Top 5 # Tại Sao Có Bão Lửa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Có Bão ?

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều. Bão hình thành ở các vùng nhiệt đớ i vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

LOOTERS IN THE HURRICANE : MOST CRAZIEST Footage EVER Of Florida Hurricane Irma (SEP. 10, 2017) Video: We are kings music channel

Năm nay, thế giới xuất hiện nhiều cơn bão cực lớn, cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng cho những nơi chúng đi qua. Vậy bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão?

Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu.

Bão Harvey nhìn từ vệ tinh.

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 – 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành.

Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5 độ vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy. Khối không khí trong vùng xoáy có chiều ngang khoảng 200 km, chiều dài khoàng 1000km, cách mặt đất khoảng 10 – 12km.

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.

Bão Irma quét qua đảo Sint-Maarten.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26 o C trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Tại Sao Có Bão Sơn Tinh Mà Không Có Bão Thủy Tinh?

Dư luận băn khoăn, liệu có nên lấy tên vị Tản Viên Sơn Thánh của Việt Nam để đề xuất quốc tế đặt tên bão. Tại sao lại là bão Sơn Tinh mà không phải bão Thủy Tinh?

Theo ông Lê Thanh Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn: Trước đây, việc đặt tên cho các cơn bão do Cơ quan Khí tượng Mỹ thực hiện. Ban đầu, người ta đánh số cho từng cơn bão trong từng mùa mưa bão theo nguyên tắc lấy ngày cơn bão xuất hiện để đặt tên cho nó. Sau đó, Khí tượng Mỹ có sáng kiến lấy tên Thánh của ngày xuất hiện cơn bão để đặt tên. Một thời gian sau, nước Mỹ đề xuất có danh sách tên đề cử gửi cho Tổ chức khí tượng thế giới sử dụng theo thứ tự từ A đến Z.

Trên thế giới có 7 vùng bão, trong đó khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất. Mỗi ổ bão khác nhau lại có những quy định khác nhau. Ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, có 14 nước tham gia Ủy ban Bão của khu vực đã họp lại, bàn thảo và đưa ra quyết định: Các nước sẽ đóng góp danh sách các tên bão, Việt Nam đã đề cử 10 tên các cơn bão để đưa vào danh sách đặt tên của Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Ông Lê Thanh Hải cho biết: “Tôi có tham gia từ đầu việc đóng góp tên bão, chúng tôi có đề cử 20 đến 25 tên khác nhau. Và trước khi gửi danh sách tên đề xuất, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Viện Ngôn ngữ học. Viện Ngôn ngữ Việt Nam thẩm định và khẳng định đó là những cái tên thuần túy Việt Nam. Hồi đó, chúng tôi đề xuất cả một cặp tên Sơn Tinh – Thủy Tinh, một vị thần gây ra bão lụt, một vị thần chống chọi lại bão lụt.

Chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên vì có thể nói nhắc đến Sơn Tinh là phải nói đến Thủy Tinh. Tại sao lại có bão Sơn Tinh, không có bão Thủy Tinh? Lý do là vì khi các nước đề xuất tên những cơn bão thì theo quy định, khi gửi các tên đề cử, các nước thành viên phải đọc rõ cách phát âm và giải thích ý nghĩa của những cái tên đó.

Đồng nghiệp của chúng tôi khi đó đọc đến tên bão Thủy Tinh thì bất ngờ mọi người cười ồ lên. Mọi người liền không đồng ý vì do cách phát âm của từ Thủy Tinh trong tiếng nước bạn biến thành một từ gây cười và thậm chí gây hiểu nhầm trên các khía cạnh văn hóa. Vì thế, Ủy ban bão của khu vực chỉ chọn 10 tên do chúng ta đề cử, trong đó có: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco” – ông Hải lý giải.

Về băn khoăn của dư luận: Liêụ có nên lấy tên vị thần cao quý đặt tên cho thiên tai? Trao đổi với Lao Động, ông Hải cho rằng: Ủy ban Bão họp thường kỳ, việc đề cử tên mới, loại tên cũ ra khỏi danh sách cũng được bàn thảo và đi đến quyết định cuối cùng.

Trên thực tế, có những cơn bão khốc liệt, nhiều nước đề xuất phải lãng quên nó đi như bão Saomai, Chanchu đã được chấp thuận xóa tên khỏi danh sách. Tạm thời đến thời điểm này, bão Sơn Tinh đã xuất hiện lần thứ 2, lần thứ nhất vào năm 2012 nhưng chưa thấy ai đề xuất. Nếu có đề xuất chúng tôi sẽ có thủ tục chính thức để kiến nghị Ủy ban Bão. Nhưng chắc chắn một điều không thể thay bằng tên Thủy Tinh”.

Tại Sao Có Bão? Những Nguyên Nhân Hình Thành Bão Và Áp Thấp Nhiệt Đới

+ Bão là gì?

Bão là sự nhiễu động mang tính biến chuyển của các tầng khí quyển và được xếp vào loại hình thời tiết cực đoan ( thời tiết xấu mang đến những nguy cơ khó lường), ngoài ra bão cũng là xoáy thuận nhiệt đới có cấu trúc hình thành từ khối khí nóng ẩm kết hợp cùng dòng xoay mạnh.

+ Bão từ là gì?

Hay còn có tên gọi khác là bão địa từ trên trái đất là một dạng bão được hình thành chủ yếu do dòng hạt có sở hữu điện phát ra từ các vụ bùng nổ trên mặt trời và có tác dụng lên các đường cảm ứng từ của trái đất nên được gọi là bão từ.

Ngoài ra chúng ta có thể thấy bão xuất hiện nhiều hơn vào các thời điểm như mùa hè hay mùa thu trong năm là bởi thời gian này sở hữu đầy đủ các điều kiện tự nhiên cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của bão. Đặc biệt nhiệt độ nước biển càng cao sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc phát triển đối lưu các xoáy quy mô lớn cũng xảy ra mạnh mẽ hơn.

Những nguyên nhân hình thành bão và áp thấp nhiệt đới

Nguyên nhân hình thành bão với các nguyên nhân khách quan từ tự nhiên

Sự hình thành của bão trước với các nguyên nhân chủ yếu đến từ các thành tố như ánh sáng mặt trời, biển và sự hình thành của hơi nước.

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới

Tìm hiểu về nguyên nhân của bão nhiệt đới,trước tiên chúng ta cần hiểu thêm khái niệm:

Bão nhiệt đới là gì?

Bão nhiệt đới là các xoáy nhiệt đới quay nhanh mang đặc trưng bởi trung tâm áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông dạng xoắn ốc đồng thời tạo ra những cơn mưa lớn.

+ Bầu khí quyển mất đi sự cân bằng ổn định trong một khoảng thời gian thích hợp.

+ Ở tầng đối lưu sở hữu độ ẩm cao

+ Lực xoáy có vận tốc vừa đủ mạnh ở bề mặt nước biển

+ Lực quán tính và độ đứt gió được duy trì cố định ở trung tâm áp suất thấp.

Và khi lên cao hơn cột khí ẩm này sẽ trở nên lạnh hơn đạt đến thời điểm nhất định sẽ ngưng tụ thành nước và bị làm nóng không khí xung quanh (do sự tỏa nhiệt của hơi nước). Có một tỷ lệ thuận giữa 3 yếu tố là không khí , hơi nước và khí ẩm khi hút lại với nhau sẽ tạo thành tác động lực quán tính với hoàn lưu quay, trả lời cho câu hỏi nguyên nhân bão hình thành như thế nào còn phụ thuộc vào tốc độ xoáy phải lớn hơn 17m/s, Sau đó không khí bay lên và định hình trên tầng cao sẽ tạo thành những vùng áp cao trên đám mây và đẩy không khí thành mắt bão.

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới

Các yếu tố, điều kiện hình thành của áp thấp nhiệt đới bao gồm: khí áp, nhiệt đô, gió và những vùng có khú hậu nóng nhiệt đới…

Nguyên nhân chủ yếu hình thành áp thấp nhiệt đới là do vùng gió xoáy từ các phía thổi vào trung tâm bão, với vị trí càng gần trung tâm thì mức gió càng mạnh. Trong đó có sự góp mặt của gió làm chuyển không khí từ áp cao đến áp thấp, hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng để hình thành gió xoáy và hình thái của gió

Nguyên nhân chủ quan từ con người

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ yếu tố tự nhiên thì nguyên nhân hình thành bão cũng bắt nguồn từ các lý do chủ quan do lượng Co2 từ khí thải nhà kính và khí metan từ các hoạt động công nghiệp phổ biến của con người khiến bầu khí quyển bị tăng mức độ hấp nhiệt và trở nên nóng hơn, trong đó thúc đẩy sự bay hơi diễn ra nhanh hơn đồng thời làm tăng độ ẩm của bầu khí quyển và tạo nên sức mạnh tăng cường lớn cho những cơn bão trở nên khắc nghiệt và có sức tàn phá nặng nề.

Phân biệt điểm khác nhau giữa sự hình thành của áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới và ấp thấp nhiệt đới có sự khác biệt rõ rệt, phân biệt giữa 2 hình thái:

+ Nguyên nhân tạo nên áp thấp nhiệt đới là do các vùng gió xoáy thổi về tập trung đủ độ mạnh để di chuyển không khí từ áp cao đến áp thấp

Ngoài ra khi áp thấp nhiệt đới chỉ như một đủ mạnh mới tạo ra bão, vì vậy mức độ nguyên nhân hình thành của áp thấp nhiệt đới có phần hạn chế và tác nhân cũng nhỏ hơn so với bão nhiệt đới.

Bão được xem là một hiện tượng thiên nhiên của quy luật khí hậu, tuy nhiên nguyên nhân hình thành bão do yếu tố chủ quan từ con người với các hoạt động công nghiệp tác động tới quy luật của tự nhiên mới là điều nguy hại. Chúng ta cần có những nhìn nhận đúng đắn hơn về nguyên nhân của những cơn bão với sức phá hủy lớn trong khoảng thời gian trở lại đây!

Tại Sao Mọi Cơn Bão Đều Có Tên Và Ai Là Người Đặt Tên Cho Bão?

Trước kia, bão được đặt tên theo đường kinh-vĩ tuyến mà chúng đi quá. Cách đặt tên này đối với các nhà khí tượng thì không có vấn đề gì, nhưng đối với người dân thì lại rất khó nhớ.

Năm 1950, Cơ quan Khí tượng Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống đặt tên bão theo bảng chữ cái (như Able, Baker, Charlie…). Hệ thống này được sử dụng lặp đi lặp lại mỗi năm. Cơn bão đầu tiên trong năm luôn có tên là “Able”, cơn bão thứ hai trong năm luôn có tên là “Baker”, cứ như vậy.

Đến năm 1953, nhận thấy phương pháp đặt tên kiểu này có nhiều bất cập vì đã có nhiều cơn bão mang tên giống nhau, hệ thống này được thay đổi và các cơn bão sẽ được đặt theo tên phụ nữ. Cách làm này bắt chước các nhà khí tượng hàng hải, có thói quen đặt tên các con tàu theo tên phụ nữ.

Năm 1979, hệ thống này lại thay đổi lần nữa, các cơn bão được theo tên của cả phụ nữ và đàn ông.

Mỗi đại dương lớn trên thế giới sẽ có các danh sách tên bão cho riêng mình. Hiện nay, Đại Tây Dương có 6 danh sách tên bão và sẽ được quay vòng. Nghĩa là danh sách tên bão được sử dụng trong năm 2017 sẽ được sử dụng tiếp vào năm 2023.

Vậy khi nào thì một cơn bão bắt đầu được đặt tên? Khi cơn bão bắt đầu xuất hiện vòng xoáy và có vận tốc gió đạt 39 dặm một giờ.

Hiện này, có tới 6 danh sách khác nhau được WMO sử dụng để đặt tên các cơn bão. Mỗi danh sách gồm 21 tên (nhưng tên có các chữ cái Q, U, X, Y, Z không được sử dụng!). Chúng sẽ được sử dụng xoay vòng với chu kỳ 6 năm.

Như vậy mỗi năm sẽ có một danh sách gồm 21 tên và năm sau lại một danh sách 21 tên khác, nhưng nếu một năm có nhiều hơn 21 cơn bão (ví dụ năm 2005).

Khi đó, tên của những cơn bão từ 21 trở đi sẽ có tên theo bảng chữ cái Hy Lạp. Một trường hợp đặc biệt khác là khi các cơn bão “vượt biên” từ đại dương này qua đại dương khác, hoặc biến đổi thành áp thấp nhiệt đới rồi phát triển lại thành bão. Lúc đó tên của chúng cũng sẽ bị thay đổi!

Riêng ở tây bắc Thái Bình Dương, bão lại được đặt tên theo động vật hay hoa lá.

Ở vùng Tây Thái Bình Dương (gồm 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…) mỗi nước sẽ được đăng ký 10 cái tên (như vậy có tổng cộng 140 tên bão) và tên gọi sẽ được xoay vòng trong 5 danh sách. Sau đó sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Ngoài ra ở Việt Nam, khi bão vào biển Đông thì sẽ đánh số thứ tự trong một năm do Nhà nước quy định (và vẫn có tên quốc tế như khi Việt Nam đăng ký tên). Ví dụ: Bão số 8 là tên gọi của bão Sơn Tinh (tên quốc tế do Việt Nam đăng ký) hay bão Damrey (VN gọi là bão số 7).