Top 12 # Tại Sao Con Người Phải Học Lịch Sử Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Con Người Cần Phải Học?

Không học, tức thiếu cái “đầu” (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn. Trong một quốc gia văn minh, người “công dân” học là để biết cách “làm chủ”; còn người “công chức” học là để biết cách “làm thuê”…

Mỗi quốc gia đều có những con người; tức có nhiều người mới có quốc gia. Mỗi quốc gia đều có nhà nước và xã hội. Trong các quốc gia thời phong kiến, người nào làm trong bộ máy nhà nước gọi là “quan”, quan đứng đầu gọi là “vua”; còn những người khác trong xã hội gọi là “dân” (thần dân). Vua là loại quan có “quyền hành” cao, tức quan có quyền lực cao nhất, làm suốt đời; do vậy mà có câu châm ngôn: “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Người dân có thể làm quan; còn quan cũng có thể làm dân. Tức là, quan vẫn phải theo luật lệ “hết quan, tàn dân” như trong trò chơi “ô ăn quan”.

Cách đây 71 năm, ngay sau khi đất nước được độc lập, ngày 8 – 9 – 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “xóa nạn mù chữ” trong cả nước, thực hiện chống kẻ thù “giặc dốt” – kẻ thù nguy hiểm cùng với “giặc đói” lúc bấy giờ. Theo đó, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 18 – 9 – 1945. Sau nhiều thập kỷ, trình độ văn hóa của người dân Việt Nam tuy có được nâng cao, tức hết mù chữ; nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, chất lượng văn hóa hiện nay lại rất thấp, tức còn nhiều khiếm khuyết về văn hóa, trong đó có giáo dục, đào tạo công chức nói riêng và các công dân nói chung. Điều đó cho thấy rằng, rất cần thiết phải tiếp tục mổ xẻ vấn đề “học” ở nước ta hiện nay. Cụ Phan Châu Trinh đã từng nói cách đây gần một thế kỷ, rằng: “Chi bằng học”.

Tại sao phải học?

Giặc dốt như Cụ Hồ Chí Minh nói là muốn chỉ về sự thiếu thốn mặt tinh thần, tức tri thức và văn hóa – thuộc phần “đầu” của thể trạng con người; còn giặc đói là muốn nói đến sự thiếu thốn mặt vật chất, tức chính trị và kinh tế – thuộc phần “thân” của thể trạng con người.

Điều đó có nghĩa là, vật chất và tinh thần được nhìn nhận là hai mặt “đối lập” (độc lập) cơ bản trong thể trạng con người. Theo đó, học tập kiến thức các môn như tự nhiên, xã hội là để sáng tạo ra giá trị tinh thần; còn thực hành công việc bằng lao động chân tay, trí óc là để tạo ra lợi ích vật chất. Vật chất và tinh thần là hai lĩnh vực không thể thiếu đối với đời sống con người.

Sinh thời, Cụ Hồ thường nói đến việc học và hành như vậy, tức vừa phải học vừa phải làm (nói và làm). Cũng như muốn đánh thắng giặc “ngoại xâm” (đế quốc, thực dân) thì phải vừa tăng gia, vừa sản xuất; còn muốn đánh thắng giặc “nội xâm” (nghèo đói, dốt nát) thì phải vừa học vừa hành. Giặc ngoại xâm là muốn nói đến kẻ đã xâm phạm vào luật pháp (biên giới) giữa “vật chất và tinh thần” của quốc gia, tức phần “cổ” của thể trạng con người; còn giặc nội xâm là muốn nói đến những kẻ đã xâm phạm vào vật chất và tinh thần của quốc gia, tức phần đầu và phần thân của thể trạng con người.

Học là để nâng cao thể chất của cái đầu, tức nâng cao trình độ tri thức và văn hóa – biểu tượng ánh sáng của Mặt Trời (ban ngày); còn hành là để nâng cao thể lực của cái thân, tức nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội – biểu tượng bóng tối của Vũ Trụ (ban đêm). Không có ngày, có đêm sẽ không có sự sống con người; tương tự, không có học và hành con người sẽ không tồn tại được. Do vậy, học vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi người sống trong xã hội. Đã là con người thì cần phải học; không học, tức thiếu cái đầu (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn.

Học để làm gì và học như thế nào?

Trong mỗi quốc gia văn minh đều có các công chức (công dân trong bộ máy nhà nước) và các công dân (nhân dân trong xã hội dân sự). Hai loại công dân này đều cần phải học.

