Top 11 # Tại Sao Bạn Phải Học Tiếng Anh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bạn Phải Học Tiếng Anh?

Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là môn học bắt buộc ở trường phổ thông. Tuy nhiên hiện nay, không chỉ ngoại ngữ, mà hầu hết tất cả các môn học khác đều không giải quyết được vấn đề đầu tiên, câu hỏi đầu tiên và cũng là câu hỏi quan trọng nhất: Tại sao phải học?

Che Guevera nói: “Hạnh phúc không chỉ nằm ở đích đến mà còn trên từng chặng đường đi”. Tuy nhiên nếu không biết mình muốn đi đến đâu, thì thật bi kịch. Thậm chí như ảo ảnh về ốc đảo nơi sa mạc cũng vô cùng hữu ích, bởi ít ra, chính viễn cảnh đẹp đẽ đó là động lực để khiến chân người tiến bước trong nắng gắt. Vì thế, giải quyết được câu hỏi Tại sao phải học?, không chỉ trong việc học ngoại ngữ, mà với cả những hành động khác, là nhìn thấu vào bản chất của sự việc, gán cho nó một ý niệm, một ý niệm có ý nghĩa với bản thân ta. Chỉ riêng bản thân ta.

Tôi sẽ trình bày lý do duy nhất để trả lời cho câu hỏi Tại sao bạn phải học ngoại ngữ?, bởi đối với bản thân tôi, một lý do là đủ. Quá ít sẽ không đủ sức nặng. Quá nhiều sẽ trở thành sức ép. Đầy đủ, chính là cuộc sống mà tôi hướng tới.

Tôi rất thích đọc sách, tuy nhiên rất nhiều đầu sách tôi muốn tìm kiếm lại không có bản dịch tiếng Việt. Vậy bạn nghĩ là chúng ta nên ngồi uống trà và chờ đợi, rồi hú hét lên khi một Nhà xuất bản nào đấy chuyển ngữ tác phẩm. Bạn có Internet, bạn có thể truy cập Amazon, và bạn chờ đợi một cuốn sách yêu thích được dịch về tiếng Việt bởi vì bạn không đọc được nó bằng tiếng Anh. Đến một cuốn sách bạn cũng không thể kiểm soát nổi, dù lượng kiến thức của nó khiến bạn khao khát đến chết. Bạn chờ đợi may mắn gõ cửa. Bạn không nắm vận mệnh dù bạn có đủ những công cụ, ngoại trừ một thứ, ngôn ngữ để thấu hiểu kiến thức từ tác phẩm đó. Và đấy là về sách. Còn biết bao những bộ phim, những ca khúc, những công trình nghiên cứu… đang ở đó và đợi bạn. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc Tế, nên con đường để bạn tiếp cận với bất cứ nền văn hoá nào từ Đông sang Tây thông qua ngôn ngữ này đều hết sức rộng mở. Bạn tốn ít thời gian nhất để tiếp thu được nhiều tinh hoa văn hoá thế giới nhất.

Nhưng quan trọng hơn, bạn có thể chia sẻ và bày tỏ quan điểm của mình với mọi người. Không còn khoảng cách, không còn e dè sợ hãi. Tiếng nói của bạn được nhân rộng. Những kiến thức của bạn, những suy nghĩ của bạn, không ai có thể phủ nhận hay vùi dập trong im lặng. Mọi thứ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, để tiến dần đến sự thấu hiểu. Bạn không cần phải ám ảnh về accent để nói giọng chuẩn, không cần phải đong đếm để nói ra một câu phức tạp về ngữ pháp. Bạn chỉ cần có thể dùng ngôn ngữ để nói những quan điểm và ý tưởng của bạn. Chỉ cần như thế. Quan điểm nghĩa là con người bạn như thế nào trong hiện tại. Ý tưởng nghĩa là con người bạn có thể trở thành trong tương lai. Và tiếng Anh, chính là thứ công cụ hiệu quả nhất để bạn nói với thế giới về chính mình.

Thời gian cứ trôi, thế giới vẫn tiến lên phía trước, không ai chờ đợi bạn. Tất cả phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn, nắm vận mệnh trong tay và lái chiếc công thức 1 trên đường chạy cuộc đời mình, hay đi bộ tản mát để giết thời gian ngày qua ngày. Thời gian của bạn có hạn, với tiếng Anh, bạn có công cụ nhanh nhất để tiếp thu tri thức, đồng thời có công cụ hiệu quả nhất để trình bày bản thân với thế giới. Đó là câu trả lời của riêng tôi cho câu hỏi “Tại sao phải học tiếng Anh?”.

