Top 4 # Tại Sao Dựng Nước Phải Đi Đôi Với Giữ Nước Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Dựng Nước Phải Luôn Đi Đôi Với Giữ Nước, Có Dựng Được Nước Mạnh Thì Mới Giữ Được Nước Bền

Lời dạy của Bác chính là sự tổng kết quy luật tất yếu của lịch sử. Chính bởi thế nó như một lời hiệu triệu, thúc giục cháu con từ khắp mọi miền tổ quốc quyết tâm giữ gìn non sông đất nước của cha ông để lại. Đến nay và mãi mãi mai sau lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Lời nói ấy luôn làm sôi động trong lòng mỗi người chúng ta khi phải vượt qua khó khăn trong đấu tranh cách mạng, bởi nó chứa chất bên trong một chân lý đơn giản nhưng vĩnh cửu: Dựng nước phải luôn đi đôi với giữ nước, có dựng được nước mạnh thì mới giữ được nước bền.

Chúng ta biết rằng sau năm 1954, do điều kiện lúc đó còn nhiều khó khăn về phương tiện thông tin, nên việc ghi chép, quay phim, chụp ảnh còn hạn chế. Trong tình hình lúc đó lại phải đảm bảo bí mật an toàn cho Bác nên việc Bác về Đền Hùng các cán bộ địa phương đều không được biết và tham dự. Các cán bộ của Đại đoàn 308 khi được chỉ thị về Đền Hùng cũng không biết để gặp ai và làm gì ? sau đó mỗi người lại đi ngay để thực hiện nhiệm vụ của mình. Cả nước phải tập chung cho việc kháng chiến và kiến quốc.

Bài viết sớm nhất mang tính tường thuật lại sự việc này được đăng trong tờ báo “Lập công” của Đại đoàn, số ra ngày 25 tháng 9 năm 1954, đã viết:

LỜI HỒ CHỦ TỊCH

Kết quả cuộc hội hội thảo khoa học năm 1984, đã phân tích ý nghĩa và giá trị câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khẳng định những thành tựu của khoa học lịch sử về việc nghiên cứu chứng minh thời đại Hùng Vương dựng nước là có thật, với nền văn minh sông hồng mà trung tâm là vùng đất Phú Thọ. Các vua Hùng là người có công lập ra nhà nước đầu tiên trong lịch sử – nhà nước Văn Lang.

Tiếp tục công việc nghiên cứu để đưa ra những thông tin chính xác nhất về sự kiện Bác Hồ thăm Đền Hùng năm 1954, các cơ quan chuyên môn, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều tâm huyết tìm tòi, gặp gỡ nhân chứng và sưu tầm các tài liệu. Để chuẩn bị cho cuộc hội thảo khoa học lần hai thành công, hai cuộc tọa đàm khoa học đã diễn ra:

– Lần 1: vào ngày 02/4/1992, Cuộc tọa đàm này đã làm sáng tỏ những vấn đề: Về đường đi của bộ đội; Về thời gian Bác đến và ở Đền Hùng. Đã sưu tầm thêm được một số hình ảnh về Bác ngồi nói chuyện dưới gốc cây Vạn Tuế trước cửa chùa Thiên Quang với đ/c Thanh Quảng và đ/c Song Hào.

– Lần 2: vào ngày 02/5/1992, Tọa đàm gặp mặt với các nhân chứng tại Đền Hùng, gồm 04 đồng chí: Đại tá Ngô Thế Lương, nguyên là cán bộ tiểu đoàn đi từ Đại Từ về; Đại tá Tống Xuân Đài, nguyên là người tổ chức bảo vệ cho Bác về Đền Hùng, qua phà Bình Ca, phà Đoan Hùng và phân định chỗ cho bộ đội ngồi nghe Bác nói chuyện; Đ/c Khánh Tiếp (phóng viên báo quân đội nhân dân) được chỉ thị đến nghe Bác nói chuyện để viết bài; và Đại tá Nguyễn Văn Cẩn, ở đơn vị trao trả tù binh.

