Top 10 # Tại Sao Bị Bệnh Tiểu Đường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bị Tiểu Đường?

“Tại sao bị tiểu đường?” – Đây là câu hỏi mà bác sĩ Hanvit nhận được rất nhiều trong những năm qua. Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải phân loại bệnh tiểu đường khác nhau có thể xảy ra. Lưu ý rằng, không phải tất cả các tuýp bệnh tiểu đường đều bắt nguồn từ thừa cân hoặc ăn uống không lành mạnh. Y học đã cho thấy, một số dẫn đến bệnh tiểu đường có thể do gene.

Tiểu đường là bệnh làm suy yếu khả năng xử lý trao đổi đường huyết của cơ thể. Bệnh tiểu đường có tên gọi khác là bệnh đường huyết, đái tháo đường. Nếu không được quan tâm và liên tục, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến sự tích tụ đường trong máu, làm cho quá trình dẫn máu kém lưu thông – tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Tại sao bị tiểu đường?

Vì sao bị tiểu đường? – Một người bình thường – tuyến tụy trên cơ thể giúp giải phóng Insulin để giúp cơ thể lưu trữ và sử dụng đường từ thức ăn. Do đó, nếu bị tiểu đường, chỉ có thể do tuyến tụy không làm việc sản xuất lưu trữ Insulin. Hoặc tuyến tụy sản xuất rất ít Insulin hoặc cơ thể bị kháng Insulin.

Insulin quan trọng như thế nào?

Insulin cho phép glucose từ thức ăn chuyển hóa và nuôi các tế bào trong cơ thể. Trong trường hợp cơ thể kháng insulin thường là kết quả của chu kỳ sau:

Người có gen hoặc môi trường sống dẫn đến khả năng cơ thể không thể tạo ra đủ Insulin để phân phối lượng glucose họ ăn.

Việc cơ thể cố gắng hoạt động quá công xuất tạo insulin – dẫn đến lượng đường trong máu bị dư thừa.

Tuyến tụy bị ngộp với tốc độ gia tăng của insulin làm cho lượng đường trong máu dư thừa. Khi lượng máu chứa đường này bắt đầu lưu thông trong hệ tuần hoàn máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo thời gian, insulin trở nên kém hiệu quả hơn trong việc đưa glucose vào tế bào và lượng đường trong máu tiếp tục tăng.

Bệnh tiểu đường có bao nhiêu loại?

Theo y học, bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại (tuýp) chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

1. Bệnh tiểu đường loại 1 (còn gọi là Bệnh tiểu đường vị thành niên):

Xảy ra khi cơ thể không sản xuất được Insulin. Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ phụ thuộc vào insulin. Do đó, họ phải dùng Insulin nhân tạo để sống mỗi ngày.

2. Bệnh tiểu đường loại 2:

Rối loạn sử dụng Insulin chính là cách mà các bác sĩ miêu tả về chứng bệnh tiểu đường loại 2 này. Nghĩa là cơ thể vẫn sản xuất Insulin bình thường nhưng các tế bào trong cơ thể không phản ứng với nó hiệu quả như trước đây. Tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở giai đoạn mang thai của phụ nữ. Ở giai đoạn này, cơ thể phụ nữ mang thai trở nên khó giải phóng Insulin. Tuy nhiên, không phải tất các các phụ nữ mang thai đều mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tin vui là bệnh này thường sẽ hết sau sinh.

Bệnh tiểu đường nguyên nhân do đâu?

“Tại sao bị tiểu đường?” – Như đã nếu trên, bệnh tiểu đường có nhiều loại (tuýp) khác nhau. Chính vì vậy, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường 1 có thể khác 2 và có thể khác tiểu đường thai kỳ.

** Nguyên nhân tiểu đường típ 1 và tiểu đường típ 2 là tương tự nhau. Chúng bao gồm:

Béo phì – thừa cân.

Có mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp hơn 40 mg / dL hoặc 50 mg / dL.

Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Tiền sử huyết áp cao.

Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con non.

Tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Gen.

Trên 45 tuổi khó chuyển hóa đường từ thức ăn.

Lối sống và ăn uống thiếu lành mạnh.

** Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ?

1. Kháng insulin

Hiện tượng kháng Insulin xảy ra ở tất cả các phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ. Lúc này, các hormone do nhau thai sản xuất sẽ kháng insulin. Tuy nhiên, không phải cơ địa phụ nữ nào cũng có thể sản xuất đủ insulin để vượt qua quy luật kháng insulin. Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều do tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin nuôi cơ thể.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, một số phụ nữ mang thai thường tăng cân quá mức. Điều này cũng có sợi dây liên kết với bệnh tiểu đường thai kỳ.

2. Bệnh nội tiết

Cortisol – hoóc môn gây căng thẳng.

