Top 13 # Tại Sao Bị Chuột Rút Bắp Chân Khi Ngủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Hay Bị Chuột Rút Bắp Chân Khi Ngủ Là Bị Bệnh Gì, Làm Sao Hết?

Chuột rút bắp chân khi ngủ vào ban đêm không chỉ gây đau đớn mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều điều về vấn đề sức khỏe ở bạn.

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ – Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?

Chuột rút thường gây ra các triệu chứng co thắt gây đau nhức dữ dội ở bắp chân. Thông thường, triệu chứng đau nhức xuất hiện vài giây hoặc vài giờ rồi biến mất sau đó nhưng có trường hợp cơn đau kéo dài vài ngày gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu chính xác lý do gây nên hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ này. Có như vậy mới có cách loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, mang lại kết quả cao trong điều trị.

1/ Chuột rút bắp chân khi ngủ do mất nước

Theo tiến sĩ Mark D. Peterson (nhà nghiên cứu khoa Y học thể chất và Phục hồi chức năng của Trường Đại học Y Michigan – Mỹ) cho hay, một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ là do cơ thể bị mất nước. Tiến sĩ Mark cho biết, thông thường vận động viên thể dục thể thao hay những người chơi thể thao tích cực thường có nguy cơ đối mặt cao với triệu chứng này, nhất là trong những ngày hè nóng bức khi cơ thể cần bù đắp lượng nước nhiều hơn những ngày bình thường.

Bác sĩ Todd J. Sontag của Hiệp hội sức khỏe Orlando bổ sung, mất nước gây chuột rút bắp chân chỉ là hiện tượng quan sát bề ngoài. Thực tế cho thấy, một cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến dây thần kinh bị tác động và trở nên nhạy cảm hơn. Chính sự nhạy cảm này đã kích thích dây thần kinh tạo nên những áp lực lớn lên hệ thần kinh, từ đó tạo nên những cơn co thắt dữ dội và kết quả là chuột rút bắp chân khi ngủ đã xảy ra, gây khó chịu cho người mắc phải.

Tuy nhiên, không phải nói như vậy các bạn sẽ mắc bệnh “cuồng” nước và lúc nào cũng kè kè bình nước bên cạnh và uống liên tục. Các chuyên gia khuyên bạn, chỉ thực sự uống nước khi khát, không nên uống quá nhiều nước trong một ngày, bởi dư thừa nước sẽ mang lại những vấn đề rắc rối cho cơ thể bạn, đặc biệt là thận.

2/ Thiếu chất khoáng

Theo bác sĩ cũng là kiêm trợ giảng khoa trực thuộc Đại học Y Icahn ở Mount Sinai – Mỹ, ông Gerardo Miranda-Comas cho biết, chuột rút bắp chân khi ngủ có thể là do thiếu hụt chất khoáng, đặc biệt là khoáng chất kali, canxi, magie, natri. Hiện tượng chuột rút do mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể thường hay xuất hiện ở những người cao tuổi, phụ nữ đang ở giai đoạn mãn kinh. Bởi khả năng tổng hợp dinh dưỡng của họ ngày càng giảm.

3/ Chuột rút bắp chân khi ngủ do mang thai

Phụ nữ mang thai, nhất là trong gia đoạn thứ hai và thứ ba của kỳ thai sản thường hay gặp phải hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ. Sở dĩ các mẹ bầu phải đối mặt với trường hợp này là do sự mất cân bằng giữa hàm lượng magie và kali trong cơ thể. Do đó, để kiểm soát và khắc phục hiện tượng này, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

4/ Ngồi hoặc đứng quá lâu

Tiến sĩ Sontag chia sẻ, việc giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các bắp chân, dây chằng trở nên mệt mỏi và đây chính là nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân khi ngủ.

5/ Hoạt động liên tục trong thời gian dài

Giữ nguyên một tư thế gây chuột rút nhưng không ai ngờ việc hoạt động liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây chuột rút bắp chân khi ngủ. Lý do xảy ra tình trạng này là do người bệnh tập luyện, hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài sẽ khiến dây thần kinh vỏ não bị tổn thương. Khi đó, các cơ cũng bị co cứng trở lại, gây chuột rút.

