Top 10 # Tại Sao Chồng Bị Tiểu Đường Vợ Bị Sâu Răng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Bị Tiểu Đường?

“Tại sao bị tiểu đường?” – Đây là câu hỏi mà bác sĩ Hanvit nhận được rất nhiều trong những năm qua. Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải phân loại bệnh tiểu đường khác nhau có thể xảy ra. Lưu ý rằng, không phải tất cả các tuýp bệnh tiểu đường đều bắt nguồn từ thừa cân hoặc ăn uống không lành mạnh. Y học đã cho thấy, một số dẫn đến bệnh tiểu đường có thể do gene.

Tiểu đường là bệnh làm suy yếu khả năng xử lý trao đổi đường huyết của cơ thể. Bệnh tiểu đường có tên gọi khác là bệnh đường huyết, đái tháo đường. Nếu không được quan tâm và liên tục, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến sự tích tụ đường trong máu, làm cho quá trình dẫn máu kém lưu thông – tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Tại sao bị tiểu đường?

Vì sao bị tiểu đường? – Một người bình thường – tuyến tụy trên cơ thể giúp giải phóng Insulin để giúp cơ thể lưu trữ và sử dụng đường từ thức ăn. Do đó, nếu bị tiểu đường, chỉ có thể do tuyến tụy không làm việc sản xuất lưu trữ Insulin. Hoặc tuyến tụy sản xuất rất ít Insulin hoặc cơ thể bị kháng Insulin.

Insulin quan trọng như thế nào?

Insulin cho phép glucose từ thức ăn chuyển hóa và nuôi các tế bào trong cơ thể. Trong trường hợp cơ thể kháng insulin thường là kết quả của chu kỳ sau:

Người có gen hoặc môi trường sống dẫn đến khả năng cơ thể không thể tạo ra đủ Insulin để phân phối lượng glucose họ ăn.

Việc cơ thể cố gắng hoạt động quá công xuất tạo insulin – dẫn đến lượng đường trong máu bị dư thừa.

Tuyến tụy bị ngộp với tốc độ gia tăng của insulin làm cho lượng đường trong máu dư thừa. Khi lượng máu chứa đường này bắt đầu lưu thông trong hệ tuần hoàn máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo thời gian, insulin trở nên kém hiệu quả hơn trong việc đưa glucose vào tế bào và lượng đường trong máu tiếp tục tăng.

Bệnh tiểu đường có bao nhiêu loại?

Theo y học, bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại (tuýp) chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

1. Bệnh tiểu đường loại 1 (còn gọi là Bệnh tiểu đường vị thành niên):

Xảy ra khi cơ thể không sản xuất được Insulin. Người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ phụ thuộc vào insulin. Do đó, họ phải dùng Insulin nhân tạo để sống mỗi ngày.

2. Bệnh tiểu đường loại 2:

Rối loạn sử dụng Insulin chính là cách mà các bác sĩ miêu tả về chứng bệnh tiểu đường loại 2 này. Nghĩa là cơ thể vẫn sản xuất Insulin bình thường nhưng các tế bào trong cơ thể không phản ứng với nó hiệu quả như trước đây. Tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở giai đoạn mang thai của phụ nữ. Ở giai đoạn này, cơ thể phụ nữ mang thai trở nên khó giải phóng Insulin. Tuy nhiên, không phải tất các các phụ nữ mang thai đều mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tin vui là bệnh này thường sẽ hết sau sinh.

Bệnh tiểu đường nguyên nhân do đâu?

“Tại sao bị tiểu đường?” – Như đã nếu trên, bệnh tiểu đường có nhiều loại (tuýp) khác nhau. Chính vì vậy, nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường 1 có thể khác 2 và có thể khác tiểu đường thai kỳ.

** Nguyên nhân tiểu đường típ 1 và tiểu đường típ 2 là tương tự nhau. Chúng bao gồm:

Béo phì – thừa cân.

Có mức cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp hơn 40 mg / dL hoặc 50 mg / dL.

Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Tiền sử huyết áp cao.

Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con non.

Tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Gen.

Trên 45 tuổi khó chuyển hóa đường từ thức ăn.

