Top 12 # Tại Sao Bị Bóng Đè Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bị Bóng Đè, Ai Dễ Bị Bóng Đè Nhất, Làm Sao Để Không Bị Bóng Đè?

Nhiều người tin rằng “bóng đè” là do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra, hoặc do người bị “yếu bóng vía”. Từ đó dẫn đến tình trạng dán bùa đeo ngải, uống nước thải tàn nhang để mong “trục xuất” bóng ra… Vậy thực hư của hiện tượng này là gì?

1/ Bóng đè là gì?

Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Xem bói ngày hàng cho biếthững người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn.

Nếu bố hoặc mẹ bạn bị bóng đè, bạn cũng có thể bị bóng đè khi ngủ.

Người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dễ gặp bóng đè hơn người khác.

Mọi hôm bạn ngủ theo một tư thế khác, hôm nay bỗng dưng đổi tư thế cũng dễ gặp bóng đè.

Bóng đè dễ xảy ra hơn nếu bạn nằm ngửa (mặc dù khoa học vẫn chưa biết lí do tại sao).

Công việc của bạn đòi hỏi phải làm ca kíp.

Bạn bị căng thẳng hoặc đang dùng một số loại thuốc.

Bạn bị một rối loạn giấc ngủ ví dụ như chứng ngủ rũ (ngủ gật đột ngột và không kiểm soát được).

Nhiều người chỉ bị bóng đè ở một số giai đoạn trong đời, và nó thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Bóng đè ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ.

3/ Triệu chứng của bóng đè

Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.

Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.

Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút

Tỉnh táo

Không thể nói trong khi bị bóng đè

Có ảo giác và cảm giác sợ hãi

Cảm thấy áp lực lên ngực

Khó thở

Cảm giác như cái chết đang đến gần

Đổ mồ hôi

Đau đầu, đau cơ và hoang tưởng

Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng.

4/ Các trạng thái khác nhau của bóng đè

Theo bói bài cho hay trên thực tế, có rất nhiều kiểu “bóng đè” với những diễn biến khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có một điểm chung là sự tức ngực, ngạt thở giống y hệt như những triệu chứng lâm sàng của một cơn ngừng tim, suy hô hấp nhưng không vùng vẫy hay kêu la được… Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám hoặc không thể ngủ tiếp được nữa.Ngành tâm thần học chia “bóng đè” thành 3 nhóm:

Ảo giác đột nhập: Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ… Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ… là hậu quả của những cơn co cơ.

Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Lúc đó, người họ vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được.

Ảo giác thực thể: Đây là dạng “bóng đè” phổ biến nhất, phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị “bóng đè” ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê dại, không thở được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Lúc ấy, họ thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi. Có người do suy nhược thần kinh, một đêm bị “đè” 2-3 lần khiến họ “sợ” ngủ. Lâu dài dẫn đến suy nhược cơ thể.

5/ Phòng ngừa khi bị bóng đè

Để cải thiện tình hình và phòng tránh hiện tượng bóng đè, các chuyên gia lịch âm dương 2020 cho biết người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:

Hàng ngày ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ đối với người trưởng thành.

Thực hiện thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

Cải thiện môi trường ngủ: nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất.

Mặc đồ ngủ thoải mái, bỏ hẳn nịt ngực và áo lót quá chật.

Nếu sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28 độ C.

Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái.

Tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu ý là không tập trước khi đi ngủ.

Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ.

Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ.

Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm khó ngủ và hay mộng mị.

Nên ngủ trưa từ 15 – 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.

Quản lý các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu

Không ngủ sấp

Tại Sao Bạn Bị Bóng Đè?

Khi ngủ bị bóng đè khiến bạn tự cảm thấy “bất lực” với bản thân mình. Bạn như một người bị liệt tất cả các chi trong khi vẫn tỉnh táo mà không thể làm cựa quậy được. Tại sao vậy?

Bóng đè là hiện tượng khi chúng ta ngủ mà tay chân không thể cử động được và ta cảm thấy có thể mình rất nặng khi đã cố gắng hết sức để điều khiển tay chân mình nhưng bạn không thể làm được điều đó.

Hiện tượng này đã có rất nhiều người gặp phải. Theo một số liệu thống kê thì có khoảng 40% người trên thế giới đã bị bóng đè trong khi ngủ. Một số thấy có những hình ảo giác về việc có người đột nhập vào phòng họ hay nằm đè lên người khiến cơ thể họ bị tê liệt không tài nào có thể cử động được.

Nhà thần kinh học Baland Jalal của Đại học California, Mỹ dã nói rằng: “Tình trạng tê liệt trong giấc ngủ có thể sinh ra nhiều trải nghiệm đáng sợ. Hiểu biết rõ về nguyên nhân gây bóng đè sẽ đem lại ý nghĩa lớn đối với những người chịu ảnh hưởng từ nó”.