⇒ Cách khắc phục:

Trong trường hợp này, bệnh nhân nên ngừng ngay các hoạt động trong một thời gian ngắn để làm giảm chuột rút ở bắp chân. Đồng thời, lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tránh những tổn thương gây chuột rút.

6/ Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc giảm huyết áp, thuốc lợi tiểu thường có khả năng làm tan muối và gây mất nước ở cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh sử dụng thuốc này thường phải đối mặt với hiện tượng chuột rút bắp chân khi ngủ.

7/ Bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường

Bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường là tình trạng cánh tay, bàn chân của người bệnh tiểu đường bị tổn thương. Chính những tổn thương thần kinh này đã dẫn đến chứng chuột rút bắp chân khi ngủ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

⇒ Điều trị bệnh:

Theo dược sĩ Harmony R. Reynolds (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề tim mạch tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York – Mỹ) cho biết, để điều trị chuột rút, người bệnh nên sớm chữa trị triệt để căn bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc chống co cơ hoặc thuốc giảm đau để cải thiện.

8/ Bệnh đa xơ cứng

9/ Bệnh viêm khớp

Viêm khớp cũng là yếu tố thúc đẩy triệu chứng chuột rút bắp chân khi ngủ hình thành. Theo Debby Herbenick (nhà tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana – Mỹ) cho hay, viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến các mô gần khu vực bị sưng viêm và làm tổn thương dây thần kinh lân cận. Chính những tổn thương này chưa phục hồi nên dẫn đến co cơ gây chuột rút ở bắp chân. Nếu muốn cải thiện tình trạng chuột rút, người bệnh nên điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp. Nên thăm khám thường xuyên và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

10/ Bệnh động mạch vành

Nếu bạn không gặp bất kỳ chấn thương nào nhưng vẫn gặp phải triệu chứng chuột rút bắp chân xuất hiện đột ngột khi ngủ, khi đó bạn nên cảnh giác. Bởi triệu chứng này có thể là dấu hiệu cơ thể thông báo bạn đang bị bệnh động mạch vành. Hàm lượng cholesterone cao hay hẹp thành mạch đều có thể gây ra những cục máu đông và cản trở quá trình tuần hoàn máu. Do đó, muốn cải thiện triệu chứng này, người bệnh nên thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh động mạch vành.

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, để chữa bệnh mang lại kết quả cao, bệnh nhân nên điều trị theo từng nguyên nhân gây bệnh.

Tại Sao Bà Bầu Lại Bị Chuột Rút Ở Bắp Chân?

Tại sao bà bầu lại bị chuột rút ở bắp chân?

Thay đổi về tuần hoàn máu: Khi mang thai, quá trình tuần hoàn sẽ chậm lại. Điều này là hết sức bình thường và mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Một phần nguyên nhân là do các hormone hoạt động quá mức. Càng trong giai đoạn sau của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ gia tăng. Việc này cũng làm cho quá trình tuần hoàn máu sẽ diễn ra chậm hơn, gây ra sưng và chuột rút ở chân.

Mất nước: Khi mang thai, người phụ nữ cần uống từ 8-12 cốc nước mỗi ngày là tốt nhất. Triệu chứng của việc mất nước, thiếu nước rõ ràng nhất là nước tiểu có màu vàng đậm. Đây là nguyên nhân có thể gây ra và làm nặng thêm chứng chuột rút ở chân.

Tăng cân: Việc em bé đang lớn dần lên sẽ gây áp lực cho các dây thần kinh và mạch máu của người mẹ. Đây là lý do tại sao mẹ bầu có nhiều khả năng bị chuột rút ở chân trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Mệt mỏi: Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai, đặc biệt là khi tăng cần nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Khi cơ bắp bị mệt mỏi do áp lực tăng thêm thì cũng có thể dẫn đến bị chuột rút ở chân.

