Top 3 # Tại Sao Bị Bệnh Đột Quỵ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bị Đột Quỵ? Nguyên Nhân Đột Quỵ Và Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Đột Quỵ

Đây là Tại sao bị đột quỵ? Các nguyên nhân gây đột quỵ là gì? các nguyên nhân đột quỵ phổ biến nhất cần biết để có các phương pháp phòng tránh phù hợp.

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình lưu thông máu lên não bị gián đoạn khiến não bị thiếu oxy để nuôi dưỡng các tế bào não hoặc do xuất huyết não dẫn đến các tế bào và mô não bị hư hỏng nhanh chóng và có thể chết dần chỉ trong vài phút.

Như vậy, có 2 nguyên nhân đột quỵ chính, đó là:

1.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (hay còn gọi là nhồi máu não)

Đây là nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu chiếm đến 87% các ca bệnh. Sự hình thành của các cục máu đông trong não, các mảng bám xơ vữa thành động mạch từ việc tích tụ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Những vật cản này khiến việc lưu thông máu bị cản trở gây tắc nghẽn mạch máu não, từ đó dẫn đến nhồi máu não.

Đây là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ rất nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Các mạch máu não bị vỡ hoặc có sự xâm lấn của máu vào não làm tăng áp lực trong hộp sọ gây tê liệt và giết chết các tế bào não.

Đột quỵ do xuất huyết não được được chia làm 2 loại:

Xuất huyết nội sọ: Là tình trạng xuất huyết não do các mạch máu trong não bị vỡ.

Thông thường, xuất huyết nội sọ thường gây ra bởi huyết áp tăng cao đột ngột do bệnh cao huyết áp hoặc do hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.

Ngoài ra, loại xuất huyết này còn có 1 nguyên nhân nữa đó là do dị dạng mạch máu não. Áp lực máu tác động lên thành các đoạn mạch máu não bị dị tật thường cao hơn, thành mạch bị mỏng và yếu đi, cuối cùng dẫn đến vỡ mạch máu não và xuất huyết vào não.

Xuất huyết dưới nhện: Là tình trạng xuất huyết do vỡ các mạch máu trên bề mặt não.

Đây là tình trạng máu chảy tràn vào khoang dưới nhện giữa não và hộp sọ. Khoang trống này có tác dụng như lớp đệm giúp não tránh bị tổn thương khi có va đập. Khi tình trạng xuất huyết dưới nhện xảy ra, niêm mạc não sẽ bị kích thích làm tăng áp lực gây đau đầu dữ dội, dẫn đến hỏng các tế bào não.

Xuất huyết dưới nhện còn có thể dẫn đến tình trạng co thắt mạch máu não, làm giảm hàm lượng máu đến não là nguyên nhân đột quỵ não.

2. Các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân đột quỵ

Nhiều người chủ quan cho rằng đột quỵ thường chỉ xảy ra với người lớn tuổi, nhưng trên thực tế căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê ở Việt Nam, một năm có đến 83.000 bệnh nhân bị đột quỵ là số người trẻ ở ở độ tuổi 20 hay thậm chí trẻ hơn.

Vậy làm thế nào để biết các yếu tố nguy cơ nào dễ khiến đột quỵ có thể xảy ra?

Nguyên nhân gây đột quỵ được chia thành các 3 yếu tố nguy cơ như sau:

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ có thể xuất phát từ một số yếu tố cá nhân mà bạn không thể kiểm soát được như:

2.1. Tiền sử bệnh tật gia đình

Bạn sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử đột quỵ hoặc có các bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch,..

2.2. Giới tính

Mặc dù cả nam và nữ đều có nguy cơ bị đột quỵ nhưng theo thống kê, nam giới thường có khả năng bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

2.3. Nguyên nhân đột quỵ do Tuổi tác

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị đột quỵ, tuy nhiên những người trên 55 tuổi thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Do chức năng sinh lý thuyên giảm và dễ mắc nhiều bệnh mãn tính như: bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành,..), cao huyết áp, tiểu đường,.. Đây đều là những “tiền đề” khiến người cao tuổi dễ gặp bệnh đột quỵ.

2.4. Sắc tộc

Người da đen thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn các nhóm người thuộc màu da khác.

Ngoài các yếu tố khách quan không thể thay đổi bên trên, có 1 số nguyên nhân gây đột quỵ mà người bệnh có thể điều trị và kiểm soát được.

Có 1 số bệnh lý là nguyên nhân đột quỵ trực tiếp, những người có bệnh lý nền sau đây sẽ có nguy cơ đột quỵ cao:

2.5. Có tiền sử đột quỵ hoặc cơn thiếu máu thoáng qua

Những người đã từng bị đột quỵ rất dễ bị tái phát, hoặc nếu bạn gặp các cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) thì nguy cơ bạn sẽ bị đột quỵ thực sự là rất cao.