Nhìn từ phía công dân, học là để biết cách “làm chủ” trong Quốc gia. Nếu công dân không học các kiến thức phổ thông, trong đó có các kiến thức cơ bản như luật pháp, lịch sử, trách nhiệm của công dân,… sẽ không thể biết làm chủ. Lâu nay nhiều công dân chỉ được nghe, chứ chưa biết thế nào là làm chủ với tư cách một công dân. Trước đổi mới, chiến tranh vừa chấm dứt thì kinh tế thị trường bắt đầu hình thành. Do vậy, thực tế nhiều người chỉ biết đến “làm thuê” cho các “ông chủ” có vốn đầu tư trong điều kiện của kinh tế thị trường.

Đồ dùng học tập của lớp bình dân học vụ – một phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngay sau khi giành độc lập ngày 8 tháng 9 năm 1945 theo phương châm “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Học để làm chủ, tức là mỗi người công dân cần phải nhận thức được thế nào là một công dân. Trong Quốc gia, mỗi công dân đều có quyền công dân, quyền con người; mỗi công dân khi mất quyền công dân, vẫn còn quyền con người. Khái niệm công dân chỉ có trong nhà nước pháp quyền, vì nhà nước pháp quyền hình thành trong kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường thì có những người làm thuê và những người làm chủ. Nhiều khi có người làm thuê ở lĩnh vực này, nhưng lại là người làm chủ ở lĩnh vực khác. Nói cách khác, làm thuê và làm chủ chỉ là các phương pháp đối lập (khác nhau) để đạt được các mục tiêu xã hội tốt đẹp. Không nên kỳ thị người làm thuê hoặc kỳ thị người làm chủ, nếu họ đều làm tốt công việc tuân theo luật pháp. Người làm chủ kém không bằng người làm thuê giỏi. Điều đó có nghĩa, dù là người công chức đứng đầu một quốc gia, nhưng làm “kém” cũng không bằng người công dân nhặt rác “giỏi”.

Muốn trở thành người làm chủ, người công dân cần phải biết cách (khéo) phê bình các công chức, tức phê bình các quan điểm và hành động trái với luật pháp của họ, nhưng không được “chửi” như Cụ Hồ đã nói, vì chửi tức là vô văn hóa; đồng thời các công dân phải biết giám sát công chức thông qua các tổ chức xã hội và báo chí độc lập.

Nhìn từ phía công chức, học là để biết cách làm thuê trong quốc gia. Muốn biết làm thuê, theo Cụ Hồ, trước hết lại phải “học để làm người”, tức phải học làm một công dân thực sự. Nếu công chức không học các kiến thức như lý luận chính trị, luật pháp, chuyên môn, ngành nghề đúng đắn sẽ không biết làm thuê. Lâu nay nhiều công chức chỉ học nhiều, chứ chưa biết học thật sự, chưa biết thế nào là làm thuê với tư cách một công dân – người “đầy tớ”. Do vậy, có nhiều công chức hiện nay lãnh đạo nhưng cứ thản nhiên sử dụng công cụ “quyền lực”, chứ không biết rằng, “lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân” như Cụ Hồ đã từng nêu rõ. Muốn trở thành người làm thuê giỏi, mỗi công chức trước hết, cần phải biết thế nào là một công chức thật sự; tức công chức không chỉ biết “danh dự” của mình khi được người dân tín nhiệm, ủy quyền, mà còn phải thấy được vai trò “trách nhiệm” nặng nề của mình. Người làm thuê chỉ có trong kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay lại chưa được nhiều quốc gia phát triển công nhận. Do vậy, mỗi công chức cần phải học, nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, biết thế nào là người làm thuê. Muốn trở thành người làm thuê thực sự, cần phải biết “cách làm việc” với nhân dân. Cụ Hồ đã chỉ rõ rằng, cán bộ (công chức) làm cách mạng dân tộc, dân chủ, có hai cách làm việc với nhân dân: Một là, làm việc theo cách “quan liêu”, tức quản lý – hoạt động sử dụng đến công cụ quyền lực; hai là, làm việc theo cách dân chủ, tức lãnh đạo – hoạt động không sử dụng đến công cụ quyền lực. Cách làm việc quan liêu, tức là công chức đã coi công dân là người đầy tớ cho mình; còn làm việc theo cách dân chủ, tức là công chức đã biết coi công dân là người chủ của mình. Nói cách khác, công chức muốn trở thành người làm thuê giỏi, thật sự vì nhân dân, cần phải biết tôn trọng nhân dân, đối xử với nhân dân một cách bình đẳng, công bằng tuân theo Hiến pháp, các đạo luật; đồng thời phải biết tôn trọng, lắng nghe những ý kiến góp ý, phê bình của công dân là các nhà khoa học nói riêng, cũng như nhân dân nói chung, thông qua các tổ chức xã hội, báo chí độc lập, tức xã hội dân sự.