Một là, khẳng định hành trình của Bác là đi từ Đại Từ – Thái Nguyên về Đền Hùng và từ Đền Hùng trở về Thái Nguyên trong 2 ngày (18/9 đến 19/9/1954).

Hai là, sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm viếng Đền Hùng và nói chuyện với bộ đội là chủ ý và mục đích của Bác, điều đó đã có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. có sự bố trí và phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân, Bộ tư lệnh Đại đoàn quân Tiên Phong – Sư đoàn 308 và các cơ quan Phủ Chủ tịch.

Ba là, lần đầu tiên xác định những đền, chùa Bác đã thăm viếng ở Đền Hùng và nhà Oản ở Đền Giếng là nơi Bác ngủ lại đêm ngày 18/9/1954.

Bốn là, khi đi thăm các đền, Bác đã ngồi nghỉ dưới gốc cây Vạn tuế trước cửa Chùa Thiên Quang để nghe đ/c Song Hào báo cáo cụ thể về tình hình đưa bộ đội vào tiếp quản Thủ đô. Cùng dự có đ/c Thanh Quảng – Phó Văn phòng quân ủy Trung ương.

Năm là, xác định chính xác vị trí nơi Bác ngồi nói chuyện với Đoàn quân Tiên phong là ở đền Giếng. Và nhất quán chính thức từ đây sẽ trích dẫn câu nói của Bác theo tinh thần bài viết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đăng trên báo nhân dân ngày 29/4/1969 là : “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì câu nói này đã phản ánh đúng tư tưởng, nội dung về dựng nước và giữ nước của Bác, đồng thời khi câu nói này được công bố trên báo Nhân dân đúng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm 1969, lúc đó Bác còn sống và Người đã không có ý kiến gì.

Trải qua gần 40 năm, sau hai cuộc Hội thảo và hai cuộc tọa đàm khoa học với biết bao công sức và tâm huyết của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Giờ đây, chúng ta có thể hình dung một cách đầy đủ về sự kiện lịch sử Bác Hồ về thăm viếng Đền Hùng năm 1954 với lời căn dặn bất hủ của Người mùa thu năm ấy:

Ngày 18 – 9 – 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi ô tô Zep mang biển số KT.032 (KT là ký hiệu của Ban kiểm tra 12, Bí danh của Văn phòng Phủ Thủ tướng lúc đó) cùng đi với Bác có Đ/c Nguyễn Văn Nền (Lái xe của Văn phòng Thủ tướng), đ/c Đinh Văn Cẩn người phục vụ, đ/c Dũng bảo vệ và nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định cùng một số đ/c khác.

Xe đi từ Điện Biên Phủ đến Đại Từ – Thái Nguyên – Đoan Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam mới ở Lào về đóng ở đồi Chân Mộng (huyện Phù Ninh), sau đó tới thăm Thị xã Phú Thọ. Trên đường đi Người đã dừng xe nói chuyện với 2 thương binh rồi vào thăm Tỉnh uỷ Phú Thọ lúc đó mới chuyển căn cứ về đóng ở Thanh Hà (Thị xã Phú Thọ). Đón Chủ Tịch Hồ Chí Minh thăm Tỉnh uỷ Phú Thọ có các đồng chí: Phạm Dụ (lúc này là Chánh văn phòng Tỉnh uỷ), Đ/c Trần Lưu Vị (Bí thư Ban cán sự, kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính thị xã Phú Thọ) và một số đ/c khác. Đồng chí Trần Lưu Vị kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc một bộ quần áo bà ba màu gụ, đầu đội chiếc mũ cát rộng vành, chòm râu che trong một chiếc khăn bông buông từ trên đầu xuống 2 bên má. Người hỏi về tình hình chung của tỉnh Phú Thọ và việc Hoàng thân Xu-Va-Nu-Vông (Lào) vừa đi qua, dặn phải giúp đỡ Hoàng thân, giúp đỡ đồng bào hồi cư nhanh chóng ổn định đời sống.

Chiều tối ngày 18/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Đền Hùng, Người nghỉ đêm tại nhà Oản thuộc đền Giếng.

Sáng sớm ngày 19/9/1954, Bác đi thăm các đền trên núi Hùng, khi đến chùa Thiên Quang, Bác dừng lại ngồi cạnh gốc cây Vạn tuế trước cửa chùa để nghe đồng chí Song Hào – Chính uỷ Đại đoàn quân tiên phong báo cáo với Bác về tình hình của Đại đoàn, kế hoạch đưa bộ đội về tiếp quản Thủ đô. Sau đó Người lên Đền Thượng, xem quả chuông treo ở cây đại phía bên trái đền và chụp nhiều ảnh kỷ niệm ở trước cửa đền Thượng.

Sau khi thăm xong các đền, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đi xuống đền Giếng chờ bộ đội. Khoảng 9h có cán bộ của 3 Trung đoàn bộ binh, gồm: Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô); Trung đoàn 36 và Trung đoàn 88 (Tu Vũ) và một số tiểu đoàn trực thuộc Đại đoàn Quân tiên Phong – Sư đoàn 308 đi từ các hướng đổ về đền Hùng gồm: từ núi Thằn lằn (Vĩnh Phúc) lên; từ Gia Thanh( Phù Ninh) xuống; từ Trại Cờ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang; từ Đại Từ (Thái Nguyên) về; từ Phùng (ngoại vi Tây Bắc – Hà Nội) lên.

Cùng đi còn có các cán bộ văn công Đại đoàn và các tiểu đoàn trực thuộc Đại đoàn cũng có mặt. Tất cả khoảng gần 100 người đều là những cán bộ chủ chốt, chỉ huy từ cấp đại đội đến cán bộ đại đoàn của Đại đoàn quân Tiên Phong.

Lý do mà Đại đoàn quân Tiên Phong vinh dự được gặp Bác Hồ và được giao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô lúc đó là:

Thứ nhất: đó là Đại đoàn chủ lực được được thành lập đầu tiên, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ đi tiên phong trên con đường vận động chiến đấu, từng mang danh hiệu “Quân Tiên Phong”

Thứ hai: trong đội hình của Đại đoàn, có Trung đoàn Thủ đô – con đẻ cuộc chiến đấu “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” của Hà Nội, mùa Đông 1946 lúc ra đi, ước hẹn một ngày về.

Thứ ba: Tư lệnh Đại đoàn Vương Thừa Vũ, nguyên là Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội năm 1946, nay trở về trên cương vị Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố với quân hàm Thiếu Tướng

Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Bác Hồ và Đại đoàn Quân Tiên Phong diễn ra lúc 10h sáng ngày 19/9/1954 trong thời gian khoảng 45 phút đến 1h. Trong buổi nói chuyện, Bác ngồi trên bờ cửa, đồng chí Thanh Quảng, đồng chí Song Hào ngồi trên bậc lát gạch, các đồng chí cán bộ khác ngồi dưới sân đền.

Bài nói chuyện với các chiến sỹ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị những nội dung chính từ trước, nhưng khi nói chuyện với bộ đội, Người nói thân tình chứ không cần giấy ra đọc. Nội dung cuộc nói chuyện của Bác chủ yếu là nhắc nhở bộ đội về nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Phải thường xuyên học tập, rèn luyện đạo đức, giữ nghiêm kỷ luật, thực hiện tốt chính sách dân vận, giữ vững lập trường giai cấp; việc tiếp quản Thủ đô phải thận trọng, chu đáo, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của nhân dân, cảnh giác với kẻ thù…

Trong thời điểm năm 1954 ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhiệm vụ lịch sử và nhiệm vụ cách mạng của dân tộc dân tộc là : Dựng nước và giữ nước, lúc đó việc nghiên cứu khoa học về thời đại Hùng Vương chưa có điều kiện để tiến hành, qui luật dựng nước và giữ nước trong lịch sử chưa được tổng kết. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định thời đại Hùng Vương là thời kỳ lịch sử có thật của dân tộc, các Vua Hùng là người đã khai sinh ra đất nước Việt Nam.

Từ sự khẳng định của Người mà suốt các thập kỷ sau đó cho đến hôm nay, đã có biết bao những công trình nghiên cứu về thời đại Hùng Vương. Bằng những chứng cứ xác thực nhất của lịch sử, đó là những giá trị văn hoá vật thể mà 2 nghìn năm trước Công nguyên, người Việt cổ đã để lại những dấu tích của mình ở khắp mọi nơi trong lòng đất nước ta. Nhờ đó mà các bộ môn chuyên ngành lịch sử Việt Nam đã chứng minh thời đại Hùng Vương là thời kỳ lịch sử có thật và là buổi bình minh của lịch sử nước nhà.

Trong lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”, Người đã viện dẫn đến những con người có thật trong buổi đầu của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng là một biểu tượng cao quí mà các thế hệ con cháu người Việt Nam đời này qua đời khác tôn thờ. Nói về các Vua Hùng ngay tại nơi thiêng liêng mà bao đời nay luôn hiện hữu trong tâm thức cũng như trong đời sống thường nhật của người Việt.

Trở về Đền Hùng, chọn Đền Hùng – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi gợi cho mỗi người đất Việt về ý thức dân tộc, ý thức cội nguồn về một dân tộc đã có bề dày lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước; nhắc nhớ các thế hệ con cháu người Việt Nam nhiệm vụ tiếp tục dựng nước và giữ nước là con đường tất yếu để đất nước trường tồn và phát triển. “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời Người nói thật giản dị mà thân thương gần gũi, biểu lộ ý chí đoàn kết thống nhất và nguyện vọng bảo vệ Tổ quốc để xây dựng đất nước. Miền Bắc sau năm 1954, vừa thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH, vừa trở thành hậu phương lớn để chi viện cho miền Nam ruột thịt tiếp tục hoàn thành công cuộc chống Mỹ giành độc lập, thống nhất đất nước.

Ngày nay quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước thể hiện trong hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới, nhân dân ta đang ra sức xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đó chính là thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phạm Quỳnh – Hoàng Oanh

Bài Học “Dựng Nước Phải Đi Đôi Với Giữ Nước ” Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 08/08/2014 02:51

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn 308 tại Ðền thờ các Vua Hùng. Ảnh: internet

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Ngay sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại Ðền thờ các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ðây là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng của Bác với quân và dân ta.

Thực tiễn lịch sử cho thấy: thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công.

Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nước đi đôi với lo giữ nước trong lịch sử dân tộc được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước mới, thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tiến hành trong cả hòa bình cũng như khi đất nước có chiến tranh. Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập tháng 9-1945, Ðảng ta và Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây dựng và củng cố quốc phòng. Do đó, đất nước đã nhanh chóng vượt qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương được củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành. Tạo nền tảng quan trọng để quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Ðảng ta và Bác Hồ chủ trương: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chặn đánh làm chậm tốc độ tiến công của kẻ thù ở phía Nam đất nước, vừa xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phương kháng chiến. Mục tiêu chiến lược của cách mạng lúc này là phải diệt cho được cả ba loại giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, phát triển; bài học dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cùng với những chỉ bảo sâu sắc của Bác, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN tiếp tục được Ðảng ta phát triển lên một tầm cao mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”. Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ðảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ðại hội XI, với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tạo thành một thể thống nhất, “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Bản chất của mối quan hệ này là sự gắn bó mật thiết giữa xây dựng và bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, trong bảo vệ có xây dựng. Ðảng ta đặt lên hàng đầu “sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an ninh”, nhưng lại xác định “tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và toàn dân”. Trong định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Cương lĩnh chỉ rõ: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và trên từng địa bàn”.

Trong những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt Nam, chúng ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Ðặc biệt tình hình Biển Ðông nhiều năm qua và trong thời gian gần đây đang đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của đất nước và của khu vực, thế giới.

Trước những diễn biến khó lường của tình hình Biển Ðông vừa qua, chúng ta càng thấy thấm thía hơn lời dạy của Người “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà tiền nhân đã dày công gây dựng.

Theo: baothaibinh.com.vn

Học Tiếng Anh Với Người Nước Ngoài, Tại Sao Không?

Nhiều người ngại học tiếng Anh giao tiếp với giáo viên người nước ngoài vì sợ thầy/cô sẽ không hiểu được mình muốn nói gì hoặc mình không thể nghe được họ nói gì. Đó là một trong những nỗi lo khá phổ biến của học viên khi muốn đăng ký một khóa học tiếng Anh giao tiếp. Sự thật có phải vậy không?

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Tại sao nên học tiếng Anh với người nước ngoài?

Thật ra, những giáo viên người nước ngoài khi dạy tiếng Anh đều có một nghiệp vụ sư phạm ổn định để giúp học sinh học tiếng Anh. Với những người mới bắt đầu hoặc nghe nói tiếng Anh chưa ổn, họ có những giải pháp nói chậm, rõ ràng và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt cho học viên hiểu. Khi học với một người nước ngoài, bạn sống trong một môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, yêu cầu bạn phải sử dụng duy nhất tiếng Anh để giao tiếp. Lâu dần, môi trường này sẽ hình thành cho bạn khả năng phản xạ nghe – nói thành thạo, đồng thời cũng rèn cho bạn sự tự tin khi tương tác và giao tiếp với người nước ngoài.

Học tiếng Anh giao tiếp cùng giáo viên nước ngoài (Nguồn: Dân Trí)

Thông thường phát âm của những giáo viên bản xử sẽ có độ chính xác cao nên khi học với họ, bạn sẽ học được cách phát âm tiếng Anh chuẩn. Khi ý thức rèn phát âm chuẩn, khả năng nghe của bạn cũng được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, trong quá trình học, bạn không những học ngôn ngữ mà còn có thể học được phong cách ứng xử, văn hóa của người nước ngoài khi giao tiếp. Sau này, khi tham gia những kỳ thi như Ielts hay làm việc trong môi trường quốc tế, bạn có thể giao tiếp tự nhiên và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Một số khóa học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài Ở chúng tôi nhiều trung tâm tiếng Anh có xây dựng nhiều khóa học giao tiếp hoàn toàn do người nước ngoài dạy. Nếu bạn đang cần một địa chỉ để học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài thì có thể tham khảo những khóa học sau đây:

Saigon American English: Trung tâm áp dụng mô hình mới lạ CLASS – CLUB – TOUR. Học viên không chỉ được học với người nước ngoài mà “Phượt English” vừa vui chơi, vừa rèn luyện tiếng Anh giao tiếp vô cùng hiệu quả cùng người nước ngoài.

Trung tâm Anh ngữ Apollo: Không chỉ khóa học giao tiếp mà bất kỳ khóa học nào của Apollo, học viên đều được học với đội ngũ giáo viên 100% là người nước ngoài.

British Council: Khóa học tiếng Anh giao tiếp tại British Council quy tụ đội ngũ giảng viên là người bản xứ. Họ không chỉ thông thạo ngôn ngữ mà còn có nghiệp vụ sư phạm chuyên nghiệp, kể cả CELTA, DELTA, PGCE, MA TEFL, TYLEC.

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Trang Trần tổng hợp

Công Bố Báo Cáo Nghiên Cứu Ô Nhiễm Nước Và Sự Cần Thiết Phải Xây Dựng Luật Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Tại Việt Nam

(Hà Nội – 02/03/2018) Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội khóa XIV và triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước vào năm 2018 là một trong nhiều kiến nghị đưa ra trong Báo cáo nghiên cứu ô nhiễm nước và sự cần thiết phải xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam, được công bố sáng nay tại Hà Nội.

Báo cáo nghiên cứu gồm 4 phần chính là Phần 1 “Ô nhiễm nước: Hiện trạng, các ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế”; Phần 2 “Những bất cập trong hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước”; Phần 3 “Kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm nước”; Phần 4 “Khuyến nghị về ban hành Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam”.

Từ thực tiễn ô nhiễm nước trong thời gian qua, báo cáo đã phân tích những bất cập thách thức trong kiểm soát ô nhiễm theo hệ thống luật pháp hiện nay. Một trong những thách thức lớn nhất là kiểm soát ô nhiễm nước chưa được chú ý đúng tầm quan trọng và cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế mà chỉ được đưa vào như một phần nhỏ tích hợp trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy công tác kiểm soát các hành vi xả thải, các nguồn ô nhiễm còn mang tính gián tiếp, hình thức. Các công cụ thực thi kiểm soát ô nhiễm nước bị tản mạn nằm trong nhiều luật và có quan hệ chéo phức tạp trong hệ thống quản lý hành chính, dẫn đến tính thực thi chưa có hiệu quả cao. Việc thực thi các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước trong hệ thống luật hiện nay cũng đối mặt với các thách thức như nền tảng công nghệ xử lý nước thải còn yếu và thiếu, các nguồn nước thải bị quản lý bởi nhiều bên khác nhau.

Báo cáo cũng phân tích kinh nghiệm quốc tế, cụ thể kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm nước của các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan để tham khảo. Các nước này đều trải qua thời kỳ công nghiệp hóa đô thị hóa mạnh mẽ, đã gặp phải nhiều sự cố về ô nhiễm nước hết sức nặng nề. Họ cũng phải trải qua một chặng đường dài trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước và khôi phục chất lượng nước mặt và đạt được các kết quả tương đối tốt. Các nước này đều có Luật hoặc hệ thống luật chuyên biệt kiểm soát ô nhiễm nước và đều đưa khoa học công nghệ xử lý nước thải làm điểm tựa cho các công cụ kiểm soát, coi việc bảo tồn hệ sinh thái cho cá và các thủy sinh trong nước, đảm bảo an toàn cho sinh kế con người là mục tiêu cao nhất. Trung Quốc đã đầu tư vào chương trình khoa học công nghệ xử lý ô nhiễm nước như một chương trình trọng yếu và cải thiện Luật Kiểm soát ô nhiễm nước để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư mua các vùng đất ven sông để trồng rừng và bảo vệ sông. Họ cũng xây dựng các tiêu chuẩn quy chuẩn về sinh thái cho việc kiểm soát ô nhiễm nước. Malaysia áp dụng luôn một số điều luật trong Luật Kiểm soát ô nhiễm nước của Hoa Kỳ áp dụng ở Malaysia. Thái lan đưa ưu tiên xử lý nước thải đô thị và công nghiệp tập trung, có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc xử lý nước thải.

Với nhận thức ô nhiễm nước ở nước ta đã trở nên rất cấp bách và đòi hỏi có chiến lược tổng thể để cải thiện tình hình, Báo cáo đã kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất đưa công tác xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước vào chương trình xây dựng luật của quốc hội khóa 14, nghiên cứu và xây dựng Luật ngay từ năm 2018 và nghiên cứu xây dựng các chính sách cũng như cải thiện các công cụ về kiểm soát ô nhiễm nước nhằm từng bước đẩy lùi ô nhiễm nước và khôi phục nguồn nước sạch Việt Nam.

Báo cáo nghiên cứu này là thành quả hơn bốn năm nghiên cứu, phân tích chính sách pháp luật bảo vệ môi trường nước mặt, nghiên cứu xây dựng mô hình tiếp cận hệ sinh thái và thúc đẩy các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm nước của Chương trình Liên minh Vận động Chính sách Kiểm soát và Ngăn ngừa ô nhiễm nước (Liên minh Nước sạch) do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) điều phối thực hiện.

-CECR-