Top 13 # Tại Sao Bé Bị Mất Ngủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bị Mất Ngủ? Cách Điều Trị Mất Ngủ Ra Sao?

Những nguyên nhân tại sao bị mất ngủ

Trả lời

1. Bệnh đa xơ cứng

Các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và chứng mất ngủ. Có 2.300 người mắc đa xơ cứng tham gia và 70% trong số họ bị rối loạn giấc ngủ. Với cảm giác mệt mỏi đặc trưng, người bị đa xơ cứng không thể ngủ được ít nhất 30 phút. Họ thường phải uống thuốc để chống mất ngủ. Những người trong độ tuổi 20-50 thuộc nhóm nguy cơ cao.

2. Căng thẳng

Theo nghiên cứu của Đại học Y học giấc ngủ Mỹ, căng thẳng có thể gây ra chứng mất ngủ. Các nhà khoa học khuyên bạn nên tránh xa căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực. Khi một người bị căng thẳng liên tục, chứng mất ngủ có thể trở thành bệnh mạn tính. Ảnh: Smithsonianmagazine.

3. Đồ uống năng lượng

4. Bệnh hen suyễn

Chứng mất ngủ rất phổ biến ở người bị bệnh hen suyễn. 37% những người có vấn đề về hệ hô hấp cũng bị rối loạn giấc ngủ. Những người tham gia một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết họ cảm thấy khó khăn khi đối phó với tình trạng này và họ cũng dễ bị trầm cảm hơn. Các nhà khoa học cho rằng bệnh nhân hen suyễn cần điều trị chứng mất ngủ sớm nhất có thể.

5. Rượu

4.970 người trưởng thành đã tham gia vào một nghiên cứu tại Đại học John Hopkins. Những người tham gia phải nói với các nhà khoa học số ngày mà họ đã uống nhiều hơn 4 ly rượu mỗi ngày trong vòng 3 tháng. Sau đó, họ cũng cho biết họ hay bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Kết quả cho thấy những người uống 2 hoặc nhiều lần một tuần thường dễ bị các vấn đề về giấc ngủ.

6. Mãn kinh

Theo thống kê, phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy rằng trong thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mất ngủ tăng lên nhiều lần. Triệu chứng phổ biến nhất là khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể. Trong số 3.302 người tham gia, hơn 1/3 bị mất ngủ và thường xuyên thức dậy giữa đêm

Cách điều trị mất ngủ đơn giản

– Thở ra hoàn toàn (bằng miệng)

– Ngậm miệng và hít vào bằng mũi, đồng thời đếm từ 1-4.

– Giữ hơi thở của bạn trong khi nhẩm đếm từ 1-7.

– Thở ra hoàn toàn bằng miệng và nhẩm đếm 1-8.

– Tiếp tục lặp lại các bước hít vào thở ra theo quy trình trên.

Bạn nên thực hiện cách hít thở 4-7-8 này 2 lần mỗi tối trước khi đi ngủ trong vòng từ 6-8 tuần, khi bạn đã thành thục và cơ thể quen với cách thức thả lỏng này bạn sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ chỉ sau 1 phút.

Lưu ý: Khi thực hiện hoạt động hít thở 4-7-8 này bạn chỉ được thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi, giữ nguyên vị trí lưỡi và tuân thủ đúng nguyên tắc nín thở.

Hiện tại là của họ. Tương lai, thứ mà tôi thực sự đã và đang làm việc, là của tôi!

Tại Sao Lại Bị Mất Ngủ?

Chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn trung niên tâm sinh lý thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi, bạn thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào bao đêm, mặc dù ban ngày ngủ ít hoặc không ngủ.

Phụ nữ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, do phụ nữ có nhiều khả năng bị suy nhược thần kinh hơn hơn đàn ông. Cộng thêm việc chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng khiến hóc môn giới tính mất cân bằng. Điều này ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng nữ giới, họ thường nhạy cảm hơn bình thường, tâm trạng hay bồn chồn, lo âu.

Tiếng ồn hay ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Tiếng động từ nhà hàng xóm, tiếng xe cộ, hay công trình đang thi công ở gần đó, hoặc cũng có thể do ánh đèn sang gây khó ngủ.

