Top 4 # Tại Sao Châu Phi Nghèo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Châu Phi Lại Nghèo?

Điều khiến người ta ngạc nhiên là số phận kém may mắn mà châu Phi phải chịu đựng trong suốt gần 50 năm qua kể từ ngày thoát khỏi ách thuộc địa. Đầu những năm 60 thế kỉ 20 châu Phi cũng không kém cạnh những nước như Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) hay Malajsia lúc bấy giờ. Trong khi những nước này trở thành những con rồng kinh tế thì GDP (tổng sản phẩm nội địa) của châu Phi trong hai thập kỉ trở lại đây giảm mạnh. Châu Phi không giàu thêm mà ngược lại, có vẻ như chỉ nghèo đi.

Địa lý

Châu Phi là nạn nhân của địa lý. Châu Phi nghèo vì châu Phi có số phận đen đủi. Đất châu Phi không màu mỡ, phù nhiêu như đất châu Á. Lục địa đen cũng phải chịu nhiều bệnh tật hơn. Đa số dân cư sống không tập trung gần bờ biển cộng với hệ thống đường và sông nước kém gây cản trở giao thương và phát triển kinh tế. Việc điều khiển quốc gia tại châu Phi rất khó khăn vì chính phủ còn yếu mà lí do đơn giản cũng chỉ bởi do sự nghèo. Mà đã nghèo thì không thể dự trữ được vốn quan trọng nhằm gây dựng một tương lai sáng sủa hơn.

Chính trị

Lí do nghèo vì chính trị thực sự là bi quan hơn rất nhiều so với lí do địa lý. Hàng tấn tai họa mà châu Phi phải gánh chịu như chiến tranh, chuyên chế, tham nhũng, hạn hán, đói nghèo, bạo lực hàng ngày tạo nên một cuộc khủng hoảng ở mức độ khó có gì thay đổi nổi. Nguồn gốc khủng hoảng nằm ở những người cầm quyền tại châu Phi do họ không có khả năng điều khiển đất nước.

Mặc dù thế, sau khi giành được độc lập triển vọng phát triển của lục địa đen không có vẻ tồi lắm. Hạ tầng cơ sở do người phương Tây để lại vẫn trong tình trạng tốt. Tuy nhiên xã hội châu Phi không nhận được văn hóa chính trị thích hợp để có thể điều khiển được sự tồn tại của các bộ tộc, sự khác biệt giữa các vùng miền hay giữa các tôn giáo. Sau những hào hứng đầu tiên những khó khăn và lý tưởng chính trị giảm một cách bi thảm. Đường lối đặc trưng của hầu hết các nước châu Phi là sự tách biệt với xã hội và tạo hệ thống tham nhũng.

TUY NHIÊN CÒN CÓ NHỮNG LÍ DO ĐƠN GIẢN KHÁC MÀ TƯỞNG AI CŨNG BIẾT!

Thất nghiệp – cái nghèo nơi thành thị

Tại các thành phố tỉ lệ thất nghiệp vẫn tăng. Các nhà máy, xí nghiệp không có khả năng tạo ra công ăn việc làm ổn định. Điều này trong tương lai hẳn sẽ còn là một vấn đề lớn bởi số người ở độ tuổi lao động đến 25 tuổi tăng gấp đôi. Vùng nam châu Phi đến khu vực Sahara tỉ lậ lao động này tăng 2,6% mỗi năm. Vấn đề hệ trọng hơn việc thất nghiệp là thiếu việc làm. Thiếu việc làm ở đây nghĩa là có đi làm nhưng việc làm nay đây mai đó, làm việc với năng xuất thấp và với đồng lương bèo bọt. Tỉ lệ thiếu việc làm này chiếm nhiều hơn tỉ lệ thất nghiệp.

Vấn đề tiếp theo là việc những người trẻ tuổi không có cơ hội kiếm việc làm. Ở một số nước 80% dân số tạo nên tỉ lệ thất nghiệp. Theo phỏng đoán, chỉ tầm 5-10% số người tìm việc có cơ hội kiếm cho mình một công việc ổn định trong khi đó 55% dân châu Phi ở độ tuổi đến 18.

Một lí do chính nữa đó là dịch HIV, đặc biệt ở các nước nam châu Phi. Vì lí do này mà tỉ lệ nam lao động ở nam Phi giảm từ 79,1% xuống 63,3%. Nếu tình hình vẫn cứ tiếp diễn như trên thì tương lai cho việc giảm nghèo là rất u ám.