2.6. Cao huyết áp

Nguy cơ đột quỵ với những người mắc bệnh này cao gấp 3-4 lần so với người bình thường. Thành mạch thường xuyên phải chịu những áp lực từ dòng máu khiến chúng bị giãn dần, yếu và dễ vỡ.

2.7. Bệnh tim – Nguyên nhân gây đột quỵ do cục máu đông

Tim là nơi đẩy máu cho các động mạch nên một trái tim không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng đến việc bơm máu đi khắp cơ thể. Rung tâm nhĩ là một bệnh lý tim mạch khiến hình thành các cục máu đông. Cục máu đông theo dòng máu đi khắp cơ thể đến não gây tắc nghẽn mạch máu gây ra đột quỵ não.

2.8. Cholesterol cao

Các mảng bám hình thành quanh mạch máu do sự tích tụ chất béo cũng là 1 nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ. Nếu bạn gặp phải tình trạng mỡ máu cao thì cần điều trị sớm để hạn chế xảy ra đột quỵ.

2.9. Nguyên nhân bị đột quỵ – Bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có nguy cơ tai biến cao hơn 1,5 lần so với người bình thường. Quá trình xơ vữa động mạch ở người tiểu đường thường diễn ra nhanh hơn nên khả năng gây tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ dễ xảy ra.

2.10. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Một chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến hiện nay. Những thực phẩm có quá nhiều chất béo, cholesterol, hay ăn quá mặn đều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Bạn nên hạn chế các đồ ăn chiên xào, hoặc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu và cholesterol như mỡ, nội tạng động vật,…, bổ sung rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày để giảm thiểu nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

2.11. Lười vận động

Không tham gia các hoạt động thể dục thể thao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo các chuyên gia, mỗi người nên có khoảng thời gian tập thể dục ít nhất 2,5 giờ/tuần. Điều này có thể đơn giản chỉ là đi hoặc chạy bộ vài lần một tuần.

Hàm lượng nicotin trong thuốc lá sẽ khiến huyết áp tăng và có thể gây ra đứt mạch máu não là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Việc sử dụng các chất kích thích thường xuyên cũng sẽ làm tăng nguy dẫn đến đột quỵ và có thể làm hỏng mạch máu và tim.

2.13. Tinh thần căng thẳng và mệt mỏi

Thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi và stress là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt với những người có bệnh lý về tim mạch, những tình huống trong cuộc sống khiến họ bị kích động quá mức sẽ rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

3. Các cách phòng chống bệnh đột quỵ

Đột quỵ vốn được biết đến là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, theo thống kê tại Việt Nam chỉ 50% sống sót sau khi bị đột quỵ và chỉ 10% trong số đó có thể bình phục hoàn toàn.

Với những nguyên nhân đột quỵ phụ thuộc vào yếu tố di truyền như do bệnh lý, cơ địa,… thì người bệnh cần thường xuyên phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện ra các nguy cơ đột quỵ sớm.

Nguyên nhân gây đột quỵ được biết đến phần nhiều cũng do thói quen sinh hoạt vậy nên cách phòng ngừa tai biến, đột quỵ có thể thực hiện dễ dàng nhất đó là duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Đừng để khi có bệnh mới nghĩ cách chữa trị. Hãy chủ động phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh đột quỵ ngay từ sớm bằng cách sử dụng các vị thuốc Đông y đảm bảo chất lượng như An Cung Trúc Hoàn .

Được Lương y Nguyễn Quý Thanh dày công nghiên cứu và bào chế dựa trên bài thuốc quý gia truyền của dòng họ từng làm Thái y dưới các triều vua Lê, An Cung Trúc Hoàn là cái tên không còn xa lạ trong phòng và trị bệnh đột quỵ.

Tìm hiểu kĩ hơn về Lương y: Lương y Nguyễn Quý Thanh – Người kế thừa bài thuốc thần kỳ trị tai biến của thái y Triều Lê

Từ năm 1997 đến nay đã ghi nhận hơn 1000 bệnh nhân bị nhũn não, thiếu máu não, vỡ mạch máu não đã cải thiện tình trạng rõ rệt chỉ sau 7 đến 10 ngày sử dụng bài thuốc quý của Lương y Nguyễn Quý Thanh.

An Cung Trúc Hoàn có khả năng phòng và điều trị hiệu quả đối với người mắc các bệnh lý nguyên nhân gây đột quỵ như:

Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp và các bệnh về tim mạch

Bệnh nhân mắc chứng đau đầu kinh niên, mãn tính, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, liệt dây thần kinh số 7

Những người cao tuổi với sức khỏe tim mạch yếu, có nguy cơ bị bệnh đột quỵ

Những người phải làm việc trí óc căng thẳng

Những người bị tiểu đường, béo phì, xơ vữa động mạch

Người ít vận động chân tay

Người có nguy cơ bị sốc nhiệt, ngồi điều hòa nhiều hoặc tiếp xúc nhiều với nắng nóng

An Cung Trúc Hoàn đã được chứng minh hiệu quả thực tế trên những người sử dụng:

Sản phẩm An Cung Trúc Hoàn đã được cấp phép lưu hành theo Quyết định số 18/QĐ-SYT ngày 03/06/2019. Vì vậy, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng và uy tín của An Cung Trúc Hoàn.

Nếu còn băn khoăn hay có bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh nguy hiểm này, đừng ngại gọi ngay đến số điện thoại 090.170.5566 để được Lương y Nguyễn Quý Thanh tư vấn và giải đáp tận tình.

Đọc tiếp: Cách phòng ngừa đột quỵ tai biến đơn giản, hiệu quả

Vì Sao Bị Bệnh Đột Quỵ?

Vì sao bị bệnh đột quỵ?

Bệnh đột quỵ não xay ra khi tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột mất máu nuôi do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi, làm các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới bệnh nhân yếu liệt tay chân, tê mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê.

Bệnh đột quỵ được chia thành 2 thể chính đó là: đột quỵ nhồi máu não (mạch máu não bị tắc nghẽn làm não bị thiếu máu nuôi dưỡng và hoại tử) và đột quỵ xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ thường do cao huyết áp gây nên, làm máu chảy tràn vào trong các nhu mô não, chèn ép não bộ gây phù não).

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nhồi máu não là do mạch máu não bị tắc nghẽn thường do xơ vữa động mạch, các mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch ngày một dày lên, làm cho lòng mạch hẹp lại, cản trở dòng máu cung cấp đen nuôi não; nếu trường hợp xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp – hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não, ngăn chặn dòng máu đên nuôi não gây ra đột quỵ nhồi máu não.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ xuất huyết não là do cao huyết áp kịch phát, di dạng động tĩnh mạch, vỡ phình động tĩnh mạch, làm cho mạch máu bị vỡ gây chảy máu não, máu sẽ tràn vào trong các khoang trống bao quanh não, gây chèn ép não bộ và phù não. Đột quỵ xuất huyết não thường gặp là xuất huyết khoang dưới nhện và xuất huyết nội sọ.

Những người có nguy cơ bị bệnh đột quỵ cao đó là những người cao tuổi (thường từ trên 55 tuổi trở đi), những người bị cao huyết áp, tiểu đường, vữa xơ động mạch, mỡ máu cao, các bệnh lý tim mạch (như: bệnh mạch vành, hẹp-hở van tim, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ), những người nghiệnnhững người bị bệnh béo phì – thừa cân, lười vận động và căng thẳng, áp lực, mệt mỏi thường xuyên.

Tags: An Cung Rùa Vàng phòng bệnh đột quỵ

Tại Sao Lại Bị Bệnh Đột Quỵ Ở Người Cao Tuổi?

Tại Sao Bị Bệnh Đột Quỵ?

Có rất nhiều yếu tố gây bệnh đột quỵ có thể kể đến như:

– Tăng huyết áp là yếu tố chính gây ra bệnh đột quỵ não ở thể xuất huyết não.

– Do bị vỡ phình mạch não và tĩnh mạch não.

– Tuổi càng cao thì nguy cơ này cũng tăng dần.

Bên cạnh đó, với những người thường xuyên thức khuya, có chế độ ăn uống không điều độ, đầy đủ chất, căng thẳng, stress,… cũng rất dễ mắc bệnh đột quỵ.

Những Dấu Hiệu Bệnh Đột Quỵ

Người cao tuổi mắc phải bệnh đột quỵ thường có dấu hiệu như:

– Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, đầu óc quay cuồng, choáng váng, mệt mỏi,…

– Tay chân bủn rủn, đứng không vững và tay cầm không chắc các đồ vật.

– Trí nhớ đột nhiên giảm sút, không nhớ gì cả.

– Mắt bị yếu mờ, bị 1 bên hoặc cả 2 bên.

– Nói ngọng, nói không thành lời, nói ấm ớ khiến người nghe không hiểu gì cả và khó diễn tả thành lời.

– Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ ở người cao tuổi chính là đau đầu. Nếu người bệnh gặp những cơn đau kéo dài, dai dẳng và xuất hiện không rõ nguyên nhân thì người bệnh tuyệt đối không thể chủ quan.

Điều Không Nên Làm Khi Bị Đột Quỵ?

Khi mắc phải bệnh đột quỵ bạn không nên làm những điều sau :

– Không nên thức quá khuya.

– Không nên ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo hay dầu mỡ.

– Không nên hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích.

– Không nên ngồi 1 chỗ quá nhiều.

– Không nên chủ quan với những bệnh lý mình đang mắc phải.

Thông qua bài viết trên mà chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề tại sao lại bị bệnh đột quỵ ở người cao tuổi? Chắc hẳn đã giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này và mau chóng hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu được căn bệnh đột quỵ ở người cao tuổi thì người nhà nên cho bệnh nhân dùng thêm An Cung Rùa Vàng. Đây là sản phẩm Đông Y đã được kiểm chứng trên những bệnh nhân bị tai biến và có kết quả phục hồi tương đối cao.

Đáng nói hơn, an cung đang được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện trung ương lớn. Tùy vào từng mức độ gây bệnh mà mỗi người sẽ có liều dùng khác nhau và để được tư vấn miễn phí hãy gọi đến số điện thoại 028.6262.5599 – 0972.00.55.66

Tại Sao Tắm Đêm Đột Quỵ?

Tại sao tắm đêm lại đột quỵ? Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia y tế cho biết: Hầu hết trường hợp đột quỵ khi tắm đêm chủ yếu là do đối tượng đã có sẵn bệnh lý nguy cơ như cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao… Trong đó, cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu. Khi kết hợp với những thay đổi trong phòng tắm, bệnh tình sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới đột quỵ.

Một số yếu tố kích thích quá trình này có thể kể đến là:

o Nhiều người thường đi đại tiện trước khi tắm. Tuy nhiên, việc gắng sức để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể có thể làm tăng áp lực lên ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị đồng thời tăng áp lực lên động mạch khiến tim và hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng hơn. Sau khi đại tiện xong, nếu tắm ngay (đặc biệt là tắm đêm) thì sẽ rất nguy hiểm.

o Những thay đổi đột ngột về huyết áp trong khi tắm có thể gây thiếu máu cục bộ, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

o Dội nước từ đỉnh đầu xuống có thể khiến nhiệt độ cơ thể bị thay đổi nhanh chóng, tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch.

o Tắm bằng nước lạnh có thể khiến các động mạch co lại, ngăn máu lưu thông lên các cơ quan quan trọng như não, tim, tăng sự căng thẳng lên hệ thần kinh giao cảm, giảm mạnh nhiệt độ cơ thể, tăng cao huyết áp dẫn đến đột quỵ.

Cách xử lý khi không may bị đột quỵ

Khi không may bị đột quỵ vì tắm đêm, bạn sẽ cảm thấy xuất hiện một trong những biểu hiện như: chóng mặt, buồn nôn, tê hết đầu, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc và không thể gọi to người đến cứu.

Bạn sẽ có khoảng 10 giây trước khi đổ khụy xuống, hãy thật bình tĩnh và ngồi xuống, hít thật sâu và cố gắng ho để các cơ quan hoạt động nhằm cung cấp thêm oxy cho phổi, chuyển động của cơn ho giúp tim đập vài nhịp, bạn cần mặc nhanh quần áo để giữ ấm cho cơ thể và gọi người giúp đỡ.

Nếu bạn bị nhẹ có thể uống nước gừng nóng có tác dụng giải trừ cảm rất tốt, theo một số cách chữa của dân gian như cạo gió giúp thông kinh mạch, xông lá hương nhu, tía tô, xả…, ngải cứu với muối hột rang nóng cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Thời gian “vàng” khi cấp cứu đột quỵ là 60 phút. Mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng. Do đó người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Nguyên tắc cần nhớ để bảo vệ sức khỏe bạn cần biết

Phòng ngừa đột quỵ có thể thực hiện nếu bạn tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:

– Tránh lạnh đột ngột: không tắm nơi có gió lùa, tránh tắm quá khuya, đặc biệt khi tắm không dội xối nước từ trên đầu mà cần giội từ dưới lên để cơ thể quen dần, dội xối nước bắt đầu từ bàn chân, tiếp lên gối, lên bụng, lên vai ngực và cuối cùng mới tới đầu.

– Làm ấm cơ thể trước khi tắm bằng cách dùng tay hay khăn xoa nóng da 3 – 5 phút trước khi tắm.

– Khi tắm – gội xong tránh để gió lùa như không sấy tóc dưới quạt quá mạnh, với những người có cơ địa yếu nên dùng máy sấy tóc sấy khô tóc và sấy ấm vùng gáy. Không tắm khi quá đói hay mới ăn no.

– Tập luyện cơ thể thường xuyên và thực dưỡng đủ chất giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

– Không nên chà xát mạnh, ngâm rửa quá lâu hay lạm dụng xà phòng, dung dịch tẩy rửa để vệ sinh vùng sinh dục để tránh gây tổn thương cho vùng sinh dục, khiến vùng sinh dục dễ nhiễm khuẩn dẫn tới viêm nhiễm.