Hormone tăng trưởng.

Hormone tuyến giáp.

Tuyến tuỵ bị tổn thương:

Viêm hoặc ung thư tuyến tụy đều có thể gây hại cho các tế bào beta, điều này làm cho tuyến tụy suy giảm khả năng sản xuất insulin. Trong trường hợp cắt bỏ tuyến tụy bị tổn thương, bệnh tiểu đường sẽ xảy ra do mất các tế bào beta.

Gene và lịch sử gia đình

Theo thống kê khoa học, các gen dễ mắc chứng rối loạn đường huyết hơn:

Người Mỹ bản địa.

Người Mỹ gốc Phi.

Người Mỹ gốc Ấn

Người gốc Tây Ban Nha / Latin.

Các loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây hại cho các tế bào beta hoặc quấy rối quy trình hoạt động của Insulin.

Bệnh tiểu đường triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng bệnh tiểu đường thường bao gồm:

Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Hay đói.

Mờ mắt.

Hay khác nước và đi tiểu nhiều.

Mệt mỏi

Vết thương không lành do máu không đông.

Bị ngứa hoặc tê bàn tay, bàn chân.

CẢNH BÁO: Bệnh tiểu đường loại 1 triệu chứng sẽ bắt đầu nahnh chóng trong vài tuần. Bệnh tiểu đường loại 2 có triệu chứng phát triển chậm hơn (có thể là vài năm và có thể nhẹ không phát hiện được). Một số người bị chứng mờ mắt hoặc bệnh tim thường không phát hiện ra bệnh tiểu đường.

TÓM TẮT: Tiểu đường típ 1 xảy ra khi cơ thể không sản xuất được Insulin. Tiểu đường típ 2 xảy ra khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường làm giảm chức năng sản xuất của tuyến tụy và hiệu quả của insulin.

Bài viết Tại sao bị tiểu đường? – Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại! được tham khảo từ nguồn: Medicalnewstoday.com/

Đi Tiểu Bị Buốt Đường Tiểu, Tại Sao

Những cơn đau buốt như kim châm tại đường tiểu có đang làm phiền bạn, Bạn cảm thấy mỗi lần đi tiểu là 1 cực hình, Bạn muốn biết tại sao đi tiểu bị buốt đường tiểu?… Tất cả có trong bài viết mà các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu gửi đến ngay sau đây.

Khi mỗi lần đi tiểu là cực hình

Các thuật ngữ đái buốt, đi tiểu bị đau buốt, buốt đường tiểu, đi tiểu bị đau bụng dưới, hay đi tiểu đau vùng kín, đi tiểu bị đau rát ở nam, … đề cập đến những cơn đau hoặc sự khó chịu khi đi tiểu. Các cơn buốt, đau rát khi đi tiểu thường được nhận thấy trong các ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang (niệu đạo) hoặc các khu vực xung quanh bộ phận sinh dục của bạn (đáy chậu). Ở một số bệnh nhân, vị trí cơn đau có thể gặp phải ở đi tiểu đau bụng dưới hay đau bụng sau khi đi tiểu… tất cả đều cho thấy những bất thường về sức khỏe của nam giới.

Các triệu chứng buốt đường tiểu có thể khác nhau giữa nam giới và nữ giới, nhưng nhìn chung đều có cảm giác như ong đốt, châm chích tại đường tiểu hoặc cảm giác ngứa rát khó chịu, vừa buốt vừa ngứa. Cơn đau có thể xảy ra lúc bắt đầu đi tiểu hoặc sau khi đi tiểu.

Nhiều người sợ hãi những cơn buốt đường tiểu đến mức không dám ăn đồ lỏng hay uống nước, có người còn nhịn luôn cả việc đi tiểu… điều này vô tình khiến bệnh lý trở nên nặng hơn, hình thành nên các loại sỏi ứ trong hệ bài tiết.

Đi tiểu bị buốt đường tiểu, tại sao?

Theo các bác sĩ, buốt đường tiểu khi đi tiểu có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là nguyên nhân sinh lý nhưng thường chúng chỉ chiếm khoảng 20%, còn 80% tình trạng buốt rát đường tiểu còn lại đến từ các bệnh lý nguy hiểm. Vậy đi tiểu đau buốt là bệnh gì?

Trong trường hợp bạn ăn đồ cay, nóng quá nhiều, quan hệ tình dục lần đầu hay quan hệ quá mạnh bạo… thì lần đi tiểu đầu tiên sau khi có những hành động này sẽ khiến bạn bị buốt đường tiểu, nóng rát niệu đạo kèm theo cảm giác như kim châm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì dấu hiệu này sẽ tự hết sau 2 lần đi tiểu mà bạn không cần phải tiến hành thăm khám hay điều trị.

