Top 8 # Tại Sao Bị Nổi Mề Đay Sau Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Nổi Mề Đay Sau Sinh Phải Làm Sao?

Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay là tình trạng trên bề mặt da toàn thân nổi các sần đỏ hoặc nốt mụn nhỏ li ti gây ngứa, càng gãi càng ngứa và càng lan rộng ra các khu vực khác. Đặc biệt, nổi mề đay sau sinh mổ thường phổ biến hơn. Triệu chứng nổi mề đay dễ tái phát khi nhiệt độ cơ thể tăng, nhiệt độ ngoài trời thay đổi trên 35 độ và dưới 15 độ.

Khi bị nổi mề đay sau sinh, các mẹ thường có những dấu hiệu sau:

– Nổi sẩn phù

Hiện tượng nổi sẩn phù có thể xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể với nhiều loại kích thước khác nhau. Chúng thường nổi hơi cao trên mặt da, màu đỏ hoặc nhợt nhạt hơn so với màu da bình thường; kích thước và hình dáng thay đổi nhanh chóng, nhanh xuất hiện và cũng nhanh mất đi.

Hầu hết các trường hợp bệnh nổi mề đay sau sinh đều có triệu chứng ngứa với mức độ ngày càng tăng khi gãi, nhất là về đêm. Việc gãi ngứa cũng khiến cho sẩn nổi lên nhiều hơn.

Phù mạch (phù Quincke) có thể xảy ra ở môi, mi mắt, bộ phận sinh dục ngoài gây ra các ban đỏ, sẩn phù làm sưng to cả một vùng. Đặc biệt, nếu phù Quincke xuất hiện ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây khó thở nặng, bụng đau quặn, tụt huyết áp rối loạn tim mạch, đi ngoài phân lỏng, sốc phản vệ khá nguy hiểm đến tính mạng.

Tại sao phụ nữ dễ bị nổi mề đay sau sinh?

Nói về hiện tượng sinh xong bị nổi mề đay, các nhà nghiên cứu lí giải điều này là do cơ thể người phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc cho con bú có những thay đổi về thói quen sinh hoạt, nội tiết tố, chế độ ăn uống… từ đó tác động đến hệ miễn dịch. Mặt khác, cơ địa khi mang thai vốn đã nhạy cảm nên sau khi sinh sức khỏe và hệ miễn dịch còn yếu lại càng dễ bị dị ứng.

Thêm vào đó, nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh còn có thể do hiện tượng men gan tăng cao trong khi chế độ ăn uống chưa đủ hoặc không tiêu làm cho gan thiếu máu, nhiệt. Hệ lụy của điều này là gan không đào thải được độc tố, bị nhiễm độc và nổi mề đay. Ngoài ra, phải kể đến một số yếu tố khác góp phần tạo điều kiện cho mề đay hoành hành:

– Thức ăn

Cơ địa của phụ nữ sau sinh dễ bị dị ứng với các loại thức ăn như trứng, sữa, tôm cua, ốc, sò… nên dễ nổi mề đay.

– Sử dụng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc chống viêm, vacxin, huyết thanh… sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay khá cao.

– Tác nhân từ bên ngoài

Hít phải phấn hoa, khói thuốc, men mốc, bụi nhà… cũng có thể nổi mề đay ở những người vốn có cơ địa nhạy cảm.

– Mệt mỏi, stress kéo dài

– Nhiễm kí sinh trùng đường ruột: giun kim, giun đũa…

Bên cạnh những trường hợp nổi mề đay sau sinh do những nguyên nhân này thì cũng có đế 50% trường hợp đang cho con bú bị nổi mề đay tự phát tức là dù đã làm những xét nghiệm cần thiết vẫn không rõ nguyên nhân gây bệnh do đâu mà ra.

Làm gì khi bị nổi mề đay sau sinh?

Thông thường, khi bị nổi mề đay với các triệu chứng do nó gây ra các mẹ sẽ rất dễ bị khó chịu về tâm lí, bực tức, căng thẳng, băn khoăn mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không… và không biết phải làm gì để chấm dứt tình trạng ấy. Các chuyên gia y tế chia sẻ nỗi niềm này cùng các mẹ và cho biết, bản thân bệnh nổi mề đay không gây tác động gì đến sữa mẹ nên các mẹ hoàn toàn có thể cho con bú bình thường mà không cần lo lắng.