Hạn hán – cái nghèo miền nông thôn

Ngành công nghiệp ở các nước châu Phi chỉ chiếm vị trí thứ hai. Gần 80% dân số lệ thuộc vào nông nghiệp. Tuy nhiên số hoa màu trồng được không đủ nuôi sống số dân đang tăng nhanh. Thức ăn cho người còn không có huống hồ là thức ăn cho súc vật. Các sa mạc đã chiếm tới 40% diễn tích đất canh tác.

Trong hai thập kỉ cuối châu Phi phải gánh chịu nhiều nạn hán lớn bất thường so với những mùa khô ở các thập kỉ trước và so với 100 trở lại đây thì hậu quả gánh phải có lẽ là tồi tệ nhất. Những nước chịu hậu quả nhiều nhất là Etiopie, Sudan, Chad và nhất là Somalia, nơi mỗi ngày có hơn 700 người chết (đặc biệt là trẻ em) với số nạn nhân của dịch đói vẫn không chịu giảm.Hạn hán đang đe dọa mạng sống của hơn 30 triệu dân châu Phi ở Angola, Botswana, Lesotho, Malawi, Mosambique, Nambia, Swaziland, Tanzanie, Zambie và Zimbabwe. Mạng sống của 130 triệu người khác đang nằm trong mức độ đặc biệt nguy hiểm. Hạn hán đang phá hủy nền kinh tế của các nước này.

Châu Phi là châu lục nghèo nhất với số nước kém phát triển nhiều nhất thế giới, nơi đói nghèo hoành hành và cũng từ đó là nạn suy dinh dưỡng với bệnh tật. Hậu quả của đại hán hán năm 1973-1974 ở những vùng quanh Sahara khiến 6 triệu người lâm vào cảnh đói ăn. Gió thổi mạnh làm đất mất màu, những chuồng gia súc chết hết và những người dân đói khát phải được gửi vào các trại cứu hộ để nhận sự giúp đỡ cần thiết nhất. Năng suất sản phẩm kém đến mức hậu quả của việc kinh tế giảm vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Đối với những người nông dân nghèo ở vùng khô hạn thì sự thay đổi thời tiết cộng với lượng mưa hàng năm có ảnh vô cùng lớn đến sự sống còn.

Một tác nhân quan trọng gây ra sự thoái hóa môi trường tự nhiên và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên chính là do người dân, cái đói cộng với sự nghèo nàn. Nông nghiệp châu Phi thường xuyên phải gánh chịu hậu quả thiên tai không thể nuôi nổi những người dân đói vẫn đang ngày một tăng. Tỉ lệ dân số tăng rất nhanh (hơn 3% một năm). Châu Phi không thể đáp ứng được những yêu cầu của lượng dân đang tăng và hậu quả là những nguồn tài nguyên thiên nhiên đang kiệt quệ, sự thoái hóa đât và môi trường thiên nhiên bị phá hỏng khiến vòng quay của nạn hạn hán không thể thay đổi mà chỉ thêm tệ đi.

Cuộc chạm trán giữa các tôn giáo

Những tín đồ cơ đốc mền nam Phi chết vì đói do lính hồi giáo chiếm tất cả những gì người nghèo gieo trồng được trên mảnh ruộng của mình. Nơi đây nạn đói hoành hành và nhiều thành phố đang lụi tàn. Bệnh viện nằm trong tình trạng tiêu điều. Cả đất nước thì khủng hoảng (nhất là nam Sudan). Hầu như đa số dân chúng không thiết trồng trọt gì trên đồng nữa vì theo họ làm thế là vô ích. Đằng nào thì lính tráng cũng sẽ cướp hết. Mặc dù nơi đây có sự trợ giúp nhân đạo song rất nhiều người nghèo đã chết trên đường đến những tổ chức nhân đạo vì trên đường đi họ uống phải nguồn nước nhiễm độc. Đối với người dân nam Sudan thì thức ăn, đồ uống và thuốc là những thứ xa xỉ.

Theo nhà kinh tế học người Mỹ Jeffrey Sachs thì những nước giàu có làm rất ít để giúp đỡ những nước nghèo như châu Phi. Có nhiều giải pháp được đặt ra nhằm giúp đỡ châu Phi như xóa nợ cho châu Phi, tăng cường giúp đỡ về mọi mặt, kết thúc thương mại chính trị.

Cụ thể là: bổ sung thực phẩm chưa nhiều chất khoáng và vitamin cần thiết nhằm giảm số lượng người chết đói hay suy dinh dưỡng, sử dụng phân bón và hệ thống làm ẩm để cải tạo đất, phân phối lưới, màn chống muỗi sốt rét và thuốc chống các triệu chứng AIDS, hủy bỏ lệ phí y tế cho những dịch vụ cơ bản, tăng cường giáo dục phổ cập, xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc,…

Kết thúc cảnh nghèo sẽ sớm đạt được nếu Mỹ và các nước phát triển chịu rút thêm tiền từ hầu bao và tăng cường sự giúp đỡ của mình lên gấp đôi.

Tuy nhiên sự việc không hề đơn giản như trên lý thuyết. Trong thời buổi kinh tế hoảng lọan như hiện nay thì chẳng mấy ai muốn rút tiền ra giúp những nước nghèo mà không biết kết quả có đạt được gì không. Lí do đơn giản ở đây là nạn tham nhũng đang hoành hành khắp châu Phi. Nhiều sự giúp đỡ từ nước ngoài rơi vào túi các viên chức chính phủ hay túi người thân, gia đình của họ. Hay nhiều khi những công trình như trường học, đường xá, bệnh viện được xây lên lại bị phá hỏng và tất cả lại bắt đầu từ số không.

Xem ra tìm ra một giải pháp cứu giúp châu Phi thoát ra khỏi tình trạng hiện này vẫn sẽ còn là một bài toán khó giải.(opera.com)

Tại Sao Châu Phi ‘Giàu’ Nhưng Người Dân Lại Nghèo?

Nghịch lý này vẫn hiện hữu ở châu Phi như cách nó tồn tại hàng thế kỷ ở châu lục này.

Tỉnh Katanga thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, bao gồm cả các khoáng sản giá trị với trữ lượng lớn như kim cương, vàng hay tantalum.

Ở Katanga, một sự bùng nổ về khai thác đã diễn ra trong giai đoạn chuyển giao thế kỷ, khi Tổng thống Laurent – Desire Kabila và con trai ông cho phép các công ty khai mỏ quốc tế thu lợi từ kho báu quốc gia.

Sự dàn xếp này tạo ra nguồn của cải dồi dào, đem đến sự giàu có cho các tầng lớp dân chúng ở Congo, đặc biệt là những người khai mỏ. Nhưng với người nghèo, lợi ích được hưởng là không đáng kể. Theo một điều tra của Liên Hợp Quốc, từ năm 1999 đến năm 2000, chế độ Kabila “đã chuyển giao ít nhất 5 tỷ đô la Mỹ quyền sở hữu thuộc về khu vực nhà nước sang các công ty tư nhân mà không có bất cứ bồi thường hay trợ cấp cho Kho bạc Nhà nước”.

Sự phồn thịnh này diễn ra đồng thời với một cuộc đàn áp tàn nhẫn do bất đồng chính kiến. Năm 2004, một nhóm nhỏ tiếp quản một mỏ đang khai thác bởi công ty Anvil Mining của Úc, phản đối việc các công ty thu được nguồn lợi khổng lồ mà không khen thưởng cho lực lượng lao động địa phương. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, quân đội Congo đã đàn áp cuộc nổi dậy và giết hơn 100 người.

Các công nhân khai thác coban từ một hồ nước tại tỉnh Katanga, Cộng hòa Congo. Ảnh: Getty

Chủ nghĩa thực dân hiện đại

Không phải ngẫu nhiên mà sự giàu có đáng kinh ngạc, bạo lực tràn lan và nghèo đói ở Cộng hòa Congo lại kết hợp “hài hòa” với nhau. Đây được coi như một phần của khuôn mẫu gây ra sự tàn phá khắp châu Phi. Trong một ấn phẩm mới của The Looting Machine, tác giả của cuốn sách Tom Burgis đã tiến hành điều tra về nghịch lý giữa “một bên là lục địa nghèo nhất thế giới, nhưng cũng có thể cho rằng, đây là lục địa giàu có nhất”.

Nên đọc

Burgis, một cựu phóng viên cho Lagos và Johannesburg, đã chứng kiến một loạt các chính phủ bất lương qua chuyến đi của mình đến hàng chục các quốc gia giàu tài nguyên. Nhưng một trong những vấn đề chính được phát hiện đó là sự tước đoạt nguồn tài nguyên với số lượng lớn trong thời kỳ thuộc địa đã chỉ chậm lại suốt giai đoạn sau độc lập.

“Khi thế lực bên ngoài rời đi, bạn chỉ còn lại một tầng lớp không có sự phân chia giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Nguồn thu duy nhất để giàu có là mỏ hoặc giếng dầu, và đó là công thức chung xuất hiện ở các quốc gia mắc căn bệnh tham nhũng trầm trọng. Ở một nơi nào đó như Nigeria, giới tinh hoa muốn tự tạo ra các thứ thuế từ nguồn tài nguyên dầu mỏ hay khai khoáng mang lại”.

Burgis trích dẫn một tàn tích khác của thời kỳ thuộc địa trong sự hiện diện liên tục và sức mạnh của các công ty dầu khí và khai mỏ. Burgis cho rằng có “các công ty xuyên quốc gia nắm giữ một quyền lực về kinh tế cũng như chính trị khủng khiếp ở châu Phi sau độc lập. Bằng cách này, một sợi dây kết nối từ khai thác thời thuộc địa với khai thác thời hiện đại được hình thành”.

“Cung cấp nhiên liệu” cho đàn áp

Burgis lập luận, các chính phủ phải dựa vào nguồn doanh thu từ tài nguyên dẫn đến tham nhũng và đàn áp, cuối cùng là không có trách nhiệm với người dân của mình. Ông lấy Angola – đất nước có nguồn thu từ dầu chiếm một nửa GDP, như một ví dụ cho việc chính phủ là “dịch vụ của tầng lớp thượng lưu”. Theo số liệu kiểm toán của IMF năm 2011 cho thấy, 32 tỷ đô la Mỹ biến mất khỏi tài khoản chính thức trong giai đoạn 2007-2010, chiếm 25% thu nhập của nhà nước.

Trong tác phẩm của mình, tác giả có viết “chính phủ có thể hành xử như vậy nếu thấy không cần sự đồng ý của người dân”. Angola đã có những hành động để giải quyết những chỉ trích trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện trong cuộc bầu cử năm 2012 được các quan sát viên trung lập nhận xét là “tự do và công bằng”. Tuy vậy, những nhóm nhân quyền chứng thực rằng đàn áp vẫn là một thực tế của cuộc sống.

Đống rác này ngày một cao lên trong khi tiền bạc mà Angola dành cho cộng đồng quá ít ỏi. Ảnh: Getty

Những thỏa thuận bí mật

Sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài trong những năm cuối thế kỷ XX đã tạo ra các cơ hội mới cho các ông trùm tài nguyên, để che giấu dấu vết, một thực tế đã được phơi bày trong hồ sơ Panama.

Nên đọc

Doanh nhân Israel Dan Gertler là người đi tiên phong từ rất sớm. Sau khi gây dựng được một tình bạn thân thiết với Tổng thống nước Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila, Gertler gần như nắm giữ độc quyền việc xuất khẩu kim cương của quốc gia này, và nhanh chóng trở thành tỷ phú. Gertler chuyển tiền mặt thông qua một mạng lưới phức tạp các tài khoản nước ngoài trong “thiên đường” thuế, đồng thời giữ bí mật thông tin chi tiết các giao dịch gây tranh cãi.

Burgis cho biết, “Trong trường hợp của các giao dịch tài nguyên ở châu Phi, các quỹ nước ngoài sẽ che dấu các giao dịch đáng ngờ. Trong những năm 1980, theo nghĩa đen, hối lộ là những chiếc xe chứa đầy tiền mặt và bạn chuyển giao chiếc chìa khóa cho nỗ lực hối lộ của bạn”.

“Ngày nay, hối lộ phức tạp hơn nhiều, và trở nên khó xác định hơn. Bạn phải xâm nhập rất nhiều những bí mật ở nước ngoài để có thể nhìn được những mâu thuẫn của lợi ích nằm sâu trong trung tâm”.

Thời đại của tài chính toàn cầu đã tạo cơ hội cho các thị trường ở châu Phi hình thành một thế hệ mới các thương nhân bí ẩn. Burgis dành nhiều thời gian để lần theo dấu vết Sam Pa, một thương nhân kín tiếng người Trung Quốc, người đã sử dụng rất nhiều mật danh khi tiến hành giao dịch trên khắp lục địa, từ dầu mỏ ở Angola đến kim cương ở Zimbabwe. Pa được cho là dẫn đầu nhóm đầu tư bí mật Queensway. Burgis cho rằng Pa chính là người đại diện cho nhà nước Trung Quốc, mặc dù chính phủ phủ nhận điều này.

Phá vỡ dây chuyền

Burgis hoài nghi việc ngành công nghiệp tài nguyên có thể sẽ được cải tổ. “Có một khả năng đáng lo ngại rằng không thể đưa các nguồn lực tự nhiên ở các nước này đóng góp cho lợi ích chung. Hầu như ở khắp các nơi nhận được một nguồn lợi đáng kể từ dầu mỏ hay khai khoáng thì thường xảy ra bạo lực – điều đó được thể hiện trong bản chất của các ngành công nghiệp khi nó là nguyên nhân gây ra những vấn đề”.

Botswana và Nam Phi đã thích nghi từ sự tăng lên của chuỗi giá trị – đó là phát triển các ngành công nghiệp có tay nghề cao từ các ngành tài nguyên thiên nhiên thay vì chỉ xuất khẩu thô, chẳng hạn như đánh bóng kim cương hoặc các cho ra đời các sản phẩm hàng hóa kim loại. Burgis tin rằng đa dạng hóa nền kinh tế đi từ một nguồn tài nguyên đơn lẻ – như chính phủ của Tổng thống Buhari ở Nigeria đang cố gắng làm – có thể làm giảm những ảnh hưởng từ sự lệ thuộc.

Burgis cũng gợi ý một lựa chọn khác đó là giữ nguồn tài nguyên ở trong nước và nâng giá thuế quan để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo châu Phi không muốn áp dụng biện pháp đó.

Burgis cho hay “Chúng ta có một hệ thống thương mại quốc tế với các quy định ngặt nghèo về thuế quan. Các nước châu Phi đã thông qua một thị trường chính thống để từ đó buộc họ phải cắt giảm các bang và nắm lấy thời cơ từ nền kinh tế thị trường – nơi mà đa số họ là những kẻ thua cuộc”.

Đánh bóng kim cương ở Bostwana, một trong những ngành công nghiệp kỹ thuật cao tại nước này. Ảnh: Getty

Đồng lõa tập thể

Trách nhiệm đối với sự tuyệt vọng của các quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vượt xa tầm kiểm soát của các thương nhân cũng như các nhà độc tài. Các nền kinh tế toàn cầu vẫn đòi hỏi một nguồn cung cấp nguyên liệu lớn từ các nước châu Phi, hình thành một tình thế bắt buộc để duy trì hiện tại.

Burgis hoan nghênh các bước tiến như “Quá trình Kimberley” để ngăn ngừa hiện tượng thương mại “kim cương máu”. “Bài học cho những người phương Tây đang muốn giải quyết những thiệt hại từ các ngành công nghiệp dầu mỏ cũng như khai khoáng. Và tham nhũng sẽ đi cùng với họ. Vấn đề này hiện vẫn tồn tại trong hệ thống tài chính quốc tế”.

Burgis đề nghị tiến hành đăng ký công cộng toàn cầu dành cho các công ty để chống lại việc các công ty sử dụng vỏ bọc trong các giao dịch bất hợp pháp. Burgis cho biết thêm “những bí mật tài chính hiện thời có thể không phải là lỗi của các nước châu Phi”.

Bản chất của chuỗi cung ứng toàn cầu có nghĩa là đồng lõa với những tội ác xung quanh việc khai thác nguồn tài nguyên, được kéo dài từ những nhà độc tài châu Phi đến những người mua điện thoại ở châu Âu.

Ở mọi cấp độ, ảo tưởng là một rào cản lớn cần phải gỡ bỏ. Burgis nhớ lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật hàng đầu của chế độ độc tài Angola, người đã tranh luận nhiệt tình rằng ông đã bảo vệ người dân của mình khỏi sự lạm dụng tồi tệ hơn.

“Đó là bản chất con người. Chẳng ai nghĩ rằng mình là người xấu cả”, Burgis cho hay.

Tại Sao Giá Vàng Tăng Phi Mã?

Giá vàng trong nước tiếp tục đà tăng. (Nguồn: VOV)

Ngoài ra, xu hướng sụt giảm xuống mức âm của lợi suất trái phiếu Mỹ, đi kèm với việc đồng USD giảm đột ngột so với đồng euro và đồng yen và căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, cũng là những nguyên nhân khiến giới đầu tư đổ xô đi mua vàng.

Mặc dù đây không phải là điều khó nhận biết, song giới tài chính đang lo ngại rằng tình trạng đình trệ kinh tế (hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao, từ đó khiến giá trị đầu tư giảm sút), có thể sẽ xuất hiện tại các nền kinh tế phát triển của thế giới.

Ở Mỹ, nơi virus SARS-CoV-2 vẫn hoành hành và đà phục hồi kinh tế đình trệ, sự quan ngại đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Mức lạm phát hiện nay tại Mỹ đang là 1,5%, mặc dù vẫn thấp hơn mức được ghi nhận trước đại dịch và nằm dưới ngưỡng mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chỉ số này vẫn cao hơn đến gần 1 điểm phần trăm so với mức lãi suất 0,59% của trái phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn 10 năm.

Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại công ty chứng khoán Oanda Corp, cho rằng “việc lãi suất thực sự đang giảm mạnh và không có bất cứ dấu hiệu cải thiện sớm nào” là một trong những động lực chính đẩy giá vàng tăng phi mã trong những ngày gần đây, bởi điều giới đầu tư cần hiện nay là nơi trú ẩn không có nguy cơ mất giá mạnh.

Hiện tại, quỹ ETF về vàng đã ghi nhận tuần giao dịch tăng thứ 18 liên tiếp, là chuỗi tăng dài nhất kể từ năm 2006. Trong khi đó, giá vàng cũng ghi nhận tuần tăng thứ bảy và xu hướng này được cho là sẽ không dừng lại trong thời gian ngắn.

“Trong bối cảnh môi trường lãi suất được duy trì ở ngưỡng 0 hoặc gần 0, vàng sẽ trở nên hấp dẫn hơn, bởi khi sở hữu vàng, bạn sẽ không phải lo lắng về việc không nhận được lãi đầu tư”, chuyên gia Mark Mobius, nhà đồng sáng lập của công ty quản lý tài sản Mobius Capital Partners, cho biết.

Các nhà phân tích đã dự đoán giá vàng tăng trong vài tháng qua. Hồi tháng Tư, Ngân hàng Bank of America (BofA) thậm chí đã nâng dự đoán về giá vàng trong 18 tháng sau đó lên ngưỡng 3.000 USD/ounce.

Trưởng phòng nghiên cứu về hàng hóa và phái sinh của BofA Francisco Blanch nhận định “đại dịch toàn cầu đang cung cấp một lực đẩy bền vững cho vàng”, bởi những yếu tố như môi trường lãi suất thấp, tình trạng bất bình đẳng gia tăng và năng suất lao động giảm. Cũng theo chuyên gia này, một kịch bản khác có thể xảy ra khiến giá vàng tiếp tục mất kiểm soát, đó là khả năng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tiệm cận gần hơn với quy mô kinh tế Mỹ, từ đó mở ra một sự thay đổi địa chính trị.

Dự đoán táo bạo của ngân hàng nước Mỹ được đưa ra sau khi giá vàng giảm hồi tháng Ba, giữa bối cảnh giới nhà đầu tư đang “khát” tiền mặt để bù lỗ cho các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, sau đó giá vàng đã nhanh chóng phục hồi sau khi Fed bất ngờ hạ lãi suất, cùng những dấu hiệu cho thấy các chương trình kích thích lớn từ chính phủ và ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ diễn ra.

Đây không phải lần đầu tiên giá vàng biến động mạnh sau những động thái của các ngân hàng trung ương. Trong giai đoạn tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, Fed đã mua 2.300 tỷ USD nợ và duy trì môi trường lãi suất gần bằng 0 để thúc đẩy tăng trưởng. Diễn biến này đã khiến giá vàng tăng cao kỷ lục lên 1.921,17 USD/ounce vào tháng 9/2011.

Giá vàng hôm nay: Tăng 1 triệu đồng trong vài giờ, thị trường loạn giá, có nên đầu tư?

TGVN. Giá vàng đang liên tục đi lên trong thời gian qua khiến các nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” và đặt câu hỏi …

Tăng như vũ bão, giá vàng trong nước cán mốc 55,3 triệu đồng/lượng

TGVN. Sáng nay 24/7, giá vàng SJC đã chính thức tăng vọt lên 55,3 triệu đồng/lượng dù giá vàng giao ngay trên thế giới quay đầu …

Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi Và Cách Phòng Chống

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever – ASF) là bệnh nghiêm trọng ở lợn, với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do vi-rút gây nên và chỉ ảnh hưởng đến lợn. Không có bằng chứng cho thấy vi-rút ASF có thể lây sang người.

Bệnh được tìm thấy ở một số nước châu Phi; đã lan rộng trên nhiều quốc gia ở Trung Á, một số nước châu Âu và hiện tại bệnh đang xảy ra ở Trung Quốc (năm 2018).

1. Đường truyền lây của bệnh

Bệnh rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng qua cả tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.

Bệnh có thể lây lan trực tiếp giữa lợn ốm và lợn khỏe, khi tiếp xúc với máu, mô, dịch tiết và bài tiết từ lợn bị nhiễm bệnh. Khi lợn bệnh phục hồi có thể trở thành nguồn mang mầm bệnh dai dẳng.

Vi-rút này tồn tại trong các mô cơ thể lợn sau khi chết, có thể tồn tại trong vài tháng trong thịt lợn tươi và các sản phẩm thịt lợn chế biến, là một nguy cơ lây truyền bệnh. Một trong những cách phổ biến nhất lan truyền bệnh từ nước này sang nước khác là thông qua vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn hoặc thức ăn chưa nấu chín đã bị nhiễm vi-rút gây bệnh.

Bệnh có thể lây lan gián tiếp bởi vì vi-rút có thể tồn tại trong thời gian dài bên ngoài vật chủ, có thể lây lan do sự nhiễm bẩn của các máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện, quần áo, giày dép, thức ăn chăn nuôi.

Bọ ve mềm đã được chứng minh là mang vi-rút. Ở châu Phi, chúng được coi là phương thức lây truyền chính, đặc biệt là giữa lợn rừng bản địa và động vật thuần hóa.

2. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh

Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng và có thể xuất hiện đột ngột hoặc gây bệnh mãn tính. Bệnh này rất giống với sốt lợn cổ điển.

Lợn mắc bệnh thường có các triệu chứng sau đây: Sốt cao, kém ăn, yếu dần và liệt chân, đỏ da, xuất huyết, nôn mửa và tiêu chảy (đôi khi có máu), xảy thai ở lợn nái mang thai.

Tỷ lệ tử vong và mức độ bệnh thay đổi theo chủng vi-rút. Các chủng vi-rút độc lực mạnh giết chết gần 100% số lợn bị nhiễm bệnh. Các chủng vi-rút khác gây ra các dấu hiệu lâm sàng nhẹ hơn, chẳng hạn như sốt nhẹ, giảm sự thèm ăn và trầm cảm, có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác.

Bệnh mạn tính hiếm khi xảy ra nhưng khi xảy ra, các dấu hiệu lâm sàng như sụt cân, viêm phổi, hạch bạch huyết, viêm loét da và viêm khớp.

Loài lợn hoang dã châu Phi (lợn hoang, lợn rừng) thường không có dấu hiệu lâm sàng khi chúng bị nhiễm bệnh do đó rất nguy hiểm, là nguồn mang mầm bệnh.

Cần tăng cường hướng dẫn về phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi cho các hộ, trang trại chăn nuôi lợn

3. Chẩn đoán bệnh

Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng cùng với tỷ lệ tử vong cao trong đàn lợn.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh hoặc vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Khi lợn mắc bệnh cần tiêu hủy lợn chết, lợn ốm, lợn khỏe trong phạm vi lân cận và chất thải của chúng. Cách ly, vệ sinh, khử trùng toàn khu vực có dịch xảy ra, để trống chuồng theo quy định trước khi tái đàn.

5. Phòng chống dịch bệnh

Tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt về việc nhập khẩu lợn và sản phẩm của lợn, đặc biệt sự thông thương từ các quốc gia đã và đang có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

An toàn sinh học trong chăn nuôi là chìa khóa để giúp ngăn ngừa bệnh xâm nhập, phát triển và lan rộng.

Tăng cường hướng dẫn về phòng ngừa dịch bệnh cho các hộ, trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt những hộ chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa từ nhà hàng, khách sạn, lò giết mổ….