Top 5 # Tại Sao Chiến Tranh Thế Giới Thứ 1 Phi Nghĩa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Thế Nào Là “Chiến Tranh”, “Chiến Tranh Chính Nghĩa”, “Chiến Tranh Phi Nghĩa”

Bàn về Chiến tranh, chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã viết: “Chiến tranh không bao giờ xuất hiện như một cái gì riêng biệt, mà nó là một hiện tượng xã hội cụ thể”.Cho dù chiến tranh mang một màu sắc chính trị nào đi chăng nữa thì nó vẫn là kẻ thù số một của con người, bởi nó luôn đe dọa sự sống của loài người.

Chiến tranh là một hiện tượng xã hội , chính trị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc giữa liên minh các nước. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Về mục đích chiến tranh có thể phân ra thành chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

2. Thế nào là chiến tranh chính nghĩa

“Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội”.

Ví dụ1: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa mang tính chất là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn đất nước ta khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đất nước ta giành được độc lập hoàn toàn. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ, làm suy yếu hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc.

Các cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất, có sức hủy diệt và tàn phá sự sống của loài người nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới I ( 1914-1918) và Chiến tranh thế giới II ( 1939- 1945). Nguyên nhân nổ ra mỗi cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.Sự tiến hành bất kì cuộc chiến tranh nào cũng đều do đường lối chính trị của các nước tham chiến quyết định. Ví dụ như : Đức phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ II với âm mưu bá quyền, thống trị nô dịch các dân tộc khác trên thế giới.

Thế Nào Là Chiến Tranh Phi Nghĩa

Chiến tranh là một hiện tượng xã hội , chính trị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc giữa liên minh các nước. Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực. Về mục đích chiến tranh có thể phân ra thành chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

Định nghĩa thế nào là chiến tranh phi nghĩa

Ví dụ : Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức giải phóng loài người khỏi thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát xít, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhân dân Xô viết, làm thành trì, chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.

” Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh do giai cấp bóc lột gây ra nhằm đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức, hòng xâm chiếm đất đai, nô dịch các dân tộc khác”.Chiến tranh phi nghĩa còn là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc tiến hành nhằm phân chia quyền thống trị thế giới.

Ví dụ: cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918). Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, là cuộc chiến tranh giữa đế quốc với đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới.

Mọi cuộc chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều gây ra đau thương tổn thất cho nhân loại. Chiến tranh nó hủy diệt tất cả: Nhà cửa, các công trình văn hóa, các nhà máy xí nghiệp, nó cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. Chiến tranh đã trở thành hiện tượng diễn ra thường xuyên trong quá trình phát triển của xã hội loài người còn tồn tại những áp bức bất công, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dân tộc như nạn phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhất là chủ nghĩa bá quyền của các đế quốc lớn, âm mưu áp đặt quyền thống trị nô dịch các dân tộc trên thế giới, bắt các dân tộc nhỏ hơn, yếu hơn phục tùng mình.

Như vậy để chấm dứt chiến tranh, để cho thế giới này không còn nghe thấy tiếng bom rơi, đạn nổ, mỗi người chúng ta hãy góp sức mình cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đấu tranh chống lại mọi âm mưu gây ra chiến tranh của các thế lực phản động nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng bằng bất kì hình thức nào với các thế lực muốn gây ra chiến tranh, để dập tắt chiến tranh ngay khi nó chưa bùng phát.

Để thực hiện được mục đích trên, điều qua trọng là chúng ta cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh, để các em có một nhận thức đúng về chiến tranh, qua đó các em có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh là một giá trị đạo đức cao cả, nó được thể hiện bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương đồng loại, từ đó ra sức đấu tranh chống lại mọi hành động gây chiến tranh, hủy diệt sự sống loài người của các thế lực phản động, để loài người được sống trong hòa bình. Hòa bình đó là sự thân ái, bao dung, rộng lượng, cùng sống hữu nghị với nhau, cùng giúp đỡ nhau phát triển trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân hay quyền tự quyết của mỗi dân tộc.

Bài 13 : Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914

– Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

– Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

– Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

– Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1989).

+ Chiến tranh Anh – Bô ơ (1899 – 1902).

– Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo – Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

– Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

– Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

– Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo – Hung.

Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh (màu đỏ là phe Liên minh, màu xanh là phe Hiệp ước)

Bức họa mô tả vụ ám sát thái tử Áo – Hung

II Những diễn biến chính của chiến sự

1. Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 – 1916)

Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước

III. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất

* Hậu quả của chiến tranh

– Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.

– Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.

– Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

Trả lời

– Một số nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn, nhưng phát huy được những lợi thế riêng và lợi dụng được những thành tựu khoa học – kĩ thuật của các nước đi trước nên đã có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt như Đức, Mĩ, Áo-Hung, vượt qua các nước tư bản “già” như Anh, Pháp.

– Các nước đế quốc “trẻ” có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng lại ít thuộc địa, ngược lại, những đế quốc “già” thì chiếm số lớn thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, thế giới đã phân chia xong, không còn “chỗ trống” nữa. Do đó, giữa các nước đế quốc đã nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt để chia lại thị trường thuộc địa.

2. Những biểu hiện nào cho thấy quy luật phát triển không đồng đều của các nước đế quốc?

Trả lời

Các nước Đức, Mĩ đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng lại ít thuộc địa, ngược lại những nước tư bản như Anh, Pháp tốc độ phát triển kinh tế chậm, nhưng chiếm phần lớn thuộc địa. Đây là quy luật phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc.