Tuy nhiên, các mẹ cần hết sức chú ý tuyệt đối không tự ý chữa nổi mề đay sau sinh bằng thuốc tây vì nhiều loại thuốc có thể điều tiết qua sữa mẹ, nên khi bé bú hàm lượng chất kháng Histamin sẽ tích lũy trong cơ thể gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Thông thường hiện tượng nổi mề đay sau sinh sẽ tự mất trong vài ngày, nhưng nếu tình trạng ngày càng nặng hơn thì các mẹ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân, có cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh phù hợp từ bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp các mẹ tránh được những biến chứng không tốt hoặc sốc phản vệ với các biểu hiện khó thở, suy hô hấp, phù thanh quản… nguy hại đến tính mạng.

Bên cạnh việc thăm khám và thực hiện cách chữa nổi mề đay sau sinh do bác sĩ đưa ra, các mẹ cũng nên chú ý:

– Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ thoáng mát cho cơ thể.

– Chỉ nên tắm nước ở 30 độ, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.

– Có chế độ ăn nhẹ nhàng nhưng đủ dưỡng chất để dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa.

– Mặc các loại quần áo thoáng mát, dễ hoạt động; tránh mặc đồ chật chội, bí mồ hôi.

Sau Sinh Bị Dị Ứng Nổi Mề Đay

Hiện nay, một số phụ nữ sau sinh bị dị ứng nổi mề đay và hiện tượng này đã ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống cũng như khiến cho phụ nữ cảm thấy rất khó chịu trong đời sống hằng ngày. Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh được cho rằng là do rất nhiều yếu tố tác động vào sự thay đổi nội tiết tố và cần được tìm hiểu kỹ càng để có hướng điều trị hiệu quả.

Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay là tình trạng bệnh lý da liễu ở người phụ nữ sau khi sinh con. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng ngoài da mà còn tác động đến sức khỏe bên trong của người mẹ và thậm chí là ảnh hưởng đến sữa mẹ cho con bú. Trong khoảng 1 đến 3 tháng sau khi sinh, có thể là sinh thường hay sinh mổ thì sẽ gặp phải những triệu chứng của dị ứng nổi mề đay như da xuất hiện nốt mề đay, ngứa… Bệnh lý dị ứng nổi mề đay sau sinh này thường tồn tại ở 2 thể lâm sàng như sau:

Nổi mề đay cấp tính: Các triệu chứng của dị ứng nổi mề đay thường xuất hiện vào ban đêm, trong khoảng vài giờ đồng hồ hoặc kéo dài đến dưới 6 tuần.

Nổi mề đay mãn tính: Những triệu chứng trên kéo dài với thời gian lâu hơn 6 tuần, diễn ra trong nhiều đợt bệnh, tái phát và lặp lại nhiều lần, thời gian dài.

Một số triệu chứng chủ yếu khi bị dị ứng nổi mề đay sau khi sinh như sau:

Da nổi những nốt mẩn đỏ như vết muỗi đốt, chủ yếu ở bụng, cổ tay, chân và lan ra thành mảng lớn khắp cơ thể, những nốt này thường sần và phù kèm theo.

Cảm giác ngứa ở vùng nổi mề đay, ngứa nhiều về ban đêm hoặc chiều tối, gây khó chịu.

Vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục bị sưng và phù kèm theo cảm giác nóng rát.

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh được giải thích là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng quá mức với những dị nguyên làm cho cơ thể sinh ra chất Histamin làm da bị nổi những nốt mề đay, viêm, sưng lên… Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ có những phản ứng bất thường như trên là do giữa thời gian mang thai và thời sau hậu sinh sản có sự thay đổi về nội tiết tố nhưng lại không cân bằng với nhau nên sinh ra hiện tượng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay. Một số nguyên nhân cụ thể gây ra dị ứng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh là:

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ chất, không khoa học khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng.

Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, huyết thanh.

Ăn một số loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng…

Dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa hoặc lông của một số loài động vật.

Thời tiết cũng ảnh hưởng đến dị ứng nổi mề đay rất nhiều.

Chức năng gan của phụ nữ sau sinh bị suy giảm

Thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, stress, căng thẳng…

Theo một số nghiên cứu thì khi phụ nữ sinh mổ thì khả năng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay sẽ cao hơn so với sinh thường, tuy nhiên vẫn có trường hợp sinh thường bị dị ứng nổi mề đay sau sinh.

