Top 4 # Tại Sao Châu Á Có Dân Số Đông Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Sự Gia Tăng Dân Số Châu Á

Hình ảnh những đoàn tàu chật kín người cả trong lẫn ngoài khá phổ biến ở Ấn Độ (Ảnh: Business Insider)

Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực châu Á luôn ở mức cao, con số này tăng lên gấp 4 lần trong vòng 1 thế kỷ qua. Tăng trưởng dân số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh sản. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm từ 2,5 trẻ/phụ nữ trong gian đoạn 2010-2015 xuống còn 2,4 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2025-2030 và còn 2,0 trẻ/phụ nữ vào giai đoạn 2095-2100. Tuy nhiên, đối với các nước có mức sinh cao thì không có sự chắc chắn trong việc dự báo mức sinh. Ở những nước này, người phụ nữ có trung bình 5 con trở lên trong suốt cuộc đời của họ. Trong số 21 quốc gia có khả năng sinh sản cao, có 19 quốc gia thuộc khu vực châu Phi và 2 quốc gia ở châu Á.

Mặc dù, châu Á có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng sinh học, nhưng sự gia tăng dân số nhanh dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực, đồng thời phá hủy những nguồn tài nguyên hiện có. Theo dự báo, dân số châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong một thời gian dài, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nguồn lực. Dựa trên các ước tính hiện tại, đến năm 2050, dân số sẽ tăng ở hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á, ngoại trừ ở Nhật Bản và Kazakhstan. Một số quốc gia bao gồm Afghanistan, Nepal và Pakistan sẽ tăng gấp đôi về dân số trong thời gian này, trong khi Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác có tỷ lệ tăng trưởng cao đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng dân số thuộc nhóm cao lại là những quốc gia có thu nhập thuộc nhóm thấp, các nước này ít có khả năng xử lý được những áp lực về tài nguyên và các nguồn lực.

Người Trung Quốc chen chúc trong một hồ bơi (Ảnh: Business Insider).

Nam Á là khu vực đông dân nhất châu Á, với các quốc gia đông dân điển hình như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Không có khu vực nào trên thế giới có những vấn đề về dân số nghiêm trọng như những nước ở khu vực này. Sự sụt giảm mức sinh ở Sri Lanka, Pakistan và Ấn Độ gần đây chỉ mang lại sự cải thiện không đáng kể, vì số dân hiện tại của các quốc gia này vẫn tiếp tục gia tăng. Áp lực về dân số bắt đầu hiện hữu ở khu vực Nam Á từ những thập niên sau cai trị của đế quốc Anh. Khu vực này cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng y tế công cộng, nâng cao năng suất nông nghiệp, xây dựng luật pháp và trật tự xã hội, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của nạn đói, giảm tỷ lệ tử vong và đồng thời tăng tuổi thọ.

Cấu trúc nhân khẩu học của các quốc gia Nam Á được mô tả bằng hình ảnh kim tự tháp tuổi và giới tính của Ấn Độ, trong đó nhóm tuổi trẻ là lớn nhất. Gần 40% dân số khu vực này dưới 15 tuổi (đối với các quốc gia Nepal và Bangladesh, con số này lần lượt là 42% và 45%). Cấu trúc tuổi này gây áp lực lên việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, thực phẩm, bệnh viện và nhà ở cho thanh thiếu niên, tiêu tốn một phần lớn ngân sách quốc gia. Việc xem xét các kim tự tháp dân số đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá các xu hướng trong tương lai.

Khi dân số trẻ chuyển sang khung tuổi trưởng thành (có nghĩa là di chuyển vào nhóm tuổi lao động), các chương trình phúc lợi xã hội sẽ còn đối mặt với nhiều áp lực hơn. Các vấn đề như thất nghiệp, thiếu lương thực, mù chữ và điều kiện sống thấp tại các quốc gia này sẽ còn trầm trọng hơn. Tình trạng hiện nay đã rất nghiêm trọng, tuy nhiên, dự báo trong tương lai thậm chí còn tồi tệ hơn.