Về phần bạn, như thường lệ, học hay không học, lựa chọn nào là tuỳ thuộc.

Chỉ cần ở nơi đó – cuối con đường của cuộc đời, bạn không hối hận vì đã bỏ lỡ.

Tại Sao Bạn Phải Học Phát Âm Tiếng Anh?

Khi giao tiếp với người nước ngoài hay gặp gỡ đối tác và các nhà tuyển dụng, ấn tượng ban đầu mà họ có về vốn ngoại ngữ của bạn chính là phát âm của bạn đấy. Sự thật là hầu hết tất cả các nhà tuyển dụng ngày nay đều kì vọng ở nhân viên của mình một vốn tiếng anh nhất định, nếu bạn muốn làm cho một công ty hợp tác nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia, đây lại chắc chắn là một yếu tố không thể thiếu.

Có một câu chuyện thực tế là: Khi tôi nộp CV và được gọi đi phỏng vấn vào một công ty nọ, giám đốc ở đấy đã hỏi tôi sau vài phút nói chuyện ngắn ngủi “Chắc là trình độ tiếng anh của em rất tốt phải không? ” Lúc đó ông ta thậm chí còn chưa hề nhìn vào bảng điểm IELTS,TOEIC hay những giấy chứng nhận thành tích tiếng anh của tôi một lần nào. Tại sao ông ta lại đánh giá rằng tôi giỏi Tiếng Anh mặc dù còn chưa kiểm chứng trình độ ngữ pháp hay vốn từ vựng của tôi như thế nào?

Một chuyện nữa, đấy là khi tôi đi chuyến tàu từ Hà Nội về Vinh, ngồi cùng khoang với tôi là hai kĩ sư người Đan Mạch. Hai chàng kĩ sư Đan Mạch này rất dễ gần và thân thiện, khá to béo và đặc biệt là họ trông khá giống nhau khiến ban đầu tôi cứ ngỡ họ là anh em trai.

Tôi bắt chuyện và giúp họ hiểu về một số lưu ý trên tàu. Sau khi trò chuyện với tôi về những bức ảnh họ chụp đc ở Việt Nam một cách thích thú (hầu hết là về hệ thống mạng lưới điện), họ tâm sự với tôi rằng họ rất ngạc nhiên trước trình độ tiếng anh của người Việt Nam, và họ nghĩ là tiếng anh của tôi thật tốt. Tôi ngỡ ngàng. Và tự hào. Chỉ vì phát âm của tôi mà hai người bạn từ Đan Mạch đã có ân tượng về trình độ tiếng Anh tốt của người Việt Nam. Lúc đó, cảm giác tự hào dâng lên trong tôi, và tôi bỗng nhiên mong ước sẽ có nhiều nhiều người Việt Nam hơn nữa phát âm chuẩn tiếng Anh, để khiến bạn bè thế giới có một cái nhìn khác về trình độ tiếng anh của người Việt mình . Chỉ một điều nhỏ thôi, phát âm tiếng Anh chuẩn,là bạn đã tạo nên một hình ảnh Việt Nam đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế rồi. Chẳng phải rất đáng để cố gắng sao?

Thực tế là hầu hết mọi người khi trò chuyện với bạn sẽ chẳng để ý xem bạn sử dụng cấu trúc tiếng anh này đúng chưa hay vốn từ vựng của bạn có hàn lâm và phong phú không? Cái khiến họ chú ý là phát âm của bạn. Nếu bạn phát âm tiếng anh chuẩn, nghiễm nhiên họ sẽ cho rằng bạn là một người rất giỏi tiếng anh .Còn dù cho bạn giỏi ngữ pháp, viết luận, từ vựng phong phú, số điểm IELTS hay TOEIC có cao ngút trời đi nữa nhưng phát âm lại sai, giao tiếp lúng túng thì họ sẽ nghĩ”Anh ta/ Cô ta có trình độ tiếng anh thật tệ” mà thôi. Lúc đó thì kiến thức ngữ pháp chẳng kịp cứu bạn đâu.