Lối sống và ăn uống thiếu lành mạnh.

** Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ?

1. Kháng insulin

Hiện tượng kháng Insulin xảy ra ở tất cả các phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ. Lúc này, các hormone do nhau thai sản xuất sẽ kháng insulin. Tuy nhiên, không phải cơ địa phụ nữ nào cũng có thể sản xuất đủ insulin để vượt qua quy luật kháng insulin. Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều do tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin nuôi cơ thể.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, một số phụ nữ mang thai thường tăng cân quá mức. Điều này cũng có sợi dây liên kết với bệnh tiểu đường thai kỳ.

2. Bệnh nội tiết

Cortisol – hoóc môn gây căng thẳng.

Hormone tăng trưởng.

Hormone tuyến giáp.

Tuyến tuỵ bị tổn thương:

Viêm hoặc ung thư tuyến tụy đều có thể gây hại cho các tế bào beta, điều này làm cho tuyến tụy suy giảm khả năng sản xuất insulin. Trong trường hợp cắt bỏ tuyến tụy bị tổn thương, bệnh tiểu đường sẽ xảy ra do mất các tế bào beta.

Gene và lịch sử gia đình

Theo thống kê khoa học, các gen dễ mắc chứng rối loạn đường huyết hơn:

Người Mỹ bản địa.

Người Mỹ gốc Phi.

Người Mỹ gốc Ấn

Người gốc Tây Ban Nha / Latin.

Các loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây hại cho các tế bào beta hoặc quấy rối quy trình hoạt động của Insulin.

Bệnh tiểu đường triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng bệnh tiểu đường thường bao gồm:

Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Hay đói.

Mờ mắt.

Hay khác nước và đi tiểu nhiều.

Mệt mỏi

Vết thương không lành do máu không đông.

Bị ngứa hoặc tê bàn tay, bàn chân.

CẢNH BÁO: Bệnh tiểu đường loại 1 triệu chứng sẽ bắt đầu nahnh chóng trong vài tuần. Bệnh tiểu đường loại 2 có triệu chứng phát triển chậm hơn (có thể là vài năm và có thể nhẹ không phát hiện được). Một số người bị chứng mờ mắt hoặc bệnh tim thường không phát hiện ra bệnh tiểu đường.

TÓM TẮT: Tiểu đường típ 1 xảy ra khi cơ thể không sản xuất được Insulin. Tiểu đường típ 2 xảy ra khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường làm giảm chức năng sản xuất của tuyến tụy và hiệu quả của insulin.

Bài viết Tại sao bị tiểu đường? – Nguyên nhân, triệu chứng và phân loại! được tham khảo từ nguồn: Medicalnewstoday.com/

Đi Tiểu Bị Buốt Đường Tiểu, Tại Sao

Những cơn đau buốt như kim châm tại đường tiểu có đang làm phiền bạn, Bạn cảm thấy mỗi lần đi tiểu là 1 cực hình, Bạn muốn biết tại sao đi tiểu bị buốt đường tiểu?… Tất cả có trong bài viết mà các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu gửi đến ngay sau đây.

Khi mỗi lần đi tiểu là cực hình

Các thuật ngữ đái buốt, đi tiểu bị đau buốt, buốt đường tiểu, đi tiểu bị đau bụng dưới, hay đi tiểu đau vùng kín, đi tiểu bị đau rát ở nam, … đề cập đến những cơn đau hoặc sự khó chịu khi đi tiểu. Các cơn buốt, đau rát khi đi tiểu thường được nhận thấy trong các ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang (niệu đạo) hoặc các khu vực xung quanh bộ phận sinh dục của bạn (đáy chậu). Ở một số bệnh nhân, vị trí cơn đau có thể gặp phải ở đi tiểu đau bụng dưới hay đau bụng sau khi đi tiểu… tất cả đều cho thấy những bất thường về sức khỏe của nam giới.

Các triệu chứng buốt đường tiểu có thể khác nhau giữa nam giới và nữ giới, nhưng nhìn chung đều có cảm giác như ong đốt, châm chích tại đường tiểu hoặc cảm giác ngứa rát khó chịu, vừa buốt vừa ngứa. Cơn đau có thể xảy ra lúc bắt đầu đi tiểu hoặc sau khi đi tiểu.

Nhiều người sợ hãi những cơn buốt đường tiểu đến mức không dám ăn đồ lỏng hay uống nước, có người còn nhịn luôn cả việc đi tiểu… điều này vô tình khiến bệnh lý trở nên nặng hơn, hình thành nên các loại sỏi ứ trong hệ bài tiết.

Đi tiểu bị buốt đường tiểu, tại sao?

Theo các bác sĩ, buốt đường tiểu khi đi tiểu có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là nguyên nhân sinh lý nhưng thường chúng chỉ chiếm khoảng 20%, còn 80% tình trạng buốt rát đường tiểu còn lại đến từ các bệnh lý nguy hiểm. Vậy đi tiểu đau buốt là bệnh gì?

Trong trường hợp bạn ăn đồ cay, nóng quá nhiều, quan hệ tình dục lần đầu hay quan hệ quá mạnh bạo… thì lần đi tiểu đầu tiên sau khi có những hành động này sẽ khiến bạn bị buốt đường tiểu, nóng rát niệu đạo kèm theo cảm giác như kim châm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì dấu hiệu này sẽ tự hết sau 2 lần đi tiểu mà bạn không cần phải tiến hành thăm khám hay điều trị.

Tuy nhiên, nếu loại bỏ những yếu tố trên mà bạn bị buốt đường tiểu nhiều lần, tình trạng buốt rát đường tiểu ngày càng tăng kèm theo các biểu hiện bất thường như đi tiểu nhiều và đau bụng dưới, nước tiểu đổi màu, kèm mủ hay máu, dịch, nước tiểu có mùi lạ, đi tiểu xong bị đau bụng dưới,… thì cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ vì rất có thể bạn đang gặp phải 1 trong các bệnh lý đường tiết niệu nguy hiểm nhất hiện nay.

Hãy mạnh dạn trao đổi cùng bác sĩ chuyên nam khoa về tình trạng của bạn. Cuộc hội thoại được chúng tôi cam kết bảo mật

Biểu hiện đầu tiên là tình trạng tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu rỉ rả, nóng rát, buốt gắt đường tiểu, có thể kèm theo máu hoặc mủ ở cuối bãi. Sáng sớm ngủ dậy có dịch tiết ở cửa niệu đạo màu vàng xanh.

Nên làm gì khi bị buốt đường tiểu? Uống thuốc có khỏi không?

Thông thường, khi nhận thấy đi tiểu xong bị đau, dù là những cơn đau buốt ở đường tiểu, niệu đạo, lỗ sáo hay bụng dưới khi đi tiểu thì người bệnh hay có thói quen ra hiệu thuốc mua một liều kháng sinh về dùng.

Tuy nhiên, kháng sinh không phải là lựa chọn tối ưu trong mọi trường hợp, nhất là với những trường hợp mắc bệnh nam khoa hay bệnh tình dục. Đó là còn chưa kể đến những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa, tăng men gan, thậm chí có thể bị sốc phản vệ và dẫn đến tử vong…

Các kiểm tra chuyên biệt giúp nhận biết nguyên nhân gây buốt đường tiểu

Quý ông nên biết rằng, việc điều trị bệnh lý, nhất là bệnh lý ở hệ thống tiết niệu chỉ được chỉ định sau khi có kết quả thăm khám triệu chứng lâm sàng và kết quả phân tích các mẫu nước tiểu từ bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Nếu không có dấu hiệu của nhiễm trùng trong mẫu nước tiểu, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm bổ sung bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục để tìm ra nguyên nhân, từ đó có các phác đồ điều trị phù hợp như:

Các phương pháp điều trị bệnh đường tiết niệu tại Hồng Phong?

Với những bệnh lý chuyên khoa, thì việc tìm kiếm đúng địa chỉ điều trị sẽ đóng vai trò quyết định trong việc thăm khám và hỗ trợ điều trị nhằm đem lại hiệu quả tối ưu. Vì bạn không thể đến tại 1 cơ sở đa khoa để khám bệnh lý về đường tiểu hay 1 bệnh viện phụ khoa, nam khoa sẽ không thể thăm khám tỉ mỉ được tình trạng hiện tại của bạn.

Đó là lí do vì sao Sở y tế đã tiến hành cấp phép và đưa vào hoạt động phòng khám chuyên khoa tiết niệu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh – phòng khám chuyên khoa Hồng Phong 160-162 Lê Hồng Phong, phường 3, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Thãy đến với chứng tôi để trải nghiệm dịch vụ y tế hàng đầu, giúp bạn tìm lại niềm vui trong cuộc sống sau khi được hỗ trợ điều trị buốt đường tiểu 1 cách an toàn và hiệu quả.

Tại Sao Bị Sâu Răng Khi Niềng Răng &Amp; Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

Câu hỏi: Thưa bác sỹ, dạo gần đây cháu thấy tại vị trí tiếp xúc giữa mắc cài và răng có xuất hiện những mảng bám vàng và có những vết sâu màu nâu nhạt. Có phải cháu bị sâu răng khi niềng răng không ạ? Hiện tại cháu đang rất hoang mang và nóng lòng muốn biết cách thức điều trị trong trường hợp của cháu ra sao. Mong sớm nhận được sự phản hồi từ bác sỹ, cháu cảm ơn bác sỹ! (Giáng Ngọc – Đà Nẵng)

Cụ thể về tại sao bị sâu răng khi niềng và giải pháp điều trị sẽ được chúng tôi chia sẻ cho bạn ngay sau đây:

1/ Vì sao bị sâu răng khi niềng răng

➤ Sâu răng trước khi niềng không được xử lý, hoặc điều trị chưa triệt để khiến bệnh lý lây lan giữa các răng kế cận và ra cả toàn hàm.

➤ Khí cụ được bắt quá sát với bề mặt răng, khi tác động lực để răng di chuyển cũng đồng thời làm bề mặt này bị mài mòn, gây ra hiện tượng mòn men. Khi này, axit tấn công tại các điểm tiệm cận và gây sâu răng. Sai sót này tới từ kỹ thuật chỉnh nha non kém.

➤ Lực kéo của khí cụ quá nhanh và đột ngột, khiến niềng răng bị tụt lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn cổ răng.

➤ Khi niềng răng việc vệ sinh khó khăn hơn. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm dạng sợi, dính dẻo thì nguy cơ sâu răng càng cao. Hơn thể nữa, khí cụ cũng làm cản trở quá trình vệ sinh răng miệng rất nhiều rất có thể là nguyên nhân gây sâu răng.

Biểu hiện:

– Xoang sâu trên bề mặt răng, tại điểm tiếp xúc giữa khí cụ và răng.

– Sâu răng tại cổ răng.

– Hơi thở nặng mùi

– Ăn uống gặp trở ngại, ê buốt và nhạy cảm với thực phẩm quá nóng hay quá lạnh.

2/ Những nguy cơ khôn lường khi niềng răng bị sâu răng

Niềng răng bị sâu răng có thể gây ra rất nhiều nguy hại đến sức khỏe răng miệng và toàn thân nếu không được xử lý, cụ thể:

Sức khỏe răng miệng giảm sút:

Rõ ràng, không cần bàn thêm về tác hại của bị sâu răng khi niềng đối với răng miệng bởi sâu răng khiến răng suy yếu trầm trọng: mòn, mẻ, vỡ, hư tủy, viêm chân răng, mất răng,…

Chưa kể, sâu răng có thể lây lan nhanh chóng ra các răng lân cận, tấn công răng từ cả bên ngoài và bên trong. Một số được phát hiện ra khi đã quá muộn màng, khi ấy việc xử lý vô cùng phức tạp.

Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chỉnh nha sau niềng của bạn vì răng yếu đi lực khí cụ tác động có thể gây ra những sự cố không mong muốn khi răng dịch chuyển về trục cắn.

3/ Phương án điều trị bị sâu răng khi niếng có thể áp dụng

Xử lý các trường hợp như này thường rất phức tạp, tùy thuộc vào vị trí sâu răng của bệnh nhân, bác sỹ sẽ đưa ra các phương án khắc phục tương ứng.

Bác sỹ sẽ làm sửa soạn làm sạch bệnh lý rồi tiến hành trám một lượng vật liệu lên trên vết sâu để ngăn ngừa sự tái bám của vi khuẩn và sự tấn công của axit, giúp răng ổn định tham gia vào quá trình niềng răng.

Tốt nhất bạn nên đến chính trung tâm mà mình đã thực hiện chỉnh nha để chữa sâu răng. Vì các bác sỹ sẽ đánh giá chính xác và hạ lực căng dây thun, dây cung hợp lý đảm bảo lộ trình niềng răng.

Bị Hôi Miệng Vì Sâu Răng

Hôi miệng có thể bị kích hoạt do nhiều nguyên nhân nhưng vì sâu răng là một vấn đề được cho là rất phổ biến. Tình trạng này không dễ phân biệt nên bạn cần hết sức chú ý để có thể sớm phát hiện và khắc phục.

Tìm hiểu chứng hôi miệng vì sâu răng

Tình trạng hôi miệng thường là hệ quả của sức khỏe răng miệng kém. Trong một số trường hợp khác, nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh toàn thân tiềm ẩn.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì nguồn gốc của mùi được tìm thấy trong chính miệng. Mà sâu răng chính là một trong những vấn đề thường gặp gây hôi miệng.

1. Nguyên nhân

Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn trong miệng tác động lên các carbohydrate có trong thức ăn để tạo ra axit. Điều này làm mất men răng (được coi là chất cứng nhất trong cơ thể) và cuối cùng gây ra sâu răng.

Ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính của sâu răng. Thực phẩm giàu carbohydrate, đồ uống có gas, thức ăn có nhiều đường, đặc biệt là bánh quy và kẹo là kẻ thù tồi tệ nhất của răng. Đôi khi mang thai, một số loại thuốc và tình trạng như bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra hay làm nặng thêm vấn đề.

Hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng hôi miệng cho người bệnh. Ngoài ra, các lỗ hổng trên răng do vi khuẩn gây ra cũng sẽ khiến cho thức ăn dễ bám lại trong quá trình dùng bữa. Từ đó, tạo điều kiện cho ổ sâu răng bên trong phát triển, đồng thời sản sinh ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

2. Cách nhận biết

Triệu chứng hôi miệng vì sâu răng cũng thường tương tự như hôi miệng do các nguyên nhân khác. Chính vì thế mà việc nhận biết thường không hề đơn giản. Cách tốt nhất là bạn nên loại trừ nguyên nhân để đưa ra nhận định đúng đắn hơn.

Chứng hôi miệng vì sâu răng sẽ diễn ra thường trực vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, có thể khi ăn uống hoặc không. Nếu bạn đang bị hôi miệng mãn tính mà không thể xác định rõ những nguyên nhân cơ bản thì có thể thủ phạm đang là chứng sâu răng không được chẩn đoán.

Hầu hết mọi người không nhận ra các triệu chứng sâu răng trừ khi nó quá nghiêm trọng khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng và dẫn đến đau nhức răng. Hoặc nha sĩ phát hiện ra nó trong quá trình khám răng miệng.

Một số cách khắc phục hôi miệng do sâu răng rất đơn giản

Tình trạng hôi miệng vì sâu răng chỉ được khắc phục hoàn toàn khi chứng sâu răng được điều trị triệt để. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều giải pháp giúp khắc phục tạm thời để bạn có hơi thở thơm mát hơn.

1. Điều trị sâu răng

Trong giai đoạn đầu tiên của nó, sâu răng có thể được điều trị thông qua việc sử dụng một sản phẩm fluoride. Mặc dù điều này không thực sự đẩy lùi sâu răng, tuy nhiên nó có thể bảo vệ răng để chống lại sự ăn mòn men răng.

Các giai đoạn sâu hơn đòi hỏi các nha sĩ phải sửa chữa từ trong răng. Nha sĩ sẽ loại bỏ khu vực bị sâu của răng và sau đó phục hồi răng bị ảnh hưởng về đúng hình dạng và chức năng ban đầu thông qua việc sử dụng vật liệu trám.

Nếu răng bị hư hỏng đến mức không thể cứu được thì nha sĩ có thể cần phải thay thế nó bằng một chiếc răng nhân tạo gọi là mão răng.

Trong trường hợp sâu răng quá nghiêm trọng, nó đã xâm nhập vào men răng và đi vào tủy răng, nha sĩ có thể cần phải thực hiện một quy trình gọi là ống chân răng. Tủy răng bị hư sẽ được loại bỏ, đôi khi cùng với dây thần kinh. Với trường hợp sâu răng cực kỳ nghiêm trọng thì toàn bộ răng có thể cần phải nhổ.

Khi tình trạng sâu răng được điều trị triệt để thì chứng hôi miệng sẽ hoàn toàn biến mất khi bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Tuy nhiên hãy chú ý dự phòng bởi sâu răng có thể trở lại bất cứ lúc nào.

2. Một số biện pháp khắc phục tạm thời

Súc miệng bằng nước muối:

Muối có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn cũng như chống viêm rất mạnh. Ngoài ra lượng khoáng chất dồi dào trong muối còn giúp duy trì độ chắc khỏe cho rằng. Đồng thời khắc phục và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.

Thực hiện: Có thể dùng nước muối nhạt để súc miệng 2 – 3 lần/ngày hoặc ngậm nước ấm. Đây là cách đơn giản nhất để chống lại chứng hôi miệng vì sâu răng.

Sử dụng chanh:

Chanh là một trong những loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộc sống cũng như y học. Với hàm lượng acid cao, chanh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên nướu răng và cả trong khoang miệng.

Thực hiện: Dùng 1 muỗng nước cốt chanh hòa chung với 200ml nước. Sử dụng để súc miệng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc bạn cũng có thể nhỏ trực tiếp nước cốt chanh lên răng bị sâu. Điều này sẽ giúp sát khuẩn đồng thời giảm đau do sâu răng.

Sử dụng bạc hà:

Bạc hà có hàm lượng tinh dầu methol rất cao nên nhờ đó mà có khả năng khử mùi tốt. Đồng thời những vi chất có trong lá bạc hà còn giúp diệt khuẩn và kháng viêm rất mạnh mẽ.

Thực hiện: Cần chuẩn bị một ít lá bạc hà rồi đem rửa sạch với nước muối. Sau đó nhai trực tiếp trong khoảng 3 – 5 phút rồi mới nuốt. Điều này sẽ giúp bạc hà thực hiện tốt hơn vai trò của mình.

Loại bỏ mùi hôi miệng với bột quế:

Ngoài bạc hà thì quế cũng là một thảo dược được dùng rất phổ biến trong khắc phục mùi hôi miệng vì sâu răng. Tinh dầu quế có chứa hàm lượng các chất kháng khuẩn tự nhiên cao. Ngoài việc khử mùi còn có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn hây hại trong khoang miệng.

Thực hiện: Cần có 1 thìa cà phê bột quế và 200ml nước ấm. Hòa chung bột quế với nước ấm rồi dùng nước này súc miệng sau mỗi lần đánh răng.

Biện pháp ngăn ngừa hôi miệng vì sâu răng

Để phòng tránh hôi miệng do sâu răng thì bạn cần bảo vệ răng miệng của mình tốt hơn để tránh sự tấn công của vi khuẩn. Chú ý đến một số khuyến nghị sau từ nha sĩ:

Đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ngày.

Bàn chải đánh răng điện và waterpiks có thể sẽ làm cho quá trình đánh răng và dùng chỉ nha khoa trở nên hiệu quả hơn.

Đi lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm để làm sạch mảng bám.

Hạn chế sử dụng thẩm chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế.

Không nên hút thuốc lá quá thường xuyên.

Tình trạng hôi miệng vì sâu răng sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi chứng sâu răng trở nên nặng nề. Chính vì vậy bạn cần chú ý để sớm phát hiện và thăm khám, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.