Top 8 # Tại Sao Bức Tranh Mona Lisa Nổi Tiếng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bức Tranh Mona Lisa Của Danh Họa Leonardo Da Vinci Lại Nổi Tiếng Đến Thế?

Vào thập niên 1530, bức tranh đã được vua của Pháp lúc bấy giờ mua lại và sau đó đã được chuyển vào bảo tàng Louvre tại Paris vào thập niên 1650. Trong thời của Napoleon Bonaparte, bức tranh đã được treo trong phòng ngủ của ông này 4 năm trước khi được đưa trở lại bảo tàng. Năm 1911, bức tranh đã bị lấy cắp bởi một nhân viên của Louvre và được phát hiện khi người này đang cố gắng bán nó cho một người môi giới tranh ở Florence. Năm 1956, do sự ghen tức mà Mona Lisa đã bị hủy hoại nặng nề bởi acid nhưng rồi đã được phục chế và được đem đi triển lãm tại Mỹ vào năm 1963 và Nhật + Nga vào năm 1974, thu hút hàng triệu người xem. Nụ cười bí ẩn Là bức tranh đánh dấu sự thay đổi trong hội họa, được vẽ bởi một danh họa thiên tài và quan trọng đã mô tả được thần thái của người được vẽ một cách hoàn hảo, Mona Lisa ngày nay được treo trong một khung kính dày tại Louvre và được chiêm ngưỡng bởi hàng trăm nghìn người mỗi năm. Bên cạnh đó, các nhà khoa học và nghiên cứu vẫn không ngừng tìm tòi những bí mật mới trong bức tranh này mà mới đây nhất là bí mật về cây cầu nằm trong phần nền của tranh để xác định ra nơi bức tranh đã được vẽ.

Cách cầm máy ảnh để chụp ảnh không bị rung

1. Hãy sắm cho mình dây đeo máy ảnh. Dây đeo sẽ giúp bạn không phải cầm máy ảnh nhiều khi đi du lịch và giúp tay bạn đỡ mỏi hơn trước khi chụp ảnh.

2. Khuỷnh tay cần phải dựa vào một vật cố định – ít nhất là phải dựa vào cơ thể của bạn để có điểm tựa chắc chắn hơn là việc mở rộng khuỷnh tay một cách tự nhiên.

3. Một tay cầm vào thân (body) máy ảnh, một tay giữ ống kính sẽ tốt hơn là bạn cầm cả hai tay vào thân máy ảnh.

4. Đừng bao giờ cầm máy ảnh bằng một tay bởi vì dù tay bạn chắc tới đâu, lúc bạn ấn nút chụp sẽ là lúc bức ảnh bị rung thậm tệ. Hãy sử dụng tay còn lại làm giá đỡ (đây là tư thế ưa thích của người viết khi phải chụp các bức ảnh thiếu sáng).

5. Chân trụ luôn phải vững cho dù bạn chụp đứng hay chụp ngồi. Do vậy đừng khép chân mà hãy để chân rộng (ít nhất) bằng vai, so le nhau để tạo ra thế đứng vững chắc nhất cho bản thân mình.

Cuối cùng, một kinh nghiệm của bản thân người viết là hãy nín thở khi bấm cò! Cho dù khung cảnh có đẹp, có xúc động, có nghẹt thở tới đâu mà chỉ cần tim bạn đập quá mạnh là cũng có thể làm bức ảnh bị rung rồi.

Vì Sao Mona Lisa Trở Thành Bức Họa Nổi Tiếng Nhất Thế Giới? ⋆ Mona Decor

Bức chân dung Mona Lisa treo trong bảo tàng Louvre, được bảo vệ bởi lớp kính chống đạn và thu hút hàng nghìn du khách tới xem mỗi ngày.

“Vì sao bức tranh nàng Mona Lisa lại nổi tiếng đến thế?” là một câu hỏi hóc búa. Giả thuyết trước đó đưa ra rằng, nó nổi tiếng vì là sản phẩm của một họa sĩ nổi tiếng, nụ cười bí ẩn của cô, hay những điều huyền bí xảy ra quanh bức tranh.

Tuy nhiên, câu trả lời này không làm hài lòng đám đông. Và đáp án: “chẳng có lý do nào” đã được nhiều người chấp nhận nhất, theo Britannica. Theo đó, sự nổi tiếng của bức tranh không phụ thuộc vào một lý do cụ thể, mà nó là sự kết hợp của nhiều lý do, bối cảnh khác nhau.

Còn theo CNN, bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng khắp thế giới là nhờ một vụ trộm táo bạo, diễn ra từ hơn 100 năm trước.

Năm 1911, một nhân viên mẫn cán của bảo tàng Louvre, Pháp là Vincenzo Peruggia đã trộm bức tranh này. Vụ trộm diễn ra rất đơn giản. Khi đó, Vincenzo được thuê để lắp kính bảo vệ cho các bức tranh quý ở bảo tàng, trong số đó có bức Mona Lisa. Người đàn ông này đã trốn trong một chiếc tủ ở bảo tàng suốt đêm, và đem bức tranh cất vào trong áo khoác rồi đi ra khỏi tòa nhà. Tuy nhiên, tòa nhà đã bị khóa. Đúng lúc đó, một thợ ống nước đi qua và có chìa khóa mở cửa cho tên trộm.

24h sau, người ta mới phát hiện ra sự biến mất của bức tranh. Vào thời điểm đó, Louvre có hơn 400 phòng triển lãm, với 200 bảo vệ. Thậm chí vào ban đêm, số bảo vệ còn ít hơn và không có hệ thống báo động.

Khi đánh cắp bức tranh, chính Vincenzo cũng không bao giờ nghĩ rằng hành động này giúp Mona Lisa tỏa sáng. Báo chí Pháp lúc đó đã có một ngày khó quên. Tin tức về vụ trộm xuất hiện trên mọi trang báo khắp thế giới. Hình ảnh của bức tranh vì thế cũng bùng nổ, ai ai cũng biết đến nó. Người ta bắt đầu chế giễu chính quyền Paris không có khả năng quản lý Louvre.

Lần đầu tiên trong lịch sử bảo tàng Louvre, người ta xếp hàng dài chỉ để vào xem khoảng trống nơi bức tranh bị đánh cắp. “Vụ trộm đã khiến Mona Lisa được biết đến rộng rãi, ngay cả những du khách chưa từng đến châu Âu hay những người không để ý tới nghệ thuật. Và nó tiếp tục nổi tiếng từ đó”, Noah Charney, giáo sư bộ môn lịch sử nghệ thuật và là tác giả của cuốn sách The Thefts of the Mona Lisa cho biết.

Suốt hai năm sau, cảnh sát Pháp được điều động khắp nơi để săn lùng bức tranh. Pablo Picasso cũng bị nghi ngờ dính líu đến vụ trộm. Cảnh sát thậm chí đã thẩm vấn Vincenzo hai lần, nhưng lại loại người này khỏi vụ án vì cho rằng người này không có động cơ để thực hiện một vụ trộm liều lĩnh. Cảnh sát trưởng Paris đã phải nghỉ hưu trong tủi hổ.

Cũng theo CNN, nếu Vincezo lấy trộm một bức tranh khác vào cái ngày định mệnh đó, nó có thể đã là một câu chuyện rất khác.

“Nếu một tác phẩm nào đó của Leonardo bị đánh cắp, thì đó sẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới, chứ không phải là Mona Lisa”, Noah Charney cho biết.

“Chẳng có gì chứng minh Mona Lisa thực sự xuất chúng hơn các tác phẩm khác, ngoài việc nó là một tác phẩm đẹp của một danh họa cho đến khi nó bị trộm. Vụ trộm đã khiến sức hấp dẫn của bức tranh tăng vọt và trở nên nổi tiếng”.

Ngày nay, kiệt tác này được ví như “viên kim cương” trên vương miện của bảo tàng Louvre, giúp thu hút gần 10 triệu lượt khách đến đây mỗi năm. Nó cũng trở thành “nàng thơ” bất tử đối với nhiều danh nhân, từ các tác phẩm nghệ thuật pop của Andy Warhol đến tiểu thuyết bán chạy nhất của Dan Brown – Mật mã Da Vinci.

Tác phẩm này cũng luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những bức họa nổi tiếng nhất thế giới qua mọi thời đại. Theo Culture Trip, kiệt tác của họa sĩ Leonardo da Vinci là vô giá. Vào năm 1962 , bức tranh này được bảo hiểm với giá 100 triệu USD. Đến nay, số tiền đó tương ứng với 700 triệu USD và trở thành bức họa đắt nhất thế giới.

Trong bảo tàng Louvre có hàng nghìn bức tranh được lưu giữ và trưng bày. Tác phẩm Mona Lisa nằm ở phòng số 6, tầng hai. Một số hoạ phẩm khác của Leonardo da Vinci trong bảo tàng như Đức mẹ đồng trinh, Chúa Hài đồng và Thánh Anne, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá…

Các tác phẩm danh tiếng khác của Louvre có thể kể tới Le nozze di Cana (Đám cưới ở Cana) của Paolo Veronese, Le Radeau de la Méduse (Chiếc mảng Méduse) của Théodore Géricault và La Liberté guidant le peuple (Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân) của Eugène Delacroix.

Bảo tàng mở cửa hàng ngày, trừ thứ 3, từ 9h sáng tới 6h chiều. Thứ 4 và thứ 6 bảo tàng sẽ mở cửa muộn cho tới 9h45 tối và đóng cửa vào những ngày nghỉ lễ: 1/1, 115 và 25/12. Giá vé tham quan là 15 euro. Tốt nhất hãy đặt trước vé.

Đi Tìm Lời Giải ‘Nụ Cười Bí Ẩn’ Trong Bức Họa Nổi Tiếng ‘Mona Lisa’ Của Leonardo Da Vinci

Leonardo Da Vinci đã thực hiện một tác phẩm có tính chất hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm khác của ông, đó chính là bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng. Trong nhiều thế kỷ, nụ cười của nàng Mona Lisa được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Nhiều chi tiết khó hiểu trong bức tranh này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Động cơ của tác phẩm

Về động cơ vẽ tác phẩm này, có thông tin lưu truyền như sau: Leonardo Da Vinci thấy rằng đối thủ trẻ tuổi Michelangelo với tác phẩm “David” được quá nhiều người yêu thích, nên ông có chút đố kỵ. Ông quyết tâm tạo ra được một tác phẩm hội họa có tiếng vang lớn. Đó là lý do bức “Mona Lisa” này đã được ra đời.

Chân dung tự hoạ của Leonardo Da Vince, khoảng năm 1512-1515 . (Ảnh: Public Domain)

Bất kể sự thật là gì, thì Leonardo Da Vinci cũng rất coi trọng tác phẩm này, luôn mang nó bên mình không rời. Khi Da Vinci chết, thì tất cả mọi tác phẩm của ông đều trở thành kho báu của Bảo tàng Louvre, bao gồm cả bức “Mona Lisa”.

“Mona Lisa”, viết tắt của Madonna Lis, là một bức chân dung với nguyên mẫu là người vợ của một thương gia người Pháp – Francesco di Bartholommeo del Giocondo, vì vậy nó còn được gọi là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda). Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Trên thực tế, nụ cười này đã gây nhầm lẫn cho nhiều nhà phê bình nghệ thuật và sử gia trong nhiều thế kỷ.

Kỹ thuật thể hiện

Đánh giá của mọi người về “Mona” Lisa là cực kỳ cao, coi đó là một mô hình chân dung điển hình thời Phục Hưng. Nghệ sỹ kiêm nhà viết tiểu sử Vasari tin rằng “Mona Lisa” là sản phẩm của tả thực đạt đến trình độ cao nhất. Thật vậy, từ quan điểm kỹ thuật, sự mô tả đặc điểm nhân vật của Da Vinci là hoàn hảo và không có kẽ hở. Từ việc nắm bắt hình dạng (tỷ lệ cấu trúc, kết cấu, ánh sáng và bóng tối) đến đặc tính bên trong, không có gì quá đáng khi nói bức tranh này trông giống như thật. Cụ thể, Da Vinci đã sử dụng phương pháp Sfumato để tạo ra sự thay đổi giữa ánh sáng và bóng tối “như khói như sương”.

Phương pháp này không sử dụng các đường viền để định hình cơ thể mà trực tiếp dùng kỹ thuật vờn ánh sáng và bóng tối – đây là một bước đột phá trong nghệ thuật vẽ tranh. Đó cũng là một điểm mà Da Vinci đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tương lai. Phương pháp Sfumato không phải là phát minh của Leonardo Da Vinci, nhưng ông thích xử lý ánh sáng và bóng tối với ánh sáng không quá gắt, do đó làm cho phương pháp Sfumato có hiệu quả tối đa. Bức “Mona Lisa” đã trở thành ví dụ điển hình nhất cho phương pháp Sfumato này. Bóng tối ở các góc của khuôn mặt như gò má, khóe miệng, khóe mắt v.v. của nàng Mona Lisa đã biểu hiện ra một thần thái khó đoán trên gương mặt này.

Nụ cười bí ẩn

Biểu cảm nụ cười trong các tác phẩm của Da Vinci không phải là hiếm; nhưng trong thời đầu, ngoại trừ bức “Benois Madonna“, hầu hết các biểu cảm đó đều được giấu đi, nghĩa là nụ cười bị tan biến trong ánh sáng tinh tế và bóng tối của cơ mặt. Ví dụ, trong các chi tiết và khuôn mặt của Thánh mẫu và các Thiên thần trong “The Madonna of the Rocks“, nụ cười ẩn hiện cộng với sự tường hòa trên gương mặt thể hiện được tình mẫu tử từ ái.

Trái: Nụ cười thật sự của Thánh Mẫu trong bức hoạ “Benois Madonna” – một trong những bức hoạ thời kỳ đầu của Da Vinci; Phải: Bức hoạ “The Madonna of the Rocks”. (Ảnh: Wikipedia/Public Domain)

Trong những năm cuối đời, Leonardo Da Vinci dường như dồn toàn lực vào việc theo đuổi nụ cười vĩnh cửu lý tưởng của mình. Từ bản phác thảo bức “Santa Ana” cùng một vài bản phác thảo của các nhân vật khác, chúng ta có thể thấy nụ cười điển hình mà Da Vinci thường mô tả: Một khuôn mặt phụ nữ dịu dàng và thanh thản, mí mắt rủ xuống từ bi, hai gò má hơi nhô, lúm đồng tiền nông mà rất thanh lịch và ấm áp, miệng hơi mỉm cười, là sự kết hợp giữa điều “tốt” và “đẹp”.

Mặc dù “Mona Lisa” có hình thức tương tự như các tác phẩm đã nói ở trên, nhưng đã mang lại cho người xem những cảm xúc khác nhau. Nhân vật nhìn thẳng vào khán giả. Khi khán giả và nhân vật “bốn mắt nhìn nhau”, sẽ mang lại cảm giác như đang đối mặt với một ánh mắt rất sống động, cũng thể hiện một trong những màn trình diễn kỹ thuật tuyệt vời của Da Vinci, đặc biệt là trong không khí u ám của bức tranh, biểu cảm như vậy vô tình khiến đối phương bất an.

Cận cảnh nụ cười bí ấn của nàng Mona Lisa. (Ảnh: Trích đoạn tranh bức tranh “Mona Lisa”/Public Domain)

Có lẽ vì ánh sáng và bóng tối trong bức tranh rất khó phân biệt rõ ràng, nên mọi thứ đều có vẻ không ổn định. Từ các góc độ khác nhau, dưới ánh sáng khác nhau hoặc từ các phiên bản in khác nhau, biểu hiện của “Mona Lisa” là khác nhau. Thoạt nhìn, tưởng rằng đó là một gương mặt an tường, dễ gần. Nhưng khi nhìn kỹ lại cho thấy sự mơ hồ và tham vọng, thái độ cao quý, lại tựa hồ như lộ ra vẻ chế giễu với sự khinh miệt… Vì vậy, trong nhiều thế kỷ, nụ cười của “Mona Lisa” được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Có lẽ Da Vinci đã hợp nhất tất cả những tính cách trái ngược, đem dung hợp vào một nơi, khiến đó trở thành phần làm người xem khó hiểu nhất trong toàn bộ bức tranh.

Nhà phê bình nghệ thuật người Anh Walter Pater, trong bài tiểu luận năm 1867 về “Mona Lisa”, đã mô tả như sau: “… tác phẩm cô đọng mọi loại suy nghĩ và kinh nghiệm trên thế giới: bản chất thú tính của Hy Lạp, sự ham muốn của Rome, thần bí của học thuyết thời Trung cổ và tội lỗi của Borgia (*). Nàng Mona Lisa già hơn cả nham thạch trong bức tranh, giống như quỷ hút máu tái sinh nhiều lần, biết hết những bí mật của huyệt mộ…”. Nàng Mona Lisa này dường như là một “yêu tinh” bất tử. Trong nhiều thế kỷ, dưới ánh mắt soi xét ngưỡng mộ của mọi người, nàng tiếp tục hấp thu năng lượng… Nàng dường như chỉ cần nhìn thoáng qua là biết bản chất của người đang ngắm nàng, và tự tin đáp trả mọi ánh mắt săm soi. Rốt cuộc tâm thái của Da Vinci khi vẽ bức tranh này vào thời điểm đó là gì và làm thế nào để ông vẽ ra một nhân vật như vậy?

Những bức vẽ Thiên thần của Da Vinci đều mang lại cảm giác thánh thiện, tốt lành; và nụ cười của họ cũng thuần khiết hơn nụ cười của nàng “Mona Lisa”. (Bức “The Virgin and Child with Saint Anne”/Public Domain)

Đương nhiên, nếu Leonardo Da Vinci thực sự tạo ra một “Mona Lisa” khi trong lòng ghen tị và với tinh thần chiến đấu, chỉ cốt để cạnh tranh với Michelangelo, thì trong sáng tác cũng sẽ khởi tác dụng bất thiện, không đủ tinh khiết.

Khi ông hạ bút vẽ Thánh Mẫu, Giê-su hay Thiên thần, những bức tranh đó lại không mang đến cho người đối diện cái cảm giác phức tạp như thế này. Trên thực tế, tâm lý của họa sỹ là khác nhau khi vẽ Thần và vẽ người. Nhân loại rất phức tạp, mang theo “thất tình lục dục” (bảy loại tình cảm, sáu loại ham muốn). Khi họa sỹ vẽ chân dung con người, tất cả các đặc tính của chính họa sỹ và nhân vật đều được đưa vào bức tranh. Trái lại, khi vẽ về Thần họa sỹ sẽ thanh tẩy một cách có ý thức hoặc vô thức bản thân, để thể hiện lòng trắc ẩn và ánh sáng của thần linh; khi ấy tác phẩm cũng sẽ tốt đẹp và tươi sáng. Điều này có thể giải thích tại sao những bức tranh như Thánh Mẫu tử, Chúa Giê-su và các Thiên thần của Da Vinci đều mang lại cảm giác thánh thiện, tốt lành; và nụ cười của họ cũng thuần khiết hơn nụ cười của nàng “Mona Lisa”.

Hậu cảnh của bức tranh

Thông thường, họa sỹ sẽ phản ánh kinh nghiệm sống, kiến ​​thức và sở thích vào trong tác phẩm của mình. Da Vinci cũng không phải là ngoại lệ. Hậu cảnh bức tranh có những ngọn núi, địa hình, thủy văn, cây cầu, có cả không khí, tầng mây v.v.. vốn là tất cả các đối tượng mà Da Vinci đã quan sát từ lâu. Leonardo Da Vinci từng nói: “Sau khi hiểu thấu đáo các chi tiết, bạn có thể hiểu được toàn bộ.” Ông đã hiểu rõ những hiện tượng tự nhiên này và biến chúng thành một tổng thể hữu cơ ở hậu cảnh, để phù hợp với nhân vật ở phía trước.

Tại đây chúng ta phải đề cập đến vai trò quan trọng của “cách tiếp cận trên không” của Da Vinci (còn được gọi là “Phối cảnh trên không” (Atmospheric perspective)). Không khí được quan sát bởi Da Vinci giống như một màn sương mù bao phủ mặt đất. Vật thể càng ở xa, các đường viền càng mờ, màu càng nhạt hoặc thậm chí là thiên về màu xanh da trời. Do đó, bức tranh này hoàn toàn vận dụng biến hóa sắc thái theo tầng thứ, với nét bút mềm mại. Kỹ thuật này cũng đã được Da Vinci sử dụng nhiều trong các tác phẩm đầu tay của ông như “Thiên sứ báo tin mừng” và “The Madonna of Carnation“.

Nhưng hậu cảnh của bức tranh này có thực sự hoàn hảo? Người có đôi mắt sắc bén nhận thấy ngay rằng đường chân trời ở hai bên cao thấp khác nhau. Nhưng xét tới trình độ của Da Vinci, ít người nghĩ rằng đây là sai sót của ông – làm thế nào để một Da Vinci luôn theo đuổi sự hoàn hảo lại có thể mắc một sai sót dễ thấy như vậy?

Vì vậy, các nhà phê bình nghệ thuật phải tìm một lời giải thích hợp lý: “đây chính là sự khéo léo độc đáo của Da Vinci; chân trời cao và thấp làm cho tầm nhìn của người xem di chuyển từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái, gây nên ảo giác rằng nàng Mona Lisa chuyển động lên xuống“.

Nhưng một điều kỳ lạ là đường chân trời (đường ngang) ở bên phải không chỉ cao hơn phía bên trái, mà còn có độ nghiêng không hợp lý (bên trái cao và bên phải thấp), và mặt nước nghiêng xuống đột ngột, không tương thích với ngọn núi bên trái. Xét về tiêu chuẩn khắt khe của Da Vinci, có thể nói đó là một thất bại không?

Làm thế nào để giải thích điều này? Một lập luận có vẻ hợp lý là bức tranh này chưa hoàn thành, không đạt được lý tưởng tối thượng của Da Vinci. Đây là lý do tại sao Da Vinci luôn mang theo bức họa bên mình. Tất nhiên, đó cũng có thể là một yếu tố cá nhân của họa sĩ mà người ngoài thấy khó hiểu… Da Vinci đã cố ý hay vô ý vẽ sai. Điều này cũng khó hiểu như các biểu hiện trên gương mặt của nàng Mona Lisa.

Số phận trớ trêu của bức họa “Mona Lisa”

Sau khi bức tranh hoàn thành đã nổi tiếng, nhưng nó cũng trải qua rất nhiều “vụ cướp”. Năm 1911, “Mona Lisa” bị một công nhân người Ý là Vicenzo Perrugia lấy trộm ngay tại trong sảnh Salon Carée của Bảo tàng Louvre. Năm 1913, “Mona Lisa” đã được tìm thấy ở Florence.

Sau khi được trưng bày tại Phòng trưng bày Uffizi, nó đã đi qua Rome và Milan, và cuối cùng trở lại Paris vào tháng 12 cùng năm. Năm 1956, một người điên đã tạt axit vào bức tranh nổi tiếng này. Năm 1960, có người ác ý đã cắt một nhát lên bức tranh. Ngày nay, “Mona Lisa” sau khi được phục hồi đang được bảo vệ sau một tấm kính chống đạn đặc biệt. Năm 1980, Pháp đưa ra luật cấm mang nó rời khỏi Pháp, cho thấy mức độ mà thế giới coi trọng bức tranh này là như thế nào.

Ghi chú: (*) Gia đình Borgia là một thành viên của hoàng gia Tây Ban Nha, được biết đến với sự cai trị đầy tham nhũng trong thời Phục Hưng. Họ được coi là gia đình phạm tội sớm nhất trong lịch sử và có thể được coi là tổ tiên của mafia Ý.

Bài viết: Epochtimes.comBiên dịch: Uyển VânThiết kế:Tự Minh

Tranh Khắc Gỗ Nhật Bản – “Những Bức Tranh Của Thế Giới Nổi”

Tranh khắc gỗ Nhật Bản là loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của “đất nước mặt trời mọc”, tôn vinh sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế của những con người tạo nên tuyệt tác trên bề mặt gỗ. Tranh khắc gỗ của Nhật được đánh giá cao về giá trị mỹ học, được phổ biến rộng rãi và trở thành một biểu tượng của  hội họa “xứ Phù Tang”. Vậy tranh khắc gỗ Nhật Bản đặc biệt như thế nào?

Tranh khắc gỗ Nhật Bản là gì?

Tranh khắc gỗ Nhật Bản được gọi là Ukiyo-e. Loại hình nghệ thuật này ra đời trong khoảng thế kỷ 17- thế kỷ 20. Cái tên Ukiyo-e bắt nguồn từ Ukiyo, với chữ “uki”; nghĩa là “ưu’ trong phật giáo đã chuyển thành chữ uki – nghĩa là “phù”.

Đúng như tên gọi, Ukiyo-e là một hình thức nghệ thuật gắn liền với sự hưởng thụ, lấy đề tài là ca hát, phòng trà, quán ăn…với nhân vật chính là diễn viên và kỹ nữ.

Kỹ thuật tranh gỗ của Nhật được cho là bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17 ở kinh đô Edo (thủ đô Tokyo ngày nay) với những mẫu in đơn sắc. Đối tượng được hướng đến trong tranh khắc gỗ chủ yếu là kỹ nữ, những võ sĩ samurai hay các diễn viên kịch kabuki…

Trong suốt nửa sau thế kỷ 17, tranh khắc gỗ cực kỳ phổ biến ở trung tâm Edo. Người ta dùng mực Ấn độ, sau đó dùng bút lông tô màu lên theo phương pháp thủ công.

Đến khoảng thế kỷ 18, tranh in màu bắt đầu nở rộ với sự xuất hiện của hai “bậc thầy” tranh khắc gỗ là Katsushika Hokusai và Utagawa Hiroshige.  Họ là người phát triển phương pháp để tạo ra nishiki-e, tranh khắc gỗ màu.

Nếu như lúc mới xuất hiện, đề tài được khai thác là cuộc sống đầy lạc thú chốn phồng hoa : từ cảnh vui chơi giải trí đến những cảnh sinh hoạt thầm kín…thì đến giai đoạn sau, cảnh thiên nhiên, chim muông và cỏ cây bắt đầu được khai thác…đem đến sự phong phú cho đề tài của tranh khắc gỗ.

Tuy nhiên, sau khi Hokusai và Hiroshige qua đời và sự Âu hóa trong cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 khiến tranh khắc gỗ Nhật Bản suy giảm về cả chất lượng và số lượng. Và để thay thế cho kỹ thuật tranh của Nhật Bản trở nên lỗi thời trong nước thì ở phương Tây, nghệ thuật truyền thống ấy bắt đầu trở thành một cơn sốt bởi nét đặc trưng về mặt nội dung và kĩ thuật mang tính khác biệt vô cùng lớn.

Ngày nay, những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản vẫn rất phổ biến, được bán tại đường phố Nhật Bản, trở thành món quà lưu niệm dược rất nhiều du khách yêu thích. Nếu bạn là du học sinh Nhật Bản, có thể ghé qua những cửa hàng tranh này để mua quà lưu niệm hay tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Nét “nghệ” và sự công phu của tranh khắc gỗ Nhật Bản

Những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản không chỉ được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ mà còn được đề cao bởi nét nghệ thuật tinh tế. Để hoàn thiện một bức tranh khắc gỗ, đòi hỏi rất nhiều công đoạn cũng như sự tỉ mỉ và kỳ công.

Theo phương pháp truyền thống, cần ít nhất ba người để có thể hoàn thành một tác phẩm.

Đầu tiên, người họa sĩ phải vẽ một bản gốc bằng mực đen sumisen. Từ bản vẽ này, người ta tạo ra bản hanshita. Tiếp đó, bản này được thợ gắn hiroshi dán sấp vào một phiến gỗ và cắt bỏ những phần trắng – để lại bức họa được gọi là sumita. Nó được sử dụng để in những đường viền đen. Bản đầu tiên gọi là kyogo-zuri sẽ được đưa cho hoạ sĩ để kiểm tra lại lần cuối và hoàn thiện bản khắc.

Surishi tô màu lên những miếng gỗ dưới sự giám sát chỉ đạo của hoạ sĩ trước khi chúng được đưa vào sử dụng. Nguyên tắc in màu là đi từ màu sáng đến các màu tối hơn và từ những hoạ tiết nhỏ đến các hoạ tiết lớn.

Đặc trưng tranh khắc gỗ của Nhật – Tinh tế từ kỹ thuật chế tác đến bảng màu

Tranh gỗ Nhật là một trong những hình thức nghệ thuật cổ xưa và tinh tế của người dân “đất nước Phù Tang”. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng nó vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng biệt, kết hợp hài hòa với nhiều tinh hoa hội họa của của thế giới. Loại hình nghệ thuật này cũng được xem là có ảnh hưởng đến trường phái hội họa Ấn tượng của phương Tây.

Kỹ thuật chế tác

Cũng tương tự như quá trình chế tác tranh khắc gỗ phương Tây, quy trình chế tác của tranh khắc gỗ Nhật Bản được chia thành 2 phần là : chạm khắc và in màu.

Như đã trình bày ở trên, để hoàn thiện một bức tranh khắc gỗ, người họa sĩ phải phác thảo bố cục chính trên giấy washi. Bản thảo sau đó sẽ được in trên một tấm gỗ và được khắc chạm.

Cuối cùng là công đoạn phối màu. Lúc này, người họa sĩ sẽ đặt một tờ giấy lên bản khắc, và mực in sẽ được phủ đều bằng con lăn. Để kết hợp nhiều màu sắc cho bức tranh, họa sĩ sẽ phải lặp lại toàn bộ quy trình. Qua đó, có thể thấy tranh khắc gỗ là “đứa con tinh thần” của sự tỉ mỉ và kỳ công của người chế tác.

Bảng màu đa dạng

Mặc dù quy trình chế tác nghe có vẻ nhàm chán,xong người nghệ sĩ thật sự phải bỏ ra nhiều tâm huyết và sự tỉ mẩn trong quy trình chạm khắc và in màu.

Màu sắc của tranh khắc gỗ Nhật Bản được sử dụng khá đa dạng, từ đỏ tươi, xanh nước biển, đen sẫm hay xanh lá cây…được phối hợp hài hòa, đem đến hiệu quả thẩm mỹ cao cho bức tranh.

Tiêu biểu có thể thể đến tác phẩm ‘The Plum Garden in Kameido‘ của họa sĩ Hiroshige.

Theo như Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, những gam màu táo bạo này được xuất hiện lần đầu trong những tác phẩm hội họa cuối thế kỷ 18 – thời điểm những họa sĩ đương thời nâng cấp kỹ thuật và sử dụng những dụng cụ cùng nguyên liệu mới.

“Để in được một cách chuẩn xác với nhiều bản gỗ, người nghệ sĩ vát hai đầu thanh gỗ với mục đích hiệu chỉnh. Giấy làm từ vỏ cây dâu tằm được ưa chuộng bởi nó khá bền và có thể chịu được lực ma sát từ các bản gỗ, bên cạnh đó, nó còn có khả năng thấm mực và chất nhuộm một cách nhanh chóng. Với tranh khắc gỗ, người nghệ sĩ có thể tái sử dụng bản khắc gỗ để tạo ra hàng nghìn bức tranh giống nhau cho tới khi những nét khắc trên đó đã hao mòn.”

Nghệ thuật thiết kế phẳng

Thoạt nghe, thiết kế phẳng như một khái niệm của nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên, khái niệm này đã được sử dụng cho những bức tranh khắc gỗ truyền thống Nhật Bản.

Trong khi các họa sĩ truyền thống muốn đạt được độ chân thực tối đa trong tác phẩm của mình thì họa sĩ tranh khắc gỗ không mấy lưu tâm tới chiều sâu cũng như tỉ lệ và kích cỡ tanh. Thay vào đó, họ ưu tiên sử dụng thiết kế phù hợp với hình dạng mạnh mẽ và nét vẽ rất sắc sảo.

Phong cách này hiển hiện rõ nét qua tác phẩm ‘Bathhouse Women’ của Kiyonaga. Trong bức họa, tác giả sử dụng những gam màu nổi bật và những hình dạng kết cấu đánh bật mọi quan niệm về độ chân thực trong hội họa.

Đường nét sắc sảo

Nếu xét bản chất của quy trình in ấn, nhất là với những bản in đơn sắc, việc khắc họa đường nét một cách rõ ràng rất quan trọng, bởi nó mang lại tính thẩm mỹ cho tác phẩm.

Những đường viền đen tinh xảo xuất hiện trong bức tranh tạo nét tương phản với những bảng màu nước được pha chế từ nguyên liệu sẵn có. Yếu tố này tạo hiệu ứng minh họa và nhấn mạnh nghệ thuật thiết kế phẳng của tác phẩm.

“Mực nhuộm sử dụng trong tranh cho tới cuối thế kỷ 19 được chiết xuất từ thực vật và các nguồn khoáng chất. Người họa sĩ sử dụng loại màu này họa lên những mảng lớn có viền với những nét vẽ màu đen”, giải thích bởi bảo tàng nghệ thuật châu Á San Francisco. “Kể cả khi tác giả sử dụng kỹ thuật vẽ bóng của phương Tây, thành phẩm cuối cùng đều là hình ảnh phẳng, một trong những đặc điểm nổi bật của dòng Tranh khắc gỗ Nhật”.

5 họa sĩ đại diện cho nghệ thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản

Kitagawa Utamaro (1753–1806)

Ông được ví như “bậc thầy” của tranh khắc gỗ Nhật Bản. Utamaro có sở trường sẽ mỹ nhân. Những tác phẩm của ông nổi tiếng khắp các phòng trà và khắp Edo.

Thêm đó, ông cũng vẽ nhiều bức tranh shunga (một loại tranh khiêu dâm) và bị tống giam năm 1804 vì dám khắc họa hình ảnh anh hùng dân tộc Toyotomi Hideyoshi cùng một nhóm thê thiếp.

Katsushika Hokusai (1760–1849)

Nhắc đến những kiệt tác của tranh khắc gỗ của Nhật, những người sành thú chơi tranh đều nghĩ ngay đến bức “Sóng lớn ở Kanagawa”. Ông nổi tiếng nhờ các bức tranh phong cảnh thác, nước, cầu, núi. Ngoài ra, ông cũng có nhiều bức họa về ma quỷ, cuộc sống hoang dã và shunga.

Utagawa Hiroshige (1797–1858)

Tsukioka Yoshitoshi (1839–92)

Khi công nghệ chụp hình của phương Tây tiến vào Edo và người ta cho rằng Ukiyo-e dường như đã lỗi thời. Tuy nhiên, Yoshitoshi chính là người đã thổi hồn vào các bức tranh với nhiều bức họa miêu tả hành động của con người

Ông cũng có rất nhiều cải tiến và học hỏi phương Tây trong kĩ thuật chế tác tranh, nhiều tranh của ông cũng khắc họa người phương Tây và con người Nhật thời kì Âu hóa. Tsukioka Yoshitoshi cũng nổi tiếng với nhiều bức tranh rùng rợn về các cảnh giết người và ma quỷ.

Hashiguchi Goyō (1880–1921)

Hashiguchi vốn là một họa sĩ theo trường phái tranh sơn dầu của phương Tây. Tuy nhiên, ông đã từ bỏ nó để tìm hiểu và hồi sinh tranh khắc gỗ truyền thống của nước nhà.

Ông đã nâng cấp dòng tranh mỹ nhân bijin bằng những kinh nghiệm và cảm nhận của mình trong vẽ tranh phương Tây, mà điển hình là trường phái ấn tượng. Trước khi mất ông vẫn còn tiếp tục cố gắng vẽ trên giường bệnh, không chịu đầu hàng bệnh viêm màng não, năm 1921, ông ra đi ở tuổi 41.

Lời kết