Vậy, hãy nhớ, việc phát âm tiếng anh chuẩn sẽ khiến mọi người nghĩ rằng trình độ tiếng anh của bạn thật tốt- và đấy sẽ là một lợi thế của bạn.

Phải nói rằng việc học phát âm tiếng anh chuẩn là nền tảng cơ bản giúp bạn giao tiếp với mọi người (nhất là khi bạn làm việc trong công ty nước ngoài hay thường xuyên phải làm việc với các đối tác nước ngoài).

Rất nhiều người bảo rằng” Tôi không muốn học phát âm,tôi chỉ muốn học giao tiếp bằng tiếng anh thôi.” Đây quả là một sai lầm tai hại.

Nếu bạn tự tin rằng bạn có thể giao tiếp khá ổn với bạn bè, đồng nghiệp và các thầy cô giáo thì hãy khoan vội mừng,bởi như vậy chưa chắc là bạn đã phát âm chuẩn đâu. Bởi vì

– Thầy cô giáo là những người đã nghe thứ tiếng anh không chuẩn đó nhiều năm trời.Vậy nên ông/ bà ta sẽ hiểu được lời bạn nói dễ dàng hơn người khác.

– Bạn bè của bạn hầu hết đêu là đồng hươg của bạn,trình độ tiếng anh xấp xỉ bạn và cũng mắc những sai lầm tiếng anh như bạn. Vậy họ sẽ giao tiếp với bạn dễ hơn cũng dễ hiểu thôi.

Chỉ trừ khi bạn giao tiếp được với người bản xứ một cách trôi chảy, (nhân viên bán hàng, người lái xe buýt,…) thì tôi mới thừa nhận rằng bạn có thể giao tiếp bằng tiếng anh.

Nếu bạn nghĩ là việc phát âm chuẩn chẳng quan trong, bạn có thể bỏ r qua bước đó và tham gia lớp học giao tiếp luôn thì bạn đã nhầm. Phát âm chuẩn là nền tảng cho việc giao tiếp trôi chảy.

Tôi có một người bạn, cô ấy nói tiếng anh rất trôi chảy (có nghĩa là không ậm ừ,ngắc ngứ , bởi vì vốn ngữ pháp và từ vựng của cô ấy rất tốt, phản ứng giao tiếp cũng rất nhanh) chỉ có điều phát âm của cô ấy không chuẩn. Khi cô ấy ở Việt Nam thì cũng chẳng có vấn đề gì to tát, nhưng mọi chuyện thực sự nghiêm trọng khi cô ấy đi du học. Cô bạn tôi nhận đc học bổng của 1 trường đại học ở Mỹ Và trong suốt những tháng đầu,cô ấy liên tục than thở với tôi qua skype rằng những người ở đây liên tục hỏi cô ấy “Cái gì?CÁi gì cơ” Cô ấy lặp lại câu mình nói vài lần thì họ mới “Aha” tỏ ý hiểu rồi và nhắc lại câu cô ấy vừa nói với giọng điệu bản ngữ chính xác hơn. Điều đó làm cô ấy cảm thấy rất ngượng và ngại ngùng khi phải giao tiếp với các bạn nước ngoài,hơn nữa,nói chuyện mà cứ nhắc đi nhắc lại như thế thì chả ai có hứng thú nói tiếp nữa cả.

Vậy, vấn đề là khi bạn phát âm không chuẩn tiếng anh,thì dù kiên thức ngữ pháp của bạn có giỏi đến mấy, thì cũng chẳng ai hiểu bạn đang nói gì cả.

Bạn có thể không biết nhiều cấu trúc phức tạp, hoa mỹ, hay không biết nhiều từ vựng hàn lâm phong phú, thì bạn vẫn có thể sử dụng cấu trúc đơn giản, từ vựng đơn giản để diễn đạt ý của mình. Nhưng sẽ không có khái niệm “phát âm đơn giản” , bạn chỉ có một lựa chọn, đó là phát âm chuẩn để khiến người nghe nắm được bạn đang nói gì.

Tại Sao Bạn Cần Phải Học Phát Âm Tiếng Anh

Tương tự, nếu bạn không phát âm đúng thì cũng không nói được với người khác. Bạn chỉ nói cho mình bạn hiểu mà thôi.

Việc học phát âm tiếng Anh, biết cách phát âm tiếng Anh chuẩn là rất quan trọng, càng sớm càng tốt. Vì sao vậy? Bạn hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Không học phát âm, nếu tự ý đoán âm, rất nguy hiểm! Điều này rất nguy hiểm vì phát âm tiếng Anh rất đa dạng và không có nguyên tắc nào cho việc phát âm của một từ cả. Cách viết giống nhau thì chưa chắc phát âm đã giống nhau. Do đó, nếu bạn phát âm sai do việc đoán sai âm, bạn có thể sai trong một thời gian dài, và nếu đến khi bạn nhận ra điều đó, bạn muốn sửa lại sẽ rất khó. Ví dụ: Bạn đã gặp rất nhiều từ có phát âm đuôi -er là /ə(r)/ như teacher, offer, speaker,… và khi bạn gặp từ prefer, bạn cũng phát âm theo phỏng đoán là /prifə(r)/ là sai bởi phát âm đúng phải là /pri’fə:/. Và việc phát âm sai này sẽ rất khó sửa.

Không học phát âm, không biết phát âm từ mới như thế nào Nếu bạn học những từ mới, bạn chỉ học cách viết, cách dùng và nghĩa của nó thôi, sau này bạn mới lại đi học lại phát âm của từ đó thì sẽ rất mất nhiều thời gian, còn nếu bạn tự đoán thì…thật tai hại như đã phân tích trên. Do đó, bạn phải học phát âm trước, để khi học một từ mới, bạn có thể học phát âm của từ đó qua các ký tự phiên âm trong từ điển: Biết đâu là trọng âm, đâu là phụ âm, nguyên âm, âm vô thanh, âm hữu thanh… để phát âm cho chính xác.

Phát âm là tiền đề cho kỹ năng nghe và nói Thử tưởng nếu bạn không biết phát âm, bạn không biết từ này đọc như thế nào, nói như thế nào, vậy làm sao bạn có thể nghe được người nước ngoài nói. Khi họ nói đúng, bạn không hiểu vì bạn vốn phát âm sai từ trước, họ phải nói sai như bạn từng dùng thì bạn mới hiểu, còn nếu họ nói đúng như tiếng mẹ đẻ của họ, bạn lại không hiểu. Như vậy, bạn vô tình biến việc phát âm chỉ dành riêng cho bạn, chỉ “mình bạn một kiểu”, vậy thì bạn không thể nghe được người khác nói rồi.

Tương tự, nếu bạn không phát âm đúng thì cũng không nói được với người khác. Bạn chỉ nói cho mình bạn hiểu mà thôi. Còn với người nước ngoài, họ sẽ cố gắng hiểu được bạn nói nhưng có lẽ họ sẽ phải hỏi lại bạn nhiều lần, phải đoán những gì bạn nói, thậm chí họ cần bạn phải viết ra những gì bạn muốn nói để cho họ hiểu nữa. Bạn học ngữ pháp tiếng Anh tốt, bạn viết họ sẽ hiểu, nhưng nói thì lại không. Phát âm tiếng Anh rất khác với phát âm tiếng Việt, nếu bạn cứ theo thói quen phát âm tiếng Việt thì nói mà người khác không hiểu là điều rõ ràng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Tại Sao Phải Học Ngữ Pháp Tiếng Anh?

“Tại sao phải học Ngữ pháp tiếng Anh?” (Ảnh: internet)

Ngữ pháp, tuy là phần kiến thức quan trọng và vô cùng thú vị nhưng lại thường bị hiểu nhầm là những công thức buồn tẻ hoặc là phần học khô khan và khó nuốt nhất trong tiếng Anh. Nhưng bạn phải hiểu rằng, ngữ pháp bản chất là tập hợp những luật-lệ quy định cách sử dụng một ngôn ngữ. Hiểu được ngữ pháp, bạn sẽ hiểu được bản chất của mỗi thành phần trong tiếng Anh và cách kết nối các Từ-Cụm-Câu thành thông tin có nghĩa đối với cả bạn và người đọc/người nghe. 

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ quan điểm vì sao bạn cần học tốt ngữ pháp tiếng Anh và cách học ngữ pháp đúng là như thế nào. Tôi cũng lưu ý luôn là nhiều bạn trên page sẽ có thể phản-ứng vì cho rằng 7 rules có nói “không-nên-học-ngữ-pháp”. Nhưng xin đính chính lại vì các bạn đã hiểu Sai-hoàn-toàn ý nghĩa của rules là “Không-nên-học-ngữ-pháp-theo-cách-cũ” (giải nghĩa: bạn cần 1 cách tiếp cận ngữ pháp mới theo qui luật tự nhiên). 

1. Tại sao phải học ngữ pháp tiếng Anh?

Như đã nói, bản chất của ngữ pháp là những luật lệ quy định cách kết hợp từ và mỗi ngôn ngữ lại có một “bộ luật” của riêng mình. Ví dụ, nếu trong tiếng Việt ta dùng hệ thống trạng từ (đã, sẽ, đang,…) để miêu tả thời gian thì tiếng Anh lại sử dụng thì – một dạng biến thể của động từ – để làm nhiệm vụ này. 

Ví dụ về sự khác nhau giữa người Biết và Không biết ngữ pháp:  – I love her. (Tôi yêu cô ấy) – I loved her. (Tôi đã từng yêu cô ấy, nhưng giờ thì hết rồi) Nếu không biết ngữ pháp, bạn có thể hiểu như thế nào?

Nếu trong tiếng Việt, việc đổi thứ tự chỉ một từ cũng có thể thay đổi ý nghĩa câu văn thì những ngôn ngữ như tiếng Nga hoặc tiếng Nhật lại không hề bị quy tắc này ảnh hưởng. Như vậy cũng đủ thấy sự khác nhau giữa các ngôn ngữ phần lớn là ở ngữ pháp – đôi lúc trái ngược hẳn với tiếng mẹ đẻ của người học. Đây cũng là lý do khiến nhiều bạn cảm thấy đây là phần kiến thức khó nhất; cũng là lời giải thích cho việc tại sao bạn phải học ngữ pháp để sử dụng được tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung.

Đối với tiếng mẹ đẻ, chúng ta tiếp nhận ngữ pháp mà không cần phải học bất cứ quy tắc hay công thức nào cả; các kiến thức ấy được tự động thu nạp thông qua quá trình nghe và lặp lại theo thói quen. Đây chính là nguyên lý cốt lõi của phương pháp quy nạp (Inductive/Bottom-up). 

Ngược lại khi lớn lên, chúng ta đi học ngôn ngữ – đặc biệt là ngoại ngữ – lại tiếp cận ngữ pháp theo phương pháp diễn dịch (Deductive/Top-down), tức bạn được học và yêu cầu ghi nhớ các quy tắc về lý thuyết để áp dụng vào bài tập hoặc thực tế. Phương pháp truyền thống này tuy hiệu quả về mặt thông tin và thời gian (rút ngắn quá trình tiếp thu thực tế) so với phương pháp quy nạp nhưng lại để lộ nhiều nhược điểm về cách tiếp cận kiến thức khiến nhiều bạn khó tiếp thu và mất động lực trong quá trình học.

2. Bạn nên học ngữ pháp tiếng Anh như thế nào? 

Theo kinh nghiệm và quan điểm của cá nhân tôi thì: 1/ Bạn vẫn phải nắm được lý-thuyết (các qui luật văn phạm). Nhiều bạn sẽ chống chế vì cho rằng nó ảnh hưởng đến việc phản-xạ chậm. Sự thật là, bạn đang đổ lỗi cho việc bạn yếu kém cho quan điểm “lý thuyết vô nghĩa”. Nhưng xin lỗi vì thực tế biết lý thuyết vẫn giỏi hơn người không biết gì. Tiếng Anh đâu chỉ có mỗi kỹ năng Nói. 

Còn đây: https://www.grammar.vn là khoá học tôi đề xuất cho bạn, chương trình này kết hợp rất tốt giữa các phương pháp tiếp cận ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả mà tôi đã nêu trên. Hãy chú ý tới ngữ-pháp, tin tôi đi, bạn sẽ học tiếng Anh dễ chịu hơn nhiều khi bạn có kiến thức nền tảng bài bản.

Đừng quên trích nguồn: chúng tôi nếu chia sẻ.

Cảm ơn!! 

(Minh Nguyễn, Ban quản trị Fanpage Learning Effortless English, https://facebook.com/learningeffortlessenglish)