3. Giữa các nước đế quốc đã diễn ra những cuộc chiến tranh đầu tiên nào?

Trả lời

Những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên để tranh giành thuộc địa đã diễn ra là:

– Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898) : Mĩ chiếm Cu Ba và Phi-lip-pin của Tây Ban Nha.

– Chiến tranh Anh – Bô-ơ ( 1899-1902) : Anh thôn tính hai nước của người Bô – ơ, sáp nhập vào Nam Phi.

– Chiến tranh Nga – Nhật ( 1904-1905).

4. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)?

Trả lời

– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau.

+ Khối Liên minh gồm : Đức, Áo – Hung, Italia ra đời năm 1882.

+ Khối Hiệp ước gồm ba nước : Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.

– Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

5. Duyên cớ nào trực tiếp dẫn đến chiến tranh?

Trả lời

Từ năm 1912, tình hình ở bán đảo Ban-căng trở nên căng thẳng. Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Bọn quân phiệt Đức, Áo – Hung chớp lấy cơ hội này gây chiến tranh.

6. Vì sao gọi cuộc chiến tranh (1914-1918) là cuộc chiến tranh thế giới?

Trả lời

Cuộc chiến tranh (1914-1918) là cuộc chiến tranh thế giới vì:

– Quy mô của cuộc chiến tranh này không chỉ dừng lại ở một nước, một khu vực mà lan ra toàn thế giới.

– Cuộc chiến tranh đã lôi kéo hơn 30 nước vào cuộc chiến, gây hậu quả khác nhau đến tất cả các nước trên thế giới, kể các nước trung lập, các bên tham chiến.

7. Những trận chiến trong những ngày đầu tiên của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời

– Ngày 28-7-1914 : Áo – Hung tuyên chiến với Xec – bi.

– Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.

– Ngày 3-8, Đưc tuyên chiến với Pháp.

– Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

8. Trình bày diễn biến chính của giai đoạn thứ nhất ( 1914-1916)?

Trả lời

– Quân đội Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng.

– Pa-ri bị uy hiếp. Quân Pháp đang có nguy cơ bị tiêu diệt.

– Ở mặt trận phía Đông, quân Nga lại tấn công quân Đức, cứu nguy cho Pháp.

– Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe.

9. Giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?

Trả lời

– Từ mùa xuân năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu, phe Hiệp ước phản công, phe Liên Minh thất bại và đầu hàng.

– Ngày 7-11-1917, Cách mạng Tháng Mười thắng lợi ở Nga, Nhà nước Xô viết rút khỏi chiến tranh.

– Tháng 7-1918, quân Anh, Pháp bắt đầu phản công.

– Đếntháng 9-1918, quân Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công ở khắp các mặt trận. Các đồng minh của Đức lấn lướt đầu hàng.

– Ngày 9-11-1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thành lập chế độ cộng hòa

– Ngày 11-11-1918, chính phủ mới ở Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc.

10. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào?

Trả lời

– Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra nhiều tai họa cho nhân loại:

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy

+ Số tiền các nước nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la.

– Tuy nhiên, một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bạt nhất là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết, đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong cực diện chính trị thế giới.

11. Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với các nước đế quốc?

Trả lời

– Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.

– Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa. Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

12. Từ diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em hãy cho biết tính chất của nó?

Trả lời

– Đây là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, mang tính chất phi nghĩa, phản động, đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền.

– Đây là cuộc chiến tranh ăn cướp, tốn phí và hậu quả nặng nề của nó đè nặng lên đời sống nhân dân lao động và nhân dân thuộc địa.

13. Lập niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất theo mẫu?

Trả lời

28-7 đến 4-8-1914

Áo – Hung tuyên chiến với Xec-bi, Đức tuyên chiến với Nga. Pháp tuyên chiến với Đức

Cuối 1914

Ưu thế thuộc về phe Liên Minh

Cuối 1915

Nga tấn công Đức ở phía Đông, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức thất bại

Năm 1916

Cả hai phe chuyển sang thế phòng ngự

Năm 1917

Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước, chiến sự chủ yếu ở mặt trận phía tây

7-11-1917

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. Nước Nga xô viết rút khỏi chiến tranh

7-1918

Phe Hiệp ước phản công, các đồng minh Đức đầu hàng

9-11-1918

Cách mạng bùng nổ ở Đức, chế độ quân chủ bị lật đổ, chế độ cộng hòa được thành lập

11-11-1918

Chính phủ Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc

Bài 6: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914

Chi tiết Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Bảng niên biểu về các sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất

1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền

– Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng

– Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến

Chi tiết Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

– Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.

– Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.

– Làm tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu.

– Châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.

– Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

– Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh:

– Tháng 2-1917 Cách mạng Dân chủ tư sản Nga thành công buộc Mĩ tham gia chiến tranh(4-1917), tháng 7-1917, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu có lợi cho phe Hiệp ước

– Tháng 11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tháng 3-1917 Nga rút khỏichiến tranh.

– Tháng 7-1918 Anh, Pháp bắt đầu phản công đức thua trận liên tiếp,và rút khỏi Pháp,Bỉ…

– 11-11-1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.

– Mĩ tham chiến muộn vì:

– Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, thực ra Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí kiếm lời.

– Đến năm 1917 Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích:

+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc

+ Ngăn chăn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915

Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga.

Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.

1916

Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.

Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.