Top 11 # Tại Sao Em Bé Bị Vàng Da Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da?

Khoa Vân , 18/04/2017 (643 lượt xem)

Theo thống kê cho thấy triệu chứng vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng và 30% ở trẻ sinh non, thiếu tháng, sinh ngạt hoặc nhiễm trùng.

Theo các bác sỹ thì hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

1. Hiện tượng vàng da sinh lý (vàng da nhẹ): hiện tượng da bé bị vàng sẽ xuất hiện trong vòng 1-7 ngày tuổi, trẻ ăn ngủ bình thường và sẽ tự hết mà không cần can thiệp hay điều trị. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn chất Bilirubin, sắc tố màu vàng, được phóng thích vào máu gây nên hiện tượng vàng da sinh lý, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu thì da bé sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, các bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con có biểu hiện vàng da nhẹ sau sinh nhưng vẫn ăn ngủ tốt. Có thể hỗ trợ khắc phục hiện tượng vàng da sinh lý bằng cách tắm nắng cho trẻ, tăng lượng sữa và số lần bú trong ngày (vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa) và theo dõi diễn tiến của chứng vàng da trong vòng 7-10 ngày sau sinh bé sẽ tự khỏi.

2. Hiện tượng vàng da bệnh lý (vàng da nhân): Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp khiến da bé sẽ vàng sậm, lan xuống tay, chân kèm theo hiện tượng bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm (từ lúc lọt lòng hoặc trong vòng 1-2 ngày sau sinh). Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì dẫn đến nguy cơ chất bilirubin thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục được, dãn đến bé bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Vàng da bệnh lý hay gặp ở trẻ sinh non, thiếu tháng, nhiễm trùng, sinh ngạt. Trẻ bị vàng da bệnh lý cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp như sau:

Phương pháp chiếu đèn: nguyên lý điều trị là ánh sáng của đèn sẽ biến chất Bilirubin thành chất không độc, sau đó được thải nhanh ra khỏi cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

Phương pháp thay máu: Nhằm loại bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bố mẹ cần cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì vậy, các mẹ hãy quan tâm đến biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý để xử lý đúng phương pháp.

Vì Sao Bé Bị Vàng Da Thưa Bác Sĩ

Chào bác sĩ, tôi vừa sinh hạ một bé trai được 2 tuần, hiện cháu vẫn khỏe mạnh, thỉnh thoảng hơi quấy khóc và bỏ bú. Bên cạnh đó tôi đang lo lắng không hiểu tại sao bé bị vàng da. Xin hỏi bác sĩ, vàng da là bệnh gì và có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Tại sao trẻ bị vàng da?

Theo các chuyên gia phòng khám Hồng Phòng thì vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu, bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan, đi qua phân và nước tiểu rồi ra ngoài, chính vì vậy lý do tại sao trẻ bị vàng da đa phần đều xuất phát từ hoạt động của gan.

Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết các bé sau 24h sau sinh và sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với các bé bị sinh non (đẻ thiếu tháng).

Với hiện tượng vàng da sinh lý thì các bà mẹ không cần quá lo lắng, nguyên nhân tại sao trẻ bị vàng da được các bác sĩ cho biết là vì khi trẻ mới sinh, các chức năng của gan chưa ổn định nên chưa thể thực hiện tốt chức năng chuyển hóa và loại bỏ bilirubin khiến cho chất này tích tụ nhiều trong máu làm trẻ bị vàng da. Chỉ sau 1-2 tuần khi gan đã phát triển hoàn chỉnh, chức năng gan vận hành tốt, đủ sức xử lý bilirubin thì trẻ sẽ không còn bị vàng da nữa. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ, các bé vẫn ăn, ngủ và phát triển bình thường.

Trong một số trường hợp, hiện tượng vàng da ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đấy, da của trẻ không thể tự hết vàng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy trẻ bị vàng da là bệnh gì?

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da bệnh lý ở trẻ, trong đó phổ biến nhất chính là do:

♦ Viêm gan hoặc nhiễm trùng gan do virus viêm gan A, B, C gây ra.