Những người mắc bệnh cảm cúm, viêm xoang, huyết áp, đau xương khớp, viêm loét dạ dày, đại tràng hay rối loạn tiểu tiện thì giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, khi đang sử dụng các loại chứa caffeine có tác dụng kích thích bộ não trở nên hưng phấn hơn cũng là một trong những nguyên nhân khó ngủ.

Những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống khiến thần kinh lúc nào cũng căng như dây đàn, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thì chắc chắn cũng khó có được một giấc ngủ ngon. Khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Trước hết người mắc chứng mất ngủ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây mất ngủ do yếu tố chủ quan hay khách quan. Nếu do chủ quan, người bệnh có thể tự điều chỉnh cho thích hợp với bản thân, từ đó dễ dàng cải thiện giấc ngủ của mình. Một số nguyên nhân chủ quan trả lời cho câu hỏi “Tại vì sao lại bị mất ngủ” như sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê hay những chế phẩm chứa chất caffeine; ánh sáng trắng lọt quá nhiều vào phòng; tiếng động từ thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại; hay sự căng thẳng, lo âu trong công việc…

Vệ sinh giấc ngủ bằng cách giữ gìn phòng ngủ sạch sẽ, thoáng khí, nhiệt độ thích hợp được khuyến cáo là từ 25 – 27 độ C, chăn màn sạch sẽ, và quan trọng hơn cả là tâm trạng thật thoải mái.

An Thần Ninh được điều chế từ các vị đông y như: Hắc táo nhân, Dành dành, Viễn chí, Cam thảo và một số thành phần khác… có tác dụng: Dưỡng huyết trừ phiền, định tâm an thần, hạ áp, dùng cho mất ngủ hay mơ, phiền toái hốt hoảng, mỏi mệt ít ăn, do tâm can huyết hư dẫn đến.

Điều trị mất ngủ do mọi nguyên nhân, chứng hồi hộp lo lắng, hay quên.

Hỗ trợ điều trị các chứng thần kinh suy nhược do bệnh lao, viêm xoang, u não, não bị chấn thương sau khi viêm não gây nên.

Chữa trị các chứng thường gặp ở tuổi mãn kinh: chứng uất (nóng nảy, dễ tức giận, mặt đỏ, tăng huyết áp giới hạn, khó ngủ), hồi hộp lo lắng.

Tại Sao Người Già Hay Bị Mất Ngủ Và Làm Sao Để Khắc Phục Mất Ngủ?

Đăng bởi: Vi Bùi

Người cao tuổi cần chú ý tới các thói quen, lối sống của mình để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ

Tại sao người cao tuổi thường hay bị mất ngủ?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người cao tuổi có xu hướng gặp phải nhiều rối loạn giấc ngủ, ví dụ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn, hay tỉnh giấc giữa đêm… hơn so với những người trong độ tuổi trẻ. Điều này cũng khiến mức năng lượng trong ngày của họ thường xuyên ở mức thấp.

Theo TS. Glenna Brewster, một chuyên gia về lão khoa và giấc ngủ người Mỹ cho biết: “So với những người trẻ tuổi, tỷ lệ người trung niên bị mất ngủ có xu hướng cao hơn và con số này cũng tăng lên theo độ tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mất ngủ là một phần bình thường của quá trình lão hóa”.

TS. Glenna Brewster cũng đưa ra nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ ở người già, bao gồm các yếu tố sau:

Người cao tuổi có thể bị mất ngủ do căng thẳng, lo lắng về vấn đề tài chính

– Lo lắng về vấn đề tài chính, gánh nặng chăm sóc gia đình.

– Thay đổi môi trường sống.

– Thay đổi lối sống, đặc biệt là khi mới về hưu.

– Có thói quen uống rượu bia gần giờ đi ngủ.

– Bệnh tật, đặc biệt khi nguy cơ mắc các bệnh mạn tính thường tăng lên khi bạn già đi.

– Bốc hỏa (do mãn kinh) ở phụ nữ.

– Ngủ trưa quá nhiều trong ngày.