Tuy nhiên, nếu loại bỏ những yếu tố trên mà bạn bị buốt đường tiểu nhiều lần, tình trạng buốt rát đường tiểu ngày càng tăng kèm theo các biểu hiện bất thường như đi tiểu nhiều và đau bụng dưới, nước tiểu đổi màu, kèm mủ hay máu, dịch, nước tiểu có mùi lạ, đi tiểu xong bị đau bụng dưới,… thì cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ vì rất có thể bạn đang gặp phải 1 trong các bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm nhất hiện nay.

Hãy mạnh dạn trao đổi cùng bác sĩ chuyên nam khoa về tình trạng của bạn. Cuộc hội thoại được chúng tôi cam kết bảo mật

Biểu hiện đầu tiên là tình trạng tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu rỉ rả, nóng rát, buốt gắt đường tiểu, có thể kèm theo máu hoặc mủ ở cuối bãi. Sáng sớm ngủ dậy có dịch tiết ở cửa niệu đạo màu vàng xanh.

Nên làm gì khi bị buốt đường tiểu? Uống thuốc có khỏi không?

Thông thường, khi nhận thấy đi tiểu xong bị đau, dù là những cơn đau buốt ở đường tiểu, niệu đạo, lỗ sáo hay bụng dưới khi đi tiểu thì người bệnh hay có thói quen ra hiệu thuốc mua một liều kháng sinh về dùng.

Tuy nhiên, kháng sinh không phải là lựa chọn tối ưu trong mọi trường hợp, nhất là với những trường hợp mắc bệnh nam khoa hay bệnh tình dục. Đó là còn chưa kể đến những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa, tăng men gan, thậm chí có thể bị sốc phản vệ và dẫn đến tử vong…

Các kiểm tra chuyên biệt giúp nhận biết nguyên nhân gây buốt đường tiểu

Quý ông nên biết rằng, việc điều trị bệnh lý, nhất là bệnh lý ở hệ thống tiết niệu chỉ được chỉ định sau khi có kết quả thăm khám triệu chứng lâm sàng và kết quả phân tích các mẫu nước tiểu từ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Nếu không có dấu hiệu của nhiễm trùng trong mẫu nước tiểu, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục để tìm ra nguyên nhân, từ đó có các phác đồ điều trị phù hợp như:

Các phương pháp điều trị bệnh đường tiết niệu tại Hồng Phong?

Với những bệnh lý chuyên khoa, thì việc tìm kiếm đúng địa chỉ điều trị sẽ đóng vai trò quyết định trong việc thăm khám và hỗ trợ điều trị nhằm đem lại hiệu quả tối ưu. Vì bạn không thể đến tại 1 cơ sở đa khoa để khám bệnh lý về đường tiểu hay 1 bệnh viện phụ khoa, nam khoa sẽ không thể thăm khám tỉ mỉ được tình trạng hiện tại của bạn.

Đó là lí do vì sao Sở y tế đã tiến hành cấp phép và đưa vào hoạt động phòng khám chuyên khoa tiết niệu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh – phòng khám chuyên khoa Hồng Phong 160-162 Lê Hồng Phong, phường 3, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Thãy đến với chứng tôi để trải nghiệm dịch vụ y tế hàng đầu, giúp bạn tìm lại niềm vui trong cuộc sống sau khi được hỗ trợ điều trị buốt đường tiểu 1 cách an toàn và hiệu quả.

Tại Sao Trẻ Em Bị Tiểu Đường?

Trẻ em bị tiểu đường do thiếu hụt hoặc tắc Insulin, cơ chế miễn dịch của trẻ tiếp xúc những yếu tố như thuốc, hóa chất… hoặc do tình trạng béo phì.

Bác sĩ Trần Xuân Lam, Khoa Huyết học thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết: Đái tháo đường là một rối loạn nội tiết khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay, tại Đồng Nai chưa có một khảo sát nào được tiến hành về tiểu đường ở trẻ em. Nhưng theo ước tính, có khoảng 1% trẻ em trong dân số (khoảng 1.000 trẻ) bị bệnh lý này. Bệnh tiểu đường type 1 gặp chủ yếu ở 2 nhóm tuổi trẻ em hay gặp nhất là lứa tuổi mẫu giáo 4 – 6 tuổi và 10 – 14 tuổi. Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang theo dõi và điều trị ngoại trú cho 40 bệnh nhi.

Điển hình như em L.G.H. (16 tuổi, ngụ xã An Phước, Long Thành) được gia đình phát hiện những biểu hiện lạ vào đầu năm 2019 như: tiểu đêm nhiều, xuống cân, hốc hác… mặc dù ăn rất nhiều. Sau đó do em bị ngất xỉu nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark cấp cứu, sau đó bé H. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị.

