Top 6 # Tại Sao Da Đầu Nhiều Gầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Da Đầu Nhiều Gàu Hơn Vào Mùa Đông?

Hiện tượng da đầu nhiều gàu khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Đây là nguyên nhân dẫn đến bạn mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Đặc biệt vào mùa đông, gàu thường xuất hiện nhiều hơn, nguyên nhân vì sao?

Băn khoăn về tình trạng của mình, chị Nguyễn Yến (22 tuổi, Hải Dương) cho biết bản thân bị gàu nhiều năm nay, đã sử dụng nhiều loại dầu đặc trị nhưng không khỏi. Đặc biệt, vào mùa đông, hiện tượng gàu ngứa xảy ra càng nhiều khiến bản thân cảm thấy vô cùng khó chịu.Vậy tại sao da đầu lại có gầu và có nhiều hơn vào mùa đông?

Gàu là hiện tượng rối loạn của da đầu trong quá trình đào thải và thay mới tế bào. Gàu xuất hiện gây nên hiện tượng đóng vảy trắng li ti bám trên da đầu, khiến da khô ngứa, có thể kèm theo ửng đỏ. Tuy không phải là loại bệnh nghiêm trọng nhưng lại gây khá nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống thường ngày.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gầu nhưng tựu trung có 2 nguyên nhân chính: gầu nhiều không do bệnh lý và gầu do bệnh lý, trong đó viêm da dầu và nấm là một trong những nguyên nhân.

Một số người có tình trạng da nhờn, khi chất nhờn tiết ra nhiều thì đồng thời cũng tăng xuất hiện gầu nhiều ở vùng da đầu hay gặp ở tuổi dậy thì. Bạn có thể gội bằng các dầu gội đầu chống nhờn. Chú ý, nếu ngày nào cũng gội, hoặc sử dụng dầu gội có chất tẩy mạnh… bạn cũng đã vô tình tẩy hết lớp ceramide bảo vệ trên da đầu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và vi nấm ký sinh trên da đầu sinh sôi phát triển và trở thành tác nhân gây bệnh.

Gầu nhiều do bệnh lý hay gặp là nấm, các sợi nấm có khả năng tiêu được chất sừng có trên bề mặt da. Khi gây bệnh trên đầu chúng sẽ gây bong da trên đầu tạo thành những mảng trắng trông giống như gầu, nền da đỏ, có bờ sẩn mọc xung quanh đám tổn thương. Có thể kèm theo rụng tóc hoặc gãy tóc.

Nếu xét nghiệm có nấm thì phải dùng dầu gội chống nấm như nizoral,… gội 2-3 ngày một lần và bôi các thuốc kháng sinh chống nấm như nizoral, thậm chí kèm theo uống một đợt kháng sinh chống nấm. Khi có chỉ định uống kháng sinh chống nấm thì phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Ngoài ra, gầu nhiều do viêm da tiếp xúc (dị ứng với thuốc nhuộm tóc, thuốc làm xoăn, các loại keo, gôm xịt tóc…). Cũng không loại trừ do bệnh vẩy nến. Vì vậy, tốt nhất bạn nên khám bác sĩ da liễu để tìm nguyên nhân và điều trị đúng.

Về mùa đông lại sao lại lắm gầu hơn? Thực tế mỗi sợi tóc được bao bọc bởi một lớp biểu bì có mục đích là bảo vệ sức khoẻ và duy trì độ ẩm cho sợi tóc, giúp sợi tóc phát triển tốt hơn. Vào mùa đông thời tiết hanh khô trong không khí nên làm cho độ ẩm của sợi tóc bị suy giảm. Chính vì vậy tóc không được bảo vệ và chăm sóc tốt nên trở nên khô cứng hơn. Đó là lý do giải thích vì sao mùa đông tóc không chỉ khô xơ mà màu tóc cũng suy giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó lượng nước không đủ cung cấp cho tóc, quá trình tuần hoàn máu đến nang tóc chậm chạp hơn. Vì vậy khiến cho nang tóc, chân tóc và da đầu không đủ sức để loại bỏ các tế bào da chết, tăng cường sự tái tạo tế bào mới. Chính lẽ này khiến cho các mảng gàu trong mùa đông xuất hiện ngày một nhiều và dày đặc hơn.

Tại Sao Tóc Rụng Nhiều Khi Gội Đầu?

I. Tại sao tóc rụng nhiều khi gội đầu

Nếu phát hiện mình bị rụng tóc kể cả khi gội đầu nhẹ, tóc rụng không nhiều thì có thể dễ hiểu nguyên nhân của hiện tượng này là do chu kỳ phát triển bình thường của sợi tóc, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tóc rụng quá nhiều, và hiện tượng này chủ yếu xảy ra khi gội đầu thì bạn cần xem xét những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều khi gội đầu như sau:

– Do dầu gội không phù hợp với da đầu: Bạn có thể kiểm tra bằng việc ngưng sử dụng loại dầu gội đang dùng, thay thế một loại dầu gội khác để xem tóc còn tiếp tục rụng nhiều hay không.

– Do sử dụng các phương pháp làm đẹp tóc: Các tác động uốn, sấy, nhuộm tóc cũng có thể làm tóc rụng nhiều.

– Do cách bệnh về da đầu hay nội tiết: Tóc cũng có thể rụng do nấm da đầu, rối loạn nội tiết tố,…

– Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, một số tác động cơ học thông thường búi quá chặt làm căng chân tóc khiến tóc dễ bị rụng, do dùng lược quá cứng, gội đầu nhiều lần trong ngày, sấy tóc, để tóc ướt đi ngủ hoặc phơi nắng quá lâu sẽ làm tổn thương tóc bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời.Trong quá trình chăm sóc tóc không đúng cách: chải quá nhiều hoặc lạm dụng các chất hóa học (thuốc nhuộm, thuốc tẩy) sẽ làm cho tóc rụng nhiều hơn.

II. Cách khắc phục rụng tóc nhiều khi gội đầu như thế nào?

1. Phải lựa chọn dầu gội phù hợp

2. Gội đầu đúng cách

Gội đầu quá nhiều hay gội đầu quá ít đều không tốt cho tóc. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bạn nên gội đầu 2-3 lần/tuần, tức là khoảng cách giữa các lần gội là 2 ngày.

3. Hạn chế tiếp xúc hóa chất làm đẹp lên tóc

Bạn nên tránh tối đa việc để tóc tiếp xúc với hóa chất hay nhiệt độ cao để tạo kiểu cho tóc thì mới giải quyết được vấn đề tại sao tóc rụng nhiều khi gội đầu. Hãy để tóc được phát triển một cách tự nhiên. Hạn chế sử dụng máy sấy và để tóc khô tự nhiên.

4. Bổ sung các dinh dưỡng cho cơ thể

Các nguyên liệu tự nhiên thường có một ưu điểm vượt trội là đảm bảo tính an toàn, ít gây ra các tác dụng không mong muốn nhanh chóng khắc phục tình trạng tại sao tóc rụng nhiều khi gội đầu đồng thời kích thích quá trình mọc tóc diễn ra nhanh chóng hơn.

Tại Sao Nhiều Sao Hàn Tự Sát?

Cảnh sát Hàn vừa bác bỏ khả năng bị sát hại sau khi có kết quả khám nghiệm tử thi nữ ca sĩ Sulli. Người hâm mộ đã rúng động trước tin cựu thành viên nhóm nhạc thần tượng f(x) qua đời. Hiện trường có vẻ nữ ca sĩ kiêm diễn viên 25 tuổi tự treo cổ bằng sợi dây móc vào chùm đèn trần. Nhưng trước cô, nhiều sao Hàn khác cũng tự kết liễu đời mình. Tại sao?

Cái chết của Sulli một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo hiện trạng nhiều ngôi sao Hàn tự sát do không chịu nổi áp lực ngành công nghiệp giải trí khắc nghiệt.

Đóa hoa lê tuyết đã tàn

Trước khi chọn cái kết cực đoan, nhiều nghệ sĩ đã tiết lộ bất ổn tâm lý phải chống chọi, đáng tiếc là chẳng ai ngờ, cũng chẳng ai hiểu họ cô độc đến đâu.

Sulli sinh năm 1994, tên thật Choi Jinri, được biết đến nhiều với vai trò là cựu thành viên nhóm nhạc nữ Hàn Quốc f(x). “Tôi là Sulli, ‘sul’ nghĩa là tuyết và ‘li’ là hoa lê, vậy nên có lẽ tôi sẽ tái sinh như bông hoa nhỏ bé nhưng tràn đầy sức sống” – Sulli từng trả lời tạp chí Instyle số tháng 3-2012. Ai ngờ một Sulli từng vui vẻ như vậy lại chọn cái kết bi thảm.

Nổi tiếng từ nhỏ, Sulli đã quen với việc trở thành tâm điểm sự chú ý trong suốt thời gian dài. Quãng thời gian đó lắm hào quang mà cũng đầy chông gai khi cô liên tục bị cư dân mạng “tra tấn” tinh thần nặng nề bằng những chỉ trích và miệt thị cho bất cứ việc gì cô làm.

Tháng 8-2015, Công ty chủ quản SM Entertainment xác nhận Sulli chính thức rời khỏi nhóm f(x), chỉ một năm sau khi cô bị tung bằng chứng hẹn hò với đàn anh Choiza hơn 14 tuổi. Mối tình bị xem là sai trái này khiến Sulli nhận thêm nhiều “gạch đá” từ mạng.

Nữ thần tượng còn vướng hàng loạt xìcăngđan như thả rông vòng 1, say xỉn khi đang livestream trên mạng xã hội, hay gọi thẳng tên “cúng cơm” của nhiều diễn viên đàn anh (hành vi bị cho là bất kính trong văn hóa Hàn).

Sự đả kích dần nhấn chìm cô gái trẻ trong suy nghĩ tiêu cực và tổn thương mà cô không sao thoát ra được dù đã nhiều lần kêu cứu. “Xin hãy hiểu tôi hơn một chút. Bạn bè khán giả xin hãy yêu quý tôi thêm một chút, các phóng viên xin hãy yêu thương tôi một chút” – nữ ca sĩ cầu xin một cách tội nghiệp trong chương trình truyền hình thực tế Jinri Market hồi tháng 10-2018.

Tháng 6-2018, Sulli khiến người hâm mộ hoang mang khi livestream trên tài khoản Instagram cá nhân nhưng im lặng không nói gì suốt 10 phút đồng hồ, rồi nước mắt lăn dài trên gương mặt thất thần.

“Tôi hi vọng sẽ chỉ có sự an bình”

Trước Sulli, Kim Jong Hyun, thành viên nhóm nhạc nam nổi tiếng SHINee, cũng qua đời vì trầm cảm năm 2017 khi mới 27 tuổi và sự nghiệp đang thăng hoa. Theo The Strait Times, chính quyền địa phương tìm thấy Jong Hyun nằm bất tỉnh bên cạnh bếp than đang cháy trong phòng kín tối 18-12-2017…

Trước đó, Jong Hyun vừa hoàn thành hai ngày biểu diễn solo, ghi hình cho show truyền hình thực tế và chuẩn bị ra mắt album riêng. Nhiều người nói rằng tinh thần nam ca sĩ vẫn có vẻ tốt khi làm việc với họ nên sự ra đi của Jong Hyun quá đột ngột.

Nhưng thật ra, Jong Hyun không ít lần kể về chứng trầm cảm của mình. Trong phân đoạn ghi hình chương trình 4 Things Show của Đài truyền hình Hàn Quốc Mnet vào năm 2015, Jong Hyun bật khóc nói lo lắng cách mọi người nhìn nhận anh, và sẽ không ai muốn biết con người thật của anh.

Trong một lần phỏng vấn với tạp chí Esquire Korea vào tháng 5-2017, giọng ca chính của SHINee thừa nhận anh đã phải chiến đấu với trầm cảm từ nhỏ. “Tôi không nghĩ mình có thể sống cuộc đời mà phải chịu đựng những cảm giác đau buồn ấy được”. Những bài đăng cuối cùng trên Instagram cá nhân, Jong Hyun đã nói rất nhiều về sự đơn độc.

“Tôi đã nghĩ về cuộc sống, trong bóng tối và một mình. Khi bạn có thể buông bỏ tất cả. Có những tiếng thở dài nhưng nỗi đau sẽ được dừng lại. Tôi cầu nguyện mọi người sẽ không tổn thương. Tôi hi vọng sẽ chỉ có sự an bình” – anh viết.

Ngay sau khi Jong Hyun qua đời, một người bạn công bố đoạn văn dài được cho là thư tuyệt mệnh của Jong Hyun, cho thấy anh đã trải qua thời gian khó khăn vì bệnh trầm cảm và có ý định chấm dứt cuộc đời. Người bạn thông báo cho gia đình, cũng như cố gắng hướng anh lạc quan hơn nhưng vẫn không ngăn được Jong Hyun tìm đến cái chết.

Những kết cục bi thảm

Những năm gần đây, giới giải trí Hàn Quốc liên tục chấn động vì những vụ tự sát. Ngày 24-2-2015, Ahn Sojin, 22 tuổi, được tìm thấy nằm bất tỉnh trong khu vườn tại nhà ở Daegu và qua đời trên đường cấp cứu. Cảnh sát cho rằng cô đã nhảy xuống từ tầng 10 của khu căn hộ.

Sojin là một trong bốn thí sinh vào chung kết Kara Project, chương trình truyền hình thực tế nhằm tìm kiếm thành viên mới cho nhóm nhạc nữ Kara đang rất thành công tại Hàn Quốc thời điểm đó. Nhưng cuối cùng cô không được chọn. Hành động tự tử của Sojin bắt nguồn từ bệnh trầm cảm mà cô phải chống chọi.

Năm 2010, nam diễn viên thành danh qua vai thứ chính trong bộ phim Hàn nổi tiếng Bản tình ca mùa đông Park Yong Ha tự treo cổ. Theo báo Korea Herald, nam diễn viên chịu nhiều áp lực khi xoay xở hoạt động ở cả Hàn Quốc và Nhật. Anh đã liên tục nói “xin lỗi” với cha mẹ trước khi treo cổ tại phòng riêng ngày 30-6-2010.

Tháng 10-2008, nữ diễn viên Ước mơ vươn tới một ngôi sao Choi Jin Sil cũng treo cổ tự sát. Báo New York Times ngày 2-10-2008 dẫn lời truyền thông Hàn cho rằng cái chết của Jin Sil là do không chịu nổi áp lực từ những tin đồn lan truyền không kiểm soát trên mạng, bao gồm cáo buộc cô cho vay nặng lãi.

Sự qua đời của Park Yong Ha hay Choi Jin Sil cũng khiến người hâm mộ nhớ đến những vụ tự sát thương tâm trước đó do trầm cảm hoặc không chịu nổi áp lực cuộc sống của các nữ diễn viên Lee Eun Ju (2005), Jeong Da Bin (2007) hay nam tài tử Ahn Jae Hwan (2008) và nữ diễn viên Jang Ja Yeon (2009)…

Áp lực là thứ mà sao Hàn phải làm quen ngay từ khi có ý định bước chân vào nghề. Trước khi chịu áp lực của sự nổi tiếng, họ đã phải tập luyện khắt khe và gian khổ nhiều khi mất hơn 10 năm mới có cơ hội trình diễn…

12.463 người tự tử hằng năm

Theo bài đăng trên website Hãng tin United Press International (UPI) ngày 11-6-2019, Hàn Quốc hiện có tỉ lệ tự tử cao thứ hai trong các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế). Năm 2017, có 12.463 người tự tử ở Hàn Quốc. Trước đó, số liệu Tổ chức Y tế thế giới báo cáo năm 2016, cứ 100.000 người Hàn thì 26,9 người chết vì tự tử.

Nhiều tổ chức như Young Health Programme, Child Fund Korea đã và đang hoạt động tích cực để chung tay giúp đỡ bệnh nhân mắc phải các bệnh tâm lý. Thông tin từ website của Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hàn Quốc (NCBI) cho biết đất nước này cũng cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe tinh thần qua đường dây nóng (+82-129) từ năm 2005.

Nguyên Nhân Không Ngờ Khiến Da Đầu Nhiều Gàu

Nguyên nhân không ngờ khiến da đầu nhiều gàu

Da đầu nhiều gàu không chỉ gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mà còn khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Nguyên nhân do đâu? Cùng Menard chỉ mặt đặt tên những thủ phạm mà bạn không ngờ tới nhé!

Gàu là hiện tượng rối loạn của da đầu trong quá trình đào thải và thay mới tế bào. Gàu xuất hiện gây nên hiện tượng đóng vảy trắng li ti bám trên da đầu, khiến da khô ngứa, có thể kèm theo ửng đỏ. Tuy không phải là loại bệnh nghiêm trọng nhưng lại gây khá nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống thường ngày. Vậy nguyên nhân do đâu khiến gàu xuất hiện?

Không giữ vệ sinh da đầu và tóc thường xuyên

Giữ vệ sinh da đầu và tóc thường xuyên là cách đơn giản nhất để tránh hiện tượng da đầu nhiều gàu. Việc giữ mái tóc sạch sẽ còn giúp bạn tránh được các bệnh về da đầu khác như nấm, viêm chân tóc,… Tùy theo loại da đầu mà bạn xác định tần suất gội khác nhau, trung bình nên gội từ 2-3 lần/tuần.

Nhiều bạn có quan niệm sai lầm rằng, gội đầu nhiều sẽ giúp da đầu sạch và không sản sinh gàu. Tuy nhiên, lớp nhờn (gồm mỡ, protein và nước) có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ da đầu sẽ bị mất đi nếu bạn gội hàng ngày. Thêm vào đó, thói quen dùng móng tay để gãi khi gội cũng nên loại bỏ ngay, bởi bạn sẽ làm tổn thương da đầu và tạo điều kiện cho gàu xuất hiện nhiều hơn.

Lựa chọn dầu gội không đúng

Tùy cơ địa và loại tóc, bạn nên lựa chọn những loại dầu gội phù hợp. Nếu da đầu và tóc vốn có gàu, bạn không nên sử dụng dầu gội có nhiều thành phần dưỡng ẩm. Bởi khi da đầu thừa ẩm, kết hợp với lượng dầu nhiều dưỡng, gàu sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nên lựa chọn những loại dầu gội đặc trị cho tóc gàu. Chẳng hạn như dầu gội Yakuyou sẽ giúp làm sạch bã nhờn tại chân tóc và cải thiện tình trạng da đầu, ngăn chặn hiện tượng gàu và ngứa quay trở lại.

Sau khi chọn được dầu gội phù hợp, bạn cũng nên lưu ý việc sử dụng dầu xả để giúp mái tóc được cung cấp thêm độ ẩm, trở nên bóng mượt và chắc khỏe. Thực tế, nhiều bạn gái có mái tóc gàu rất e ngại việc sử dụng dầu xả vì cho rằng gàu sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều lượng vừa phải và chỉ dùng cho phần ngọn tóc thì bạn hoàn toàn yên tâm nhé!

Để tóc ướt đi ngủ

Không ít cô gái có thói quen tắm gội muộn nên khi ngủ tóc vẫn còn ẩm ướt. Hoặc đôi khi do mệt mỏi, bận rộn mà bạn không thể chờ tóc khô. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, gây ra hiện tượng đau đầu mà còn khiến mái tóc sinh gàu, lâu dần dẫn tới bệnh nấm da đầu. Để hạn chế thói quen xấu này, bạn hãy sắp xếp thời gian để gội đầu vào buổi sáng.

Đội mũ bảo hiểm bẩn

Thử nghĩ xem chiếc mũ bảo hiểm bạn đang đội đã bao nhiêu ngày chưa được vệ sinh? Có thể bạn không ngờ, bụi bẩn và mồ hôi từ tóc tích trữ lâu ngày trong lòng mũ có thể là nguyên nhân gây ra gàu. Vì thế, định kỳ 1 tuần 1 lần bạn nên giặt phần đệm phía trong hoặc sử dụng thuốc khử vi khuẩn để đảm bảo mũ luôn được sạch sẽ.

Nhuộm tóc quá nhiều

Việc làm đẹp mái tóc với các sản phẩm ép thẳng, uốn xoăn hay nhuộm màu không chỉ khiến tóc hư tổn mà còn là nguyên nhân gây ra gàu. Bởi khi da đầu tiếp xúc nhiều với hóa chất sẽ trở nên yếu ớt trước sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, để da đầu kịp có thời gian hồi phục và cải thiện tình trạng gàu, bạn nên nhuộm tóc cách khoảng giữa hai lần tối thiểu từ 1,5 – 2 tháng.

Ngoài ra, nhuộm tóc nhiều còn có thể gây kích ứng da đầu hay một số bệnh ngoài da, dẫn tới tình trạng tóc bị tổn thương và gãy rụng.

Vấn đề tâm lý và thói quen dinh dưỡng

Tâm lý căng thẳng, stress dài ngày gây kích thích quá mức lên các dây thần kinh vùng da đầu, khiến chân tóc suy yếu. Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống thiếu nước, khẩu phần dinh dưỡng thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn gây gàu dễ tấn công. Duy trì chế độ ăn uống đủ chất, kết hợp sinh hoạt điều độ giúp chúng ta có sức khỏe tốt cũng như một mái tóc chắc khỏe.

Gãi đầu khi đang làm việc

Tóc gàu luôn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy thói quen gãi đầu khi đang làm việc khá phổ biến. Thói quen xấu này có thể khiến các vi khuẩn nấm, gàu lây lan nhanh chóng, vì vậy bạn hãy cố gắng từ bỏ thói quen xấu này ngay nhé!