Top 8 # Tai Sao Di Tieu Bi Buot Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Bi Dị Ứng Kem Chống Nắng Phải Làm Sao?

Dị ứng kem chống nắng có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, châm chích hay nóng rát. Để khắc phục tình trạng này, cần loại bỏ ngay sản phẩm gây dị ứng. Đồng thời chú ý chăm sóc da đúng cách và dùng thuốc trong những trường hợp cần thiết.

Dị ứng kem chống nắng – Nguyên nhân do đâu?

So với các sản phẩm chăm sóc da khác như sữa rửa mặt hay kem dưỡng ẩm… thì kem chống nắng có phần dễ gây dị ứng hơn. Bởi sản phẩm này thường lưu lại trên da trong thời gian khá dài, có khi từ 8 – 12 tiếng đồng hồ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng kem chống nắng. Phải kể đến như:

Thành phần có trong sản phẩm

Một số loại kem chống nắng có thể chứa các thành phần dễ gây kích ứng. Điển hình như cồn, hương liệu hay chất bảo quản. Đặc biệt những người có làn da nhạy cảm hay bị mụn sẽ rất dễ bị kích ứng với các thành phần này.

Trường hợp bạn thuộc nhóm đối tượng có làn da nhạy cảm thì nên tránh các loại kem chống nắng có chứa axit bara-aminobenzoic. Đây là một hợp chất rất dễ khiến cho làn da bị nổi mẩn đỏ, nổi mụn và kích ứng.

Dùng kem chống nắng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và kém chất lượng với các thành phần có hại cho da. Việc sử dụng các sản phẩm này có thể khiến cho làn da bị hư hại, tổn thương, dễ bùng phát các triệu chứng dị ứng.

Đồng thời các loại kem chống nắng này nếu dùng trong thời gian dài còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn. Phải kể đến như làm tăng nguy cơ lão hóa sa, hình thành nếp nhăn, sạm nám và tàn nhang.

Sử dụng kem chống nắng không phù hợp với loại da

Các loại kem chống nắng hiện đang được sản xuất thành nhiều dòng khác nhau để có thể đáp ứng tốt hơn với từng loại da. Phải kể đến như da khô, da dầu, da nhạy cảm hay da hỗn hợp. Nếu lựa chọn sản phẩm không phù hợp với làn da của mình thì nguy cơ gặp phải các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ hay ngứa ngáy là rất cao.

Thoa kem chống nắng không đúng cách

Việc thoa kem chống nắng không đúng cách, đặc biệt là thoa 1 lớp kem quá dày có thể khiến da bị kích ứng. Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp các sản phẩm kem chống nắng hay kem dưỡng ẩm không phù hợp cũng có thể làm tăng nguy cơ gây dị ứng. Tình trạng dị ứng còn dễ phát sinh khi bạn thoa kem chống nắng lên da mà chưa làm sạch da trước.

Dùng kem chống nắng bị hỏng hay hết hạn sử dụng

Việc bảo quản kem chống nắng sai cách có thể khiến cho các thành phần có trong nó bị biến đổi. Khi thoa lên da thì nguy cơ làm phát sinh các triệu chứng dị ứng cũng sẽ cao hơn.

Ngoài ra, tình trạng dị ứng cũng rất dễ phát sinh khi bạn sử dụng sản phẩm đã bị hết hạn. Nhiều người khi dùng rất ít có thói quen quan tâm đến hạn dùng sau khi mở nắp mà chỉ quan tâm đến hạn dùng của sản phẩm khi còn chưa mở. Điều này rất dễ khiến cho bạn dùng sản phẩm đã hết hạn khuyến cáo mà không biết.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng kem chống nắng

1. Các dấu hiệu ban đầu

Thông thường, khi bị dị ứng kem chống nắng, làn da của bạn sẽ có dấu hiệu bị dị ứng hay châm chích nhẹ. Vì triệu chứng này thường không rõ ràng nên khiến nhiều người bỏ qua, không chú ý tới. Đặc biệt phổ biến khi dùng các loại kem chống nắng có chứa các thành phần dưỡng da như AHA, BHA, Retinol…