♦ Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

♦ Vàng da tan máy do bất đồng nhóm máu A, B, O

♦ Vàng da do tắc mật bẩm sinh…

Với những bé bị vàng da bệnh lý, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện sớm và sẽ không hết sau 1 tuần với trẻ sinh đầy tháng, 2 tuần với trẻ sinh non, múc độ vàng da xuất hiện toàn thân và có cả ở củng mạc mắt. Ngoài vàng da, trẻ còn xuất hiện thêm một số biểu hiện bất thường như co giật, sốt, bỏ bú, không chịu ăn, hay quấy khóc, hôn mê li bì…

Vàng da ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, với những đứa trẻ bị vàng da sinh lý thì mức độ bilirubin trong máu ở giới hạn cho phép, nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Với những bé bị vàng da bệnh lý, nồng độ bilirubin trong máu vượt quá giới hạn cho phép, gan không đủ sức đào thải kịp, lúc này bilirubin có nguy cơ thấm vào não bộ của trẻ gây tổn thương não, nhiễm độc thần kinh không thể phục hồi được. Ở những trường hợp này nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ bị bại não suốt đời, nguy hiểm hơn bệnh có thể khiến trẻ bị mất mạng bất cứ lúc nào.

Nên làm gì khi trẻ bị vàng da?

Làm Gì Khi Bé Bị Vàng Da?

Bạn đã biết cách chăm sóc bé yêu nhà mình khi bé bị vàng da hay chưa? Đây không phải là bệnh nhưng sẽ mang đến nguy hiểm thực sự nếu không chăm sóc bé đúng cách .

Nguyên nhân của bệnh vàng da

Trước tiên mẹ cần nắm được nguyên nhân của bệnh vàng da để hiểu và từ đó biết được cách chăm sóc bé

– Vàng da do nhiễm khuẩn

– Vàng da do virus

– Vàng da do thiếu tháng

– Vàng da do sữa mẹ

– Vàng da do bất đồng yếu tố nhóm máu với mẹ

. . .

Vàng da là chứng bệnh có thể gây ra nguy hiểm với tính mạng trẻ

Làm gì khi bé bị vàng da

Với chứng vàng da sinh lý, nó sẽ tự hết sau 7-10 ngày và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé . Bé vẫn sẽ ăn ngủ tốt và lên cân đều .

Với chứng vàng da bệnh lý, sẽ nguy hiểm hơn nếu như không được điều trị kịp thời . Do đó, cha mẹ cần phải có những phương pháp chăm sóc bé tốt hơn.

– Theo dõi bé liên tục xem phạm vi vàng da có mở rộng hay không bằng cách soi dưới đèn hoặc ánh nắng mặt trời hàng ngày . Dùng tay ấn xuống các vùng da trên cơ thể của bé để xác định chỗ vàng da trên cơ thể .

– Thay đổi chế độ ăn cho phù hợp và cân đối . Cần bổ sung chất đạm như cá, thịt, cua . . . để tăng thêm chất sắt, ăn nhiều các loại củ, quả,trái cây có màu đậm . . .

– Tăng cường cho bé bú mẹ để nâng cao sức đề kháng trong cơ thể .

– Các bậc cha mẹ hãy cho bé đến các cơ sở y tế ngay khi thấy da của bé càng ngày càng bị vàng nhiều hơn và rõ hơn, vàng từ da mặt cho đến lòng trắng của mắt, lan xuống vùng bụng, cánh tay hoặc chân của bé . Cảm thấy bé có dấu hiệu chậm chạp, khó thức dậy, bé rất biếng ăn và kén chọn đồ ăn, kèm theo đó là hay quấy khóc và có dấu hiệu của sốt . Tại bệnh viện, bé sẽ được chữa trị theo phương pháp chiếu đèn, thay máu nếu như bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh bởi hàm lượng chất bilirubin trong máu quá cao.

– Có thể cho bé sưởi dưới ánh nắng mặt trời nhẹ buổi sáng, khoảng 20 phút trước 8 giờ mỗi ngày để các chất bilirubin sẽ bị biến thành các chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể của bé bằng đường tiêu hóa hoặc đường nước tiểu .

Đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời

Khi bé bị vàng da, mẹ cần theo dõi bé kỹ lưỡng và nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ . Có sự can thiệp càng nhanh thì chứng bệnh này sẽ càng mau khỏi và hạn chế được nguy cơ biến chứng cao.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại: chúng tôi – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.

Tại Sao Sinh Em Bé Xong Răng Lại Bị Ê Buốt ?

