Top 4 # Tại Sao Da Bị Vàng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da? Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì?

Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh gây ra vàng da và mắt. Gần 60% trẻ sơ sinh đủ tháng bị vàng da xảy ra khi có sự dư thừa của bilirubin. Bilirubin là một sản phẩm thải, được sản xuất khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Nó thường được phân hủy trong gan và loại bỏ khỏi cơ thể trong phân.

Vàng da sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng làm quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn đến tình trạng vàng da, càng nhiều bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da ở trẻ càng kéo dài. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sinh non.

Đối với trẻ mới sinh, các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi, sự mất đi diễn ra nhiều hơn hay là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh này, khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Từ đây bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên do gan của trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin này không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo y văn đây được gọi là vàng da sơ sinh sinh lý.

Các yếu tố nguy cơ phổ biến của vàng da trẻ sơ sinh là:

Sinh non: trẻ sinh non có gan kém phát triển và nhu động ruột ít hơn, điều này có nghĩa là quá trình lọc chậm hơn và bài tiết không thường xuyên của bilirubin.

Nuôi con bằng sữa mẹ: những em bé không nhận đủ chất dinh dưỡng hoặc calo từ sữa mẹ hoặc bị mất nước có nhiều khả năng bị vàng da.

Sự không tương thích của nhóm máu Rhesus hoặc ABO: khi mẹ và em bé có các nhóm máu khác nhau, các kháng thể của mẹ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi, gây ra sự phá vỡ nhanh chóng.

Tổn thương trong khi sinh: điều này có thể làm cho các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn, dẫn đến mức độ cao hơn của bilirubin.

2. Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da là màu vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Hầu hết các trường hợp vàng da là bình thường, nhưng đôi khi vàng da có thể chỉ ra những bệnh khác. Vàng da nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

3. Những biến chứng nguy hiểm từ vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng đặc biệt nguy hiểm, diễn tiến nhanh. Nếu không được phát hiện hay điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, gây tử vong hoặc các di chứng nặng nề.

Khi trẻ có dấu hiệu vàng da kéo dài không dứt hay cơ thể trẻ bị vàng da bất thường, có thể bị vàng da nhạt, vàng đậm, vàng nâu… thì tốt nhất nên đi thăm khám sức khỏe để có để đánh giá chính xác nguyên nhân gây vàng da. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém nên cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng hơn hết. Không nên để bệnh vàng da kéo dài hoặc dùng những cách chữa mẹo, chữa dân gian thiếu cơ sở không những không khỏi bệnh mà có thể gây cản trở quá trình điều trị về sau.

Trẻ sơ sinh khi bị vàng da kéo dài lâu ngày có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

Bại não cấp tính

Nếu mẹ phát hiện trẻ bị vàng da có các dấu hiệu khác như ngủ li bì, không tập trung, khóc nhiều, bỏ bú và sốt cao cần nghĩ ngay tới tình trạng bại não cấp tính. Theo các bác sĩ, bilirubin rất độc hại đối với tế bào của bộ não. Vàng da nặng có khả năng bilirubin đi vào trong não và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vàng da nhân

Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, thì có nguy cơ thấm vào não tức là trẻ đã bị vàng da nhân. Điều này gây tổn thương não không hồi phục được. Vì thế, nếu xác định vàng da bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

4. Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài?

4.1. Điều trị vàng da kéo dài

Vàng da nhẹ thường sẽ tự khỏi khi gan trẻ bắt đầu trưởng thành. Cho ăn thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ truyền bilirubin qua cơ thể.

Bác sĩ có thể cho trẻ làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin. Vàng da nặng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác. Quang trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến và có hiệu quả cao, sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể trẻ. Có hai loại điều trị chiếu đèn:

Chiếu sáng tia cực tím khi trẻ nằm trên giường. Ánh sáng giúp phá vỡ các bilirubin để không gây áp lực tổn thương cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho trẻ bú.

Trẻ được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ. Mẹ vẫn có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.

Lưu ý:

Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, việc truyền máu trao đổi có thể là cần thiết. Trẻ sẽ nhận được một lượng máu nhỏ từ người hiến hoặc ngân hàng máu, giúp thay thế máu bị tổn thương bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Điều này cũng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của trẻ và làm giảm nồng độ bilirubin.

4.2. Chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài

Đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.

Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da trẻ. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế. Mẹ nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú ngay cả khi trẻ đang ngủ.

Nếu mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời, có thể chọn sữa công thức cho trẻ bú. Nên tư vấn với bác sĩ, nếu mẹ quan tâm đến việc trẻ đang dùng quá ít hoặc quá nhiều sữa công thức.

Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hàng ngày. Đồng thời, mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ.

Mẹ nên lưu ý tắm nắng đúng cách, đủ giờ cho trẻ vào buổi sáng sớm và xế chiều, lúc ánh nắng dịu rất tốt cho bệnh lý vàng da. Tắm nắng không thể khỏi bệnh nhưng sẽ là tác nhân làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và diễn tiến xấu.

Để đảm bảo độ chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng như biết được trẻ có bị vàng da hay không mẹ nên đăng ký cho con khám sàng lọc đối với trẻ sinh non. Bởi nếu cứ để tình trạng vàng da kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hậu quả của việc không phát hiện và điều trị vàng da kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân và di chứng để lại có thể là bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

5. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị vàng da cho trẻ, người mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.

Người mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và chất xơ có thể giúp hạn chế tổn thương gan trong quá trình trao đổi chất và dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước, nước không chỉ giúp dễ tiêu hóa mà còn giúp gan và thận đào thải độc tố.

Khi t rẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cũng nên lưu ý hạn chế những thực phẩm có thể gây mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ như: măng chua, lá lốt, bắp cải, các chất kích thích như rượu, bia, chất có nhiều caffein, thực phẩm đóng hộp,…

Tại Sao Ca Khúc Da Vàng ?

Thưa các anh chị, các bạn,

Mở đầu Đêm văn nghệ “Trên Đồi Quê Hương”, Paris

Phần đầu của chương trình đêm nay là những Ca khúc Da Vàng (CKDV).

Những CKDV được sáng tác trong giai đoạn 1966-1972, với khoảng 7-8 mươi bài hát. Những năm ấy, đất nước chìm trong cơn bạo động và hận thù. Bước chân Trịnh Công Sơn lang thang giữa những cảnh tàn phá kinh hoàng của bom đạn. Nhạc của anh muốn đón nhận và lượm nhặt tất cả nỗi đau của một dân tộc không biết được một ngày bình yên.

Trên quê hương còn lại Ta đi qua nửa đời Chưa thấy được ngày vui

Tiếng hát của anh cất lên từ biết bao nhiêu mất mát của những nạn nhân vô danh, những thân phận quá nhỏ bé trong một thảm kịch của lịch sử.

Những Ca Khúc Da Vàng xuất hiện ở những lần người nhạc sĩ với cây đàn thùng và cô ca sĩ chân đất hát trên một bục gỗ thô sơ trong khuôn viên đại học. Trước số khán giả ngày càng đông, những bài hát cứ theo nhau đưa từ các vùng khói lửa về thành phố tất cả sự thật của chiến tranh : những xác chết, những thôn làng cháy tàn, những tiếng hét tiếng khóc, những mảnh đời bị vò nhàu. Rồi sau đó, qua các băng Akai, K7 và các bản chép tay chuyền tay, CKDV lan dần vào tâm khảm quần chúng.

Hồng Anh

Ngoài ý muốn của hai phe đối nghịch, cả một lớp thanh niên thành thị ở miền Nam lúc đó đã đến với những Ca Khúc Da Vàng như muốn mở to mắt để ý thức đầy đủ về thực trạng bi thảm của quê hương. Và những lời nhạc của Trịnh Công Sơn đã nói thay cho họ tất cả nỗi xót thương đồng bào của mình, và lòng phẫn uất trước những tang tóc kéo dài.

Thời đó đã qua rồi. Nó xa dần trong trí nhớ của những người trong cuộc. Nó không có trong cuộc đời của thế hệ đến sau. Và không chừng thời đó khó tưởng tượng nổi bây giờ, tại một nước Việt Nam đang đầy sức sống.

Vậy tại sao đêm hôm nay và tại thành phố này, ở rất xa thời gian và không gian của cuộc chiến tranh đó, chúng tôi lại chọn trình bày những Ca Khúc Da Vàng ? Tại sao chúng tôi lại muốn trở về giai đoạn dấn thân nhất của Trịnh Công Sơn, với những tác phẩm không được sự đồng thuận như các bản tình ca của anh ?

Thủy Tiên

Nguyên nhân đầu tiên là đã đến lúc những Ca Khúc Da Vàng phải được chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Chuyện không bình thường là ngày hôm nay, những bài hát này vẫn chưa được phổ biến một cách dễ dàng và đầy đủ. Nhiều người vẫn tiếp tục không chấp nhận dòng nhạc phản chiến Việt Nam duy nhất cho tới bây giờ. Vì dòng nhạc này không chấp nhận đứng vào một hàng ngũ chính trị, mà chỉ chọn đứng về phe tất cả những kẻ nạn nhân. Nó đi ra ngoài mọi thái độ chính trị, để thuần túy là một tiếng nói chứng thực và biểu lộ của tình thương dân tộc. Chúng tôi nghĩ chính vì vậy mà tầm quan trọng của những Ca Khúc Da Vàng trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn phải được nhìn nhận.

Mặt khác, khoảng cách thời gian đã đủ để những hận thù nguôi đi, những vết thương lành lại, những cái nhìn độ lượng hơn. Khoảng cách đã đủ để chúng ta có thể trân trọng đưa một đoạn sử bi tráng vào ký ức của dân tộc. Những đau thương bất hạnh đã qua phải trở thành kinh nghiệm chung cho mọi người Việt Nam. Ở bất cứ chỗ đứng nào, thuộc bất cứ thế hệ nào.

Đêm nhạc “Hãy Đi Cùng Nhau”, Toulouse

Thời của những Ca Khúc Da Vàng có xa đến đâu đi nữa thì chúng ta cũng không được quyền quên đi những nhân mạng đã hy sinh, những cuộc đời đã bị phá, những sai lầm phí phạm đã phải trả giá quá mắc. Ở đây, không quên là bổn phận của những người tiếp tục sống và hướng về tương lai. Không quên là bổn phận của tuổi trẻ đối với thế hệ đi trước không được may mắn bằng mình. Và chỉ không quên mới đáp ứng được một đòi hỏi công bằng.

Tại sao nhắc lại cuốc chiến đã chia rẽ sâu nặng những người Việt Nam với nhau ? Cũng là để cùng nhau suy nghĩ về sức hủy diệt vô lường của chiến tranh, vòng xoáy của hận thù, và những hậu quả ghê gớm đã làm tê liệt đầu óc và con tim của biết bao nhiêu người, và làm trì trệ sự hồi sinh của đất nước. Hãy giữ cuộc nội chiến trong trí nhớ của mỗi người để nhắc nhở nhau một điều : giữa người Việt chúng ta với nhau, chẳng ai có thể nói mình thắng, và chẳng ai phải chịu làm kẻ thua. Và Ca Khúc Da Vàng khi đó sẽ là tiếng hát của hội ngộ.

Thưa các anh chị, các bạn,

Ước mong của chúng tôi đêm nay là, sau khi nghe những Ca Khúc Da Vàng, chúng ta sẽ gần gủi nhau hơn nhờ một chút đồng cảm, và biết đâu chúng ta sẽ tạo được những cơ hội để đi cùng nhau, như TCS đã hằng mong ước.

Tại Sao Răng Lại Bị Vàng?

Hàm răng trắng sáng là niềm mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, do các yếu tố tác động mà hàm răng trở nên ố vàng và xỉn màu gây trở ngại trong giao tiếp cũng như làm mất tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vậy tại sao răng lại bị vàng?

Tại sao răng lại bị vàng?

Có nhiều nguyên nhân khiến răng không được trắng sáng, răng bị chuyển màu và trở nên ố vàng tạo nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống.

Nguyên nhân chủ quan:

Yếu tố di truyền: Đây là lí do “tại sao răng lại bị vàng” đã được khoa học chứng minh. Theo đó, gen ảnh hưởng trực tiếp đến ngà răng, thay đổi màu sắc của răng, khiến răng bị vàng bẩm sinh, khó có thể thay đổi được. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ dùng nhiều kháng sinh cũng làm ảnh hưởng đến răng của con sau này.

Tuổi tác: Theo một nghiên cứu của tổ chức nha khoa thế giới, 43% người trên độ tuổi 50 có nguy cơ vàng răng, răng đen nhanh hơn những người ở độ tuổi thanh niên. Do đó, tuổi già làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời, khiến răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn cũng như các tác nhân đổi màu răng.

Nguyên nhân răng bị vàng khách quan:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là điều kiện để mảng bám và cao răng tấn công, gây ố vàng, xỉn màu răng. Thói quen không vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng khiến răng không được trắng sáng và khỏe mạnh.

Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều và thường xuyên cũng làm răng bị vàng gây hiện tượng nhiễm màu Tetracyline. Tình trạng này nếu kéo dài lâu thì rất khó phục hồi và trở lại màu trắng sáng.

Đặc biệt, vấn đề ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Uống nhiều cafe, đồ uống có cồn và nước giải khát có gas làm hỏng men răng, khiến răng bị vàng nhanh chóng. Thêm vào đó, thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chính mà “tại sao răng lại bị vàng“.

Giải pháp cho vấn đề tại sao răng lại bị vàng?

Từ những lý do “tại sao răng vàng” trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp làm trắng răng hiệu quả sau:

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt là sau khi dùng các thực phẩm xỉn màu, có nguy cơ gây hại cho răng.

– Thử nghiệm các phương pháp làm trắng răng từ thiên nhiên như chanh, muối, dâu tây khiến răng không còn mảng bám, ố vàng.

– Tiến hành tẩy trắng răng bằng các sản phẩm y tế như là: miếng dán trắng răng, máng ngậm trắng răng. Hoặc cũng có thể đến các trung tâm nha khoa để được chữa trị răng nhanh chóng và cho kết quả tốt nhất.

Đến đây thì bạn đã có thể trả lời cho thắc mắc” Tại sao răng lại bị vàng?”. Do đó, hãy sớm tìm biện pháp và cách phòng tránh răng ố vàng để swor hữu hàm răng trắng sáng, tỏa nắng.

Nguồn: chúng tôi

Tại Sao Đeo Vàng Bị Đen? Đeo Vàng Trắng Bị Dị Ứng, Nhẫn Vàng Bị Ngứa

Nhiều người đeo nhẫn vàng bị đen tay, bị dị ứng ngứa ngáy khó chịu hoặc đeo vàng trắng bị dị ứng. Tìm nguyên nhân tại sao đeo vàng bị đen và có bị sao không sẽ được các bác sĩ d liễu giải đáp một cách cặn kẽ như sau.

Nguyên nhân tại sao đeo vàng bị đen?

Ngừoi tiêu dùng khi đeo các loại trang sức bằng kim loại như vàng, bạc, vàng trắng một thời gian vùng da tay nơi tiếp xúc trực tiếp với nhẫn, vòng tay hay dây chuyền sẽ xuất hiện vệt xanh, xanh đen hoặc thậm chí là màu đen. Nguyên nhân là do đâu?

Theo nhận định của các chuyên gia, trong quá trình chế tác các loại trang sức hiện nay, người ta thường pha thêm nhiều kim loại khác để tạo ra ánh màu của trang sức phong phú hơn cũng như mang lại nguồn lợi nhuận cho những người kinh doanh trang sức.

Chính vì vậy, dù trang sức gọi là vàng hay là bạc thì cũng sẽ ảnh hưởng đến độ tuổi của kim loại đó khi pha thêm một số kim loại khác. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra dị ứng, cảm giác thấy ghứa, khó chịu khi đeo.

Giải thích tại sao đeo vàng bị đen

Tuy nhiên, có một sự thật mà ít người biết, những vệt xanh này xuất hiện hết sức bình thường. Hầu hết các loại nhẫn trên thị trường (ngoại trừ các loại trang sức bằng vàng hoặc bạc nguyên chất) đều có thành phần chính là đồng, được mạ một lớp vàng hoặc bạc bên ngoài.

Trong khi đó, mồ hôi của chúng ta là một hợp chất có môi trường axit cao. Khi đeo nhẫn hoặc dây chuyền, phần da tiếp xúc với trang sức do không được thông thoáng sẽ phản ứng với axit trong mồ hôi người, tạo ra loại muối của đồng – thường có màu xanh lá cây. Lượng muối tạo thành này rất ít nhưng cũng đủ để tạo thành một vệt xanh bám trên da người.

Liệu có tiềm ẩn nguy hại nào đối với vòng tròn xanh kì quái này?

Xét trên góc độ nào đó, nếu như bạn mua một chiếc nhẫn bằng vàng hoặc bạc nguyên chất mà có xuất hiện vòng tròn này thì xin chia buồn – chiếc nhẫn bạn mua là… “hàng lởm” thật rồi.

Tuy nhiên, những vệt xanh này là vô hại. Dù hầu hết các loại muối đồng đều không có lợi cho sức khỏe, nhưng khả năng hấp thụ đồng sâu qua da là cực kỳ thấp. Hơn nữa, dù có hấp thụ được thì lượng muối tạo thành cũng quá ít, không đủ để gây bất kỳ tác hại nào cho cơ thể.

Ngoài ra, vết màu xanh này có thể dễ dàng được lau chùi sạch sẽ bằng xà phòng hoặc các dung dịch có chứa cồn.

Yên tâm chuyện này không xảy ra đâu

Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn nên đeo “bừa” các loại trang sức không rõ nguồn gốc, vì trong đó có thể chứa những kim loại khác nặng hơn, hoặc một số hóa chất dễ gây dị ứng, viêm nhiễm da. Thậm chí đã có trường hợp nguy hiểm đến tính mạng vì nhiễm trùng máu sau khi đeo nhẫn “lởm”.

Vì sao đeo nhẫn vàng 24k bị ngứa

Chiếc nhẫn khi đeo trên tay, rất ít người có thói quen tháo nó ra trừ trường hợp đang làm công việc gì đó cảm thây bị vướng víu. Do đó, thời gian đeo nhẫn quá lâu cũng làm mang lại cảm giác bị ghứa, có thể nhẫn chưa được làm sạch trong suốt thời gian dài.

Nhẫn là đồ trang sức đeo trên ngón tay, mà bàn tay là nơi hoạt động và tiếp xúc với rất nhiều đồ vật, chưa kể đến việc mồ hôi tiết ra có kèm theo lượng muối nhất định. Chính vì vậy, trang sức khi đeo có thể bị ngả màu hay bị tiếp xúc với các chất lưu huỳnh, dung dịch tẩy rửa mà không rõ thành phần trong đó gây ra tình trạng ghứa và cảm giác khó chịu.

đeo nhẫn vàng bị ngứa, cách chữa dị ứng kim loại, cách đeo bông tai không bị dị ứng, đeo đồng hồ bị ngứa tay, đeo đồng hồ dây da bị dị ứng, đeo bông tai bị mủ, cách đeo bông tai không bị hôi, đeo bông tai bị đau

Comments