2. Làn da bị ngứa rát

Kem chống nắng là sản phẩm chăm sóc da thường lưu lại trên da suốt 1 ngày dài. Nhiều trường hợp khi vừa thoa kem chống nắng lên sẽ không thấy dấu hiệu bất thường nhưng sau 1 ngày thì làn da có thể bị ngứa ngáy. Lúc này bạn cần chú ý xem xét sản phẩm mình đang sự dụng có gây dị ứng da hay không.

3. Da sạm và lỗ chân lông to hơn

Tình trạng này thường sẽ xuất hiện rõ ràng hơn sau một khoảng thời gian nhất định sử dụng kem chống nắng không phù hợp. Tuy nhiên nó khiến cho nhiều người chủ quan bởi dấu hiệu này thường không ảnh hưởng quá nặng nề đến thẩm mỹ làn da.

Tuy nhiên nếu kem chống nắng khiến cho da sạm đi thì chứng tỏ là sản phẩm đang không mang đến hiệu quả. Tình trạng lỗ chân lông giãn nở cũng sẽ là nguyên nhân khiến da dễ bị nổi mụn hơn.

4. Nổi mẩn đỏ hay mụn khắp bề mặt da

Trường hợp da bị nổi mụn hay mẩn đỏ chứng tỏ rằng bạn đang bị dị ứng kem chống nắng ở mức độ nặng. Tình trạng mụn và các vết mẩn có thể mọc khu trú ở nhiều vị trí hay lan tỏa trên diện rộng. Nếu không có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời thì tổn thương da sẽ càng nặng nề thêm.

5. Da bị bong tróc

Đây được cho là dấu hiệu nặng nề nhất của làn da bị dị ứng kem chống nắng. Lúc này các biện pháp chăm sóc tại nhà thường không thể đáp ứng tốt. Bạn cần nhanh chóng đến nay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Da bị dị ứng kem chống nắng có sao không?

Đa phần các trường hợp bị dị ứng kem chống nắng đều không quá nghiêm trọng. Các triệu chứng trên da thường có xu hướng giảm dần sau khoảng vài ba ngày chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hay làn da quá nhạy cảm thì tổn thương có thể sâu hơn, gây mụn viêm và để lại thâm sẹo.

Ngoài triệu chứng châm chích, ngứa ngáy và khó chịu thì tình trạng dị ứng kem chống nắng còn ảnh hưởng lớn tới ngoại hình. Từ đó khiến người bệnh luôn có tâm lý e ngại, đồng thời tổn thương da còn ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế trước khi thử nghiệm với loại kem chống nắng nào, bạn nên chú ý theo dõi sát sao phản ứng của da.

Bị dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

Tùy thuộc vào biểu hiện nặng nhẹ của triệu chứng mà có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp khi bị dị ứng kem chống nắng. Với những trường hợp nhẹ thì việc chăm sóc và điều trị tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng. Tuy nhiên nếu triệu chứng trở nên nặng nề thì cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

1. Làm sạch da khi bị dị ứng kem chống nắng

Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng kem chống nắng thì trước hết bạn cần làm sạch hoàn toàn vùng da đang thoa kem. Càng để kem chống nắng lưu lại lâu trên da thì tổn thương da sẽ càng nặng nề.

Khi da đang bị tổn thương, tốt nhất không nên trang điểm, việc rửa mặt và vệ sinh da cũng cần chú ý. Không dùng các sản phẩm có độ pH cao hay chứa chất tẩy rửa mạnh. Thay vào đó có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh da.