Thiếu canxi hoặc magie: Việc có quá ít canxi hoặc magie trong chế độ ăn uống cũng có thể làm bà bầu bị chuột rút ở chân. Nhưng nếu mẹ đã dùng vitamin trước khi sinh thì có khả năng sẽ không cần phải bổ sung thêm nữa.

Khối tĩnh mạch sâu (DVT): Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu ở chân hoặc một số bộ phận khác như đùi hoặc xương chậu. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị gấp 5-10 lần. Không phải quá lo lắng nhưng chị em cần có kiến thức về vấn đề này.

Chuột rút khi mang thai phải làm sao?

Giãn cơ trước khi ngủ: Thực hiện giãn cơ bắp chân trước khi ngủ vào ban đêm có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt chứng chuột rút ở chân. Tư thế giãn cơ giúp ngăn ngừa chuột rút khi mang thai.

Không để mất nước: Uống nhiều nước trong khi mang thai là một yếu tố quan trọng để tránh cơ thể mất nước, dẫn đến những cơn chuột rút ở chân. Phụ nữ mang thai nên cố gắng uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày.

Chườm ấm: Mẹ bầu có thể thử chườm ấm vào phần cơ bắp bị chuột rút. Nó sẽ giúp làm giảm chuột rút. Có thể sử dụng một chiếc túi vải hoặc một chiếc tất chứa gạo rang nóng để chườm.

Xoa bóp tại nơi bị chuột rút: Khi bị chuột rút ở chân, bà bầu có thể tự xoa bóp để giúp giảm đau. Dùng một tay để xoa nhẹ bắp chân hoặc bất cứ nơi nào ở chân bị chuột rút. Xoa bóp trong 30 giây đến một phút sẽ bớt đau khi bị chuột rút. Tự xoa bóp ở nơi bị chuột rút sẽ giúp bà bầu giảm đau.

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng: Đây là một ý tưởng tốt để duy trì hoạt động trong suốt thai kỳ, chỉ cần không quá sức. Một số hoạt động an toàn khi mang thai như yoga, đi bộ và bơi lội có thể mang lại lợi ích cho cả mẹ và em bé. Duy trì hoạt động của cơ thể để tránh tăng cân quá mức, thúc đẩy lưu thông máu và giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân. Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn nên khởi động làm nóng trước và sau khi tập thể dục để cơ bắp không bị chuột rút sau đó.

Tránh không vận động: Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến chuột rút ở cơ bắp và chân. Để tránh điều này, hàng ngày mẹ bầu cần đứng lên và đi bộ nhẹ nhàng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Chuột rút ở chân là một triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng về những triệu chứng đau của mình thì hãy đề cập đến nó với bác sĩ trong khi khám thai.

Nếu tình trạng chuột rút chân trở nên nghiêm trọng, kéo dài hoặc trở nên xấu đi thì mẹ cũng cần đi khám bác sĩ. Rất có thể phải bổ sung thêm thuốc hỗ trợ. Ngoài ra cần phải đi khám kịp thời nếu như bị sưng nặng ở một hoặc cả hai chân, đi bộ cảm thấy đau. Đây có thể là triệu chứng khi cục máu đông xuất hiện.

Thường Xuyên Bị Chuột Rút Bắp Chân, Phải Làm Sao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Một cơn đau do chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng cũng có lúc cơn đau kéo dài đến 10 phút. Vậy phải xử trí thế nào khi thường xuyên bị chuột rút bắp chân?

1. Chuột rút bắp chân là gì?

Chuột bắp rút chân là cơn đau đến từ cơ bắp chân do sự co thắt cơ bắp khi một vận động trong cơ bắp quá khó. Nó thường xảy ra ở bắp chân, dưới và phía sau đầu gối. Các cơ nhỏ của bàn chân đôi khi bị ảnh hưởng.

Một cơn đau chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp, có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài đến 10 phút.

