Top 3 # Tại Sao Bị Bệnh Mất Ngủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Mất Ngủ Là Bệnh Gì? Tại Sao Bạn Bị Mất Ngủ Kéo Dài?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là do suy nhược thần kinh. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống. Song việc điều trị lại không dễ dàng. Điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, giữ tinh thần kỷ luật trong khoảng thời gian dài và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý.

Cùng tìm hiểu về chứng mất ngủ, phương pháp điều trị, bí quyết xây dựng thói quen tốt để có giấc ngủ ngon qua bài viết sau của Dân trí đời sống:

+ Hay choáng váng là bệnh gì

+ Bệnh bất tỉnh

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh

Mất ngủ hay còn gọi là chứng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn dù rất thèm ngủ. Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Người bị mất ngủ thường gặp phải các triệu chứng sau:

Trằn trọc khó ngủ

Dễ tỉnh giấc nhưng rất khó ngủ lại

Thức dậy quá sớm

Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy

Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi sau khi ngủ

Lờ đờ, mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày

Khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu

Gặp khó khăn trong các vấn đề về chú ý, tập trung hoặc ghi nhớ

Nhức đầu hay căng thẳng…

Mất ngủ có thể là mất ngủ cấp hoặc mạn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong thời gian ngắn có thể chỉ là một đêm hoặc vài tuần. Mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kéo dài xảy ra khi bạn bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn, thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm… Mất ngủ cấp tính có thể là một vấn đề cần được quan tâm đúng cách vì nếu không được giải quyết triệt để có thể dẫn tới mất ngủ mạn tính.

Theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ mạn tính (mất ngủ kéo dài) và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ cấp tính diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Do đó, việc bạn hay người thân bị mất ngủ cấp tính hay mất ngủ kéo dài không phải là trường hợp hiếm gặp.

Tại Sao Bị Mất Ngủ? Cách Điều Trị Mất Ngủ Ra Sao?

Những nguyên nhân tại sao bị mất ngủ

Trả lời

1. Bệnh đa xơ cứng

Các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và chứng mất ngủ. Có 2.300 người mắc đa xơ cứng tham gia và 70% trong số họ bị rối loạn giấc ngủ. Với cảm giác mệt mỏi đặc trưng, người bị đa xơ cứng không thể ngủ được ít nhất 30 phút. Họ thường phải uống thuốc để chống mất ngủ. Những người trong độ tuổi 20-50 thuộc nhóm nguy cơ cao.

2. Căng thẳng

Theo nghiên cứu của Đại học Y học giấc ngủ Mỹ, căng thẳng có thể gây ra chứng mất ngủ. Các nhà khoa học khuyên bạn nên tránh xa căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực. Khi một người bị căng thẳng liên tục, chứng mất ngủ có thể trở thành bệnh mạn tính. Ảnh: Smithsonianmagazine.

3. Đồ uống năng lượng

4. Bệnh hen suyễn

Chứng mất ngủ rất phổ biến ở người bị bệnh hen suyễn. 37% những người có vấn đề về hệ hô hấp cũng bị rối loạn giấc ngủ. Những người tham gia một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết họ cảm thấy khó khăn khi đối phó với tình trạng này và họ cũng dễ bị trầm cảm hơn. Các nhà khoa học cho rằng bệnh nhân hen suyễn cần điều trị chứng mất ngủ sớm nhất có thể.

5. Rượu

4.970 người trưởng thành đã tham gia vào một nghiên cứu tại Đại học John Hopkins. Những người tham gia phải nói với các nhà khoa học số ngày mà họ đã uống nhiều hơn 4 ly rượu mỗi ngày trong vòng 3 tháng. Sau đó, họ cũng cho biết họ hay bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Kết quả cho thấy những người uống 2 hoặc nhiều lần một tuần thường dễ bị các vấn đề về giấc ngủ.

6. Mãn kinh

Theo thống kê, phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu của Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho thấy rằng trong thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mất ngủ tăng lên nhiều lần. Triệu chứng phổ biến nhất là khó ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ tổng thể. Trong số 3.302 người tham gia, hơn 1/3 bị mất ngủ và thường xuyên thức dậy giữa đêm

Cách điều trị mất ngủ đơn giản

– Thở ra hoàn toàn (bằng miệng)

– Ngậm miệng và hít vào bằng mũi, đồng thời đếm từ 1-4.

– Giữ hơi thở của bạn trong khi nhẩm đếm từ 1-7.

– Thở ra hoàn toàn bằng miệng và nhẩm đếm 1-8.

– Tiếp tục lặp lại các bước hít vào thở ra theo quy trình trên.

