Top 10 # Tại Sao Chúng Ta Cần Phải Học Lịch Sử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Chúng Ta Phải Học Tiếng Anh

Nguyên nhân chúng ta cần học tiếng Anh

Tôi nên diễn đạt lại điều này: học tiếng Anh có thể vui nhộn. Đối với nhiều sinh viên, nó không phải là nhiều niềm vui. Tuy nhiên, tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề về cách bạn học tiếng Anh. Dành thời gian để vui chơi tiếng Anh bằng cách nghe nhạc, xem phim , thử thách bản thân bằng trò chơi bằng tiếng Anh.

Có rất nhiều cơ hội để học tiếng Anh trong khi vui chơi. Không có lý do gì để không tận hưởng bản thân, ngay cả khi bạn phải học ngữ pháp.

Điều này hiển nhiên đối với bất cứ ai sống trong thế giới hiện đại của chúng ta. Nhà tuyển dụng muốn nhân viên nói tiếng Anh. Điều này có thể không công bằng, nhưng nó là thực tế. Học tiếng Anh để làm bài kiểm tra như là IELTS hoặc TOEIC sẽ cho bạn một bằng cấp mà người khác có thể không có, và điều đó có thể giúp bạn có được công việc bạn cần.

Bạn đang trên internet học Tiếng Anh ngay bây giờ. Tôi đang ở Hoa Kỳ viết bài về học tiếng Anh. Có lẽ chúng ta đang sống ở hai nơi khác nhau, và chúng ta đã được nuôi dưỡng trong các nền văn hoá khác nhau. Chúng ta đều biết rằng thế giới cần thêm tình yêu và sự hiểu biết. Cách nào tốt hơn để cải thiện thế giới hơn là giao tiếp bằng tiếng Anh (hoặc các ngôn ngữ khác) với những người từ các nền văn hoá khác ?!

Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều được đưa lên để nhìn thế giới theo một cách. Đó là một điều tốt, nhưng tại một điểm nhất định, chúng ta cần phải mở rộng chân trời của chúng ta. Học tiếng Anh sẽ giúp bạn hiểu thế giới qua một ngôn ngữ khác. Hiểu biết thế giới thông qua một ngôn ngữ khác cũng sẽ giúp bạn nhìn thế giới qua một viễn cảnh khác.

Nói cách khác, học tiếng Anh giúp bạn mở rộng trí óc .

Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh có thể giúp bạn tiếp cận và khám phá những thông tin mới. Thông tin mới này có thể giúp cứu sống một người trong gia đình bạn. Vâng, nó chắc chắn có thể giúp bạn giúp đỡ những người khác trong gia đình của bạn không nói được tiếng Anh. Chỉ cần tưởng tượng mình trên một chuyến đi và bạn có trách nhiệm giao tiếp với người khác bằng tiếng Anh. Gia đình của bạn sẽ rất tự hào!

Vâng, văn hoá Mỹ và Anh khá lạ. Nói tiếng Anh chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc vào lý do tại sao các nền văn hóa rất điên! Chỉ cần suy nghĩ, bạn sẽ hiểu văn hóa Anh, nhưng có lẽ họ sẽ không hiểu bạn bởi vì họ không nói được ngôn ngữ. Đó là một lợi thế thực sự theo nhiều cách.

Tiếng Anh bị ám ảnh bởi động từ. Trên thực tế, có mười hai thời gian bằng tiếng Anh . Tôi đã nhận thấy rằng đây không phải là trường hợp trong nhiều ngôn ngữ khác. Bạn có thể chắc chắn rằng bằng cách học tiếng Anh bạn sẽ có được một ý thức quan tâm khi điều gì đó xảy ra do việc sử dụng các ngôn ngữ tiếng Anh của các biểu thức thời gian.

Có khả năng ai đó sẽ nói tiếng Anh dù bạn ở đâu. Chỉ cần tưởng tượng bạn đang ở trên một hòn đảo hoang vắng với mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Bạn sẽ nói tiếng nào Có lẽ là tiếng Anh!

OK, OK, đây là một điểm rõ ràng tôi đã thực hiện. Nhiều người nói tiếng Hoa, nhiều quốc gia có tiếng Tây Ban Nha như tiếng mẹ đẻ của họ , nhưng thực tế. Tiếng Anh là ngôn ngữ được lựa chọn trên khắp thế giới ngày nay.

Vì Sao Chúng Ta Cần Phải Học Tiếng Anh

Thậm chí, có một thực tế rằng mỗi một thành phố phát triển, thậm chí siêu đô thị của châu Á đều có những khu tập trung dành cho những người nhập cư tới từ thế giới thứ nhất, và nhiều nhất từ Mỹ, đất nước của dân nhập cư.

Khối dân này, họ dễ dàng thay thế những người theo đuổi ngành ngôn ngữ Anh, rõ ràng đang kẹt trong bể khổ hiện sinh: học ngành tiếng Anh để đi dạy tiếng Anh nhưng cũng không thể dạy tiếng Anh.

Nói thêm về giáo dục, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia hồi cuối năm 2018 đã nhắc nhở toàn thể dân chúng về tầm quan trọng của tiếng Anh, gọi đây là ngôn ngữ của tri thức, và cần phải thông thạo khi đi tới bất cứ nơi nào.

Đương nhiên rồi, không tin sao không thử một câu hài của diễn viên Joe Wong từng diễn trên show David Letterman. “Tôi sang Mỹ năm 24 tuổi, theo học ĐH Rice ở Texas. Tôi chạy một chiếc xe đã xài rồi, trên đó có rất nhiều nhãn dán không thể nào lột ra được. Một nhãn dán viết: “Nếu không nói được tiếng Anh thì lượn đi. Và suốt hai năm trời, tôi chẳng hề biết về nó”.

Ít năm sau khi Joe Wong bắt đầu sự nghiệp, và lâu hơn đôi chút tính từ thời điểm Mỹ lập quốc, tận năm 2006 và 2007, Thượng viện Mỹ còn suýt thông qua dự luật bắt buộc tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc gia của… Mỹ.

Theo một thống kê của Three Percent Database, ĐH Rochester, năm 2016 chỉ có 633 tác phẩm văn học được dịch mới ở Mỹ, chiếm chưa tới 1% của 300.000 đầu sách xuất bản mới hằng năm do UNESCO thống kê. 40% trong hơn 600 quyển sách tới từ Tây Âu.

Ít nhiều do bởi sự khiêm tốn này trong trải nghiệm, gián tiếp qua trang sách, về thế giới bên ngoài, không ít, nếu không muốn nói rất nhiều nhà văn tương lai từ Mỹ đang chu du, chinh phục thế giới, hoặc sau đó may mắn hơn tìm tới được chân lý cuộc đời như chuyến đi Bali thần kỳ của nữ tác giả Elizabeth Gilbert. Và dạy cho thế giới… về thế giới.

Nói về ý kiến trái chiều, Trevor Noah, diễn viên kiêm dẫn chương trình Daily Show, trong tiết mục Afraid of the Dark trên Netflix có một câu đại để như sau: Thử đặt chân tới những quốc gia không sử dụng tiếng Anh, người bản ngữ không sử dụng tiếng Anh để nhận ra chúng ta – người sử dụng tiếng Anh thành thạo – kém quan trọng tới dường nào. Chẳng hạn như mới vừa rồi tôi sang Scotland. Sai toét, Scotland vẫn dùng tiếng Anh mà!

Mới đây, nóng hổi trong cuộc Tranh biện dân chủ lần thứ nhất của Đảng Cộng hòa cho chức tổng thống 2020, khi ứng viên từ Texas Beto O’Rourke trả lời câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha có đôi chút vấp váp, dòng chú thích ngôn ngữ trên truyền hình chỉ ghi ngắn gọn “tiếng nước ngoài” chứ chẳng buồn dịch lại ông đang gửi gắm gì tới cử tri đang háo hức lắng nghe.

Và ngay lúc này, trên một ứng dụng hẹn hò, một cô nàng siêng năng, chăm chỉ nào đó đang sử dụng, chỉ vì họ cần có (tiếng) Anh. Những cô gái chỉ nói được tiếng Anh chưa in hoa, hãy nói to hơn.

Chắc ở xứ ta, càng về miền Nam và xa hơn về miệt Nam Sài Gòn, nơi đang có Cần Thạnh, Cần Giờ, Cần Đước, Cần Giuộc, chúng ta còn thiếu khoản… Cần Tây.

Tại Sao Chúng Ta Cần Cầu Nguyện?

b) Bởi vì chúng ta cần hạ mình xuống khi cầu nguyện.

Cầu nguyện là linh thao (tập thể thao tâm linh) mang lại lợi ích tâm linh, vì khi đến với Chúa chúng ta khiêm nhường trước nhan Thánh Ngài, nhận biết sự hiện diện của chúng ta là cần tới Ngài vì chúng ta bất lực không thể làm được điều gì cho có ý nghĩa và kết quả, nếu không có sự giúp sức của Ngài. Trong cầu nguyện, chúng ta tự coi mình như thái độ của những tôi tớ đứng đợi lệnh chủ. Chúng ta tự hạ thân phận và những khả năng của con người của mình xuống bằng cách tự đặt mình dưới chân Chúa trong khiêm nhường, đầu phục và thành khẩn cầu xin.

c) Bởi vì chúng cần rèn luyện tâm hồn chúng ta khi cầu nguyện.

Cầu nguyện là một hoạt động tâm linh cho nên cần có một sự rèn luyện xác thịt của chúng ta hầu có thể thực hiện được. Bản tính con người tự nhiên là không cảm thấy hứng khởi trong việc cầu nguyện, ước muốn và khuynh hướng của con người cần được rèn luyện hầu mang tới sự đầu phục để biết dành thời giờ cầu nguyện trước nhan thánh Chúa. Sự thực hành rèn luyện này rất cần thiết cho việc tăng trưởng và phát triển tâm linh. Chúng ta làm cho tâm linh con người được phong phú mỗi lần chúng ta cầu nguyện sốt sắng với Chúa.

d) Bởi vì chúng ta cần nhận biết và bày tỏ sự lệ thuộc của chúng ta vào Chúa.

Hành động đến trước nhan Chúa trong cầu nguyện là nói lên sự lệ thuộc của chúng ta vào Chúa. Mỗi lần chúng ta tìm Chúa và đến với Ngài bằng con người và những nhu cầu của chúng ta, là chúng ta tỏ cho Ngài biết chúng ta lệ thuộc vào Ngài. Đó là một hoạt động hữu ích giúp chúng ta luôn có thái độ khiêm nhường chính đáng với Chúa.

e) Bởi vì khi cầu nguyện chúng ta cần từ bỏ chính bản thân mình.

“Kẻ nào muốn làm môn đệ ta, kẻ ấy hãy từ bỏ chính mình mà vác thánh gía theo ta.” (Mt16,24). Cầu nguyện cho có ý nghĩa luôn đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ chính mình. Trong cuộc sống có rất nhiều điều chúng ta cần phải làm hơn là dành thời giờ cho cầu nguyện, vì vậy để có thời giờvà cơ hội cầu nguyện, chúng ta phải từ bỏ mình. Làm được như vậy là chúng ta đã đáp ứng điều Chúa Giêsu muốn nơi mỗi môn đệ đích thực.

f) Bởi vì cầu nguyện là khía cạnh cần thiết trong mối liên lạc của ta với Chúa.

Chúa Giêsu luôn là một thí dụ và gương mẫu toàn thiện nhất trong việc cầu nguyện của chúng ta. Kinh Thánh ghi lại cuộc đời Chúa khi còn ở trần thế cho thấy Ngài luôn luôn trung thành cầu nguyện cùng Chúa Cha. Nhiều lần, chúng ta thấy Chúa Giêsu lui khỏi các hoạt động, khỏi đám đông dân chúng, và ngay cả các môn đệ của Ngài nữa để có thể một mình cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Nếu Chúa Giêsu đã phải làm như thế để duy trì mối liên hệ tốt đẹp với Chúa Cha, thì phần chúng ta cần phải làm nhiều hơn bao nhiêu nữa để tạo được mối liên hệ này? Một sự liên kết gắn bó khi cầu nguyện rất cần thiết để thăng tiến trong mối liên hệ của chúng ta với Chúa.

g) Bởi vì Chúa đáp ứng những nhu cầu của chúng ta qua cầu nguyện.

Bây giờ chúng ta hãy bàn về điều rất căn bản của cầu nguyện. Nói trắng ra là tại sao chúng ta phải cầu nguyện. Đích thực là vì trong sự khôn ngoan và mục đích của Thiên Chúa, Ngài đã hứa sẽ đáp trả nhu cầu của chúng ta trước những lời van xin Ngài.

Dothái 11,6 cho chúng ta biết: “Không có đức tin, thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, vì ai đến gần Thiên Chúa, thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người”. Đây là một trong những nhiệm mầu tôi nói trước đây. Chắc chắn là Chúa đã biết mọi nhu cầu và hoàn cảnh của chúng ta rồi, nhưng tại sao Chúa lại cần chúng ta phải nói ra khi cầu nguyện? Tôi tin là câu trả lời cho điều này nằm trong một mức độ nào đó mà tôi đã nói đến ở trên… Chúa muốn tình bạn đồng hành, muốn chúng ta nhận ra sự cần lệ thuộc vào Chúa, và trên thực tế, Chúa muốn chúng ta dành thời giờ liên hệ mật thiết với Ngài.

h) Bởi vì Chúa nhận lời cầu nguyện của chúng ta.

Dù những nhu cầu chúng ta xin cho cá nhân, cho gia đình hoặc cho tha nhân hay cho kết quả của một mục vụ, Thiên Chúa sẽ nhận lời để đáp trả lại lời cầu nguyện thành tâm của chúng ta. Nếu chúng ta cầu nguyện thì sự việc sẽ xảy ra, còn nếu không cầu nguyện thì chẳng gì tồn tại hay giá trị có thể xẩy ra cả. Công việc của Chúa chỉ được tiến bước qua lời cầu nguyện.

Tại Sao Lại Học Lịch Sử?

Peter N. Stearns

Con người sống trong hiện tại, họ có kế hoạch và lo lắng về tương lai. Tuy nhiên, lịch sử lại nghiên cứu quá khứ. Với tất cả áp lực từ nhu cầu của việc sống trong hiện tại và dự đoán những gì sắp đến, tại sao lại bận tâm với những gì đã xảy ra? Với tất cả các ngành kiến thức ưa thích và sẵn có, tại sao lại duy trì – như hầu hết các chương trình giáo dục của Mỹ – khá nhiều bài học lịch sử? Và tại sao khuyến khích nhiều sinh viên nghiên cứu lịch sử hơn mức họ được yêu cầu?

Các nhà sử học không thực hiện cấy ghép tim, cải thiện thiết kế đường cao tốc, hoặc bắt giữ tội phạm. Trong một xã hội hy vọng giáo dục phục vụ mục đích hữu ích, các chức năng của lịch sử có vẻ khó xác định hơn so với ngành kỹ thuật hoặc y dược. Thực tế lịch sử rất hữu ích, thậm chí không thể thiếu, nhưng các kết quả của nghiên cứu lịch sử ít hữu hình hơn, đôi khi ít thức thời hơn so với những kết quả xuất phát từ một số ngành khác.

Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu con người và xã hội

Đầu tiên, lịch sử cung cấp một kho thông tin về cách con người và xã hội hành xử. Tìm hiểu về hoạt động của con người và xã hội khá khó khăn, mặc dù một số lĩnh vực đang cố gắng. Một sự phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu hiện tại vô tình làm yếu đi các kết quả. Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá chiến tranh nếu các quốc gia đang hòa bình trừ khi chúng ta sử dụng tài liệu lịch sử? Làm sao chúng ta có thể hiểu về các vĩ nhân, ảnh hưởng của đổi mới công nghệ, hoặc vai trò của niềm tin trong việc định hình cuộc sống gia đình, nếu chúng ta không sử dụng những gì chúng ta biết trong quá khứ? Một số nhà xã hội học cố gắng để xây dựng quy luật hoặc các lý thuyết về hành vi của con người. Nhưng ngay cả việc đó cũng phụ thuộc vào thông tin lịch sử, ngoại trừ trong một vài trường hợp, thường là nhân tạo trong đó các thí nghiệm được đưa ra để đánh giá cách con người hành xử. Các khía cạnh quan trọng của hoạt động của một xã hội, như bầu cử đại chúng, các hoạt động truyền giáo, hoặc các liên minh quân sự, không thể được thiết lập thành các thí nghiệm chính xác. Kết quả là, lịch sử phải đóng vai trò như các phòng nghiên cứu, dù không hoàn hảo, và dữ liệu từ quá khứ trở thành bằng chứng quan trọng nhất của chúng ta trong việc tìm kiếm lý do tại sao loài người phức tạp chúng ta lại cư xử như vậy trong các thiết lập xã hội. Điều này, về cơ bản, là lý do tại sao chúng ta không thể tránh xa lịch sử: nó cung cấp căn cứ chứng thực cho việc quan sát và phân tích các xã hội hoạt động như thế nào, và mọi người cần phải có một hiểu biết về xã hội vận hành để sống cho phù hợp. 

Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu sự thay đổi và xã hội chúng ta sống sẽ diễn tiến như thế nào.

Tầm quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của con người

Hai lý do căn bản để học lịch sử là: tính chân thực và sự quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của mỗi người. Lịch sử được kể hay và đúng thì rất thú vị. Với nhiều sử gia nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến, họ biết tầm quan trọng của bài viết hay và sâu sắc cũng quan trọng như tính chính xác. Tiểu sử các danh nhân hay lịch sử quân sự thường hấp dẫn một phần bởi những câu chuyện được kể lại. Lịch sử cũng như văn hóa, nghệ thuật phục vụ một mục đích thực tế không chỉ trên cơ sở thẩm mỹ mà còn là mức độ hiểu biết của con người. Những câu chuyện hay là những câu chuyện khám phá cuộc sống thực của con người và xã hội đã như thế nào, và chúng gợi lên suy nghĩ về những con người ở những nơi và thời khác. Những giá trị thẩm mỹ và nhân văn khiến con người nỗ lực tái tạo quá khứ xa xôi, không còn tồn tại ngày nay. Khám phá những gì mà nhà sử học đôi lúc gọi là “quá khứ của quá khứ” – cách mà những người xưa đã sống – cho ta thấy ý thức về cái đẹp và niềm vui, và sau cùng là một góc nhìn khác về cuộc sống và xã hội loài người. 

Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết luân lý

Lịch sử cũng cung cấp chất liệu cho việc chiêm nghiệm luân lý đạo đức. Nghiên cứu những câu chuyện cá nhân hay các tình huống trong quá khứ còn cho phép sinh viên ngành lịch sử kiểm tra ý thức đạo đức bản thân, nhằm trau dồi nó để đối mặt với những tình huống thực tế phức tạp. Con người không chỉ đối mặt với những nghịch cảnh như trong tiểu thuyết mà cả trong thực tế, và những tình huống lịch sử có thể đưa ra gợi ý. “Lịch sử dạy ta bằng ví dụ” là một cụm từ để mô tả việc này, những nghiên cứu lịch sử không chỉ chứng nhận các vĩ nhân, những người đã hóa giải được các tình huống đạo đức khó xử, và cũng như nhiều người dân bình thường, những người cho ta bài học về tính can đảm, sự cần cù, hoặc phản kháng có tính xây dựng.

Lịch sử giúp cung cấp bản sắc

Lịch sử cũng giúp cung cấp bản sắc, và điều này không nghi ngờ gì là một trong những lý do mọi quốc gia khuyến khích dạy nó trong lớp học. Dữ liệu lịch sử bao gồm bằng chứng về cách gia đình, nhóm, tổ chức và toàn thể quốc gia được hình thành và cách họ đã phát triển trong khi vẫn giữ được sự gắn kết. Đối với nhiều người Mỹ, việc nghiên cứu phả của chính họ là cách sử dụng lịch sử rõ ràng nhất, vì nó cung cấp thông tin về gia đình và (ở mức độ phức tạp hơn một chút) là cơ sở để hiểu cách gia đình tương tác với thời đại lịch sử của mình. Bản sắc gia đình được thiết lập và xác nhận. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và các đơn vị xã hội, chẳng hạn như các nhóm sắc tộc ở Hoa Kỳ, sử dụng lịch sử cho để nhận dạng bản sắc cho mình. Chỉ dựa trên thực tế hiện tại, khó có khả năng hình thành một bản sắc dựa trên những quá khứ phong phú sẵn có. Và tất nhiên các quốc gia sử dụng bản sắc lịch sử của họ – và đôi khi lạm dụng nó. Lịch sử kể các câu chuyện đất nước, nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt mà đất nước trải qua, giúp thúc đẩy sự hiểu biết về các giá trị quốc gia và cam kết lòng trung thành với tổ quốc.

Học lịch sử là cần thiết để thành người công dân tốt

Những kỹ năng nào một người học lịch sử cần có?

Một sinh viên được đào tạo tốt về lịch sử, đã được dạy cách làm việc với các tài liệu từ quá khứ và các dẫn chứng lịch sử, sẽ học cách nghiên cứu như thế nào? Danh sách này có liệt kê được, nhưng nó chứa nhiều điểm trùng lắp.

Khả năng đánh giá bằng chứng.

Nghiên cứu lịch sử tích lũy kinh nghiệm trong việc xử lý và đánh giá các loại bằng chứng khác nhau – các loại bằng chứng sử dụng trong việc định hình những hình ảnh chính xác nhất của quá khứ mà họ có thể. Học cách diễn giải các phát biểu của các nhà lãnh đạo trong quá khứ – là một loại bằng chứng – giúp hình thành khả năng phân biệt giữa sự khách quan và sự ích trong các phát biểu của các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay. Học cách kết hợp các loại bằng chứng khác nhau – báo cáo công khai, hồ sơ cá nhân, dữ liệu số, tài liệu hình ảnh – phát triển khả năng đưa ra lập luận mạch lạc dựa trên nhiều loại dữ liệu khác nhau. Kỹ năng này cũng có thể áp dụng với thông tin gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Khả năng đánh giá những giải thích mâu thuẫn. 

Học lịch sử có nghĩa là đạt được một số kỹ năng trong phân loại những giải thích đa dạng và thường xuyên mâu thuẫn. Hiểu được cách xã hội vận hành – mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu lịch sử – vốn dĩ là khó chính xác, và cũng đúng với những hiểu biết những gì đang xảy ra ngày nay. Học cách xác định và đánh giá những giải thích mâu thuẫn là một kỹ năng công dân cần thiết mà lịch sử, như một phòng thí nghiệm thường xuyên về kinh nghiệm của con người, cho ta học hỏi. Đây là một lĩnh vực mà những lợi ích đầy đủ của nghiên cứu lịch sử đôi khi xung đột với việc sử dụng quá khứ để xây dựng bản sắc một cách hạn hẹp. Có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các tình huống trong quá khứ giúp trang bị tư duy phản biện xây dựng với những tuyên bố đảng phái về vinh quang của bản sắc dân tộc hoặc nhóm người. Các nghiên cứu về lịch sử trong không có ý nghĩa làm xói mòn lòng trung thành hay cam kết, nhưng nó khuyến khích cầu đánh giá các lập luận, và nó cung cấp cơ hội để tham gia vào tranh luận và làm rõ quan điểm.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá thay đổi trong quá khứ.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá các thay đổi trong quá khứ là rất quan trọng để hiểu sự thay đổi trong xã hội ngày nay – đó là một kỹ năng thiết yếu trong cái chung ta hay gọi là “thế giới luôn thay đổi” của chúng ta. Phân tích sự thay đổi có nghĩa là phát triển một số khả năng để xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của sự thay đổi, một số thay đổi căn bản hơn so với những thay đổi khác. So sánh những sự thay đổi cụ thể với các ví dụ từ quá khứ giúp sinh viên lịch sử phát triển khả năng này. Khả năng xác định tính liên tục luôn đi cùng ngay cả những thay đổi mạnh mẽ nhất cũng đến từ việc nghiên cứu lịch sử, cũng như kỹ năng xác định nguyên nhân có thể gây ra thay đổi. Học lịch sử giúp một chúng ta tìm ra, ví dụ, liệu một yếu tố chính – chẳng hạn như đổi mới công nghệ hoặc một số chính sách mới có chủ ý – có tạo ra thay đổi hay không, trong nhiều trường hợp, thực tế là nhiều yếu tố kết hợp là nguyên nhân tạo ra thay đổi.

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử là rất quan trọng để thúc đẩy tiến bộ ở công dân. Nó cung cấp thông tin cơ bản về nền tảng của các thể chế chính trị và về các giá trị và vấn đề ảnh hưởng đến văn mình xã hội của chúng ta. Nó cũng góp phần vào khả năng của chúng ta sử dụng các bằng chứng, đánh giá các giải thích, và phân tích sự thay đổi và tính liên tục. Không ai có thể hoàn toàn đối phó với hiện tại như nhà sử học đề cập về quá khứ – chúng ta thiếu góc nhìn để làm điều này, nhưng chúng ta có thể tiến bộ theo hướng này bằng cách áp dụng các bài học từ lịch sử, và chúng ta sẽ sống như những công dân tốt hơn.

Lịch sử hữu ích cho thế giới công việc

Nghiên cứu lịch sử không nghi ngờ gì nữa là một vốn quý cho những công việc và nghề nghiệp khác nhau, mặc dù nó không hẳn, đối với hầu hết sinh viên, dẫn trực tiếp đến một công việc cụ, cũng như một số lĩnh vực kỹ thuật. Nhưng lịch sử đặc biệt chuẩn bị cho người học trên một đoạn đường dài trong sự nghiệp của họ, phẩm chất giúp họ thích nghi và tiến bộ vượt qua giai đoạn đầu sự nghiệp. Không phủ nhận trong xã hội chúng ta, nhiều người trăn trở cho việc học lịch sử. Trước nền kinh tế luôn thay đổi, mối bận tâm về công việc tương lai đều có trên nhiều lĩnh vực. Đào tạo lịch sử không trực tiếp giải quyết điều này, tuy nhiên, lịch sử có thể ứng dụng trực tiếp trong nhiều ngành nghề và rõ ràng lịch sử đã, đang và sẽ giúp rất nhiều cho công việc của chúng ta.

Tại sao học lịch sử?