– Đau buồn khi mất đi một người bạn, người thân.

– Căng thẳng, stress.

Nên đọc

TS. Glenna Brewster cho biết: “So với những người không bị mất ngủ, những người cao tuổi gặp phải tình trạng này cũng thường mắc thêm ít nhất 2 bệnh mạn tính khác. Việc phải dùng thuốc điều trị các căn bệnh này cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ về đêm.

Làm sao cải thiện tình trạng mất ngủ ở người già?

Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng mất ngủ ở người già là nhanh chóng thiết lập thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt. Cụ thể, bạn cần thiết lập và duy trì lịch trình thức – ngủ đều đặn, ngay cả trong những ngày nghỉ cuối tuần.

Tập thể dục đều đặn hơn, kiểm soát căng thẳng cũng có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ mỗi đêm. Bạn cũng nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử, tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị này vào buổi tối.

Cuối cùng, để có giấc ngủ ngon hơn, bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung magne theo chỉ dẫn của bác sỹ. Dưỡng chất này có thể giúp điều hòa tâm trạng, giúp bạn dễ ngủ, ngủ lâu hơn và mang tới cảm giác khoan khoái hơn khi thức dậy vào ngày hôm sau.

Vi Bùi H+ (Theo MBG)

Mang Thai Có Bị Buồn Ngủ Không? Tại Sao Tôi Mất Ngủ Triền Miên?

Phụ nữ mang thai có bị buồn ngủ không?

Câu trả lời là CÓ. Buồn ngủ là 1 trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân của hiện tượng buồn ngủ là do sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là 2 loại hormone thai kỳ là estrogen và progesterone đột ngột tăng cao khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ hơn bình thường.

Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng đi vào quy trình hoạt động nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên buồn ngủ khi mang thai cũng là hiện tượng khó tránh khỏi.

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng mẹ mà mức độ buồn ngủ khi mang thai khác nhau. Có những thai phụ cảm thấy thường xuyên buồn ngủ, 24/24, rất khó để tập trung trong công việc hay cuộc sống. Ngược lại, có người lại chỉ buồn ngủ ban ngày và buồn ngủ theo từng cơn.

Tại sao mang thai lại mất ngủ triền miên?

Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai CÓ buồn ngủ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vậy tại sao có những mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên? Nguyên nhân do đâu và điều này có gây ảnh hưởng gì không? Phải làm sao để khắc phục?

Chúng tôi chia thành 2 trường hợp:

Mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm

– Một số bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm có thể do sự thay đổi của hormone khiến chất lượng giấc ngủ đêm bị giảm xuống. Hơn nữa, những cơn buồn ngủ ban ngày “tấn công” khiến chị em ngủ quá nhiều vào ban ngày nên ban đêm không thể ngủ được nữa.

Giải pháp:

Mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm nên chú ý sắp xếp lại thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày. Các mẹ có thể chống lại những cơn buồn ngủ bằng cách vận động nhẹ nhàng, đi lại hoặc ăn 1 chút đồ ăn vặt, trái cây… để tỉnh táo hơn.

Tạo thói quen ngủ đúng giờ, tranh thủ ngủ trưa để tối ngủ ngon hơn,

Ngoài ra, hạn chế ăn nhiều hoặc uống nhiều nước vào buổi tối để tránh tình trạng tiểu đêm gây mất ngủ triền miên.

Mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm

Nếu bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm cũng có thể do nhiều lý do:

– Suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi hoặc những áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình. Đặc biệt là khi không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ chồng, người thân, bà mẹ mang thai dễ cảm thấy bị tủi thân, buồn chán, suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ triền miên.

– Ngoài ra, nếu bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm trong suốt thời gian dài cũng có thể do 1 số bệnh lý: bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp…

Giải pháp:

Bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm cần tìm cách cải thiện ngay tình trạng này. Nên thư giãn, thoải mái tinh thần, tránh căng thẳng, mệt mỏi…

Nếu bị mất ngủ triền miên trong thời gian dài (sang tam cá nguyệt thứ 2 vẫn bị), đồng thời tìm đủ cách vẫn không thể ngủ ngon hơn thì thai phụ tốt nhất nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com