Dị ứng nổi mề đay sau sinh đối với những phụ nữ khác nhau thì có thời gian hồi phục khác nhau, thông thường thì vấn đề bị mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào một số yếu tố như:

Cơ địa: những cơ địa cũng như cấu trúc da khác nhau sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, có thể có những triệu chứng của dị ứng nổi mề đay trong 2- 3 ngày rồi tự động hết hoặc cũng có thể kéo dài trong vòng vài tuần.

Sức khỏe, chế độ ăn uống: Nếu người phụ nữ có sức khỏe tốt và có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cần thiết thì thời gian hết bệnh sẽ nhanh hơn những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh: Nếu bị nổi mề đay cấp tính thì thời gian lành bệnh nhanh hơn nổi mề đay mãn tính.

Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay thường gây khó chịu và ảnh hướng đến sức khỏe, giấc ngủ của người phụ nữ, từ đó dẫn đến một số biến chứng như:

Một số cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh có thể áp dụng tại nhà như sau:

Uống thật nhiều nước, có thể uống trà xanh hoặc những trà làm từ thảo mộc

Tắm với bột yến mạch

Mang, mặc những áo quần rộng và thoáng mát.

Chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học như ngủ sớm, đúng giờ, giảm căng thẳng stress

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Luôn giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay

Giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày

Đối với bệnh dị ứng nổi mề đay thể nặng hoặc nổi mề đay mãn tính thì sẽ được các bác sĩ điều trị chỉ định các loại thuốc như:

Thuốc kháng Histamin như Chlorpheniramine.

Thuốc nhóm Corticosteroid như Budesonide.

Thuốc nhóm Steroid dùng để bôi ngoài da.

Những loại thuốc này nên được bác sĩ tư vấn cụ thể vì có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mà mẹ đang cho con bú, gây ảnh hướng đến sức khỏe, sự sinh trưởng và phát triển của trẻ trong giai đoạn này và trong cả thời gian sau này.

Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay là hiện tượng rất hay gặp ở phụ nữ sau khi sinh con, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có những tác động đến cuộc sống và sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn sau sinh. Khi có bất cứ dấu hiệu nào của dị ứng nổi mề đa y thì người phụ nữ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM

Nổi Mề Đay Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết? Cách Trị Mề Đay Sau Sinh Mổ, Thường.

Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng nổi mề đay sau sinh, gây ảnh ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và sinh hoạt hàng ngày. Vậy tại sao lại sau sinh lại bị nổi mề đay? Nên làm gì để nhanh hết mề đay?

I – Tại sao bị nổi mề đay sau sinh? Biểu hiện của nổi mề đay sau sinh

Bị dị ứng nổi mề đay sau sinh có thể là do những nguyên nhân sau:

– Sự thay đổi Hormon nội tiết: Sau khi sinh, nội tiết tố của sản phụ bị rối loạn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho mề đay bùng phát.

– Yếu tố tâm lý: Phụ nữ sau sinh có tâm lý bất ổn. Yếu tố này kết hợp với thể trạng yếu và vấn đề chăm sóc con trẻ là nguyên nhân gây ngứa mề đay sau sinh.

Thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi khiến mẹ sau sinh bị nổi mề đay.

Do chế độ ăn: Sau khi sinh, phụ nữ phải kiêng khem nhiều thực phẩm, có thể dẫn đến thiếu chất và gây nổi mề đay. Bên cạnh đó, một số thực phẩm cũng có thể gây dị ứng mẩn ngứa cho mẹ bỉm như hải sản,..

Do thuốc: Các loại thuốc như kháng sinh, vắc xin, thuốc chống viêm, giảm đau… có thể gây mẩn ngứa.

Các nguyên nhân khác: Do mặc quần áo chật, đồ mồ hôi nhiều, do tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa, mạt bụi, côn trùng đốt…

– Phát ban ở dạng mảng hoặc sẩn, kích thước không đều nhau và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Các nốt đỏ lúc đầu mọc ở một vị trí, sau đó lan ra khắp cơ thể.

– Sẩn và mảng da có bờ tròn và giới hạn rõ ràng so với những vùng da khác.

– Ngứa ngáy khó chịu, cơn ngứa từ nhẹ đến dữ dội, nhất là vào ban đêm. Có thể đi kèm với tình trạng nóng rát và đau.