Chuột rút bắp chân thường xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất vào ban đêm khi ở trên giường và thường được gọi là chuột rút ban đêm. Chuột rút có thể làm bạn thức giấc và trở thành một điều cực kỳ khó chịu khi giấc ngủ thường xuyên bị quấy rầy.

2. Thường xuyên chuột rút bắp chân cảnh báo điều gì?

Người ta thường nghĩ bị chuột rút bắp chân hay gặp ở các vận động viên, ở những người hay phải vận động cơ bắp nhiều hoặc khi ngày hôm đó bạn phải vận động nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, có những lý do gây ra chuột rút mà bạn chắc chắn không thể ngờ tới. Đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý tiêu cực:

Sự mất nước trong cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vì vậy, tại thời điểm này, cơ thể không biết tín hiệu là từ não hay chỉ vì có sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào, dẫn đến các cơ bị rối loạn và co rút không thể báo trước.

Bạn hãy phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.

Điều này dễ kiểm chứng nhất khi bạn phải ngồi làm việc hoặc đứng nguyên một vị trí trong thời gian lâu dài. Các bó cơ trong thời gian này bị căng ra và khi bạn đột ngột di chuyển chúng bị co lại một cách bất ngờ, gây nên cơn chuột rút ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như chuột rút lưng, bắp chân, mông,…

Bất cứ điều gì cũng có thể khiến một dây thần kinh bị chèn ép như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng… đều có thể gây kích thích dây thần kinh dẫn đến chuột rút.

Nếu bạn có thể đi bộ ở tư thế hơi cong người, chẳng hạn như tư thế khi đẩy một giỏ hàng đi trước sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng chuột rút.

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút. Triệu chứng chuột rút này thường xảy ra ở khu vực bắp chân và khởi phát vào ban đêm trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút bắp chân hoặc các cơ quan khác là do sự thiếu hụt calcium, photpho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể, do trọng lượng của thai nhi.

Đây là lý do có thể gây chuột rút cơ. Thiếu máu nghĩa là bạn không có đủ lượng máu đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác trong cơ thể khiến bạn bị chuột rút bàn chân, cánh tay,… dẫn đến đau đớn.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân không được tìm ra. Một giả thuyết cho rằng chuột rút chân xảy ra khi một cơ bắp ở một vị trí rút ngắn và bị kích thích co cơ. Khi cơ bắp bị rút ngắn, co rút tiếp tục có thể khiến cơ bắp bị co thắt. Điều này thường xảy ra vào ban đêm trên giường, như vị trí tự nhiên chúng ta nằm với đầu gối hơi cong (uốn cong), và với bàn chân chỉ hơi xuống. Ở vị trí này cơ bắp chân là tương đối ngắn và có thể dễ bị chuột rút.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ chuột rút chân, hoặc làm cho chuột rút xảy ra thường xuyên hơn. Một số người đang trong quá trình lọc máu thận có bị chuột rút ở chân; một số bệnh lý khác như tuyến giáp kém không được phát hiện và điều trị, bệnh động mạch ngoại biên (thu hẹp các động mạch chân gây ra lưu thông kém), một số rối loạn phổ biến của các dây thần kinh hoặc một số bệnh lý hiếm gặp bao gồm bệnh xơ gan, nhiễm độc chì; uống nhiều rượu, bia cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân.

Vì thế, khi gặp quá nhiều tình huống chuột rút bất ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để biết được nguyên nhân chính xác, đồng thời tìm cách khắc phục triệu chứng đau đớn, khó chịu này.

3. Chuột rút bắp chân, phải làm sao?

Khi cơn co rút bắt đầu, cần nhanh chóng làm căng cơ sắp bị co rút càng sớm càng tốt, khi đó triệu chứng đau sẽ giảm đi rất nhiều.