Dân số đông đi kèm với tình trạng nghèo đói (Ảnh: Reuters).

Nhìn chung, phần đông số dân trong độ tuổi lao động ở châu Á làm việc trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, công nghệ lạc hậu và môi trường không an toàn. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng lao động kém hiệu quả. Ví dụ, trên một trang trại điển hình hoặc một văn phòng nhà nước, có đến 5 hay nhiều lao động sẵn sàng làm công việc mà chỉ 2 người có thể thực hiện dễ dàng. Trong các nhà máy, nhiều hoạt động được xử lý thủ công bởi nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, hàng triệu người vẫn thất nghiệp.

Tại Indonesia, các chuyên gia nhân khẩu học đã cảnh báo về thời kỳ bùng nổ dân số sắp diễn ra. Nếu sự gia tăng dân số tiếp tục với nhịp độ cao thì Indonesia sẽ phải đối mặt với những vấn đề tồi tệ như tình trạng thiếu nhà ở, nước và lương thực, sự tàn phá thiên nhiên. Trong nhiều năm gần đây, quốc gia này đã phải nhập khẩu thực phẩm cơ bản bởi không đủ ruộng đất trồng lương thực.

Một vấn đề về dân số khác mà các quốc gia châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đang phải đối diện, đó là tình trạng đô thị hóa nhanh. Trong thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa ở nhiều khu vực không thực sự mang lại cho người dân ở đó mức sống tốt hơn. Thậm chí, còn có lo ngại rằng, khu vực Đông Nam Á có thể sẽ bước vào thời kỳ mà đô thị hóa không song hành với tăng trưởng.

Đô thị hóa và tắc đường ở Việt Nam (Ảnh: BizLive).

Dự báo đến năm 2030, dân số đô thị ở khu vực này sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu người, đạt mốc 373 triệu. Các đô thị lớn ở Đông Nam Á có thể kể đến như Phnom Penh (Campuchia), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines), Bangkok (Thái Lan), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore (quốc đảo Singapore). Trong đó, Singapore dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế trong khu vực, đến mức quốc gia này được xếp vào cùng nhóm với các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia. Malaysia xếp sau với tốc độ đô thị hóa đạt 75%, tương đương với Hàn Quốc. Indonesia và Thái Lan cùng có tốc độ đô thị hóa là hơn 50%, trong khi Philippines đạt mức 45%.

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam mới đạt mức 33,6% trong khi Campuchia chỉ là 20,7%. Những con số này của Việt Nam và Campuchia là khá tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của hai quốc gia. Trong khi một số khu vực tại Đông Nam Á đã được đô thị hóa và phát triển nhanh thì một số khu vực khác vẫn còn chưa theo kịp sự chuyển dịch này. Tại Việt Nam, không khó để nhận ra quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến hàng loạt những vấn đề như ô nhiễm môi trường nước, không khí, giao thông quá tải, thiếu các cơ sở công cộng quan trọng như bệnh viện, trường học…

Dưới những áp lưc do tăng trưởng dân số, các quốc gia châu Á cần có những giải pháp cho các vấn đề nhân khẩu học. Các nước châu Á cũng cần mở rộng phạm vi và lợi ích của các hệ thống bảo trợ xã hội, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hưu trí công. Đây là vấn đề cần được tập trung khắc phục, nhất là đối với các quốc gia có mức độ quản lý, đóng góp và lợi ích phân chia lương hưu không phù hợp, thỏa đáng cho tầng lớp người già, người nghèo như ở Trung Quốc và Thái Lan.

Cải thiện năng suất lao động là điều kiện tiên quyết, tối quan trọng cần được chính phủ các quốc gia khẩn trương đề ra phương án thực hiện. Theo đó, các quốc gia châu Á có thể đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thông qua cải cách công nghệ và thực hiện chính sách đã được các nền kinh tế phát triển sử dụng, đơn cử là việc tận dụng tối đa sự phát triển và hỗ trợ của máy móc, robot…

Thêm vào đó, các kế hoạch nhằm tăng năng suất lao động cũng được xem là phương pháp tốt để tích lũy được nhiều lợi ích khác nhau. Nhờ đối sách này, các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ… có thể nâng cao năng suất lao động của người dân, để bù đắp và tiếp tục phát triển ổn định trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm.