– Một số trường hợp xuất hiện tình trạng sưng phù môi, mí, mắt, bộ phận sinh dục…

Một số phụ nữ sau sinh bị mề đay mẩn ngứa có thể thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau vài ngày mà không cần điều trị.

Tuy nhiên một số người có thể bị mề đay kéo dài hơn 6 tuần, trong trường hợp mề đay có dấu hiệu kéo dài bệnh nhân cần đi khám bác sỹ sớm..

Bị mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Nguyên nhân nổi mề đay

– Cơ địa người bệnh

– Tình trạng sức khỏe

– Phương pháp điều trị

– Chế độ chăm sóc

III – Nổi mề đay sau sinh kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị thì chế độ ăn uống cũng góp phần trong việc cải thiện triệu chứng mề đay ngược lại có những thực phẩm có thể khiến cho tình trạng nặng hơn. Theo đó, dị ứng nổi mề đay sau sinh chị em cần chú ý:

1. Bị ngứa mề đay sau sinh nên ăn các thực phẩm:

Chị em cần ăn nhiều rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là những thực phẩm như: Rau xanh (rau cải, diếp cá, súp – lơ, bí đỏ, khoai lang, cà rốt, cà chua, củ cải,…), quả (bưởi, đu đủ, cam, chanh, ổi, dưa hấu,…).

Thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể

Trong tỏi, hành, nghệ có chứa chất giúp kháng viêm rất tốt. Có thể kết hợp tỏi và hành hoặc nghệ trong các món ăn như xào, kho với cá hoặc thịt, hay tẩm ướp gia vị trong các bữa cơm hàng ngày.

Những thực phẩm chứa Omega 3 sẽ giúp bạn hạn chế được các độc tố gây bệnh, gây viêm da. Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như: Dầu đậu nành, đậu hũ, các loại rau có màu xanh đậm, cá hồi,…

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi bị nổi mề đay, chị em cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày, giúp cơ thể đào thải những độc tố cho cơ thể. Cũng có thể sử dụng nước ép trái cây để hỗ trợ giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

2. Mẩn ngứa nổi mề đay sau sinh nên kiêng:

Thực phẩm chứa nhiều đạm như: Thịt bò, cá biển, lạp xưởng, trứng, sữa, đồ đóng hộp, gà, các loại hải sản,… dễ gây kích ứng cho cơ thể, đặc biệt là với những người có cơ địa nhạy cảm.

Thực phẩm cay (ớt, tiêu,…) và những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Bởi khi ăn những món ăn này sẽ khiến cho các bộ phận của cơ thể hoạt động nhiều, liên tục hơn bình thường, khiến cơ thể khó chịu, thậm chí là gây khô da, bong tróc,..

Đồ uống có ga, cồn: Bị mề đay không nên dùng các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, trà, cà phê, nước ngọt có ga,… vì sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho bệnh mề đay ngày càng nặng và khó điều trị hơn.

Thực phẩm nhiều đường và muối: Vì có thể khiến cho những mẩn đỏ mọc lên nhiều hơn.

IV – Nổi mề đay sau sinh phải làm sao? Cách trị mề đay sau sinh an toàn cho mẹ và bé

Các phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh mổ và thường ưu tiên không dùng thuốc tây y để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến mẹ và bé.

Tình trạng bị nổi mề đay sau sinh mổ và thường không quá nghiêm trọng, các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp:

– Tránh các tác nhân nghi ngờ có thể gây nổi mề đay.

– Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh chăn màn, không để vật nuôi trong nhà hay tránh tiếp xúc với hóa chất cũng là cách để hạn chế mề đay xuất hiện.

– Tập thể dục thể thao thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.

Để giảm ngứa do mề đay, chị em có thể áp dụng những mẹo an toàn sau:

– Chườm lạnh hoặc tắm nước mát để làm dịu các sẩn ngứa, cải thiện tình trạng viêm và đỏ da.

– Sử dụng bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều khoáng chất, axit amin và chất chống oxy hóa. Ngâm rửa hoặc đắp bột yến mạch có thể giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ và viêm do mề đay sau sinh gây ra.

– Gel lô hội: Gel lô hội có tác dụng làm mát, dưỡng ẩm và làm dịu vùng da phát ban. Vì vậy chị em có thể thoa lên vùng da bị nổi mề đay để giảm ngứa và nóng rát.

Những trường hợp mề đay sau sinh, bên cạnh việc tham khảo các biện pháp giúp cải thiện bệnh mề đay tại nhà, mẹ nên đi khám sớm bác sỹ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc trị mề đay dành cho phụ nữ sau sinh thường được bác sĩ kê đơn như:

– Kem bôi: Có tác dụng làm mát da, giảm ngứa và cải thiện viêm da nổi mề đay sau sinh.

– Thuốc kháng histamine H1: Giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn do các hoạt chất trung gian hoá học gây ra.

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ.

Bên cạnh các mẹo chữa tại nhà và dùng thuốc tây y, chị em có thể tham khảo 2 bài thuốc Đông y sau:

– Bài thuốc 1: Dùng độc hoạt, tế tân, tất bát, nam hoàng bá, cam thảo và liên kiều mỗi thứ 12g, quế nhục 8g, thiên niên kiện 10g, lá kinh giới, xương bồ và thương nhĩ tử mỗi thứ 16g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

– Bài thuốc 2: Chuẩn bị tang diệp, cỏ mần trầu và kim ngân hoa mỗi thứ 20g, quả ké đầu ngựa, tang ký sinh và xương bồ mỗi thứ 16g, cam thảo, bạch thược, sài hồ và hoàng cầm mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày dùng 1 tháng.

Trên diễn đàn lớn dành cho mẹ và bé – webtretho, vấn đề nổi mề đay sau sinh được rất nhiều chị em quan tâm và đồng cảm bởi tình trạng này rất nhiều mẹ gặp phải.

Trong rất nhiều chia sẻ về kinh nghiệm trị mề đay của phụ nữ sau sinh, có những mẹo hay sau đây nhận được nhiều phản hồi, chị em có thể tham khảo áp dụng:

– Bật quạt hoặc điều hòa với mức gió nhỏ, tránh để gió tạt thẳng vào người. Mẹ cũng nên chọn mặc những loại quần áo thấm mồ hôi, rộng thoáng để cơn ngứa ngáy nhanh qua.

– Sử dụng lá khế chua đun nước tắm để làm dịu nhanh cơn ngứa.

– Sử dụng kem bôi da có thành phần thiên nhiên vừa an toàn lại giúp dịu da, giảm ngứa.

– Dùng mùi tàu có kèm rễ, phơi khô qua, sao vàng đun nước uống.

6. Cách điều trị mề đay sau sinh bằng kem bôi giảm ngứa

Đối với tình trạng nổi mề đay ở phụ nữ mang thai và sau sinh, gây mẩn ngứa nhẹ thì chị em có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má.

Kem Yoosun rau má thành phần chủ yếu là dịch chiết rau má, vitamin E với tính chất mát lành, làm dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới. Bên cạnh đó, còn cung cấp độ ẩm cho da, giảm ngứa rất hiệu quả.

Sản phẩm đã được sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Sử dụng được cho mẹ sau sinh.

Cách thực hiện như sau: Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước lá, lau khô, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má, vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào da, không cần rửa lại với nước.

Sau khi thoa kem, chị em sẽ cảm nhận được cảm giác mát lành, dịu nhẹ, chất kem thẩm thấu rất nhanh, không gây nhờn dính, bí rít.

Có thể sử dụng mỗi ngày 2-3 lần để giảm ngứa do nổi mề đay sau sinh.

Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn thêm.

Bạn Đã Biết Tại Sao Mình Hay Bị Nổi Mề Đay?

Thứ 3, 16/07/2019, 16:49 PM

Nổi mề đay là gì, có lây không?

Bệnh nổi mề đay là một hiện tượng phản ứng viêm da, do sự tác động của chất trung gian hóa học là histamin. Đây không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người nhưng sẽ gây ra sự khó chịu và để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ nếu không được chữa trị dứt điểm.

Theo chúng tôi Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM), bệnh mề đay không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh chỉ có thể tái phát nhiều lần chứ không thể lây từ người này sang người khác.

Triệu chứng nổi mề đay thường gặp

Thông thường các dấu hiệu thể chỉ xuất hiện trong một vài ngày hoặc kéo dài cả tuần sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tùy cơ địa mỗi người mà các triệu chứng nổi mề đay thường thể hiện gồm:

Ngứa trên da: Đây có thể coi là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh mề đay xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm theo cơn ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Nếu tiếp tục gãi, da sẽ bong tróc và chảy máu, để lại nhiều vết sẹo.

Nổi mẩn đỏ phát ban: Những mẩn đỏ thường không đều màu và xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Xuất hiện mụn nước: Triệu chứng bệnh mề đay đặc trưng nhất là xuất hiện những mụn nước li ti tại một số vị trí trên cơ thể, khi vỡ ra sẽ gây lây lan ra những vùng da xung quanh.

Khó thở: Nổi mề đay tiến triển nặng sẽ gây khó thở và kéo theo nhiều biểu hiện khác như sốt cao, trụy tim, rối loạn tiêu hóa…

Nhiễm trùng: Đây là triệu chứng nổi mề đay thể hiện tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các vết thương trên da do gãi nhiều nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

Nguyên nhân nổi mề đay thường gặp

Phần lớn, nguyên nhân nổi mề đay thông thường là do dị ứng. Dị ứng sẽ xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất mà nó xem là có hại, được gọi là chất gây dị ứng.

Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng và mọi thứ đều có thể gây dị ứng. Tuy vậy, nguyên nhân nổi mề đay do dị ứng thường gặp nhất là thực phẩm, thuốc, côn trùng đốt hay nhiễm trùng.

Trong các nguyên nhân gây nổi mề đay thì dị ứng thực phẩm là một căn nguyên phổ biến nhất. Giống như các loại dị ứng khác, dị ứng thực phẩm là do hệ miễn dịch xác định nhầm một thực phẩm là yếu tố ngoại lai và cố gắng tiêu diệt nó.

Về lý thuyết, thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, không phân biệt nguồn gốc từ động vật hay thực vật. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu, những thực phẩm giàu protein (đạm) là dễ gây dị ứng hơn cả, điển hình là hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây hay một số loại quả như dâu tây, kiwi hoặc đồ uống lên men như rượu bia … Những thực phẩm thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây dị ứng, nổi mề đay chứ không chỉ thực phẩm tổng hợp.

Trong nhiều trường hợp, thuốc chính là nguyên nhân của bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa. Tất cả các loại thuốc và đường đưa thuốc (uống, đặt, tiêm, bôi …) vào cơ thể đều có thể gây dị ứng, nổi mề đay.

Các loại thuốc dễ gây nổi mề đay, dị ứng nhất là kháng sinh, đặc biệt là nhóm beta lactam; thuốc chống viêm không steroid như aspirin; các loại vắc xin, huyết thanh… Thậm chí, thuốc chống dị ứng như glucocorticoid hay kháng histamin tổng hợp như claritin cũng có thể tác động làm mề đay xuất hiện.

Mề đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau đó vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm với sốt, nổi hạch, đau khớp …

Hầu hết khi con người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Ở người bình thường, khi bị côn trùng độc hoặc không độc đốt vào da, nó sẽ gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ, kèm ngứa trong một thời gian ngắn. Với người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban (mề đay) toàn thân. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng, phải được quan tâm và điều trị kịp thời.

Do nhiễm trùng

Một nguyên nhân nổi mề đay thông thường khá phổ biến là do nhiễm virus như viêm virus gan siêu vi B, C; nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, miệng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) …

Ở những trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng, việc xác định nguyên nhân gây bệnh đều rất khó khăn, do phải làm nhiều các xét nghiệm mới tìm được kết quả.

Nguyên nhân nổi mề đay do các tác nhân vật lý

Mề đay vật lý là tình trạng phát ban da được kích hoạt bởi một số yếu tố vật lý như áp lực, nóng, lạnh, ra mồ hôi, nước và ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý chưa được biết rõ, song các nhà khoa học cho rằng, nó là kết quả của các phản ứng tự miễn, còn gọi là tự kháng thể. Cũng bởi tự miễn dịch và cơ chế không dị ứng nên mề đay vật lý có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn đến giai đoạn mãn tính.

Mề đay vật lý có nhiều loại, bao gồm: da vẽ nổi, mề đay lạnh, mề đay cholinergic, mề đay áp lực và mề đay mặt trời.

Tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học gây nổi mề đay

Mề đay cũng có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm mỹ phẩm, chất phụ gia thực phẩm hay chất tẩy rửa thông thường… Nguyên nhân gây bệnh mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ nhỏ.