồi bằng đá lấy cái bánh mốc. Người em ôm chiếc nồi về nhà, về đến nhà thì trời cũng vừa nhá nhem tối. Người vợ và những đứa con tội nghiệp chạy ùa ra đón anh. Vì hy vọng là có cái gì để ăn nên khi thấy cái nồi bằng đá thì họ thở dài buồn bã:

– Hãy lại đây và đừng buồn nữa. Chúng ta được no đủ rồi.

Anh đặt chiếc nồi giữa nhà, cầu xin nồi cho cả nhà một bữa ăn ngon, ăn no vì đã bao ngày nay vợ chồng con cái anh chỉ có rau cháo qua ngày. Anh vừa dứt lời thì một mâm cỗ đầy đủ sơn hào hải vị hiện ra, toả mùi thơm ngào ngạt. Nhìn vợ con ăn uống ngon lành, anh thấy lòng mình thật sung sướng. Ăn xong, anh xin thần cho anh một ngôi nhà đẹp, quần áo vàng bạc và đồ trang sức. Tức thì mọi thứ xuất hiện ngay.

Sáng hôm sau, dân làng kinh ngạc thấy chỗ túp lều tồi tàn của anh hôm qua nay dã mọc lên một ngôi nhà nguy nga tráng lệ. Tin về chiếc nồi đá diệu kỳ bay khắp nơi. Tin ấy đến tai cả những người buôn bán lớn ở vùng xa. Họ mang đủ thứ quý giá xin đổi lấy chiếc nồi đá nhưng người em không đổi.

Thế rồi một hôm, có người buôn muối lấy cắp chiếc nồi đem lên thuyền chuồn ra biển. Khi tới giữa biển, người ấy xin nồi cho mình muối. Tức thì chiếc nồi tuôn ra bao nhiêu là muối, muối tuôn mãi, tuôn mãi không ngừng. Chiếc thuyền đầy ắp muối bị đắm giữa biển sâu đem theo cả chiếc nồi đá xuống đáy biển. Thế là từ ngày đó, chiếc nồi cứ tiếp tục tuôn ra muối và muối lại hoà vào nước biển. Vì thế mà nước biển mặn cho đến tận bây giờ.

– Truyện cổ tích nàng tiên ốc – Bài học ý nghĩa từ truyện cổ tích giúp bé biết sống yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh

– Ý nghĩa câu thành ngữ vịt hóa thiên nga từ truyện cổ tích vịt con xấu xí của nhà văn Andersen

– Bài học đầu tiên của Gấu con – Truyện ngắn ý nghĩa giúp bé biết nói lời cảm ơn và nói xin lỗi

Biển Nào Mặn Nhất Thế Giới? Tại Sao Nước Biển Lại Mặn

Tại sao nước biển lại có vị mặn?

Trên thế giới có 5 đại dương công nhận, đó là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Nam Đại Dương. Nước biển chứa đựng nhiều hợp chất hỗn hợp phức tạp từ các loại muối khoáng và từ các xác sinh vật biển bị phân hủy. Khi núi được hình thành, các khoáng chất từ trên đất liền bị nước mưa và các dòng suối cuốn trôi ra biển và tích tụ dần thành lượng nước lớn như bây giờ. Theo Cục Hải Dương và khí quyển Mỹ (NOAA), muối này có nguồn gốc từ đá trên đất liền. Axit trong nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Phần lớn các ion này là natri và clo, hai loại ion kết hợp với nhau tạo thành muối trong đại dương.

Một phần nữa khiến nước biển mặn là bởi vì đá và các trầm tích dưới đáy biển tạo ra một lượng muối trong đại dương. Hơn nữa, muối trong nước biển còn đến từ các loại chất khí và rắn bên trong lòng Trái Đất thoát ra từ các miệng núi lửa dưới đại dương.

Đại dương mặn đến mức nào?

Theo các nhà khoa học ước tính, có hơn 50 tiệu tỷ tấn chất hòa tan trong các đại dương trên thế giới. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu có thể tách muối trong nước biển ra rồi mang lên mặt đất và trải đều khắp lục địa, lượng muối đấy sẽ tạo ra một lớp dày tới 153m.

Các nhà khoa học tính toán rằng, trong 28 lít nước biển có chưa khoảng 1kg muối. Đem ra so sánh nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.

Tuy nhiên độ mặn của nước biển ở các khu vực không giống nhau. Đều này phụ thuộc vào các yếu tố lượng mưa, mức độ bay hơi, mức độ băng tan, lượng chảy của sông suối, tuyết rơi,,,vào các dòng hải lưu.

Biển nào mặn nhất thế giới?

Bạn có biết, biển chất cực mặn, nhưng vẫn còn nơi khác mặn hơn nó. Biển Chết là một phần của vết nứt dài Đại Thung lũng với 6.000km từ dãy Taures (Thỗ Nhĩ Kỳ) đến thung lũng Zambezi (nam Châu Phi).  Khu vực này trũng nhất Trái Đất, thấp hơn 429m so với mực nước biển. Một loại hồ từng xuất hiện ở thung lũng này nhưng sau đó biến mất 15.000 năm trước, chỉ còn lại Biển Chết. Chính vì thế, vùng biển này được xem như một hồ siêu mặn. Biển Chết dài khoảng 75km, nơi sâu nhất và rộng nhất là 400m và 18km. Bề mặt nằm ở 417,5m dưới mực nước biển.

Trãi qua nhiều thời gian, hồ nước này tích tụ nhiều muối từ các dòng sông đổ về, tích tụ dần vượt qua cả độ mặn của đại dương. Quá trình này được gọi là phong hóa lục địa.

Nước ngọt từ sông Jordan là nguồn duy nhất chảy vào Biển Chết. Tuy nhiên, ở đây lại không có con kênh hay dòng chảy nào dẫn nước từ hồ ra đại dương. Nước tích tụ trong Biển Chết và bốc hơi nhanh hơn tốc độ của nước biển trong đại dương, khiến nồng độ muối Biển Chết cao hơn các đại dương.

Vùng biển có độ mặn nhết trên Trái Đất thuộc về biển Đỏ và khu vực vịnh Ba Tư. Đây là 2 khu vực được ghi nhận có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất, với 40 0/00 (đơn vị phần nghìn o/oo để đo lường độ mặn).

Nước biển nhạt nhất thuộc về khu vực Bắc Cực và nam Cực. Điều này cũng dễ hiểu, đây là 2 khu vực có nhiệt độ thấp và lượng mưa và băng tan liên tục.

Có thể bạn muốn biết: Đại dương nào lớn nhất trên trái đất

4.9

/

5

(

11

bình chọn

)

Tại Sao Nước Biển Lại Mặn Mà Nước Sông Thì Không ?

Nước biển mặn là do chứa muối với hàm lượng lớn. Theo ước tính trung bình thì các Đại Dương trên Trái Đất sẽ chứa thành phần muối (natri clorua) khoảng 3,5% tương đương với khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu rải lượng muối này lên bề mặt đất liền, chúng sẽ tạo thành một lớp dày khoảng 152 mét. Có thể thấy lượng muối đó nhiều đến mức nào.

Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao khối lượng muối đó có thể hòa tan vào Đại Dương? Theo các nhà nghiên cứu thì một phần muối là ở dạng đá và các trầm tích dưới đáy biển. Một số khác được phát hiện từ miệng núi lửa nằm sâu trong các lớp sóng. Mặt khác, đa số lượng muối có nguồn gốc từ đất liền bao quanh chúng ta.

Như chúng ta đã biết thì nước mưa sẽ rơi xuống và hòa tan các khoáng chất, muối từ các lớp đất đá, đất khô rồi từ đó sẽ cuốn theo dòng chảy ra sông. Thế nhưng, lượng muối tồn tại trong những dòng sông vẫn còn rất nhỏ so với lượng natri clorua chứa trong nước biển. Lượng muối nhất định sẽ tích tụ ở đó nhưng cũng ra các Đại Dương khi nước sông đổ về qua cửa biển

Điểm mấu chốt là muối sẽ được cô đặc trong nước biển vì do ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên bề mặt nước biển nên sẽ làm cho chúng bốc hơi để lại muối. Ở mỗi năm sẽ có 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đổ về cửa biển xâm nhập vào các Đại Dương. Cho nên việc nước biển ở Đại Dương sẽ có vị mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Lượng muối ngày càng tăng từ các dòng sông nhưng nhìn chung vẫn cân bằng vì lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển

Ở mỗi vùng biển khác nhau sẽ có lượng muối khác nhau, ví dụ như ở vùng cực sẽ không có nhiều muối so với những nơi khác vì chúng được hòa loãng với băng tan. Mặt khác, ở những vùng xích đạo, có nhiệt độ nóng dần thì sẽ làm nước biển mặn hơn do lượng nước bị bốc hơi lớn hơn lượng mưa được rơi xuống

Có nhiều chứng minh cho thấy độ mặn của nước biển trên toàn cầu đang tăng mạnh, nhất là khi nhiệt độ nước biển tăng lên, tạo sự bốc hơi và làm nước biển ngày càng mặn hơn. Tuy nhiên đây không phải điều tốt mà hiện tượng càng tăng độ mặn ở các Đại Dương này sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu, gây ra nhiều ảnh hưởng khách quan khác

Tại sao nước sông không mặn như nước biển mà lại ngọt?

Như trên cũng có nói rằng nước sông cũng có chứa một lượng muối từ trong lòng đất, miệng núi lửa phun được mưa cuốn trôi theo dòng mà chảy ra sông. Nhưng với lượng muối này tiếp tục từ sông đưa ra biển nên hàm lượng muối tồn tại ở sông là rất ít không thể trung hòa do đó mà nước sông không mặn bằng nước biển

Hiện nay trên Trái Đất lượng nước ngọt như nước sông đang dần cạn kiệt. Trong khi đó con người chỉ sử dụng được nước ngọt để ăn uống, sinh hoạt và sản xuất mà nước biển tuy nhiều nhưng không sử dụng được. Vì thế, cần phải có giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt để có cơ hội sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng. Các tác hại mà nguồn nước ô nhiễm gây ra cho con người rất nặng nề, gây ra các bệnh nguy hiểm về đường ruột, về lâu dài có khả năng gây ung thư và thậm chí là tử vong.