2. Ngưng loại kem chống nắng đang dùng

Đây là vấn đề mà bạn cần nghiêm túc thực hiện khi bị dị ứng kem chống nắng. Nếu tiếp tục sử dụng sản phẩm gây dị ứng có thể sẽ khiến tổn thương da nặng nề thêm, sưng viêm và triệu chứng có thể lan trên diện rộng.

Bạn chỉ nên chọn loại kem chống nắng khác để thay thế khi tổn thương da do dị ứng đã được chữa lành hoàn toàn. Nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về sản phẩm kem chống nắng phù hợp với làn da của bạn.

3. Dưỡng ẩm, làm dịu da

Làn da bị dị ứng kem chống nắng thường có hiện tượng sưng viêm, đỏ, châm chích và nóng rát. Chính vì thế, trong thời điểm này bạn cần chú ý đến việc làm dịu cũng như dưỡng ẩm cho da.

Chườm lạnh: Sau khi các triệu chứng dị ứng bùng phát thì bạn có thể chườm lạnh để làm dịu vùng da bị tổn thương. Đồng thời giảm ngứa cũng như ngăn ngừa triệu chứng lan tỏa rộng. Bên cạnh đó việc vệ sinh da bằng nước mát cũng rất tốt cho làn da đang bị dị ứng.

Dưỡng ẩm cho da: Khi bị dị ứng kem chống nắng, làn da của bạn thường có sức đề kháng yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy cần chú ý dưỡng ẩm da thường xuyên trong suốt thời gian điều trị để duy trì độ ẩm, cân bằng độ pH và phục hồi màng lipid trên da.

Xông hơi: Biện pháp này chỉ nên áp dụng khi làn da đã dần ổn định trở lại. Có thể dùng gừng, sả, chanh hay tinh dầu tràm trà để xông hơi. Cách này sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, cân bằng độ pH cũng như điều hòa hoạt động tiết bã nhờn. Đồng thời còn giúp thanh lọc độc tố tích tụ, nuôi dưỡng làn da từ bên trong.

Sử dụng xịt khoáng: Da bị dị ứng kem chống nắng thường bị ngứa ngáy, khô ráp và đôi khi còn bong tróc. Để làm dịu da và dưỡng ẩm tốt hơn, bạn nên xịt khoáng khoảng từ 3 – 5 lần mỗi ngày.

4. Sử dụng thuốc chữa dị ứng kem chống nắng khi cần thiết

Nếu các triệu chứng dị ứng thời tiết không đáp ứng sau 3 ngày điều trị tại nhà thì tốt nhất bạn nên thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định mức độ nặng nhẹ của tình trạng dị ứng để có biện pháp can thiệp đúng đắn. Đa phần, các triệu chứng dị ứng có thể được khắc phục nhanh chóng khi sử dụng thuốc.

Kem bôi có chứa Corticoid ngắn hạn: Dermovate, Eumovate, Flucinar…

Thuốc chống dị ứng: Cezil, Celestamine, Claritin…

Vitamin C liều cao và các viên uống bổ sung khác

Tất cả các loại thuốc này cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý mua thuốc về điều trị có thể để lại hậu quả nghiêm trọng khó lường. Trường hợp có bất thường phát sinh hay liều được chỉ định không đáp ứng thì cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.

5. Giúp da nhanh phục hồi với mặt nạ tự nhiên

Khi các tổn thương trên da đã được chữa lành hoàn toàn thì bạn có thể đắp mặt nạ tự nhiên để hỗ trợ làm sáng da, giảm thâm sẹo và giúp da đều màu. Bên cạnh đó việc đắp mặt nạ còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ và tăng sức đề kháng tự nhiên cho da.

Sử dụng nha đam:

Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, rửa thật sạch và gọt bỏ phần vỏ.

Cạo lấy lớp gel trong và thoa trực tiếp 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da bị tổn thương.

Để khô tự nhiên khoảng 15 phút rồi dùng nước mát rửa cho sạch.

Dùng sữa chua và bột yến mạch:

Chuẩn bị 1 thìa cà phê sữa chua và 1 thìa cà phê bột yến mạch.