Các phân tích nêu trên cho thấy rằng, các công chức cấp cao (lãnh đạo) của Đảng và Nhà nước hiện nay cần phải biết học thật sự, tức nhìn nhận rõ các vấn đề, như làm thuê, làm chủ trong kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, để tiếp tục đưa ra những quyết sách đổi mới phù hợp với thực tiễn, trong các thể chế kinh tế, chính trị và tri thức, văn hóa; đồng thời, mỗi công dân là công chức cần phải biết học thật sự, tức nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, cũng như thế nào là người công chức làm thuê thật sự, để có thể trở thành những “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” như Cụ Hồ lúc sinh thời đã từng nêu rõ.

Tại Sao Lại Học Lịch Sử?

Peter N. Stearns

Con người sống trong hiện tại, họ có kế hoạch và lo lắng về tương lai. Tuy nhiên, lịch sử lại nghiên cứu quá khứ. Với tất cả áp lực từ nhu cầu của việc sống trong hiện tại và dự đoán những gì sắp đến, tại sao lại bận tâm với những gì đã xảy ra? Với tất cả các ngành kiến thức ưa thích và sẵn có, tại sao lại duy trì – như hầu hết các chương trình giáo dục của Mỹ – khá nhiều bài học lịch sử? Và tại sao khuyến khích nhiều sinh viên nghiên cứu lịch sử hơn mức họ được yêu cầu?

Các nhà sử học không thực hiện cấy ghép tim, cải thiện thiết kế đường cao tốc, hoặc bắt giữ tội phạm. Trong một xã hội hy vọng giáo dục phục vụ mục đích hữu ích, các chức năng của lịch sử có vẻ khó xác định hơn so với ngành kỹ thuật hoặc y dược. Thực tế lịch sử rất hữu ích, thậm chí không thể thiếu, nhưng các kết quả của nghiên cứu lịch sử ít hữu hình hơn, đôi khi ít thức thời hơn so với những kết quả xuất phát từ một số ngành khác.

Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu con người và xã hội

Đầu tiên, lịch sử cung cấp một kho thông tin về cách con người và xã hội hành xử. Tìm hiểu về hoạt động của con người và xã hội khá khó khăn, mặc dù một số lĩnh vực đang cố gắng. Một sự phụ thuộc hoàn toàn vào dữ liệu hiện tại vô tình làm yếu đi các kết quả. Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá chiến tranh nếu các quốc gia đang hòa bình trừ khi chúng ta sử dụng tài liệu lịch sử? Làm sao chúng ta có thể hiểu về các vĩ nhân, ảnh hưởng của đổi mới công nghệ, hoặc vai trò của niềm tin trong việc định hình cuộc sống gia đình, nếu chúng ta không sử dụng những gì chúng ta biết trong quá khứ? Một số nhà xã hội học cố gắng để xây dựng quy luật hoặc các lý thuyết về hành vi của con người. Nhưng ngay cả việc đó cũng phụ thuộc vào thông tin lịch sử, ngoại trừ trong một vài trường hợp, thường là nhân tạo trong đó các thí nghiệm được đưa ra để đánh giá cách con người hành xử. Các khía cạnh quan trọng của hoạt động của một xã hội, như bầu cử đại chúng, các hoạt động truyền giáo, hoặc các liên minh quân sự, không thể được thiết lập thành các thí nghiệm chính xác. Kết quả là, lịch sử phải đóng vai trò như các phòng nghiên cứu, dù không hoàn hảo, và dữ liệu từ quá khứ trở thành bằng chứng quan trọng nhất của chúng ta trong việc tìm kiếm lý do tại sao loài người phức tạp chúng ta lại cư xử như vậy trong các thiết lập xã hội. Điều này, về cơ bản, là lý do tại sao chúng ta không thể tránh xa lịch sử: nó cung cấp căn cứ chứng thực cho việc quan sát và phân tích các xã hội hoạt động như thế nào, và mọi người cần phải có một hiểu biết về xã hội vận hành để sống cho phù hợp. 

Nguồn ảnh: Unsplash

Lịch sử giúp chúng ta hiểu sự thay đổi và xã hội chúng ta sống sẽ diễn tiến như thế nào.

Tầm quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của con người

Hai lý do căn bản để học lịch sử là: tính chân thực và sự quan trọng của lịch sử trong cuộc sống của mỗi người. Lịch sử được kể hay và đúng thì rất thú vị. Với nhiều sử gia nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến, họ biết tầm quan trọng của bài viết hay và sâu sắc cũng quan trọng như tính chính xác. Tiểu sử các danh nhân hay lịch sử quân sự thường hấp dẫn một phần bởi những câu chuyện được kể lại. Lịch sử cũng như văn hóa, nghệ thuật phục vụ một mục đích thực tế không chỉ trên cơ sở thẩm mỹ mà còn là mức độ hiểu biết của con người. Những câu chuyện hay là những câu chuyện khám phá cuộc sống thực của con người và xã hội đã như thế nào, và chúng gợi lên suy nghĩ về những con người ở những nơi và thời khác. Những giá trị thẩm mỹ và nhân văn khiến con người nỗ lực tái tạo quá khứ xa xôi, không còn tồn tại ngày nay. Khám phá những gì mà nhà sử học đôi lúc gọi là “quá khứ của quá khứ” – cách mà những người xưa đã sống – cho ta thấy ý thức về cái đẹp và niềm vui, và sau cùng là một góc nhìn khác về cuộc sống và xã hội loài người. 

Lịch sử góp phần cho sự hiểu biết luân lý

Lịch sử cũng cung cấp chất liệu cho việc chiêm nghiệm luân lý đạo đức. Nghiên cứu những câu chuyện cá nhân hay các tình huống trong quá khứ còn cho phép sinh viên ngành lịch sử kiểm tra ý thức đạo đức bản thân, nhằm trau dồi nó để đối mặt với những tình huống thực tế phức tạp. Con người không chỉ đối mặt với những nghịch cảnh như trong tiểu thuyết mà cả trong thực tế, và những tình huống lịch sử có thể đưa ra gợi ý. “Lịch sử dạy ta bằng ví dụ” là một cụm từ để mô tả việc này, những nghiên cứu lịch sử không chỉ chứng nhận các vĩ nhân, những người đã hóa giải được các tình huống đạo đức khó xử, và cũng như nhiều người dân bình thường, những người cho ta bài học về tính can đảm, sự cần cù, hoặc phản kháng có tính xây dựng.

Lịch sử giúp cung cấp bản sắc

Lịch sử cũng giúp cung cấp bản sắc, và điều này không nghi ngờ gì là một trong những lý do mọi quốc gia khuyến khích dạy nó trong lớp học. Dữ liệu lịch sử bao gồm bằng chứng về cách gia đình, nhóm, tổ chức và toàn thể quốc gia được hình thành và cách họ đã phát triển trong khi vẫn giữ được sự gắn kết. Đối với nhiều người Mỹ, việc nghiên cứu phả của chính họ là cách sử dụng lịch sử rõ ràng nhất, vì nó cung cấp thông tin về gia đình và (ở mức độ phức tạp hơn một chút) là cơ sở để hiểu cách gia đình tương tác với thời đại lịch sử của mình. Bản sắc gia đình được thiết lập và xác nhận. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và các đơn vị xã hội, chẳng hạn như các nhóm sắc tộc ở Hoa Kỳ, sử dụng lịch sử cho để nhận dạng bản sắc cho mình. Chỉ dựa trên thực tế hiện tại, khó có khả năng hình thành một bản sắc dựa trên những quá khứ phong phú sẵn có. Và tất nhiên các quốc gia sử dụng bản sắc lịch sử của họ – và đôi khi lạm dụng nó. Lịch sử kể các câu chuyện đất nước, nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt mà đất nước trải qua, giúp thúc đẩy sự hiểu biết về các giá trị quốc gia và cam kết lòng trung thành với tổ quốc.

Học lịch sử là cần thiết để thành người công dân tốt

Những kỹ năng nào một người học lịch sử cần có?

Một sinh viên được đào tạo tốt về lịch sử, đã được dạy cách làm việc với các tài liệu từ quá khứ và các dẫn chứng lịch sử, sẽ học cách nghiên cứu như thế nào? Danh sách này có liệt kê được, nhưng nó chứa nhiều điểm trùng lắp.

Khả năng đánh giá bằng chứng.

Nghiên cứu lịch sử tích lũy kinh nghiệm trong việc xử lý và đánh giá các loại bằng chứng khác nhau – các loại bằng chứng sử dụng trong việc định hình những hình ảnh chính xác nhất của quá khứ mà họ có thể. Học cách diễn giải các phát biểu của các nhà lãnh đạo trong quá khứ – là một loại bằng chứng – giúp hình thành khả năng phân biệt giữa sự khách quan và sự ích trong các phát biểu của các nhà lãnh đạo chính trị ngày nay. Học cách kết hợp các loại bằng chứng khác nhau – báo cáo công khai, hồ sơ cá nhân, dữ liệu số, tài liệu hình ảnh – phát triển khả năng đưa ra lập luận mạch lạc dựa trên nhiều loại dữ liệu khác nhau. Kỹ năng này cũng có thể áp dụng với thông tin gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Khả năng đánh giá những giải thích mâu thuẫn. 

Học lịch sử có nghĩa là đạt được một số kỹ năng trong phân loại những giải thích đa dạng và thường xuyên mâu thuẫn. Hiểu được cách xã hội vận hành – mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu lịch sử – vốn dĩ là khó chính xác, và cũng đúng với những hiểu biết những gì đang xảy ra ngày nay. Học cách xác định và đánh giá những giải thích mâu thuẫn là một kỹ năng công dân cần thiết mà lịch sử, như một phòng thí nghiệm thường xuyên về kinh nghiệm của con người, cho ta học hỏi. Đây là một lĩnh vực mà những lợi ích đầy đủ của nghiên cứu lịch sử đôi khi xung đột với việc sử dụng quá khứ để xây dựng bản sắc một cách hạn hẹp. Có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các tình huống trong quá khứ giúp trang bị tư duy phản biện xây dựng với những tuyên bố đảng phái về vinh quang của bản sắc dân tộc hoặc nhóm người. Các nghiên cứu về lịch sử trong không có ý nghĩa làm xói mòn lòng trung thành hay cam kết, nhưng nó khuyến khích cầu đánh giá các lập luận, và nó cung cấp cơ hội để tham gia vào tranh luận và làm rõ quan điểm.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá thay đổi trong quá khứ.

Kinh nghiệm trong việc đánh giá các thay đổi trong quá khứ là rất quan trọng để hiểu sự thay đổi trong xã hội ngày nay – đó là một kỹ năng thiết yếu trong cái chung ta hay gọi là “thế giới luôn thay đổi” của chúng ta. Phân tích sự thay đổi có nghĩa là phát triển một số khả năng để xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của sự thay đổi, một số thay đổi căn bản hơn so với những thay đổi khác. So sánh những sự thay đổi cụ thể với các ví dụ từ quá khứ giúp sinh viên lịch sử phát triển khả năng này. Khả năng xác định tính liên tục luôn đi cùng ngay cả những thay đổi mạnh mẽ nhất cũng đến từ việc nghiên cứu lịch sử, cũng như kỹ năng xác định nguyên nhân có thể gây ra thay đổi. Học lịch sử giúp một chúng ta tìm ra, ví dụ, liệu một yếu tố chính – chẳng hạn như đổi mới công nghệ hoặc một số chính sách mới có chủ ý – có tạo ra thay đổi hay không, trong nhiều trường hợp, thực tế là nhiều yếu tố kết hợp là nguyên nhân tạo ra thay đổi.

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử là rất quan trọng để thúc đẩy tiến bộ ở công dân. Nó cung cấp thông tin cơ bản về nền tảng của các thể chế chính trị và về các giá trị và vấn đề ảnh hưởng đến văn mình xã hội của chúng ta. Nó cũng góp phần vào khả năng của chúng ta sử dụng các bằng chứng, đánh giá các giải thích, và phân tích sự thay đổi và tính liên tục. Không ai có thể hoàn toàn đối phó với hiện tại như nhà sử học đề cập về quá khứ – chúng ta thiếu góc nhìn để làm điều này, nhưng chúng ta có thể tiến bộ theo hướng này bằng cách áp dụng các bài học từ lịch sử, và chúng ta sẽ sống như những công dân tốt hơn.

Lịch sử hữu ích cho thế giới công việc

Nghiên cứu lịch sử không nghi ngờ gì nữa là một vốn quý cho những công việc và nghề nghiệp khác nhau, mặc dù nó không hẳn, đối với hầu hết sinh viên, dẫn trực tiếp đến một công việc cụ, cũng như một số lĩnh vực kỹ thuật. Nhưng lịch sử đặc biệt chuẩn bị cho người học trên một đoạn đường dài trong sự nghiệp của họ, phẩm chất giúp họ thích nghi và tiến bộ vượt qua giai đoạn đầu sự nghiệp. Không phủ nhận trong xã hội chúng ta, nhiều người trăn trở cho việc học lịch sử. Trước nền kinh tế luôn thay đổi, mối bận tâm về công việc tương lai đều có trên nhiều lĩnh vực. Đào tạo lịch sử không trực tiếp giải quyết điều này, tuy nhiên, lịch sử có thể ứng dụng trực tiếp trong nhiều ngành nghề và rõ ràng lịch sử đã, đang và sẽ giúp rất nhiều cho công việc của chúng ta.

Tại sao học lịch sử?

Tại Sao Con Người Bị Đột Quỵ?

Những nguyên nhân thường gặp của đột quỵ là gì?

1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

– Có thể do huyết khối hình thành tại chỗ ngay trong lòng các mạch máu lớn nuôi não.

– Hoặc do huyết khối từ nơi khác trong cơ thể theo dòng máu đến não gây thuyên tắc.

2. Đột quỵ do xuất huyết não

Máu chảy từ một mạch máu bị vỡ sẽ hình thành nên một khối máu tụ gây chèn ép bên trong não (xuất huyết não) hoặc chèn ép giữa não và xương sọ (xuất huyết dưới màng nhện).

3. Ngoài ra còn những nguyên nhân khác ít gặp hơn như nhồi máu não do giảm tưới máu ở bệnh nhân bị sốc, tụt huyết áp hoặc huyết khối tĩnh mạch não.

– Không giống như những tế bào khác của cơ thể, một khi tế bào não chết đi, thường sẽ không có tế bào khác thay thế chúng.Vùng não có những tế bào não bị chết do đột quỵ được gọi là vùng nhồi máu não.

– Những tế bào xung quanh vùng nhồi máu có thể nhận máu nuôi không đầy đủ. Vùng này được gọi là vùng quanh nhồi máu. Những tế bào trong vùng này bị thiếu oxy và dưỡng chất. Điều này sẽ dẫn đến việc phóng thích các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương hoặc giết các tế bào não khỏe mạnh và do đó làm tăng kích thước vùng nhồi máu. Kích thước vùng nhồi máu sẽ ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của bệnh nhân sau đột quỵ và việc điều trị chậm trễ sẽ làm tăng kích thước vùng nhồi máu.

Những yếu tố nguy cơ nào có thể đưa đến đột quỵ?

– Tuổi: Nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm kể từ 55 tuổi trở đi.

– Giới tính: Đột quỵ thường gặp ở nam hơn nữ. Hầu như cứ 1 trên 4 người nam giới và 1 trong 5 người phụ nữ bị đột quỵ khi họ sống đến 85 tuổi.

– Tiền căn gia đình: Những người có người thân bị đột quỵ thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này.

– Tiền sử bị cơn thoáng thiếu máu não: Nguy cơ bị đột quỵ sau khi bị cơn thoáng thiếu máu não sẽ cao hơn 10 lần so với người chưa từng bị cơn thoáng thiếu máu não.

– Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Bởi vì bệnh nhân thường không có triệu chứng và không có dấu hiệu báo trước, do đó mọi người trưởng thành, đặc biệt là những người trên 35 tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.

– Tăng cholesterol máu: Mức cholesterol toàn phần trong máu ≥240 mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

– Bệnh tim mạch: Những người bị rung nhĩ, bệnh động mạch vành hoặc suy tim có nguy cơ đột quỵ cao.

– Đái tháo đường: Đây là một bệnh có tính chất hệ thống ảnh hưởng đến tất cả các mạch máu trong cơ thể trong đó có mạch máu não.

– Uống rượu quá mức: Uống rượu nhiều một cách thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp và uống rượu quá mức có thể khiến cho mạch máu trong não bị vỡ.

Tóm lại, đột quỵ là tình trạng tổn thương tế bào não do tắc nghẽn mạch máu não hoặc do xuất huyết não. Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể đưa đến đột quỵ trong đó có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Việc thay đổi lối sống và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ là rất cần thiết để có thể giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ.

Tại Sao Phải Học Tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ bạn sẽ có thể sử dụng rộng rãi nhất. Vì nó được nói ở nhiều quốc gia hơn bất kỳ ngôn ngữ nào khác. Tôi khuyên mọi người hãy dừng việc tập trung thời gian và nỗ lực vào việc học một ngôn ngữ nào đó; mà bạn sẽ hầu như không bao giờ có cơ hội để sử dụng.

Con số khổng lồ 60 trong số 196 quốc gia trên thế giới có tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của họ như: Hoa Kỳ, Úc, Canada, New Zealand… Đó là ngôn ngữ của ngoại giao và ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc, NATO và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu; chưa kể đến nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung. Hơn nữa, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia khác. Bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Tổng cộng, khoảng 1,5 tỷ người nói tiếng Anh trên toàn thế giới; và một tỷ khác đang trong quá trình học nó.

Mọi người thấy đó, ngay từ lý do đầu tiên đã khẳng định cho bạn biết rõ ràng tại sao phải học tiếng Anh rồi đó.

Ngay cả ở những quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức; nó đã và đang được sử dụng như một ngôn ngữ chung. Có khả năng nói tiếng Anh cho phép bạn giao tiếp hiệu quả ở nhiều quốc gia. Điều này mở ra nhiều khả năng cho bạn chọn lựa các công việc yêu thích, đam mê; chưa kể đến du lịch. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc bị lạc; khi bạn đi du lịch đến một quốc gia nói tiếng Anh. Vì bạn sẽ dễ dàng yêu cầu chỉ đường và thực hiện các chuyến tham quan. Tự đặt món ăn và trò chuyện với người dân địa phương. Điều đó sẽ không còn là sự căng thẳng khi không có hướng dẫn viên bên cạnh.

#3 Tiếng Anh sẽ giúp bạn trong công việc kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp

Thông thạo ngôn ngữ thứ hai thể hiện rõ ràng một bộ não mạnh mẽ. Nó phản ánh một người đã dành nhiều thời gian, nguồn lực và cam kết cần thiết để làm chủ một ngôn ngữ khác. Việc thêm tiếng Anh vào CV của bạn sẽ đặc biệt hữu ích. Nó không chỉ là một ngôn ngữ đặc biệt phức tạp để nắm bắt; một thực tế phản ánh tốt về bạn vì đã làm chủ nó. Nhưng như chúng ta đã thấy, nó cũng là một ngôn ngữ vô cùng hữu ích để học; bởi vì rất nhiều quốc gia sử dụng nó. Bạn sẽ ở một vị trí cao cấp hơn trong các công việc ở nước ngoài. Nếu bạn đã đạt đến trình độ thông thạo tiếng Anh tốt.

Có khả năng nói tiếng Anh giúp bạn có thể tham dự; hoặc tổ chức các cuộc họp kinh doanh thương mại quốc tế. Cơ hội là cuộc họp sẽ được tiến hành bằng tiếng Anh. Nếu bạn là người duy nhất trong nhóm của bạn có thể nói tiếng Anh; bạn có thể thấy mình luôn được đưa ra để tham dự các cuộc họp quan trọng. Thúc đẩy bản thân bậc thang sự nghiệp trong tiến trình.

Bạn sẽ có thể trợ giúp với bất kỳ khách hàng nói tiếng Anh nào. Điều này mang lại cho bạn cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng ở nước ngoài. Và khả năng xây dựng mối quan hệ là kỹ năng kinh doanh quan trọng giúp bạn có lợi thế.

Nếu công ty bạn đang làm việc thuộc lĩnh vực tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ. Kiến thức về tiếng Anh của bạn có thể hữu ích cho việc dịch tài liệu tiếp thị; hoặc liên lạc với khách hàng hoặc triển vọng bán hàng. Kiến thức văn hóa bạn sẽ có được thông qua việc học tiếng Anh. Cũng có thể có ích trong việc biết cách quảng bá sản phẩm và ý tưởng cho các quốc gia nói tiếng Anh.

“Tại sao phải học tiếng Anh ư? Bởi vì bạn đang sống trong một xã hội sử dụng tiếng Anh”

#4 Tiếng Anh giúp bạn tiếp cận với một số trường đại học tốt nhất thế giới

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của nền giáo dục đại học hiện đại. Các trường đại học lớn như Oxford, Cambridge, Harvard và MIT; chỉ là một vài trong số các trường đại học nổi tiếng chiếm các đỉnh cao của bảng xếp hạng giáo dục thế giới. Bạn cần nói tiếng Anh thành thạo để đạt điều kiện cần nhập học vào bất kỳ trường nào trong số này.

Với việc học và tốt nghiệp ở các trường danh tiếng thế giới. Bạn sẽ bắt đầu sự nghiệp với một tên lừng lẫy trên CV của mình. Nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn. Bạn sẽ cần phải làm một bài kiểm tra tiếng Anh trong quá trình nhập học.

Nếu bạn học tiếng Anh, bạn sẽ có thể thưởng thức tác phẩm của một số nhà văn nổi tiếng trên thế giới. Các tác phẩm của Shakespeare sẽ mang ý nghĩa mới khi bạn có thể nói tiếng Anh. Ngoài ra, bạn có thể mong đợi được thưởng thức những tác phẩm kinh điển có ảnh hưởng; như Wuthering Heights của Emily Bronte, và Animal Farm của George Orwell…và nhiều, nhiều hơn nữa. Cách duy nhất để đánh giá cao một tác phẩm văn học cổ điển là đọc nó bằng ngôn ngữ gốc.

Những bộ phim có doanh thu cao nhất thế giới được sản xuất ở Hollywood. Không cần phải nói, chúng được làm bằng tiếng Anh. Đã bao nhiêu lần bạn được nhìn thấy một bộ phim bom tấn của Mỹ và đã thất vọng bởi không theo kịp với phụ đề nhịp độ nhanh? Và bao nhiêu lần bạn đã làm hài lòng một bài hát pop yêu thích; nhưng không thể hát theo vì nó bằng tiếng Anh vì bạn không biết các từ vựng?

#7 Tiếng Anh đưa bạn tới tham dự các hội nghị và sự kiện quốc tế

Các sự kiện thể thao lớn như Thế vận hội được tổ chức bằng tiếng Anh và các hội nghị quốc tế cũng vậy. Vì vậy, việc học tiếng Anh bây giờ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho bạn trong những năm tới.

Bạn sẽ không bao giờ biết – có thể có một nhà đầu tư hoặc khách hàng mới trong số đám đông của các đại biểu dự hội nghị, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn có thể liên lạc với họ!

Bảng chữ cái tiếng Anh rất đơn giản so với rất nhiều ngôn ngữ khác. Cách phát âm và cách ghi nhớ cũng thuộc hàng dễ nhất, tương tự như tiếng Tây Ban Nha. Tuy vậy, với những người thân thuộc với chữ Hán như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì nó lại trở nên vô cùng khó khăn. Và điều này cũng hoàn toàn đúng với các quốc gia sử dụng tiếng Hindi như Ấn Độ. Còn lại, phần đông trên thế giới đều sử dụng hệ chữ latin nên sẽ ít bị bối rối khi học tiếng Anh. Đừng tự hỏi tại sao phải học tiếng anh nữa, bởi vì nó quá dễ để học phải không nào

Bạn có biết rằng 55% trang web trên thế giới được viết bằng tiếng Anh không? Và ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất tiếp theo trên Internet là tiếng Nga (chiếm 6% số trang). Vì vậy, kiến thức về tiếng Anh cho phép bạn khai thác nhiều hơn các nguồn lực trí tuệ của thế giới.

Tất nhiên, tiếng Anh là cần thiết nếu bạn có ý định theo đuổi sự nghiệp khoa học. Trong Chỉ số trích dẫn khoa học, do Viện Thông tin khoa học biên soạn, ước tính 95% các bài viết được viết bằng tiếng Anh mặc dù chỉ có một nửa là từ các nước nói tiếng Anh. Tại Đại học Oxford hai phần ba sinh viên sau đại học đến từ bên ngoài nước Anh. Các sinh viên trong phòng thí nghiệm nghiên cứu hóa học của trường đại học thừa nhận rằng làm việc bằng tiếng Anh là một điểm thu hút quan trọng.

Tiếng Anh chắc chắn là một trong những ngôn ngữ dễ học ban đầu. Càng đi sâu, nó có đầy đủ các sắc thái, phát âm bất ngờ, các quy tắc kỳ lạ… Bạn cần kiên trì để đạt được mức độ lưu loát tốt.

Nếu bạn đang tìm kiếm một thử thách mới, thì học tiếng Anh có thể là những gì bạn sẽ nên theo đuổi. Giúp bạn tự tin một mình trải nghiệm văn hóa mới, phát triển kỹ năng sống, gặp gỡ những người mới và tự tin hơn trong việc xử lý các tình huống bất ngờ trong cuộc sống.

Tại sao phải học tiếng Anh sẽ không còn là câu hỏi bạn tìm kiếm