Xin chào bác sĩ nha khoa Đăng lưu !. Em mới sinh bé con được 2 tháng, mọi chuyện đều ổn và bình thường chỉ có một vấn đề khiến em ăn ngủ không yên là bỗng dưng em bị ê buốt răng. Trước đây, em chưa từng bị như vậy, cảm giác này làm em khó ăn và khó uống khiến e bị sụt ký nhanh chóng. Em lo lắng quá! Bác sĩ cho em hỏi: Tại sao sinh em bé xong răng lại bị ê buốt? và có cách gì để điều trị không ạ ?. Em xin cám ơn!

Nha khoa Đăng Lưu xin chào bạn Ngọc Nga !. Rất cám ơn bạn vì đã quan tâm và chia sẻ nỗi lo lắng với nha khoa chúng tôi. Với tình trạng của bạn cũng như lo lắng của bạn ” Tại sao sinh em bé xong răng lại bị ê buốt ?” thì bác sĩ nha khoa chúng tôi có câu trả lời như sau :

Tại sao sinh em bé xong răng lại bị ê buốt ?

Bạn Nga thân mến ! Tình trạng răng miệng bị ê buốt sau khi sinh xong rất phổ biến và rất thường gặp ở nhiều bà mẹ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này rất nhiều mà một trong nguyên nhân chủ yếu đó là do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm và luôn phải thay đổi để thích nghi.

Tại sao sinh em bé xong răng lại bị ê buốt?

Trong khi khoảng thời gian mang bầu, người mẹ cần phải bổ sung nhiều chất dịnh dưỡng để nuôi cơ thể mẹ và để nuôi thai nhi, thế nên những thay đổi trong cơ thể người mẹ là rất nhiều và rất nhanh, đôi khi thể chất của mẹ không kịp thích nghi dẫn tới tình trạng thiếu hoặc thừa canxi.

Khi cơ thể thiếu hoặc thừa canxi đều ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, canxi là một trong những thành phần cấu thành nên men răng. Do đó, thiếu canxi khiến men răng bị suy yếu trầm trọng. Sau khi sinh xong tình trạng răng miệng bị thiếu canxi chưa kịp bồi đắp lại được nên dẫn tới tình trạng răng bị ê buốt.

Hơn nữa, trong quá trình mang thai mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong đó chủ yếu là vitamin C. Trong khi đó, vitamin C có nhiều thành phần axit không tốt cho men răng. Quá nhiều Vitamin C cũng sẽ làm mòn men răng dẫn tới tình trạng răng miệng bị ê buốt.

Quá trình mang thai chị em bị thiếu Canxi

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên dẫn tới tình trạng ê buốt sau khi sinh kể trên thì còn có một vài nguyên nhân nữa như bà bầu trong quá trình mang thai không chăm cho sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng không đều không tốt,…Đó là những lý do răng bị ê buốt sau khi sinh khiến chị em ăn nhai khó khăn.

Cách khắc phục răng ê buốt sau sinh hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị tình trạng răng bị ê buốt nhưng phải xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân khiến răng ê buốt thì mới tìm được cách khắc phục phù hợp. Để được tư vấn phương pháp điều trị răng ê buốt hiệu quả, mẹ bầu nên tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng vì trong quá trình mang thai rất nhạy cảm, những tác động vào cơ thể mẹ đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con.

Tuy nhiên, sau khi sinh, việc chữa răng ê buốt dễ dàng hơn rất nhiều. Trước tiên, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: Giảm lượng vitamin C, tăng cường thực phẩm giàu canxi.

Thăm khám và điều trị răng ê buốt tại Nha khoa

Tiếp đó, chị em nên tìm mua kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt để cải thiện men răng mỗi ngày. Quan trọng hơn, các bạn cần đến gặp Bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng ê buốt răng.

Sinh xong có được trám răng chữa ê buốt hay không?

Trám răng là một trong những cách khắc phục ê buốt nhanh chóng và hiệu quả. Và sau khi sinh, chị em hoàn toàn có thể tiến hành trám răng bởi quá trình trám răng không tác động sâu đến răng.

Tuy nhiên, nếu còn trong cho con bú thì bác sĩ khuyên chị em chưa nên trám răng. Lý do là bởi, trước khi trám răng, bác sĩ cần gây tê tại chỗ mà thuốc tê sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.