Qua những triệu chứng và các xét nghiệm, kết quả em H. bị tiểu đường type 1. Nguyên nhân H. bị ngất xỉu là do ngộ độc ceton (nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA) là một biến chứng cấp tính, nghiêm trọng và chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1). Từ đó đến nay, 4 tuần/1 lần người nhà đưa em lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để làm xét nghiệm và nhận thuốc. Hàng ngày, em phải tiêm 2 mũi Insullin.

Hay vào tháng 6/2019 gia đình em T.M.T. (15 tuổi, ngụ ở xã An Phước, Long Thành) phát hiện em bị sút cân nhanh chóng, nên đã đưa em T. đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Kết quả cho thấy em T. bị tiểu đường type 1.

Theo bác sĩ Trần Xuân Lam, nguyên nhân ban đầu khiến trẻ mắc đái tháo đường type 1 là do thiếu hụt hoặc tắc Insulin gây ra việc đường không đi tới tế bào và tăng đường huyết lên. Phần nữa là do cơ chế miễn dịch của trẻ tiếp xúc những yếu tố như thuốc, hóa chất… Cuối cùng là tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, trong khi các hoạt động thể lực ngày càng giảm.

Biến chứng đái tháo đường dễ gặp nhất là trẻ bị nhiễm toan ceton (là một trạng thái thiếu hụt Insulin tương đối hoặc tuyệt đối bị trầm trọng thêm sau sự tăng đường huyết, mất nước và sự rối loạn gây toan hóa trong chuyển hóa trung gian). Khi nhiễm toan ceton, trẻ thường bị mất nước, người mệt mỏi lừ đừ và nặng nhất là hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Trước thực trạng bệnh tiểu đường đang gia tăng ở bệnh nhân trẻ tuổi, BS. Lam khuyến cáo cần cân đối chế độ ăn uống cho trẻ lành mạnh hợp lý, hạn chế thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế nước uống có ga. Những thức ăn này chuyển hóa từ đường thành mỡ, tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ và nó là yếu tố nguy cơ cao tăng bệnh tiểu đường ở trẻ. Tăng cường các hoạt động thể lực như đi bộ, bơi lội…; hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh.

Một số trẻ có nguy cơ cao do tiền sử gia đình có tiểu đường type II, béo phì, hoặc có những rối loạn huyết áp (tăng huyết áp), rối loạn mỡ máu… cần đi tầm soát tiểu đường. Hai thời điểm vàng nên đưa trẻ đi tầm soát là 10 tuổi và 14 tuổi khi các em bước vào giai đoạn dậy thì.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện như tiểu nhiều, ăn uống nhiều và sút cân nhanh, mệt mỏi, gia đình nên cho bé đi tầm soát tiểu đường. Những trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và chậm điều trị, có thể gây ra phù não ở bệnh nhân.

Tại Sao Người Bệnh Tiểu Đường Khó Ngủ?

Chứng tê cóng hoặc đau tê bàn chân là nguyên do hàng đầu gây khó ngủ cho bệnh nhân tiểu đường.

Cảm giác tê và lạnh bàn chân khiến cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ khó khăn. Triệu chứng tê lạnh bàn chân là một phần thể hiện của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cảm giác tê chân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ huyết áp gây nên, thay đổi thuốc hạ áp cũng có thể giúp cải thiện được triệu chứng tê chân.

Tình trạng đường máu thay đổi quá nhanh hoặc ở 2 thái cực: tăng đường máu quá mức hoặc bị hạ đường máu cũng là những lý do khiến cho giấc ngủ bị cản trở. Trong trường hợp đường máu tăng cao, bệnh nhân buộc phải dậy đi tiểu và uống nước nhiều lần. Còn khi bị hạ đường máu, bệnh nhân buộc phải thức dậy ăn khiến cho việc ngủ lại rất khó.

Ăn thiếu chất, cảm giác ‘không chắc bụng’ cũng làm cho khó đi vào giấc ngủ. Ngược lại ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất khó tiêu, hoặc không ăn nhiều nhưng khi bị liệt dạ dày do tổn thương thần kinh tự chủ ở ruột gây cảm giác đầy tức bụng dẫn đến khó ngủ.

Uống thuốc lợi tiểu vào chiều tối khiến bệnh nhân phải dậy đi tiểu giữa đêm cũng không tạo thuận lợi cho giấc ngủ được thông suốt.

Ở những người quá béo thường hay có rối loạn giấc ngủ bởi những cơn ngừng thở ngắn và làm cho đường máu tăng thêm (rất may là bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam còn chưa quá béo).

Cuôc sống tình dục bị sút kém (do trầm cảm, do biến chứng thần kinh, mạch máu ) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.