Hồng Nhung

Tại Sao Uber Rút Khỏi Thị Trường Đông Nam Á?

Theo nhiều nguồn tin rò rỉ, việc Uber bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á có thể là để đổi lấy từ 15-20% cổ phần của Grab.

Uber thoát khỏi thị trường Đông Nam Á

Thông tin từ The Wall Street Journal cho biết ứng dụng gọi xe toàn cầu Uber đã đi đến thỏa thuận về mặt nguyên tắc với đối thủ Grab về việc rút khỏi thị trường Đông Nam Á.

Nhiều chuyên gia đánh giá, đây được xem là một nước cờ khôn ngoan, tương tự thương vụ Uber rút chân khỏi thị trường Trung Quốc để đổi lấy 20% cổ phần từ công ty cung cấp ứng dụng gọi xe Didi Chuxing trong năm 2016.

Ngoài ra, các nhà đầu tư rót tiền vào Uber cũng đang thúc giục Ban Giám đốc phải nhanh chóng cắt lỗ và xác định lại hướng phát triển của Uber là công nghệ cao, xe điện, tự hành… nên sẽ tập trung vào các nước đáp ứng được nền tảng hạ tầng để phát triển lĩnh vực đó.

Lợi thế của Grab tại thị trường Đông Nam Á?

Còn với Grab, công ty này chính thức mở rộng thị trường ra Đông Nam Á vào 2013 – đúng năm Uber nhảy vào kinh doanh. Grab cũng đã liên tục báo lỗ như riêng tại Việt Nam, sau 3 năm hoạt động, công ty báo lỗ khoảng 938 tỷ đồng. Rõ ràng, cả Uber và Grab đều đang lỗ nặng.

Uber và Grab đều thừa nhận đang “đốt tiền” để cạnh tranh tại khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên việc Uber “bán mình” là chuyện hợp thời cuộc, trong khi nếu mua được mảng kinh doanh của Uber thì Grab sẽ không còn đối thủ phải cạnh tranh trực tiếp quá lớn, bên cạnh những start-up gọi xe ở các nước.

Trong khi Uber vẫn tự hào với độ phủ rộng khắp địa cầu, Grab tự tin khi được nhận diện gắn liền với thị trường Đông Nam Á. Hãng này chọn cách tập trung mạnh vào địa phương hoá các dịch vụ.

Nhận ra phần lớn người dùng tại Đông Nam Á không có thẻ tín dụng, Grab đã chủ động cho phép thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng từ những ngày đầu. Bên cạnh đó, công ty này đã điều chỉnh nhanh nhạy theo nhu cầu của khách hàng địa phương và tìm kiếm thị trường ngách như ở Myanmar chỉ có mỗi dịch vụ gọi taxi. Còn Grabbike cũng giới hạn tại Thái Lan, Campuchia, Indonesia và Việt Nam – 4 nước có mật độ xe máy lớn nhất khu vực. Các thành phố du lịch phát triển thì có thêm giao hàng và giao thức ăn.

Riêng tại Singapore – nơi đặt trụ sở và cũng là thị trường thử nghiệm đầu tiên các dịch vụ mới – Grab có hơn 10 dịch vụ từ ô tô, taxi, tới đặt xe khách, xe bus từ 13-40 chỗ ngồi và mới nhất là xe đạp chia sẻ.

Năm 2017, Grab tuyên bố đã có được 95% thị phần trong dịch vụ chia sẻ xe và 71% trong dịch vụ gọi xe riêng. Trong khi Uber đang dần thu hẹp phạm vi thị trường, Grab vẫn bám sát và gia tăng sức ảnh hưởng tại Đông Nam Á.

Kèo Châu Á Là Gì? Cách Phân Biệt Các Loại Kèo Châu Á

Kèo châu Á là một trong những hình thức kèo cơ bản khi tham gia cá cược bóng đá châu Á. Kèo châu Á được sử dụng khá nhiều trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người chơi vẫn mơ hồ về loại kèo này. Bài biết sau sẽ đem đến cho bạn những thông tin chi tiết và rõ ràng nhất về kèo châu Á.

Kèo châu Á là gì?

Đúng như cái tên của nó, kèo châu Á hay còn gọi là kèo Handicap được sử dụng chủ yếu trong các trận bóng ở thị trường châu Á. Dùng để phân tích và đánh giá sức mạnh của các đội bóng trong một trận đấu. Từ góc nhìn của những người tham gia cá cược thể thao.

Loại kèo này từ khi xuất hiện đã phát triển khác mạnh, cũng như là nền tảng phát triền nhiều loại kèo mới. Nếu các bạn đã từng chơi tỷ lệ kèo thẻ vàng, kèo tài xỉu hay kèo phạt góc. Đều là những loại kèo được tạo nên từ kèo gốc châu Á.

Mục đích của kèo châu Á là hỗ trợ người tham gia cá cược bóng đá trong việc đánh giá đội bóng. Khi mà mọi thứ về lối chơi, cách chơi bóng hay điều kiện thi đấu. Các bạn chỉ có thể nhận diện và phân tích trực tuyến thông qua internet.

Kèo châu Á giúp cho bạn biết được đội thi đấu nào mạnh hơn, giành nhiều cơ hội thắng hơn. Từ đó sẽ có quyết định đúng đắn và nhanh chóng hơn khi tham gia đặt cược.

Đối với kèo châu Á, thời gian được tính cho một trận đấu sẽ là 90 phút chính thức, tính cả thời gian được bù. Như vậy, kết quả đặt cược của người chơi sẽ được công bố sau 90 phút.

Trong trường hợp có những trận đấu phụ được tổ chức để phân định thắng thua. Thì kèo châu Á sẽ được cung cấp thêm loại kèo mới để người chơi tính trong khoảng thời gian này.

Phân biệt kèo nhà cái châu Á

Hiện nay có tổng cộng năm nhà cái áp dụng tỷ lệ cược kèo châu Á là kèo thập phân DEC, kèo US, Indonesia. Và đặc biệt phải kể đến hai cái tên được biết đến nhiều nhất là Macau và Malaysia.

Kèo Macau

Hay còn được gọi là kèo Hong Kong, là một loại kèo châu Á phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Xuất phát từ Macau, cái nôi của các loại cá cược, đây được xem là quy chuẩn khi tham gia các trận cá cược.

Ưu điểm lớn nhất khi tham gia kèo bóng đá Macau là các bạn sẽ được cung cấp tất cả trận đấu. Cách đọc kèo lại khá đơn giản, những người mới bắt đầu cũng có thể dễ dàng gia nhập. Ngoài ra thì tỷ lệ thắng cược của kèo Macau cũng vô cùng cao.

Kèo Malaysia

Kèo Malaysia bắt nguồn từ chính những nhà cái lớn và chuyên nghiệp tại quốc gia này. Nên lối chơi cũng sẽ có một số điểm khác biệt đặc trưng. Tuy nhiên thì khi du nhập vào Việt Nam, loại kèo này cũng đã được biến tấu rất nhiều để phù hợp hơn.

Ở bảng tỷ lệ kèo bóng đá này sẽ chỉ hiển thị hai loại dữ liệu là dấu dương (+) và dấu âm (-). Đơn vị được xem là lớn nhất đối với tỷ lệ kèo Malaysia là 1.00. Có nghĩa là giá trị tuyệt đối của nó sẽ luôn ở mức nhỏ hơn 1.

Ví dụ, trong bảng tỷ lệ kèo, các bạn sẽ chỉ thấy những con số như 0.25 (1/4), 0.5 (1/2), 0.75 (3/4) và 1. Với những điểm có dấu âm có nghĩa là đội kèo trên bị giảm đi số điểm tương ứng so với cửa dưới.

Kết luận

Thế Kỷ 21 Có Được Coi Là “Thế Kỷ Châu Á”?

Nếu như thế kỷ 19 do đế quốc Anh “làm mưa làm gió”, thì thế kỷ 20 lại là “thiên hạ của Mỹ” và hiện nay có thể nói là “Thế kỷ châu Á”, bởi vì động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông.

Mức sống của người dân châu Á tiếp tục được nâng cao.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm 2011, đến năm 2050 có thể sẽ có khoảng hơn 3 tỉ người dân châu Á có mức sống tương đương với người dân châu Âu, và đến lúc đó sản xuất của châu Á có thể chiếm hơn 50% giá trị toàn cầu. Vào thời điểm ADB công bố báo cáo trên, châu Á đang trỗi dậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm của châu Á cao hơn 4 – 6 lần Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế mới nổi lớn của châu Á vẫn kém xa châu Âu. Dự báo xu thế này vẫn sẽ duy trì tới năm 2020.

Ngoài ra, xu thế tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong khu vực cũng đang chậm lại. Cùng với việc chỉ số tăng trưởng GDP của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục sụt giảm so với dự báo, các chuyên gia phân tích đều lần lượt hạ thấp dự báo tăng trưởng đối với phần lớn các quốc gia châu Á. Nguyên nhân chính được cho là tăng trưởng kinh tế do Mỹ dẫn dắt đã không thể thúc đẩy kinh tế châu Á. Thậm chí, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong thời gian tới rất có khả năng làm suy yếu động lực tăng trưởng của khu vực này.

Ở châu Âu và Nhật Bản, viễn cảnh tăng trưởng kinh tế ngày càng ảm đạm, đây là một sự thật không phải bàn. Trong khi đó, ở Trung Quốc, mặc dù chính phủ nước này đang thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế, lấy tiêu dùng làm chủ đạo, đồng thời trong quá trình này tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới song tốc độ tăng trưởng chậm lại vẫn là bình thường. Ở một số nền kinh tế lớn ở châu Á, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa vẫn tạo ra động lực to lớn, song thời đại tăng trưởng kinh tế cao đã đi qua. Đối với các quốc gia châu Á đang trỗi dậy như Ấn Độ, Myanmar và Philippines…, tăng trưởng dân số vẫn duy trì ở mức cao. Song nếu dân số ngày càng trẻ trong khi cơ hội việc làm là không đủ thì “kỳ tích tăng trưởng” có khả năng biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện của các khu dân nghèo ở thành phố, thị trấn hoặc xã hội bấp bênh, không ổn định.

Để đề phòng sự xuất hiện các diễn biến tiêu cực, châu Á cần đẩy nhanh sự hòa hợp về kinh tế và gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn.

Đối với bản thân châu Á, các quốc gia trong khu vực không thể tiếp tục đầu tư ra nước ngoài mà không chú ý đến trong nước. Trong quá khứ, châu Âu và Mỹ đều như vậy, kết quả đó là tài nguyên công nghiệp của các nước đó bị đào khoét đến trống rỗng. Ở châu Á, hiện tượng xuất siêu cho thấy trong quá khứ các nước này lấy xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay, châu Á cần chấp nhận thực tế cán cân thương mại bị thâm hụt, và chính sách nên tập trung vào đầu tư, nguồn nhân lực và mô hình tăng trưởng tiên tiến hơn.

Giải pháp lý tưởng là kết hợp Đông Nam Á và Nam Á nhằm tăng cường sức mạnh tổng thể của châu Á. Có thể nói, ở góc độ toàn cầu, không có khu vực nào sánh được với khả năng thương lượng về giá cả của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. Về lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nếu châu Á bị “chia năm sẻ bảy”, tăng trưởng của khu vực khó có thể duy trì; chỉ có đoàn kết nhất trí, các quốc gia châu Á mới có thể đạt được thành tích xuất sắc trên trường quốc tế.

Thế kỷ 21 có thể được gọi là “Thế kỷ châu Á” hoặc một tên gọi khác, điều này không quan trọng. Cho dù tăng trưởng thực tế của châu Á chậm lại, song điều quan trọng là khu vực này đang trỗi dậy, mức sống của người dân vẫn tiếp tục được nâng cao.