Giới khoa học cho rằng bóng đè xảy ra khi bạn tỉnh dậy trong giai đoạn giấc ngủ. Giai đoạn này bạn trong tình trạng nằm mơ nhưng các cơ thì hoàn toàn bị tê liệt, mặc dù bạn cô gắng bằng cách mấy cũng không thể cử động được. Và đây được coi là sự tiến hóa của con người nhằm kiểm soát giấc mơ của chính mình.

Nhưng ảo giác lại khiến bạn bị cảm giác có ai đó đột nhập vào phòng nhay đè nặng lên người mình. Theo như báo cáo của Jalal và một đồng nghiệp của ông là Vilayanur Ramachandran được đăng tải trên tạp chí Medical Hypotheses lý giải về hiện tượng ảo giác này là cách mà bộ não của bạn cố gắng xóa đi những xáo trộn trong chính nó hay ở khu vực thần kinh của cơ thể đang bị ảnh hưởng.

Trong lúc người bị bóng đè, thùy đỉnh giám sát các tế bào thần kinh trong não (nằm ở phần giữa phía trên não) gửi tín hiệu ra lệnh cử động nhưng không gây chuyển động thực sự ở chân và tay, khiến chúng tê liệt tạm thời. Chính điều này đã khiến bộ não của bạn bị đánh lừa bởi nó gây nên sự “phản kháng” trong chính cơ thể của chúng ta.

Và một kết luận được Jalal đưa ra đó là “Sự xuất hiện của kẻ đột nhập trong phòng ngủ là kết quả sau khi bộ não liên tưởng hình ảnh cơ thể của chính mình thành một nhân vật mờ ảo nào đó”. Điều này chứng tỏ rằng bóng đè là hiện tượng ảo giác cho chính con người tạo ra ở trạng thái mơ màng dưới sự “phản kháng” của chính bộ não của họ.

Lý Giải Nguyên Nhân Tại Sao Bị Bóng Đè

Bạn đã khi nào trải qua cảm giác khi đang ngủ mà có ai đó đang đè chặt lên ngực khiến bạn không thể thở được nhưng không thể nào chống cự lại? Đó chính là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể bạn đã bị bóng đè rồi đấy.

Bóng đè, ma đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây được xem không là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và tạo giấc ngủ đủ giấc.

Lý giải nguyên nhân tại sao bị bóng đè

Trên thực tế, có rất nhiều kiểu “bóng đè” với những diễn biến khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có một điểm chung là sự tức ngực, ngạt thở giống y hệt như những triệu chứng lâm sàng của một cơn ngừng tim, suy hô hấp nhưng không vùng vẫy hay kêu la được… Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám hoặc không thể ngủ tiếp được nữa.Ngành tâm thần học chia “bóng đè” thành 3 nhóm:

Ảo giác đột nhập: Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ… Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ… là hậu quả của những cơn co cơ.

Các chuyên gia phong thủy chúng tôi tìm nguyên nhân tại sao bạn bị bóng đè liên tục và bạn cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái thường xuyên cúng lễ xin được bình an , chúng tôi giới thiệu bạn 2 bài cùng lễ thường xuyên bạn cần khắc sâu những bài cúng chi tiết bài cúng giao thừa, bài cúng khai trương để tranh đem lại mau mắn bình an cho bạn

Bóng đè thường phổ biến trong độ tuổi từ 20 – 30. Tuy nhiên, cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bóng đè. Bên cạnh đó, một số đối tượng dễ bị bóng đè bao gồm:

Người bị rối lo âu

Bệnh nhân trầm cảm

Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực Người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Có các vấn đề khác về giấc ngủ như chứng ngủ rũ hoặc chuột rút chân vào ban đêm.

Thường xuyên sử dụng một số như thuốc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm sự chú ý hoặc thiếu tập trung, bốc đồng và hiếu động thái quá.

Sử dụng hoặc lạm dụng các chất kích thích, ma túy, rượu hoặc bia.

Tư thế ngủ gây khó thở và chèn ép các dây thần kinh.

Rối loạn giấc ngủ, thường hay xuất hiện ở người làm việc theo ca.

Có tiền sử gia đình bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Tại Sao Bạn Hay Nhìn Thấy Ma Khi Bị Bóng Đè?

Một số người trải qua cơn bóng đè cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ. Họ cố gắng động đậy chân tay nhưng không thể. Có phải lúc đó họ đã nhìn thấy ma?

Đó là một đêm bình thường, nhưng Salma, cô sinh viên 20 tuổi của trường Đại học American University ở Cairo (Ai Cập) đã trải qua một thời điểm khủng khiếp. Cô gái thức giấc, không thể động đậy chân tay, cảm thấy như có ai đó trong phòng. Cô nhìn thấy một sinh vật máu me, nhe nanh vuốt, giống như “một hình ảnh trong phim kinh dị” đang đứng bên cạnh giường mình.