Bạn nên thực hiện cách hít thở 4-7-8 này 2 lần mỗi tối trước khi đi ngủ trong vòng từ 6-8 tuần, khi bạn đã thành thục và cơ thể quen với cách thức thả lỏng này bạn sẽ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ chỉ sau 1 phút.

Lưu ý: Khi thực hiện hoạt động hít thở 4-7-8 này bạn chỉ được thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi, giữ nguyên vị trí lưỡi và tuân thủ đúng nguyên tắc nín thở.

Hiện tại là của họ. Tương lai, thứ mà tôi thực sự đã và đang làm việc, là của tôi!

Tại Sao Uống Trà Lại Bị Mất Ngủ?

Uống trà bị mất ngủ là hiện tượng hay gặp ở rất nhiều người. Thế nên nếu bạn trằn trọc trên giường do uống trà trước khi ngủ thì cũng không cần quá lo lắng. Vì đây là một hiện tượng hết sức bình thường.

Trà là một loại thức uống có những tác động ngược nhau lên giấc ngủ. Trong trà có theanine, đây là một thành phần hóa học tạo cảm giác thư giãn và hưng phấn. Thế nên đối với một số người thì uống trà lại khiến họ buồn ngủ. Thế nhưng trà lại chứa một thành phần khác là caffeine, đây là thành phần giúp tỉnh táo và tập trung.

Caffeine là một dạng chất thần kinh được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Đây là thành phần hóa học được tìm thấy phổ biến nhất là ở cà phê. Thế nên một tách cà phê vào mỗi sáng là một phần không thể thiếu của nhiều người. Và caffeine cũng được tìm thấy nhiều ở trà nữa.

Có một điều bạn cần nên biết là không phải loại trà nào cũng có caffeine. Chỉ những loại trà được làm từ cây trà, có tên khoa học là Camellia Sinensis, thì mới có chứa caffeine. Còn những loại trà thuộc nhóm thảo dược như trà hoa cúc, trà cung đình hay nhiều loại cây thảo mộc thì không hề có thành phần này.

Caffeine trong trà gây mất ngủ ra sao?

Caffeine là một thành phần rất dễ tan vào nước. Thế nên khi bạn pha trà thì khoảng 80% thành phần caffeine từ trong lá trà sẽ hòa vào nước trà. Như đã nói ở trên thì caffeine sẽ khiến bạn tỉnh táo, tập trung và có cả hưng phấn nữa.

Trong não của chúng ta có một thành phần gọi là adenosine. Ngay từ khi chúng ta thức dậy thì não đã bắt đầu tiết ra adenosine. Sau một ngày học tập hay làm việc mệt mỏi thì nồng độ adenosine sẽ cao hơn vào buổi sáng. Khi adenosine lên đến một mức độ nhất định thì các cơ quan cảm thụ adenosine sẽ giúp não phát tín hiệu khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Thế là chúng ta cần phải nghỉ ngơi bằng cách ngủ. Do adenosine xuất hiện từ lúc bạn ngủ dậy cho đến lúc ngủ, thế nên càng về cuối ngày thì adenosine càng nhiều hơn, và chúng ta lại càng thấy buồn ngủ khi càng về cuối ngày.

Có một điều đặc biệt là phân tử caffeine lại có cấu tạo y hệt adenosine. Giống như hai anh em sinh đôi giống hệt nhau vậy. Việc này khiến các cơ quan cảm thụ ở não ‘nhẫm lẫn’ giữa caffeine và adenosine. Khi caffeine gắn vào các cơ quan cảm thụ, thay vì làm giảm hoạt động của tế bào như adenosine, thì caffeine lại không làm điều này. Thế nên não chúng ta cũng bị ‘đánh lừa’ là cơ thể không cần nghỉ ngơi, thế là chúng ta vẫn tỉnh táo dù là vào cuối ngày.

Trong trà có bao nhiêu caffeine?

Tùy theo chất lượng và loại trà thì thành phần caffeine có thể dao động giữa 20 và 60mg cho mỗi 5g trà. Theo quan niệm chung thì trà càng lên men như trà đen chẳng hạn, thì lại càng nhiều caffeine. Tuy nhiên sự thật là tất cả các loại trà có hàm lượng caffeine gần tương đương nhau. Có một yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong trà là loại lá. Trà được làm từ lá càng già thì lại càng nhiều caffeine. Và ngược lại thì lá càng non thì lại càng ít caffeine.

Ngoài độ già của lá thì loại hình thành phẩm của trà cũng ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong nước trà. Trà túi lọc thường sẽ có hàm lượng caffeine nhiều hơn trà nguyên lá. Vì trà túi lọc chứa lá trà đã được nghiền nát, thế nên caffeine cũng dễ thoát ra ngoài hơn.

Hạn chế mất ngủ khi uống trà vào buổi tối

Nếu bạn là người nhạy cảm với caffeine thì không nên uống trà vào buổi tối. Nhưng có một cách để giảm hàm lượng caffeine có trong trà. Đó là tráng trà, sử dụng ít trà hơn khi pha, dùng nước có nhiệt độ thấp, và ngâm trong thời gian ngắn hơn.

Khi pha trà thì caffeine là một trong những thành phần nhanh tan vào nước nhất, thế nên bước tráng trà ngoài việc giúp ‘đánh thức’ trà thì còn giúp loại bỏ khá nhiều caffeine.

Trà pha nước càng sôi và ngâm càng lâu thì lại càng nhiều caffeine. Một số loại trà như trà xanh chẳng hạn, thì bạn cũng không nhất thiết phải pha trà thật sôi. Chỉ cần nước khoảng 80 độ C là đủ. Vì caffeine là thành phần có ái lực cao, thế nên dùng nước không quá sôi giúp hạn chế caffeine thoát ra ngoài. Pha trà xanh ở nhiệt độ thấp hơn cũng giúp trà có vị ngon hơn, vì caffeine có vị đắng, cho nên càng ít caffeine thì trà càng ít đắng.

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn cách pha lạnh trà. Hàm lượng caffeine sẽ bị giảm đi từ 1/3 đến một nửa khi pha lạnh. Pha lạnh trà cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cho lá trà vào bình nước, cho vào tủ lạnh chừng vài giờ là bạn sẽ có trà lạnh uống rất mát. Thích hợp cho những ngày hè nóng nực.

Mang Thai Có Bị Buồn Ngủ Không? Tại Sao Tôi Mất Ngủ Triền Miên?

Phụ nữ mang thai có bị buồn ngủ không?

Câu trả lời là CÓ. Buồn ngủ là 1 trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân của hiện tượng buồn ngủ là do sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là 2 loại hormone thai kỳ là estrogen và progesterone đột ngột tăng cao khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ hơn bình thường.

Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng đi vào quy trình hoạt động nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên buồn ngủ khi mang thai cũng là hiện tượng khó tránh khỏi.

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng mẹ mà mức độ buồn ngủ khi mang thai khác nhau. Có những thai phụ cảm thấy thường xuyên buồn ngủ, 24/24, rất khó để tập trung trong công việc hay cuộc sống. Ngược lại, có người lại chỉ buồn ngủ ban ngày và buồn ngủ theo từng cơn.

Tại sao mang thai lại mất ngủ triền miên?

Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai CÓ buồn ngủ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vậy tại sao có những mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên? Nguyên nhân do đâu và điều này có gây ảnh hưởng gì không? Phải làm sao để khắc phục?

Chúng tôi chia thành 2 trường hợp:

Mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm

– Một số bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm có thể do sự thay đổi của hormone khiến chất lượng giấc ngủ đêm bị giảm xuống. Hơn nữa, những cơn buồn ngủ ban ngày “tấn công” khiến chị em ngủ quá nhiều vào ban ngày nên ban đêm không thể ngủ được nữa.

Giải pháp:

Mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm nên chú ý sắp xếp lại thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày. Các mẹ có thể chống lại những cơn buồn ngủ bằng cách vận động nhẹ nhàng, đi lại hoặc ăn 1 chút đồ ăn vặt, trái cây… để tỉnh táo hơn.

Tạo thói quen ngủ đúng giờ, tranh thủ ngủ trưa để tối ngủ ngon hơn,

Ngoài ra, hạn chế ăn nhiều hoặc uống nhiều nước vào buổi tối để tránh tình trạng tiểu đêm gây mất ngủ triền miên.

Mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm

Nếu bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm cũng có thể do nhiều lý do:

– Suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi hoặc những áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình. Đặc biệt là khi không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ chồng, người thân, bà mẹ mang thai dễ cảm thấy bị tủi thân, buồn chán, suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ triền miên.

– Ngoài ra, nếu bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm trong suốt thời gian dài cũng có thể do 1 số bệnh lý: bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp…

Giải pháp:

Bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm cần tìm cách cải thiện ngay tình trạng này. Nên thư giãn, thoải mái tinh thần, tránh căng thẳng, mệt mỏi…

Nếu bị mất ngủ triền miên trong thời gian dài (sang tam cá nguyệt thứ 2 vẫn bị), đồng thời tìm đủ cách vẫn không thể ngủ ngon hơn thì thai phụ tốt nhất nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com