Trộn đều 2 nguyên liệu trên lại cùng nhau để thu được hỗn hợp dạng sệt.

Vệ sinh da sạch sẽ rồi dùng hỗn hợp này thoa đều lên.

Để khô tự nhiên khoảng từ 10 – 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.

Sử dụng mướp đắng:

Chuẩn bị 1 quả mướp đắng nhỏ đem rửa sạch, bỏ ruột rồi ngâm trong nước muối loãng 10 phút.

Vớt ra để ráo sau đó cho vào máy xay nhuyễn.

Vệ sinh vùng da cần chăm sóc sạch sẽ rồi đắp khổ qua lên.

Để nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch với nước mát.

6. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh các biện pháp cải thiện và chăm sóc ngoài da thì bạn cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho lành mạnh. Các bác sĩ cho biết, ăn uống khoa học sẽ giúp thúc đẩy sản sinh collagen, tăng tốc độ hồi phục da và làm giảm thâm sạm. Đồng thời hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.

Cần chú ý đến các vấn đề sau trong việc ăn uống:

Bổ sung đủ cho cơ thể 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc có thể tăng cường thêm các loại nước ép từ rau củ quả tươi.

Nên ăn nhiều các loại thực phẩm kích thích quá trình sản sinh collagen cho da như thịt heo, cá hồi, sữa, các loại hạt và tinh dầu tự nhiên.

Nên ăn sữa chua không đường hoặc ít đường từ 1 – 2 hũ/ngày để có thể nuôi dưỡng làn da trắng sáng, mịn màng từ sâu bên trong.

Hạn chế các đồ uống và thức ăn dễ khiến da bị thâm sạm như tôm, cua, mực, thịt bò, cà phê, trà đặc, rượu bia và nước ngọt có gas.

Cách phòng ngừa tình trạng dị ứng kem chống nắng

Tình trạng dị ứng có thể sẽ lặp lại nhiều lần nếu bạn liên tục gặp sai lầm trong việc chọn lựa và sử dụng kem chống nắng. Nếu triệu chứng bùng phát thường xuyên sẽ khiến cho tổn thương da thêm nặng nề. Chính vì thế mà bạn cần chủ động phòng ngừa bằng việc thực hiện các biện pháp sau đây:

Thận trọng khi lựa chọn các loại kem chống nắng, đọc kỹ thành phần của sản phẩm trước khi mua về dùng.

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn về sản phẩm kem chống nắng an toàn và thích hợp nếu bạn sở hữu một làn da nhạy cảm.

Cần chú ý bảo quản kem chống nắng đúng cách để tránh hư hỏng, đồng thời tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng.

Trước khi thoa kem chống nắng nên vệ sinh da sạch sẽ và không thoa 1 lớp kem quá dày. Cuối ngày hãy tẩy trang và vệ sinh da, đồng thời dưỡng ẩm cho da đầy đủ.

Dị ứng kem chống nắng không phải là tình trạng quá nghiêm trọng và có thể khắc phục nhanh chóng nếu sớm phát hiện và can thiệp. Tuy nhiên, nếu chủ quan tổn thương da có thể trở nên nặng nề và dễ để lại thâm sẹo sau điều trị. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất cứ loại kem chống nắng nào, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng để dự phòng nguy cơ bị dị ứng.

Tại Sao Bị Ù Tai Và Phải Làm Sao Hết Ù Tai?

Nguyên nhân tại sao bị ù tai và bị ù tai phải làm sao hết ù? Nếu muốn tìm giải pháp bị ù tai phải làm sao hết thì điều chúng ta cần xác định là tại sao bị ù tai. Bởi chỉ khi biết nguyên nhân cụ thể thì mới có phương pháp chữa trị phù hợp và nhanh chóng.

Ù tai là một trong những dấu hiệu thể hiện bộ phần nào trên cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Tình trạng ù tai có thể xảy ra ở thanh niên và người cao tuổi. Triệu chứng này thường có tiếng ù như tiếng ve kêu trong tai, hoặc tiếng rè nhẹ.

Vì ù tai là một dấu hiệu của nhiều căn bệnh nên có rất nhiều nguyên nhân gây ù tai. Song nếu bạn bị ù tai (trái, phải hoặc cả hai bên) xảy ra liên tục hay gián đoạn thì có thể tham khảo một số nguyên nhân gây ù tai thường gặp sau.

Nghe điện thoại quá nhiều dẫn đến ù tai

Nghe điện thoại trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến ù tai bởi bức xạ từ điện thoại phát ra khiến tai bạn sẽ bị ù. Nếu bạn thường xuyên nghe điện thoại quá nhiều dẫn đến ù tai hãy sử dụng ngay chip chắn sóng bức xạ điện thoại WaveEX để giảm thiểu các nguyên nhân bị gây ù tai trong thời gian dài.

Tiếp xúc với một âm lượng quá lớn là một trong những lý do phổ biến tại sao bị ù tai. Điều này dễ nhận thấy nhất ở người làm việc với thiết bị có âm thanh lớn như máy cưa, máy cắt giấy,…Hay những người có thói quen nghe nhạc ở mức độ vượt quá cho phép của tai.

Stress hay còn gọi là căng thẳng thần kinh cũng có thể khiến tai bạn bị ù. Điều này tương tự như một chiếc đài radio, loa sẽ bị rè và tạo ra âm thanh lạ nếu có một bộ phận nào của máy hoạt động không đúng.

Nếu không tìm ra nguyên nhân gây những âm thanh lạ trong tai hãy đến các cơ sở y tế để khám và kiểm tra tại sao bị ù tai. Vì đó rất có thể là bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như, bị bệnh Meniere ( áp lực dịch tai trong bất thường), cao huyết áp, tiểu đường, khối u không ung thư (u dây thần kinh thính giác), và dị ứng.

Ngoài ra, ù tai còn do các bệnh lý về tai mũi họng như viêm ống tai ngoài, nút ráy tai, nấm ống tai, viêm mê nhĩ, viêm tai giữa cấp và mạn tính, u dây thần kinh III, viêm xoang mũi, viêm họng, viêm VA và đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm mũi họng làm tắc vòi nhĩ.

Tại sao bị ù tai? Nguyên nhân tiếp theo rất có thể là do đầu bạn bị chấn động. Hãy kiểm tra và nhớ lại xem đầu bạn có bị va đập mạnh ở vùng nào không. Triệu chứng của căn bệnh này là ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh xảy ra ở điểm nối giữa hộp sọ và xương hàm. Tuy không trực tiếp ở trong tai nhưng lại gây ra triệu chứng ù tai, xuất hiện những âm thanh bất thường.

Theo nghiên cứu, bạn bị ù tai có thể do sử dụng liều lượng một số thuốc cao như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc trị trầm cảm. Mặt khác, hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc làm tổn thương tế bào thính giác cần tránh là aspirin, streptomycin, gentamycin, quinin.

Bị ù tai phải làm sao và làm sao hết ù tai?

Sử dụng chip chắn sóng bức xạ điện từ WaveEX

Phần lớn hiện nay rất nhiều người nghe điện thoại thường xuyên cảm thấy bị ù tai trong khoảng thời gian ngắn không biết nguyên nhân do đâu. Khi chúng ta nghe điện thoại các tia bức xạ sẽ ảnh hưởng trực tiếp khiến tai bị ù chính vì thế nên sử dụng chip chắn sóng bức xạ điện từ WaveEX hoặc dùng tai nghe khi nghe điện thoại để giảm thiểu các nguyên nhân bị ù tai một cách tốt nhất.

Khi nhai kẹo cao su thì tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, các động tác nhai sẽ giúp cơ tại vòi nhĩ được khởi động. Chính điều này đóng vai trò quan trọng trong việc chữa ù tai đơn giản mà không lo tác dụng phụ như dùng thuốc.

Bị ù tai phải làm sao hết? Một cách đơn giản bạn có thể sử dụng đó là ấn huyệt cho tai. Cụ thể là xoa vành tai từ từ hai bên tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho hai bên tai có cảm giác nóng lên. Tiếp đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhan và lặp đi lặp lại khoảng 50 lần.

Bên cạnh đó, nếu chứng ù tai kéo dài thì trị bằng cách rang ít muối hột lên và cho vào túi nhỏ, chườm quanh tai khi còn ấm. Hơi nóng của muối có tác dụng khi muốn ù tai làm sao hết.

Không ai nghĩ rằng ngáp đúng cách lại có thể giảm nhanh chứng ù tai. Vậy thế nào là ngáp đúng cách? Đó là khi ngáp bạn không được nuốt nước bọt. Nếu không làm được cách đó, bạn có thể thực hiện cách sau, chính là nín thở, bịt hai lỗ mũi, hút một hơi thật sâu, cuối cùng là dùng lực đẩy phần không khí vừa hút vào bên trong.

Thay đổi thói quen theo chiều hướng tích cực sẽ giảm rất nhanh các cảm giác khó chịu do chứng ù tai gây ra. Bắt đầu là việc hạn chế sử dụng hoặc dừng lại việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, có caffeine. Hạn chế lạm dụng các loại thuốc có hại cho tai. Tập thể dục thể thao thường xuyên để cải thiện dòng máu chảy đến tai. Đặc biệt, làm sao hết ù tai thì bạn không nên mở âm lượng quá lớn so với mức quy định để bảo vệ đôi tai.

Vì Sao Bão Thường Di Chuyển Theo Hướng Tây

Nếu thường xuyên cập nhật tin tức về các cơn bão, bạn sẽ nhận thấy bão thường có xu hướng di chuyển về hướng Tây – Tây Bắc. Vì sao lại như vậy?

Bão hình thành như thế nào?

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu. Bão hình thành khi có đủ 3 điều kiện là: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão.

Vì sao bão thường đi theo hướng Tây – Tây Bắc?

Bão có thể di chuyển theo nhiều hướng trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, nhiều cơn bão có xu hướng di chuyển theo hướng Tây -Tây Bắc bởi bão bị tác động bởi nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.

Bão là luồng không khí xoáy tròn ngược với hướng của kim đồng hồ. Có hai loại lực khiến cho bão chuyển động, đó là nội lực và ngoại lực. Nội lực là lực sinh ra trong bản thân bão khiến cho bão có xu hướng chuyển động hướng Bắc lệch Tây.

Ngoại lực chính là luồng không khí, hướng gió bên ngoài cơn bão. Vào mùa Hè gió Tây Nam hoạt động nên nhưng cơn bão hình thành vào khoảng tháng 5-9 thường bị đẩy về hướng Tây – Tây Bắc.

Nếu bão hình thành vào khoảng tháng 10 – 12, lúc này gió Đông Bắc xuất hiện sẽ đẩy cơn bão dịch về hướng Tây – Tây Nam.

Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5,6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Nhiều người thấy bão thường có di chuyển về hướng Tây – Tây Bắc là do mùa hè có nhiều cơn bão hơn.

Tuy nhiên hiện nay, người ta vẫn chưa hiểu biết hết về quy luật chuyển động của các cơn bão. Vì vậy, việc dự báo về hướng di chuyển của bão còn trong nhiều trường hợp vẫn không thể chính xác do những cơn bão nguy hiểm có thể đổi hướng đột ngột.

TH (SHTT)

Tại Sao Côn Trùng Chích Lại Gây Di Ứng?

Tại sao côn trùng chích lại gây di ứng?