Sau đó, cô gái kể lại chuyện này cho các nhà nghiên cứu, những người đang thực hiện cuộc khảo sát về hiện tượng bóng đè – một hiện tượng phổ biến nhưng lại chưa giải thích nổi, khi một người thức giấc nhưng cảm giác không thể di chuyển, nhấc nổi chân tay. Có đến 40% người tham gia khảo sát cho biết họ đã bị bóng đè, và một số người, như Salma, còn cảm thấy có ai đó đứng bên giường họ.

Các nhà nghiên cứu nói rằng bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM.

“Bóng đè có thể là một cảm giác vô cùng đáng sợ với một số người, và hiểu rõ ràng điều gì gây ra bóng đè sẽ có tác dụng lớn với những người phải chịu cơn bóng đè”, Baland Jalal, nhà khoa học thần kinh tại Đại học California ở San Diego (Mỹ) nói.

Các nhà nghiên cứu nói rằng bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM (cử động mắt nhanh) của giấc ngủ [Giấc ngủ có hai chu kì: NREM và REM trong đó REM chính là chu kì giấc mơ xuất hiện]. Trong giai đoạn giấc ngủ này, mọi người thường mơ, nhưng có người có lúc chân tay, cơ bắp của họ gần như bị tê liệt – đây có thể là một sự thích nghi của cơ thể giúp con người không hành động gì khi đang mơ.

Rất khó giải thích tại sao một số người trải qua cơn bóng đè lại cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ.

Có một cách giải thích khả quan cho rằng đó là ảo giác, khi một vùng não có sự xáo trộn nhất định. “Có lẽ, trong não của con người tồn tại hình ảnh về một khuôn mẫu, hình tượng nào đó”, Jalal nói. Những nghiên cứu trước đây đoán rằng vùng não đó có thể nằm ở một phần của thùy đỉnh – nằm ở phía trên và giữa não.

Có thể là trong khi bóng đè, thùy đỉnh kiểm soát tế bào thần kinh trong não ra lệnh cho chân tay di chuyển, nhưng thực tế chân tay lại không di chuyển, động đậy được, nên não bị xáo trộn, tạo ra ảo giác về hình ảnh một người nào đó, “một bóng đen đang đứng đầu giường”.

Ý kiến này dù có vẻ hấp dẫn và kích thích tò mò song lại rất khó kiểm chứng. Người ta cho rằng có thể mọi người có những trải nghiệm khác nhau về hiện tượng bóng đè là do những niềm tin văn hóa, tín ngưỡng khác nhau. Những nghiên cứu trước đây cho thấy một số niềm tin văn hóa có thể tác động đến cách con người cảm nhận các hiện tượng.

Chẳng hạn, trong nghiên cứu năm 2013 xuất bản trên tạp chí Văn hóa, Y khoa và Tâm thần học, Jalal và đồng nghiệp của ông là Devon Hinton đến từ Trường y của Đại học Harvard (Harvard Medical School), đã nghiên cứu về hiện tượng bóng đè và mức độ căng thẳng mà những người ở hai xã hội khác nhau trải qua: Ai Cập và Đan Mạch. Họ phát hiện ra rằng, so với những người Đan Mạch, người Ai Cập bị bóng đè nhiều hơn, và lo sợ bị chết nhiều hơn vì những cơn bóng đè.

Những người Đan Mạch tham gia khảo sát nói họ nghĩ bóng đè là do các yếu tố tâm lý.

“Đây là hai nền văn hóa rất khác nhau; người Ai Cập là những người rất tin tôn giáo, trong khi Đan Mạch là một trong những nước vô thần nhất trên thế giới”, Jalal nói.

Hầu hết những người Đan Mạch tham gia khảo sát nói họ nghĩ bóng đè là do các yếu tố tâm lý, sự trục trặc của bộ não hoặc do nằm ngủ sai tư thế; trong khi người Ai Cập rất dễ tin bóng đè là do một thế lực siêu nhiên gây ra.

Jalal và các đồng nghiệp của ông kết luận rằng, những người có các niềm tin siêu nhiên thường trải qua nỗi sợ hãi lớn hơn trong khi bóng đè, cũng như ám ảnh nhiều hơn. Thậm chí có thể nỗi lo sợ thực sự cũng khiến con người trải qua nhiều cơn bóng đè hơn và ngược lại.

“Nếu bạn lo sợ, nỗi sợ sẽ được kích hoạt trong các trung tâm não, nghĩa là bạn có thể bị thức giấc hoàn toàn trong cơn bóng đè, và trải qua cảm giác sợ hãi”, Jalal nói. “Trải qua cơn bóng đè, bạn sẽ càng sợ hơn – và khi đó, bạn lại có những niềm tin văn hóa, tín ngưỡng, bạn sẽ lại càng sợ hơn nữa”.

Jalal nói ông nghĩ một giải thích khoa học về bóng đè có thể giúp những người thường trải qua cảm giác sợ hãi hay căng thẳng bình tĩnh hơn, thay vì cho rằng đó là do các thế lực siêu nhiên gây ra.