Trước khi bạn đi ngủ, để ngăn ngừa chứng chuột rút xảy ra ban đêm, bạn hãy kéo căng các cơ hay bị chuột rút trong vài phút trước khi đi ngủ. Ví dụ nếu bị chuột rút bắp chân thì tập căng cơ này bằng cách kéo gập lưng bàn chân hết mức trong vài phút để làm căng cơ này, nếu bị co rút cơ mặt trước cẳng chân thì ngược lại duỗi bàn chân hết mức trong vài phút.

Khi ngủ, giữ chăn dưới chân giường để ngăn chặn các ngón chân và bàn chân khỏi bị gập xuống trong khi ngủ khiến bạn bị chuột rút bàn chân.

Có nhiều loại thuốc có thể dùng điều trị chuột rút chân, liệu pháp bổ sung canxi và magne. Tuy nhiên cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ vì tác dụng phụ của chúng khá nhiều.

4. Phòng ngừa chứng chuột rút chân

Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc, tương đương 1,5 đến 2 lít nước;

Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ;

Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, cam, đu đủ, xoài. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất;

Tránh stress, tâm trạng căng thẳng quá độ vì nó có thể dẫn đến chuột rút, khiến cho hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

Chuột rút bắp chân không phải hiện tượng hiếm gặp và đa phần không gây nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng chuột rút bắp chân xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám, bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh bảo một số vấn đề sức khỏe.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tại Sao Bạn Bị Chuột Rút Trong Lúc Ngủ?

Bị chuột rút khi ngủ vào ban đêm là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi. Tuy dạng chuột rút này không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, bất tiện, khiến bệnh nhân mất ngủ về đêm.

Chuột rút khi ngủ thường xảy ra ở người cao tuổi. Có khoảng 1/3 những người trên 60 tuổi và gần 50% số người già từ 80 tuổi trở lên bị chuột rút vào ban đêm. Trong số đó, có khoảng 40% bệnh nhân bị chuột rút khi ngủ với tần suất khoảng 3 lần/tuần, thậm chí một số trường hợp có thể bị mỗi ngày.

Biểu hiện chuột rút khi ngủ là sự co thắt cơ đột ngột không tự ý, đa số các trường hợp xảy ra ở cơ bắp chân, thỉnh thoảng tình trạng này gặp ở cơ đùi và cơ bàn chân. Hiện tượng chuột rút lúc ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường có xu hướng gia tăng dần theo độ tuổi. Đối với người bình thường khỏe mạnh, đôi khi cũng gặp phải chuột rút vào bất cứ thời điểm nào đó trong ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng chuột rút khi ngủ tái phát nhiều lần thì bệnh nhân cần đi khám và chẩn đoán chính xác vì rất có thể đó là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý nào đó.

Những nguyên nhân có thể gây chuột rút vào ban đêm, bao gồm:

Bệnh nhân bị chuột rút vào ban đêm có thể do gió từ quạt hoặc từ bên ngoài trời thổi vào chân. Thường vào mùa hè, luồng gió từ quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào chân. Vào đêm đông, trời trở lạnh, khí trời luồng vào phòng, bệnh nhân khôn

Vào ban ngày, người bệnh vận động quá sức, khiến cơ bắp mỏi mệt hoặc chấn thương. Quá trình vận động sẽ làm tiêu hao lượng đường ở gan, nếu tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo cho cơ thể, sẽ khiến chân dễ bị chuột rút về đêm.

Thiếu nước và mất cân bằng chất điện giải

Cơ thể thường xuyên bị thiếu nước, bổ sung nước không đủ lượng cần thiết trong ngày là nguyên nhân dẫn đến chuột rút vào ban đêm.

Vận động quá mức, phơi nắng lâu, hoạt động ngoài trời thường gây đổ nhiều mồ hôi, khiến cho cơ thể bị mất rất nhiều nước và chất điện giải. Nếu không được bổ sung đầy đủ nước và điện giải, ban đêm sẽ dễ bị chuột rút khi ngủ. Ngoài ra, thói quen uống trà lợi tiểu, uống cà phê cũng sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước và mất cân bằng chất điện giải.

Ngồi lâu, đứng lâu sẽ tạo ra áp lực lên các cơ bắp và mạch máu, dẫn đến tuần hoàn máu kém, đặc biệt là ở chân. Ngoài ra, nhiều người khi ngủ thường xuyên để cong chân, co gập chân, khiến cho các cơ bắp ở chân co lại khá lâu và không được duỗi ra. Nếu duy trì tư thế ngủ này trong đêm, khi cử động nhẹ có thể gây ra chuột rút. Ngoài ra, đối với phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, do mũi giày nhọn ép lên các ngón chân, khiến cho máu lưu thông khó khăn, cũng là nguyên nhân khiến cho các ngón chân lần lượt bị chuột rút.

Chế độ ăn uống mất cân đối, không hợp lý dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng như canxi, magie, kali,… Việc thiếu đi các khoáng chất thiết yếu sẽ gây mất cân bằng chất điện giải, dẫn đến tình trạng chuột rút lúc ngủ.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có tỷ lệ bị chuột rút khá cao do cơ thể tăng tích trữ nước và mất cân bằng chất điện giải, kèm theo đó là sức nặng của thai nhi, khiến cho tuần hoàn máu ở chân kém đi. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể dẫn đến hạ canxi máu, cũng là nguyên nhân làm cho thai phụ bị chuột rút vào ban đêm.

Những bệnh nhân bị suy thận, phải thường xuyên lọc thận sẽ không thể chuyển hóa các chất dư thừa trong cơ thể một cách hiệu quả. Đối với cơ thể bình thường, quá trình chuyển hóa này thường diễn ra trong vòng 24 giờ, nhưng với bệnh nhân lọc thận sẽ phải mất từ 2 đến 3 ngày. Các chất điện giải trong cơ thể bệnh nhân thay đổi liên tục trong quá trình lọc thận có thể gây ra chuột rút.

Tình trạng rối loạn nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp xảy ra ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận dẫn đến rối loạn chuyển hóa chất điện giải. Những người mắc bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường đều là những đối tượng dễ bị rối loạn tuần hoàn máu và gây ra chuột rút khi ngủ. Bên cạnh đó, các bệnh lý về thần kinh như đau thần kinh tọa, đau thần kinh cột sống cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chuột rút về đêm.

Những người thường bị áp lực, căng thẳng quá độ sẽ dễ bị chuột rút khi ngủ, vì tình trạng căng thẳng có thể khiến cho các hormon trong cơ thể bị mất cân bằng, nhịp tim nhanh, huyết áp cao.

Chuột rút lúc ngủ đa phần xảy ra ở vùng chân, hay gặp nhất là ở cơ bắp chân, bàn chân, mắt cá chân và ngón chân. Nếu bệnh nhân bị chuột rút ở đùi, cơ đùi trước, cơ đùi s

Để hạn chế xảy ra chuột rút vào ban đêm, người bệnh nên tích cực vận động, tập thể dục đều đặn, thường xuyên để giúp lưu thông khí huyết. Buổi tối trước khi đi ngủ, nên vận động cơ bắp nhẹ nhàng hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi vào giấc ngủ. Ban ngày, người bệnh có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập đạp xe để vận động cho đôi chân. Không nên tắm khi nước quá lạnh, nhất là tắm nước biển, nước trong bể bơi.

Mỗi khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều, cần chú ý bổ sung nước có pha muối ăn để cân bằng lại điện giải và tránh mất nước (tốt nhất nên dùng dung dịch oresol). Uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày (khoảng 1,5 – 2 lít). Đối với chế độ ăn uống, nên ăn nhiều rau trong các bữa chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung thêm các loại trái cây như chuối, nho, đậu, cam, mơ, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê .

Nếu có bệnh kèm theo, chẳng hạn như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch, loãng xương, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, bệnh về thần kinh thì nên điều trị và giải quyết các triệu chứng. Nếu tình trạng chuột rút khi ngủ không thể cải thiện, lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân nên sớm thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và được điều trị phù hợp.

XEM THÊM: