Top 10 # Tại Sao Có Bão Cát Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Có Bão Cát?

Bão cát còn gọi là bão đen, là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở vùng sa mạc. Vùng sa mạc có những cồn cát rất lớn, đó là nguồn cát của bão. Hơn 100 năm nay vì khai hoang quá mức, chăn thả súc vật bừa bãi, chặt cây phá rừng, khiến cho các thảm thực vật trên Trái Đất bị phá hoại nghiêm trọng, kết quả bão cát ngày càng mở rộng gây nên những tai họa ghê gớm. Lần này bão cát phát sinh ở Mỹ cũng là do nguyên nhân đó gây ra.

Mấy trăm năm trước, vùng đại lục Bắc Mỹ khắp nơi là rừng rậm mênh mông, cây lấy gỗ và thảo nguyên, nguồn tài nguyên sinh vật hoang dã rất phong phú. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX người Mỹ bắt đầu ra sức khai thác vùng đất miền Tây phì nhiêu. Họ phá rừng, khai hoang các thảo nguyên, qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh. Hơn 100 năm nay, người Mỹ đã lợi dụng những tài nguyên tự nhiên phong phú trong đất nước đem lại lượng của cải khổng lồ, đồng thời cũng tiêu diệt gần hết loài trâu hoang dã trên thảo nguyên, hầu như phá tan các thảm thực vật, gây nên những đám đất trọc, tốc độ phong thực tăng nhanh, cuối cùng dẫn đến trận bão này.

Các nhà khoa học đã tính toán: trên thảo nguyên muốn bào đi một lớp đất bề mặt dày 18 cm cần một thời gian 2000 năm, trên những cánh đồng trồng ngô muốn bào mất bề mặt có chiều dày như thế cần 49 năm, còn trên đất trọc chỉ cần có 18 năm.

Trên thế giới rất nhiều nơi có xảy ra bão cát. Ngày 5 tháng 5 năm 1993 ở vùng Tây Bắc Trung Quốc cũng đã xảy ra trận bão cát rất lớn, gây nên 85 người chết, 31 người mất tích, 645 ngàn ha đất canh tác bị phá hoại, một lớp cát dày 20 – 150 cm đã phủ lên mặt đất, gây đổ sập nhà cửa, lấp đầy các giếng, hạt ngũ cốc rơi rụng hết, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho 4 tỉnh vùng Tây Bắc. Ngày nay trên thế giới có 4 vùng thường có bão cát lớn: vùng bão cát Trung á của Liên Xô cũ và vùng Trung á của Trung Quốc; vùng bão cát miền Trung Australia; vùng bão cát ở miền Trung và Tây Bắc Mỹ; vùng bão cát ở sa mạc Sahara Châu Phi.

Xem xét từ nguyên nhân và sự phát triển của các vùng bão cát trên thế giới thì hành vi phá hoại môi trường của con người là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bão cát, nó chiếm đến 90% của mọi nguyên nhân. Do đó chỉ có bảo vệ tốt các thảm thực vật, ngăn ngừa sa mạc hóa mới có thể giảm thấp thiên tai về bão cát.

Từ khoá:Bão cát; Sa mạc hóa.

[Lượt đánh giá: 0 Trung bình: 0]

Tại Sao Lại Xảy Ra Bão Cát?

Nội dung

TẠI SAO LẠI XẢY RA BÃO CÁT?

Ngày 12/5/1934 ở Mỹ đã xảy ra một trận bão cát lớn chưa từng thấy từ trước đến nay. Một cơn gió lúc đã thổi qua vùng đồng bằng rộng lớn ở miền Tây nước Mỹ, cuốn theo lượng phù sa mầu mỡ trên các đồng ruộng nơi đây, tạo thành một vòng bão cát lớn. Cơn bão cát này di chuyển với tốc độ 60 ~ 100 km/h gây sóng gió trên toàn bộ nước Mỹ. Nó kéo dài liên tiếp trong ba ngày, bóc đi trung bình 5 ~ 13cm bề mặt mặt đất ở khu vực miền tây nước Mỹ, phá huỷ hơn 45 triệu mẫu ruộng, hậu quả để lại vô cùng khủng khiếp. Sau cơn bão, những giếng nước, khe suối ở khu vực miền Tây nước Mỹ cạn khô, cây trồng, trâu bò chết hàng loạt, nền kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng.

Trận bão cát hay còn gọi là ”Cơn gió đen” là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở các vùng sa mạc trên thế giới, vì lượng cát ở những khu vực này rất nhiều, khi một trận gió thổi qua sẽ hình thành những cơn bão cát. Gần 100 năm trở lại đây, do những việc lám của con người như khai hoang, phá đất, chăn thả gia súc tuỳ tiện, chặt phá rừng bừa bãi đã khiến môi trường sinh thái của trái đất bị tổn thương nghiêm trọng. Hậu quả là ngày càng xuất hiện nhiều những cơn bão cát trên phạm vi rộng, mức độ nguy hiểm cũng tăng lên. Trận bão cát ở Mỹ năm 1934 cũng là do nguyên nhân chủ yếu ở trên.

Hàng trăm năm trước đây, trên đại lục Bắc Mỹ rộng lớn tràn ngập những loài động vật hoang dã, những cánh rừng sâu thẳm và cả những thảo nguyên xanh ngút. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Mỹ đã tiến hành khai thác những mảnh đất màu mỡ ở khu vực miền trung. Họ chặt phá rừng, khai phá thảo nguyên với quy mô ngày càng rộng, tốc độ ngày một nhanh. Trong hơn một trăm năm ấy, họ đã sử dụng triệt để nguồn tài nguyên phong phú trong đất để làm giàu cho chính mình. Họ cũng không ngần ngại tiêu diệt hết những động vật quý hiếm, có ích trên thảo nguyên. Kết quả phần lớn hệ thực vật ở đây không còn tồn tại, đất bị phơi ra, không còn được che chở. Dưới sức bào mòn của gió, cuối cùng đã dẫn đến tai hoạ này.

Các nhà khoa học dự đoán rằng, trên một vùng thảo nguyên, để bóc đi một lớp đất dày 18cm thì phải mất hơn 2000 năm; Nhưng nếu trên mảnh đất trồng ngô, muốn bóc đi lớp đất dày như vậy thì cần 49 năm; Còn trên một mảnh đất trống thì chỉ cần 18 năm.

Không ít khu vực trên thế giới đã từng được thử cảm giác về cơn bão cát này. Ngày 5/5/1993, ở khu vực Tây Bắc – Trung Quốc có xảy ra một trận bão cát lớn làm 85 người chết, 31 người bị thương, phá huỷ hơn 966.000 mẫu ruộng, nhiều gian nhà bị sập, các giếng nước bị lấp, cây lương thực dạng hạt hoàn toàn mất trắng, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho khu vực Tây Bắc – Trung Quốc.

Hiện nay trên thế giới có 4 khu vực sa mạc lớn: Sa mạc Trung Á ở Liên Xô trước đây, sa mạc Oxtraylia ở giữa Oxtraylia, sa mạc Bắc Mỹ ở phần trung và tây nước Mỹ và sa mạc Sahara ở khu vực trung Phi.

Từ nguyên nhân hình thành và phát triển của các sa mạc trên thế giới cho thấy, con người phá hoại môi trường là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc hình thành sa mạc, nó chiếm đến 90% nguyên nhân. Do vậy, chỉ có bảo vệ cây trồng đề phòng đất đai bị sa mạc hoá thì mới có thể giảm thiểu tai họa do bão cát.

Tại Sao Có Bão Sơn Tinh Mà Không Có Bão Thủy Tinh?

Dư luận băn khoăn, liệu có nên lấy tên vị Tản Viên Sơn Thánh của Việt Nam để đề xuất quốc tế đặt tên bão. Tại sao lại là bão Sơn Tinh mà không phải bão Thủy Tinh?

Theo ông Lê Thanh Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn: Trước đây, việc đặt tên cho các cơn bão do Cơ quan Khí tượng Mỹ thực hiện. Ban đầu, người ta đánh số cho từng cơn bão trong từng mùa mưa bão theo nguyên tắc lấy ngày cơn bão xuất hiện để đặt tên cho nó. Sau đó, Khí tượng Mỹ có sáng kiến lấy tên Thánh của ngày xuất hiện cơn bão để đặt tên. Một thời gian sau, nước Mỹ đề xuất có danh sách tên đề cử gửi cho Tổ chức khí tượng thế giới sử dụng theo thứ tự từ A đến Z.

Trên thế giới có 7 vùng bão, trong đó khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất. Mỗi ổ bão khác nhau lại có những quy định khác nhau. Ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, có 14 nước tham gia Ủy ban Bão của khu vực đã họp lại, bàn thảo và đưa ra quyết định: Các nước sẽ đóng góp danh sách các tên bão, Việt Nam đã đề cử 10 tên các cơn bão để đưa vào danh sách đặt tên của Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Ông Lê Thanh Hải cho biết: “Tôi có tham gia từ đầu việc đóng góp tên bão, chúng tôi có đề cử 20 đến 25 tên khác nhau. Và trước khi gửi danh sách tên đề xuất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Viện Ngôn ngữ học. Viện Ngôn ngữ Việt Nam thẩm định và khẳng định đó là những cái tên thuần túy Việt Nam. Hồi đó, chúng tôi đề xuất cả một cặp tên Sơn Tinh – Thủy Tinh, một vị thần gây ra bão lụt, một vị thần chống chọi lại bão lụt.

Chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên vì có thể nói nhắc đến Sơn Tinh là phải nói đến Thủy Tinh. Tại sao lại có bão Sơn Tinh, không có bão Thủy Tinh? Lý do là vì khi các nước đề xuất tên những cơn bão thì theo quy định, khi gửi các tên đề cử, các nước thành viên phải đọc rõ cách phát âm và giải thích ý nghĩa của những cái tên đó.

Đồng nghiệp của chúng tôi khi đó đọc đến tên bão Thủy Tinh thì bất ngờ mọi người cười ồ lên. Mọi người liền không đồng ý vì do cách phát âm của từ Thủy Tinh trong tiếng nước bạn biến thành một từ gây cười và thậm chí gây hiểu nhầm trên các khía cạnh văn hóa. Vì thế, Ủy ban bão của khu vực chỉ chọn 10 tên do chúng ta đề cử, trong đó có: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco” – ông Hải lý giải.

Về băn khoăn của dư luận: Liêụ có nên lấy tên vị thần cao quý đặt tên cho thiên tai? Trao đổi với Lao Động, ông Hải cho rằng: Ủy ban Bão họp thường kỳ, việc đề cử tên mới, loại tên cũ ra khỏi danh sách cũng được bàn thảo và đi đến quyết định cuối cùng.

Trên thực tế, có những cơn bão khốc liệt, nhiều nước đề xuất phải lãng quên nó đi như bão Saomai, Chanchu đã được chấp thuận xóa tên khỏi danh sách. Tạm thời đến thời điểm này, bão Sơn Tinh đã xuất hiện lần thứ 2, lần thứ nhất vào năm 2012 nhưng chưa thấy ai đề xuất. Nếu có đề xuất chúng tôi sẽ có thủ tục chính thức để kiến nghị Ủy ban Bão. Nhưng chắc chắn một điều không thể thay bằng tên Thủy Tinh”.

Tại Sao Có Bão? Những Nguyên Nhân Hình Thành Bão Và Áp Thấp Nhiệt Đới

+ Bão là gì?

Bão là sự nhiễu động mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và được xếp vào loại hình thời tiết cực đoan ( thời tiết xấu mang đến những nguy cơ khó lường), ngoài ra bão cũng là xoáy thuận nhiệt đới có cấu trúc hình thành từ khối khí nóng ẩm kết hợp cùng dòng xoay mạnh.

+ Bão từ là gì?

Hay còn có tên gọi khác là bão địa từ trên trái đất là một dạng bão được hình thành chủ yếu do dòng hạt có sở hữu điện phát ra từ các vụ bùng nổ trên mặt trời và có tác dụng lên các đường cảm ứng từ của trái đất nên được gọi là bão từ.

Ngoài ra chúng ta có thể thấy bão xuất hiện nhiều hơn vào các thời điểm như mùa hè hay mùa thu trong năm là bởi thời gian này sở hữu đầy đủ các điều kiện tự nhiên cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của bão. Đặc biệt nhiệt độ nước biển càng cao sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc phát triển đối lưu các xoáy quy mô lớn cũng xảy ra mạnh mẽ hơn.

Những nguyên nhân hình thành bão và áp thấp nhiệt đới

Nguyên nhân hình thành bão với các nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

Sự hình thành của bão trước với các nguyên nhân chủ yếu đến từ các thành tố như ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới

Tìm hiểu về nguyên nhân của bão nhiệt đới,trước tiên chúng ta cần hiểu thêm khái niệm:

Bão nhiệt đới là gì?

Bão nhiệt đới là các xoáy nhiệt đới quay nhanh mang đặc trưng bởi trung tâm áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông dạng xoắn ốc đồng thời tạo ra những cơn mưa lớn.

+ Bầu khí quyển mất đi sự cân bằng ổn định trong một khoảng thời gian thích hợp.

+ Ở tầng đối lưu sở hữu độ ẩm cao

+ Lực xoáy có vận tốc vừa đủ mạnh ở bề mặt nước biển

+ Lực quán tính và độ đứt gió được duy trì cố định ở trung tâm áp suất thấp.

Và khi lên cao hơn cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn đạt đến thời điểm nhất định sẽ ngưng tụ thành nước và bị làm nóng không khí xung quanh (do sự tỏa nhiệt của hơi nước). Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí , hơi nước và khí ẩm khi hút lại với nhau sẽ tạo thành tác động lực quán tính với hoàn lưu quay, trả lời cho câu hỏi nguyên nhân bão hình thành như thế nào còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s, Sau đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới

Các yếu tố, điều kiện hình thành của áp thấp nhiệt đới bao gồm: khí áp, nhiệt đô, gió và những vùng có khú hậu nóng nhiệt đới…

Nguyên nhân chủ yếu hình thành áp thấp nhiệt đới là do vùng gió xoáy từ các phía thổi vào trung tâm bão, với vị trí càng gần trung tâm thì mức gió càng mạnh. Trong đó có sự góp mặt của gió làm chuyển không khí từ áp cao đến áp thấp, hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng để hình thành gió xoáy và hình thái của gió

Nguyên nhân chủ quan từ con người

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ yếu tố tự nhiên thì nguyên nhân hình thành bão cũng bắt nguồn từ các lý do chủ quan do lượng Co2 từ khí thải nhà kính và khí metan từ các hoạt động công nghiệp phổ biến của con người khiến bầu khí quyển bị tăng mức độ hấp nhiệt và trở nên nóng hơn, trong đó thúc đẩy sự bay hơi diễn ra nhanh hơn đồng thời làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển và tạo nên sức mạnh tăng cường lớn cho những cơn bão trở nên khắc nghiệt và có sức tàn phá nặng nề.

Phân biệt điểm khác nhau giữa sự hình thành của áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới và ấp thấp nhiệt đới có sự khác biệt rõ rệt, phân biệt giữa 2 hình thái:

+ Nguyên nhân tạo nên áp thấp nhiệt đới là do các vùng gió xoáy thổi về tập trung đủ độ mạnh để di chuyển không khí từ áp cao đến áp thấp

Ngoài ra khi áp thấp nhiệt đới chỉ như một đủ mạnh mới tạo ra bão, vì vậy mức độ nguyên nhân hình thành của áp thấp nhiệt đới có phần hạn chế và tác nhân cũng nhỏ hơn so với bão nhiệt đới.

Bão được xem là một hiện tượng thiên nhiên của quy luật khí hậu, tuy nhiên nguyên nhân hình thành bão do yếu tố chủ quan từ con người với các hoạt động công nghiệp tác động tới quy luật của tự nhiên mới là điều nguy hại. Chúng ta cần có những nhìn nhận đúng đắn hơn về nguyên nhân của những cơn bão với sức phá hủy lớn trong khoảng thời gian trở lại đây!