Top 8 # Tại Sao Australia Lại Cháy Rừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Cháy Rừng Ở Australia Lại Nghiêm Trọng Tới Vậy?

Nhiệt độ cao kỷ lục cùng thời tiết khô hạn nghiêm trọng kéo dài do biến đổi khí hậu đã tạo ra hàng chục đám cháy quy mô lớn trông như những “biển lửa” nhấn chìm Australia, khiến quang cảnh nhiều nơi trông không khác gì “ngày tận thế”, Reuters ngày 6/1 đưa tin.

Tính đến nay, đã có ít nhất 25 người đã thiệt mạng, hai người mất tích, hàng trăm người khác bị bỏng, hơn 1.000 ngôi nhà và 9 triệu ha rừng cây đã bị phá hủy vì cháy rừng. Lửa và khói bụi từ các đám cháy cũng khiến chất lượng không khí ở thủ đô Canberra cùng nhiều thành phố khác của Australia xấu đi nhanh chóng, buộc nhiều cơ quan công quyền và trường học phải đóng cửa, máy bay phải hoãn hoặc hủy chuyến.

Theo dự báo từ các nhà sinh vật học thuộc Đại học Sydney, ngoài thiệt hại cho con người, cháy rừng nhiều ngày cũng để lại những hậu quả khốc liệt cho hệ sinh thái. Ước tính có đến 480 triệu cá thể động vật hoang dã, từ các loại có vú, chim cho tới bò sát, đã chết trong thảm họa cháy rừng ở bang Queensland, New South Wales và Victoria.

Các chuyên gia lo ngại số động vật bị chết trên thực tế cao hơn và có thể làm sụt giảm tới mức khó hồi phục số lượng những loài động vật chỉ tồn tại ở duy nhất Australia hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn loài gấu túi.

Trong bài đăng khiến hàng ngàn người “sửng sốt” trên mạng xã hội, nhà quay phim Matt Roberts của ABC News đã công bố đoạn video anh quay ở bang New South Wales hôm 5/1, trong đó là hình ảnh xác hàng trăm con gấu koala, kangaroo và cừu nằm la liệt bên đường. Chúng bỏ mạng vì thất bại trong nỗ lực thoát thân khỏi những đám cháy hung dữ.

“Xin lỗi vì chia sẻ những hình ảnh đau lòng này gần Batlow, New South Wales. Đây là điều tồi tệ nhất tôi từng thấy, nhưng tôi phải kể lại câu chuyện này”, Roberts viết.

Ông Stuart Blanch, nhà quản lý chính sách bảo tồn rừng tại Quỹ Động vật hoang dã Thế giới của Australia, cho biết các loài động vật thường hồi phục trong những năm và thập kỷ tiếp theo, nhưng ông cũng nói thêm, rằng Úc chưa từng đối mặt các đám cháy có quy mô và cường độ này. Vì thế, nhiều chuyên gia lo ngại rằng một số loài có thể sẽ bị xóa sổ.

Kinh tế Australia lao dốc thảm hại sau cháy rừng

Cuối tuần qua, Thủ tướng Australia Scott Morrison cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng cháy rừng có thể kéo dài thêm nhiều tháng nữa. Cùng với đó, ông Morrison tuyên bố thành lập một cơ quan phục hồi sau thảm họa nhằm giúp những người bị mất nhà cửa và cơ sở làm ăn trong trận cháy, với ngân sách khoảng 2 tỷ đô la Australia được cấp trong vòng 2 năm.

David Bassan, nhà kinh tế trưởng tại BetaShares Capital, đã đưa ra lời cảnh báo rằng ngoài sự mất mát to lớn về tính mạng và tài sản, người dân Australia cũng nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với suy giảm kinh tế trong thời gian sắp tới.

“Thật vậy, dưới góc độ vĩ mô thì chắc chắn thảm họa cháy rừng sẽ tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng như hiện tại, tạo lực cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Australia”, Bassan cho biết.

“Điều quan trọng là chính phủ sẽ nỗ lực ra sao để thực hiện các chính sách biến đổi khí hậu toàn cầu. Australia sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi biến đổi khí hậu”, ông nói thêm.

Theo nhà kinh tế Bassan, cách tốt nhất để kéo nền kinh tế vào lúc này là tác động tới Ngân hàng Dự trữ Australia vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đặc biệt trong việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương. Ngoài ra, các biện pháp nới lỏng định lượng, mua trái phiếu chính phủ để hạ lãi suất dài hạn cũng nên được chính phủ thông qua và thi hành.

Không thể khống chế được đám cháy

Theo Reuters, hiện vẫn còn khoảng 150 điểm cháy tại New South Uwales và khoảng 10 điểm khác tại Victoria vẫn đang chìm trong biển lửa, chưa thể dập tắt hoàn toàn.

Tính từ tháng 9/2019, nước Úc đã phải hứng chịu liên tiếp những đám cháy kinh hoàng trên khắp cả nước. Nước Úc và châu Úc vốn không mấy xa lạ với những vụ cháy rừng, cháy tại các đồng cỏ bởi những đám cháy ấy phần nào làm tăng độ màu mỡ cho đất đai, miễn là có thể kiểm soát kịp thời.

Tuy nhiên, năm 2019 được đánh giá là năm nóng kỷ lục tại Úc, nền nhiệt trung bình tăng tới hơn 1,5 độ C. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, cộng thêm với gió mạnh khiến các đám cháy liên tục lan rộng. Có những nơi gió mạnh lên tới 120 km/h, nhiệt độ đồng loạt tăng mạnh, độ ẩm thấp chỉ khoảng 10% tạo điều kiện cho các đám cháy rừng ở Úc liên tục bùng phát. Vào ngày 4/1, một số nơi như vùng Penrith ở phía Tây TP. Sydney, nhiệt độ đo được là lên tới 50 độ C, là nơi có nhiệt độ nóng nhất trên thế giới vào hôm đó.

Yếu tố chính khiến khí hậu Úc nóng lên bất thường là Lưỡng cực Ấn Độ Dương – Indian Ocean Dipole (IOD), còn gọi là Nino Ấn, là những thay đổi nhiệt độ bề mặt của khu vực Đông và Tây Ấn Độ Dương: nhiệt độ mặt biển ấm hơn ở nửa đại dương phía Tây, và lạnh hơn ở nửa phía Đông. Đây là lần diễn ra cách biệt nhiệt độ lớn nhất trong 60 năm trở lại đây.

IOD chính là lý do khiến miền Đông Châu Phi gặp mưa lớn và lũ lụt, còn Đông Nam Á và Úc lại kh nóng, hạn hán triền miên.

Theo lời Andrew Watkins, trưởng ban dự báo từ xa tại Cục khí tượng, Lưỡng cực Ấn Độ Dương chính là điểm mấu chốt, hiểu được nó là sẽ biết được đợt sóng nhiệt đang tràn vào Úc có sức tàn phá tới mức nào.

Tại Sao Rừng Amazon Lại Cháy? Tin Tức Vụ Cháy Rừng Amazon

Tại sao Rừng Amazon lại cháy ! Thông tin mới nhất về vụ cháy rừng Amazon năm 2019.

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về rừng Amazon.

Rừng mưa Amazon (tiếng Bồ Đào Nha Brasil: Floresta Amazônica hay Amazônia; tiếng Tây Ban Nha: Selva Amazónica hay Amazonía) hay rừng nhiệt đới Amazon, gọi tắt là Rừng Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu vực Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km² (1,7 tỷ mẫu Anh), trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² (1,4 tỷ mẫu Anh). Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài trên thế giới.

Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.

Vụ cháy Rừng Amazon từ khi nào, tình hình dập cháy đã hết chưa?

Nguyên nhân cháy rừng Amazon là do con người, nguyên nhân được dự đoán của các vụ cháy rừng đều đến từ quá trình sản xuất nông nghiệp, do các hộ sản xuất nhỏ thường tiến hành đốt các gốc rạ sau mỗi vụ thu hoạch, hoặc do các hoạt động đốt rừng lấy đất canh tác của nông dân. Ngoài ra, những người chiếm đất bất hợp pháp cũng phá hủy rừng nhằm tăng giá trị cho số đất mà họ chiếm đoạt.

Không như những vụ cháy rừng quy mô lớn tại Alaska hay Siberia, các vụ cháy tại rừng Amazon không bị gây ra bởi sét đánh hay các nguyên nhân tự nhiên khác. Chúng phần lớn do con người và đều bị tác động một cách có chủ ý.

Đã có bao nhiêu diện tích rừng bị mất đi?

Vào tháng Bảy vừa qua, tình trạng chặt phá rừng đã đạt đến mức độ lớn chưa từng thấy trong hơn 1 thập kỷ. Theo các dữ liệu ban đầu từ cơ quan không gian Brazil, số lượng cây xanh bị mất đi đang đạt tỉ lệ ngang với 5 sân bóng đá sau mỗi phút. Chỉ trong có 1 tháng, 2.254 km vuông rừng đã bị mất đi, tăng 278% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà khoa học cảnh báo năm nay sẽ là thời điểm đầu tiên có tới 10.000 km vuông rừng Amazon bị mất đi.

Tình trạng chặt phá rừng tại Brazil hiện đang ở tốc độ lớn chưa từng thấy (Ảnh: Reuters)

Tình cảnh trên còn tồi tệ hơn rất nhiều so với thời điểm những năm 1990 hay đầu 2000. Brazil đã từng ghi điểm lớn trong mắt quốc tế bằng việc giảm tỉ lệ phá rừng xuống tới 80% trong khoảng giữa các năm 2005 và 2014. Điều này đạt được nhờ Chính phủ nước này đã thực hiện việc giám sát chặt chẽ, đề ra những chính sách tiến bộ và các hình phạt quyết liệt hơn. Nhưng hệ thống này đang dần bị xói mòn trong những năm gần đây, và rất nhiều ngoài lo sợ tỉ lệ rừng bị mất đi sẽ quay trở lại mức đáng báo động như đã từng xảy ra ở 2 thập kỷ trước.

Tổng thống Brazil là người có lỗi?

Tân Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đang khiến mọi thứ trở nên xấu đi bằng việc làm suy yếu các cơ quan môi trường, công kích các tổ chức bảo tồn thiên nhiên phi chính phủ, và đang thức đẩy việc mở toang rừng Amazon cho việc khai khoáng, canh tác nông nghiệp và khai thác gỗ. Nhà lãnh đạo cực hữu này đã phớt lờ các dữ liệu vệ tinh về vấn nạn chặt phá rừng và thậm chí còn sa thải người đứng đầu cơ quan không gian của Brazil.

Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là lỗi của riêng của ông Bolsonaro. Các hoạt động mang tính vận động nông nghiệp tại Brazil vẫn đang diễn ra rất mạnh mẽ, và điều này đang làm xói mòn dần hệ thống bảo vệ rừng của nước này, vốn từng rất thành công trong giai đoạn 2005 – 2014. Nạn chặt phá rừng vốn có dấu hiệu phát triển dưới thời các Tổng thống Dilma Rousseff và Michel Temer, nhưng tỷ lệ này đã tăng một cách nhanh chóng sau 8 tháng đầu cầm quyền của Tổng thống Bolsonaro.

Dù vậy, cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho riêng ông Bolsonaro, hay hệ thống chính trị của Brazil, vì nạn cháy rừng còn xảy ra ở những nước như Bolivia, nơi có Tổng thống là một người dân túy cánh tả.

Thế giới bên ngoài hiện đang làm những gì?

Tổng thư ký Liên hợp quốc, các nguyên thủ thế giới và rất nhiều ngôi sao giải trí đều đã bày tỏ những quan ngại của mình. Rừng Amazon đã trở thành vấn đề nghị sự chính của hội nghị thượng đỉnh G-7 trong năm nay. Các lãnh đạo khối G-7 đều đã mạnh mẽ lên án tình trạng chặt phá rừng gia tăng trong thời gian gần đây, và thúc giục Brazil khôi phục các biện pháp bảo vệ rừng vốn từng đưa nước này trở thành “thủ lĩnh” môi trường trên toàn cầu.

Tổng hợp

Tại Sao Rừng Amazon Bị Cháy?

Tại sao rừng Amazon bị cháy? Và tại sao các nhà hoạt động đổ lỗi cho Tổng thống Brazil?

Rừng mưa nhiệt đới Amazon, con tàu chứa một lượng lớn oxy thế giới, đang cháy với tốc độ mà các nhà khoa học chưa từng thấy trước đây.

Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia (INPE) đã ghi nhận hơn 74.000 vụ hỏa hoạn cho đến thời điểm cuối tháng Tám năm 2019 – tăng 84% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là con số cao nhất kể từ khi bắt đầu lưu hồ sơ từ năm 2013.

Để so sánh, 40.136 vụ cháy đã xảy ra trong khu vực vào năm ngoái. Năm tồi tệ thứ hai là năm 2016, với 68.484 vụ cháy.

Amazon được coi là nhân tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu do khả năng hấp thụ carbon từ không khí. Nó thường được gọi là phổi của Trái đất, vì hơn 20% oxy thế giới được sản xuất ở đó.

Brazil sở hữu phần lớn nhất trong số 670 triệu ha rừng (60%), là nơi sinh sống của nhiều loài hơn bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh.

Nhưng không giống như trong các hệ sinh thái khác, các nhà khoa học nói rằng các vụ cháy rừng ở Amazon không phải là tự nhiên.

Phá rừng được coi là nguyên nhân chính đằng sau những con số cháy rừng đáng báo động.

Các nhà môi trường cũng đổ lỗi cho Tổng thống Jair Bolsonaro, nói rằng các chính sách của ông chỉ đe dọa khu rừng nhiều hơn. Tất nhiên, Tổng thống Bolsonaro phản đối, cho rằng dữ liệu cho thấy sự gia tăng của các vụ cháy rừng là không chính xác. Ông nói rằng chính phủ của ông đang làm việc để kiểm soát các đám cháy.

Tại sao rừng Amazon bị cháy?

Mặc dù các vụ cháy rừng ở Amazon không hoàn toàn hiếm gặp, nhưng cách chúng lan rộng đang gây lo ngại.

Theo báo cáo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, rừng mưa nhiệt đới Amazon trong lịch sử có khả năng “chống cháy” vì môi trường tự nhiên của nó.

Mặc dù hạn hán có thể là một yếu tố gây ra các vụ cháy rừng nhiệt đới, các nhà nghiên cứu của INPE cho biết không có gì bất thường về khí hậu hoặc lượng mưa ở Amazon trong năm nay.

Mùa khô tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và truyền lửa, nhưng bắt đầu một đám cháy là công việc của con người, dù cố tình hay vô tình, theo nghiên cứu của INPE. Các hoạt động của con người – trồng trọt, khai thác và khoan – là những gì các nhà khoa học nói đang làm trầm trọng thêm tình hình hiện nay.

Ở Brazil, những người chăn nuôi gia súc bắt đầu đốt lửa một cách có chủ ý để phá rừng để mở đường cho việc chăn nuôi. Đây là hoạt động không phải lúc nào cũng hợp pháp.

Ở Mato Grosso và Para, nơi biên giới nông nghiệp Brazil, đã mở rộng và đẩy vào lưu vực rừng, nạn phá rừng đã được ghi nhận nhiều hơn và cháy rừng gia tăng.

Quỹ Động vật hoang dã Thế giới ước tính rằng hơn một phần tư rừng Amazon sẽ không có cây vào năm 2030 nếu tỷ lệ phá rừng hiện tại tiếp tục.

Những lo ngại xung quanh nạn phá rừng đã gia tăng dưới thời Tổng thống Bolsonaro, người đã tuyên bố sẽ phát triển vùng này để canh tác và khai thác kể từ khi vào văn phòng, bỏ qua mối quan tâm quốc tế về nạn phá rừng và biến đổi khí hậu.

Dữ liệu từ INPE cho thấy kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 1, số vụ phá rừng đã tăng vọt.

Thảm Họa Cháy Rừng Australia: Điều Tồi Tệ Nhất Còn Chưa Đến

Lính cứu hỏa tự nguyện Australia đối phó với ngọn lửa ở ngoại ô thành phố Bilpin, New South Wales. (Nguồn: Getty)

Cháy rừng không phải là chuyện lạ ở Australia. Hằng năm, cứ đến mùa hè với thời tiết hanh khô và nhiệt độ cao, các đám cháy rừng vẫn thường xuyên xuất hiện, đến mức người dân ở đây còn gọi mùa hè là “mùa cháy rừng”. Thường thì các đám cháy rừng này luôn dừng lại ở mức có thể kiểm soát được.

Thế nhưng, câu chuyện năm nay thì hoàn toàn khác. Từ tháng 9/2019, hàng chục các vụ cháy rừng đã bắt đầu bùng phát ở bang New South Wales (NSW) và phát triển tệ đến mức, chính phủ Australia phải ban bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 11 vừa qua. Các vụ cháy nhanh chóng lan rộng trên toàn bộ lãnh thổ Australia, khiến việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Sức tàn phá kinh hoàng

Theo trang chúng tôi , tính từ đầu mùa cháy rừng 2019 đến nay, tổng cộng khoảng 10 triệu ha rừng đã bị “bà hỏa” phá hủy và hầu hết các bang đều bị ảnh hưởng, ngoại trừ khu vực Lãnh thổ Thủ đô. Để so sánh, con số này còn gấp đôi diện tích lãnh thổ Bỉ. Ngoài ra, NSW và Victoria là hai bang chịu ảnh hưởng cháy rừng nghiêm trọng nhất. Chỉ riêng bang NSW, gần 5 triệu ha rừng đã bị thiêu rụi, lớn hơn tổng diện tích Hà Lan.

Có thể nói, đây là thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất không chỉ riêng trong lịch sử Australia, mà còn trên cả thế giới nhiều năm qua. Vụ cháy rừng Amazon hồi tháng 8/2019, khiến cả thế giới bàng hoàng, chỉ tước đi khoảng 900.000 ha rừng. Cháy rừng ở bang California (Mỹ) năm 2018 thiêu rụi khoảng 800.000 ha.

Các đám cháy đã thiêu rụi hơn 56.000 km2 đất, khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đến nay, những vụ cháy đã khiến hơn 20 người thiệt mạng và hơn 1.500 ngôi nhà bị phá hủy. Đầu năm 2020, có thêm 28 người nữa được xác nhận đang mất tích khi đám cháy lan đến các trung tâm du lịch sầm uất phía đông Victoria. Hội đồng Bảo hiểm Australia ngày 6/1 khẳng định thiệt hại do hỏa hoạn gây ra đã vượt mốc 485 triệu USD.

Tại các thành phố lớn như Canberra, Melbourne và Sydney bị bao trùm bởi những đám khói màu đỏ cam dày đặc và lây lan sang các khu vực lân cận như New Zealand, dấy lên một thảm họa ô nhiễm môi trường khác. Ngày 1/1 vừa qua, Thủ đô Canberra ghi nhận tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất lịch sử, với chỉ số chất lượng không khí cao gấp 23 lần so với mức nguy hiểm tới sức khỏe con người.

Hỏa hoạn diễn ra trên khắp sáu bang thuộc Australia và bang NSW phải chịu tổn thất lớn nhất về mặt sinh thái. Theo số liệu của Đại học Sydney, chỉ riêng tại NSW, gần nửa tỷ sinh vật, bao gồm các loài động vật có vú, chim và bò sát có khả năng bị thiêu chết. Trong đó, khoảng 8.000 chú gấu túi koala, chiếm khoảng một phần ba tổng số lượng cá thể trên lãnh thổ Australia và đáng buồn hơn, khoảng 30% tổng diện tích sống của chúng đã bị xóa sổ.

Theo truyền thông Australia, số lượng động vật bị chết cháy còn có thể tăng lên trong thời gian tới, bởi dẫu thoát khỏi đám cháy nhưng chúng có thể chết do bị đói, khát hoặc sốc nhiệt khi bị mất đi môi trường sống. Điều khiến giới chuyên gia lo ngại là cháy rừng có thể làm sụt giảm tới mức khó hồi phục số lượng loài động vật chỉ có ở Australia và đang có nguy cơ tuyệt chủng, chẳng hạn như gấu túi.

Anh Simon Adamczyk, nhân viên cứu hộ động vật hoang dã ở thành phố Adelaide, bang Nam Australia bế một chú gấu túi trong khu vực bị cháy trụi gần Cape Borda trên đảo Kangaroo, phía tây bắc Adelaide, ngày 7/1.

Nhiệt độ cao kỷ lục, hạn hán kéo dài cùng với sức gió lớn đã khiến hỏa hoạn ở Australia lan rộng không kiểm soát. Giữa tháng 12 năm ngoái, cư dân một số vùng xứ chuột túi đã trải qua một ngày khủng khiếp khi thủy ngân nhiệt kế chạm đến con số 41,9°C. Làn sóng nhiệt vẫn tiếp tục vờn quanh miền đông nam, nhiệt độ ở Canberra dự kiến sẽ lên đến 40,6°C trong tuần này.

Rừng bạch đàn vốn phổ biến ở Australia với tinh dầu trong thân cây rất dễ cháy, khi bị bắt lửa loài cây này khiến hỏa hoạn lan nhanh hơn. Chúng còn phụ thuộc vào lửa để có thể giải phóng hạt giống để sinh sôi nảy nở. Do đó, một số hệ sinh thái như rừng bạch đàn nhiều khả năng sẽ có thể khôi phục nhưng không phải loại cây nào cũng có khả năng như chúng.

Theo ông Mike Flannigan, nhà khoa học về cháy tại Đại học Alberta (Canada), vẫn là quá sớm để biết chính xác nguyên nhân làm phát sinh các đám cháy rừng, bởi cháy rừng chỉ mới bùng phát gần đây và hiện mọi cơ quan chức năng vẫn đang ưu tiên dành thời gian kiểm soát các đám cháy.

Dù con người là nhân tố lớn gây hỏa hoạn ở Australia, song những nguyên nhân do tai nạn cũng thường xảy ra như các vụ chập, cháy từ xe cộ hay dây điện. Mặc dù các đầu mẩu thuốc lá còn lại sau khi hút thường không gây hỏa hoạn, song trong điều kiện thời tiết khô nóng, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, sét đánh vào các khu rừng bị hạn hán cũng có thể là nguyên nhân gây hỏa hoạn.

Tình trạng trên đã phản ánh sự yếu kém của nước này trong trong công tác giảm lượng khí thải carbon dioxide. Chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison đang đối mặt với chỉ trích vì cản trở nỗ lực toàn cầu trong việc hoàn thành một quy tắc thực thi Thỏa thuận Paris trong một hội nghị của Liên hợp quốc tại Madrid vào tháng 12. Bản thân ông Morrison cũng bị phản ứng dữ dội khi ông đi nghỉ ở Hawaii trong lúc ngọn lửa đang tàn phá đất nước, dù cuối cùng ông đã phải cắt ngắn kỳ nghỉ.

Ngay cả khi thực sự muốn “chuyển mình” về chính sách năng lượng và biến đổi khí hậu, Australia cũng sẽ vấp phải tranh cãi gay gắt trong nội bộ chính phủ, một phần do truyền thống khai thác mỏ và sản xuất than nổi danh bao lâu nay.

Oằn mình chống “giặc”

Thủ tướng Australia Scott Morrison thăm Sarsfield, một thị trấn bị ảnh hưởng bởi vụ cháy, ngày 4/1. (Nguồn: NYT)

Thủ tướng Scott Morrison hôm 6/1 tuyên bố sẵn sàng trả “bất cứ giá nào” để giúp cộng đồng hồi phục sau trận cháy kinh hoàng. Chính phủ nước này sẽ rót thêm 1,4 tỷ USD trong hai năm để khắc phục hậu quả.

Australia phụ thuộc rất nhiều vào các nhân viên cứu hỏa tình nguyện, đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi có nhiều đám cháy nhất. Lý do là nước này không có một hệ thống quản lý cứu hỏa chuyên nghiệp và tập trung như Mỹ.

Điều này buộc chính phủ Australia phải có những thay đổi về chính sách. Theo đó, tháng 12, Thủ tướng Morrison tuyên bố rằng, các tình nguyện viên bỏ việc để đi chữa cháy sẽ được bồi thường tiền lương. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 3.000 người lính “tự phát” lên đường cứu hỏa ở khắp nơi trên tiểu bang.

Để tăng lực lượng dập lửa ở các địa phương, quân đội Australia đã điều thêm 3.000 binh lính đến các vụ cháy để dập lửa. Đồng thời, Mỹ và Canada cử lính cứu hỏa đến Australia để hỗ trợ.

Theo The Verge, các chuyên gia cho rằng, trong điều kiện khắc nghiệt và diện tích đám cháy quá lớn, sức người khó có thể dập tắt hoàn toàn, nên chỉ có thể chờ cho ngọn lửa tự tàn đi mà thôi.

Mùa hè ở Australia kéo dài từ tháng 12 đến hết tháng 2 và mùa cháy rừng thường phát triển cực đại vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2. Vậy nên thảm họa được dự đoán sẽ khó sớm chấm dứt. Mặc dù mới đây, khu vực bờ biển đông Australia, từ Sydney đến Melbourne, đã xuất hiện những trận mưa lớn. Các trận mưa xối xả cũng xuất hiện ở một số vùng của bang NSW.

Thế nhưng, giới chuyên gia nhận định rằng, nếu các đám cháy ở NSW gặp các đám cháy ở bang Victoria sẽ tạo nên “một ngọn lửa khổng lồ”, khiến tình trạng cháy rừng còn có thể diễn ra tồi tệ hơn bây giờ. Hiện tại, chúng chỉ còn cách nhau khoảng 9 km trong khi nhiệt độ dự kiến tăng trở lại vào ngày 9-10/1.

Hầu hết các vụ cháy lịch sử ở Australia được đặt tên theo ngày xảy ra và đáng nhớ bởi một số yếu tố như mức độ tàn phá và số người chết. Riêng vụ cháy năm 1974 khiến 117 triệu ha rừng bị thiêu rụi thì không được đặt tên do chúng xảy ra ở trung tâm Australia và không gây ảnh hưởng quá nhiều tới cộng đồng, tuy nhiên ba người đã thiệt mạng.

– Black Saturday (2009): 173 người chết và 450.000 ha rừng bị cháy

– Canberra (2003): 4 người chết và 160.000 ha rừng bị cháy

– Black Christmas (2001): 753.314 ha rừng bị cháy

– Ash Wednesday (1983): 75 người chết và 310.000 ha rừng bị cháy

– Black Friday (1939): 71 người chết và 2 triệu ha rừng bị cháy

– Black Thursday (1851): 12 người chết và 5 triệu ha rừng bị cháy

Ảnh ấn tượng trong tuần (30/12-5/1): Thảm họa cháy rừng Australia và quan hệ Mỹ-Iran ‘căng hơn dây đàn’

TGVN. Thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử Australia, Mỹ-Iran gia tăng căng thẳng sau vụ không kích khiến Tư lệnh Iran thiệt …

Ngành du lịch Australia thiệt hại hàng trăm triệu USD do cháy rừng

TGVN. Ngành du lịch Australia có thể thiệt hại hàng trăm triệu USD do các đám cháy rừng đang hoành hành tại khu vực bờ …

Australia: Hàng loạt gấu koala chết cháy trên ngọn cây

Cháy rừng ở Australia có thể đã giết chết hơn 2.000 gấu koala, còn gọi là gấu túi. Nhiều con không chạy kịp vì đám …