Top 9 # Tại Sao Bé Hay Bị Nhiệt Miệng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Đây Là Lý Do Tại Sao Bé Bị Nhiệt Miệng

” Bé Na nhà em rất hay bị nhiệt miệng…Em đã tìm đủ cách mà bé cứ bị tái phát thôi, cứ vài tuần là lại bị 1 lần…. Mà phải vài ba ngày mới có dấu hiệu khỏi, mỗi lần như thế bé khóc nhè dữ lắm, lại lười ăn nữa… Xót con nhiều lúc em cũng không cầm được nước mắt….chị có kinh nghiệm gì không, giúp em với?”

Đây là nỗi niềm của một mẹ bỉm sữa, và nó cũng là nỗi trăn trở của những ai có con nhỏ bị nhiệt miệng.

Tôi cũng thế! Trước đây, mỗi khi con tôi bị nhiệt miệng, không những bé khó chịu mà cả gia đình tôi đều rơi vào trạng thái căng thẳng. Căng thẳng vì con không chịu ăn uống, luôn quấy khóc vì đau rát. Căng thẳng vì nhiều lúc con muốn ăn nhưng không dám ăn… cũng chính vì thế mà cân nặng của bé cứ tụt như lao dốc.

Dân gian thường hay nói rằng, nhiệt miệng là do nóng trong người. Nhưng thực chất, bé bị nhiệt miệng cũng có khá nhiều nguyên nhân các bạn ạ. Thông thường, các nguyên nhân bao gồm:

Bé ăn thức ăn quá nóng, có nhiều gia vị, dầu mỡ, thức ăn nhanh…làm nóng trong người, gây tổn thương niêm mạc miệng và viêm loét.

Bé vô tình có những chấn thương vùng miệng như: cắn phải vào môi, má hay lưỡi, ăn những thực phẩm quá cứng, ngậm phải những vật sắc nhọn…làm tổn thương miệng, nướu, lưỡi của bé.

Đa số các bé bị nhiệt miệng đều cần xem lại vấn đề vệ sinh răng miệng của các bé: có đúng cách chưa, bàn chải đánh răng, kem đánh răng có thực sự phù hợp với bé chưa?

Bên cạnh những vấn đề trên, chúng ta cần nên xem lại vấn đề dinh dưỡng ở bé đã phù hợp và cân bằng chưa? Bé có uống đủ nước hằng ngày không? Bởi, những lý do trên sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé. Nếu sức đề kháng suy giảm, sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây bệnh nhiệt miệng.

Ngoài ra, bé sử dụng một số loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh kéo dài, khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng cũng là nguy cơ xuất hiện nhiệt miệng ở bé.

Dị ứng thuốc hoặc thực phẩm. Có thể các bạn nghe điều này khá mới mẻ. Tuy nhiên, một số bạn nhỏ lại khá nhạy cảm, ngoài dị ứng thuốc còn dị ứng với một số loại thức ăn: socola, phomai, đạm sữa bò, một số loại hạt … gây rối loạn hệ thống miễn dịch ở bé và làm bé bị nhiệt miệng.

Ngoài ra, nhiệt miệng là triệu chứng của một số bệnh do bé mắc phải bởi vi khuẩn hoặc virus gây ra như: tay chân miệng, Herpes, CMV, nấm…

Có cách nào phòng ngừa bé bị nhiệt miệng hiệu quả không?

Tuy nhiệt miệng không nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe và đời sống của các bé!

” Chị ơi, hôm trước bé em bị nhiệt miệng, em làm theo cách chị hướng dẫn, giờ bé khỏi rồi. Em mừng muốn rớt nước mắt luôn. Chị cho em hỏi, có cách nào để bé tránh tái phát không ạ, chứ bị như lần này nữa là em chịu không nổi quá…!”

Nghe bạn ấy chia sẻ mà thương quá các bạn ạ!

Tập bé có thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Súc miệng bằng nước muối hằng ngày, tốt nhất ngày 3 lần để phòng ngừa vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Thường xuyên thay bàn chải mềm cho bé, để tránh tổn thương gây trầy xước niêm mạc miệng.

Chú ý kem đánh răng cho bé phải phù hợp, tránh kích ứng niêm mạc vùng miệng ở bé.

Chế độ ăn, uống của bé nên đa dạng và phong phú. Không nên ăn theo sở thích của bé, sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng. Ưu tiên các thức ăn thanh mát và nâng cao đề kháng cho bé như: rau xanh, cà rốt, cà chua, cam, lê, táo…

Cho bé vui chơi, nghỉ ngơi thời gian hợp lý, tránh thức khuya giúp tinh thần bé luôn thoải mái.

Lê Thị Thúy Loan – Chủ sáng lập thương hiệu AVEDO – Bệnh Da Cho Con.

Địa chỉ: Đường D32, Khu Phố 4, An Phú, Thành Phố Thuận An, Bình Dương.

Điện thoại: 0985169385 (Zalo)

Fanpage: BenhDaChoCon

Facebook: Lê Thị Thúy Loan

Email: thuyloantnvn@gmail.com

Website chúng tôi

【Phải Xem Ngay】Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng?

Nhiệt miệng là một trong những hiện tượng bệnh lý mà chúng ta thường xuyên dễ dàng gặp phải và ngay cả trẻ nhỏ sơ sinh cũng không tránh khỏi. Khi bị nhiệt miệng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, chính vì vậy mà việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao hay bị nhiệt miệng sẽ giúp việc phòng bệnh được tốt hơn.

Nhiệt miệng là gì?

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.

Vì sao chúng ta thường bị nhiệt miệng?

Tổn thương niêm mạc miệng: Các tổn thương niêm mạc này có thể do bị xâm nhập bởi vi khuẩn từ một vài bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chóp răng… Và các dạng bệnh lý này thường có xuất phát từ vôi răng. Bởi vôi răng là môi trường sống đặc biệt lý tưởng của vi khuẩn, từ đây, chúng sẽ sinh sôi, phát triển và tấn công vào các khu vực trong khoang miệng.

Rối loạn thể dịch: đây có thể lại là một trong những dấu hiệu của các chứng bệnh toàn thân khác như bệnh gan, thận, thiếu chất sắt, axit folic… Chấn thương bị nhiễm trùng: Khi niêm mạc bên trong khoang miệng bị chấn thương, có vết lở loét mà không áp dụng biện pháp sát trùng ngay thì vết thương sẽ bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng nhiệt miệng.

Áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng bởi ảnh hưởng của quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không có sức lực để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút.

Cách ngăn ngừa nhiệt miệng?

Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Bị Nhiệt Miệng Ăn Dứa Thì Sao? Giúp Bạn Ăn Dứa Không Lo Nhiệt Miệng

Cập nhật ngày: 05/02/2020

Mặc dù dứa là 1 loại quả vô cùng mọng nước, giúp giải khát rất tốt và cung cấp khá nhiều vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bị nhiệt miệng khi ăn dứa, lý do tại sao?

Theo tiến sĩ Paul Takhistov thuộc Đại học Rutgers (Mỹ), lý do xuất hiện nhiệt miệng ăn dứa là bởi vì trong dứa có chứa 1 loại enzyme vô cùng đặc biệt, kết hợp cùng acid trong loại quả này khiến cơ thể bị nóng lên khi bạn ăn quá nhiều dứa cùng lúc, dẫn đến tình trạng vừa nói trên. Dứa có 2 đặc điểm khá đặc biệt khiến nó khác hẳn so với các loại trái cây mọng nước khác, đó là:

Dứa có chứa 1 loại enzyme khá đặc biệt có tên gọi là bromelain. Đây là 1 loại enzyme chuyên phân giải protein, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất này 1 cách tốt hơn. Tuy nhiên, nếu như dạ dày của chúng ta luôn yêu thích protein thì miệng lại hoàn toàn ngược lại. Lý do là bởi các kẽ răng không có những lớp bảo vệ tốt, lại rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và làm tổn thương vì khó vệ sinh, nên enzyme bromelain trong dứa sẽ sớm phản ứng với lớp nhầy trong miệng gây mòn men răng. Enzyme này cũng sẽ khiến hao mòn lớp nhầy trong tổng thể khoang miệng khiến bạn có cảm giác rát lưỡi, háo nước sau khi ăn dứa xong.

Một nguyên nhân khác chính là việc dứa có chứa nồng độ pH cực cao, khoảng từ 3,2-3,5 kết hợp với lượng acid lớn khiến miệng nhanh chóng bị đau rát, nổi nhiệt, viêm loét sau khi ăn.

Bị nhiệt miệng ăn dứa thì phải làm sao để đỡ?

Để không bị nhiệt miệng ăn dứa, hay cảm giác bị rát lưỡi sau khi ăn, có rất nhiều người sử dụng cách xóc 1 ít muối với dứa. Cách làm này vừa giúp dứa có vị ngon hơn, lại không gây rát lưỡi. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn từng chút dứa 1 thay vì ăn nhiều cùng 1 lúc để giúp tuyến nước bọt có khả năng hoạt động tốt hơn, giúp trung hòa acid và ngăn chặn sự thay đội nồng độ pH trong miệng, giúp bảo vệ miệng tốt hơn.

Bên cạnh cách sử dụng muối ăn kèm dứa hay ăn ít đi, bạn cũng có thể đem nướng hoặc trần sơ dứa qua nước nóng để giảm acid có trong dứa, giúp bảo vệ các niêm mạc, mô mềm của nướu, lưỡi tốt hơn. Bạn cũng có thể trộn kem tươi, sữa chua hoặc sữa tươi với dứa vì trong sữa có các loại protein có khả năng ức chế sự ảnh hưởng của bromelain. Đồng thời giúp phủ 1 lớp bảo vệ mỏng, giúp trung hoà độ pH, bảo vệ miệng tốt hơn.

Trẻ Em Bị Nhiệt Miệng Thì Phải Làm Sao?

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

– Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.

(Trẻ bị nhiệt miệng do cọ sát làm tổn thương niêm mạc)

– Nguyên nhân gây ra các vết loét thường là cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng. Có thể bắt đầu từ việc trẻ bị nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh gây nóng dẫn đến trong vòm miệng và lưỡi xuất hiện những ổ loét.

– Cũng có thể thủ phạm từ virus herpes với triệu chứng như loét do nhiệt. Nếu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì virus này ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng.

(Các bệnh lý cơ thể cũng có thể làm trẻ bị viêm nhiệt miệng)

– Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.

(Trẻ bị thiếu chất sẽ tạo cơ hội cho virut gây bệnh)

Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho trẻ đau, rát, quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, gầy sút nhanh, khiến việc chăm sóc rất vất vả và trẻ rất lâu bình phục, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

2. Trẻ em bị nhiệt miệng thì phải làm sao?

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn:

– Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây: Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

(Dùng thuốc trị nhiệt miệng bôi cho trẻ)

– Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng: Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

(Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng)

– Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

(Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng để tránh làm tổn thương thêm)

– Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

(Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để tránh mất nước)

Nguồn: Nhiệt Miệng – Lở Miệng