16-04-2009

Khi chúng ta bị côn trùng đốt thì nọc độc côn trùng đi vào da của chúng ta. Chỗ da bị côn trùng chích bị phồng lên, đau, đỏ và ngứa. Đó là hiện tượng dị ứng do cơ thể có một hệ thống miễn nhiễm chống lại chất kháng nguyên của nọc độc.

Trong trường hợp bị chích lần đầu thì dị ứng thường nhẹ nhưng càng bị chích nhiều lần thì phản ứng càng nặng. Những phản ứng tiếp sau đó trở nên nặng hơn và ngay cả có thể đe dọa đến tính mạng.

1. Tại sao côn trùng chích lại gây di ứng? Dị ứng do côn trùng chích là do sự nhạy cảm bởi kháng nguyên độc tố. Hệ thống miễn dịch của người bị côn trùng chích phản ứng quá mạnh với những kháng nguyên này và chúng cũng là những chất lạ, có hại cho cơ thể. Một vài  loại côn trùng chích gây nên dị ứng thường là ong vò vẽ, ong bắp cầy và kiến lửa. Thường thì phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể là nhẹ cho đến rất nặng. Ở xung quanh chỗ bị chích bị đỏ hoặc phồng lên do dị ứng của cơ thể với độc tố. Trong trường hợp nhẹ thì có phản ứng tại chỗ như đỏ, sưng, bệnh nhân mệt, đau vừa, đau nhẹ, ngứa, nôn mửa, sốt nhẹ. Trường hợp phản ứng trung bình  thì cần phải điều trị để tránh trường hợp xấu hơn và trường hợp bị côn trùng chích tiếp theo. Một phản ứng dị ứng nặng hơn có thể lan tỏa toàn thân và tạo hội chứng ngứa, phát ban, sưng lưỡi, sưng cổ họng hay các phần khác của cơ thể. Một phản ứng, dị ứng có thể nguy hiểm cho tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây triệu chứng nặng như lú lẫn, khó thở, choáng và  có khi đưa đến tử vong.Có thể chẩn đoán bằng cách nhận biết được con vật chích, bằng những cách thăm khám và hỏi qua bệnh sử.

2. Điều trị : Tuỳ thuộc vào độ nguy kịch của phản ứng, những phản ứng tại chỗ và thông thường có thể điều trị bằng bọc áp nước lạnh, thuốc chống đau, chống viêm, chống ngứa. Trong trường hợp nặng, có khả năng nguy hiểm đến tính mạng thì cần phải chăm sóc, cấp cứu tích cực. Nên tránh bị những côn trùng chích lại lần thứ hai. Nếu người bệnh thường hay bị những phản ứng dị ứng nặng thì phải mang theo thuốc chống dị ứng, trong đó có thuốc kháng histamin và epinephrine loại chích. Nếu có điều kiện thì phải tiêm ngừa dị ứng để giảm thiểu sự nhạy cảm của độc tố do côn trùng chích.

3. Điều ghi nhớ: Loài ong có một cấu trúc độc đáo là “bầu nọc”. Mỗi lần chích xong, ong chết đi vì cơ thể chúng bị tổn thương do cả bầu nọc bị ngắt ra khỏi cơ thể ong. Bầu nọc gồm một túi có lớp cơ có thể tự co bóp khi tách ra khỏi cơ thể để bơm toàn bộ nọc độc trong túi qua kim chích gắn ở cuối bầu nọc. Vì thế, khi bị ong chích, hãy nhanh chóng dùng một vật nhọn nhỏ hay một lưỡi dao cùn gạt nhanh sát da để hớt bầu nọc và kim ra khỏi da. Không nên lấy tay gỡ hay bóp lấy bầu nọc ra. Vì hành động như thế, vô hình trung ta đã bóp cả nọc vào cơ thể, việc này rất nguy hiểm.

BS. NGUYỄN TĂNG MIÊN – BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng