Top 10 # Tại Sao Em Bé Ko Có Tim Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Phôi Thai Không Có Tim Thai

Tại sao có trường hợp phôi thai không có tim thai?

Muốn nghe tiếng tim thai, bà bầu không còn cách nào khác là phải đi khám, siêu âm để nghe nhịp tim qua ống nghe. Vì vậy, có một số trường hợp thai nhi đã chết lưu nhưng bà mẹ không biết, cho đến khi đi siêu âm hoặc có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài như đau bụng, ngất xỉu,…

Có khá ít trường hợp phôi thai không có tim thai bẩm sinh, mà chủ yếu không có tim thai là bởi bạn đã bị sảy thai từ trước đó – đây là lý do đầu tiên (trước lúc siêu âm). Vậy thì điều gì đã khiến bạn bị sảy thai?

Thứ nhất là sảy thai tự nhiên:

Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân nhịp tim của thai nhi bỗng nhiên ngừng lại, mặc dù sức khỏe của người mẹ rất tốt. Theo các nghiên cứu, c

ó 50% trường hợp sảy thai trong quý I là do hỏng trứng, bởi những bất thường ở nhiễm sắc thể, khi phân chia tế bào, hoặc do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, d

ây rốn quấn quanh cổ thai nhi và làm cho bé không thể nhận được oxy và nguồn dinh dưỡng từ mẹ.

Thứ hai là do bệnh lý của người mẹ : 

Mẹ mang gien đông máu Thromboliphilia

Rối loạn miễn dịch – Bệnh tự miễn

Bất thường nhiễm sắc thể

Xét nghiệm hoạt tính tế bào NK bất thường

Hội chứng buồng trứng đa nang

Bệnh lý tuyến giáp

Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung

Mắc bệnh tiểu đường

Thứ ba là do tác động từ bên ngoài:

Người mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai, như mắc các bệnh nhiễm trùng từ toxoplasmosis, herpes, cytomegalovirus và rubella.

Người mẹ hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy.

Tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại, bị chấn thương, stress kéo dài.

Thứ tư là về phía người chồng:

Chồng có bất thường nhiễm sắc thể. Tinh trùng dị dạng cao .

 Tinh trùng đứt gãy ADN-chỉ số DFI cao trên 15%

Tham khảo : 

Phụ nữ mang gen bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền có nguy cơ cao gấp 2 – 14 lần so với người bình thường, họ dễ bị mất tim thai hoặc không có tim thai gây sảy thai. Có 3 loại  đột biến gen chính gây tắc nghẽn mạch máu là: 

• Loại 1 :

Đột biến gen yếu tố V Leiden (FV).

•Loại 2 :

Đột biến gen yếu tố II prothrombin G20210 (FII).

•loại 3:

Đột biến methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR) gây tăng homocystein máu.

Đột biến gen yếu tố II prothrombin xảy ra ở 7,8% phụ nữ bị sẩy thai do rối loạn đông máu. Yếu tố II là một trong các yếu tố quan trọng trong con đường đông máu.

Homocysteine thường chỉ hiện diện với nồng độ trong máu có nguồn gốc từ methionine có trong thức ăn. Đột biến gen sản xuất enzyme methylene-tetrahydrofolate reductase (MTHFR) sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng và tăng homocysteine trong máu tạo thành cụng máu đông và làm cứng thành mạch, kể cả ở trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B6, B12 và axít folic làm tình trạng nặng thêm. Phụ nữ mang đồng hợp tử gen đột biến MTHFR có nguy cơ sẩy thai tăng hơn hai lần.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC AN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Hẻm 7A/43, Phòng Khám Số 71 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, HCM

Điện thoại/ Zalo tư vấn : 0906 782 538 

Email: buthoaycanh@gmail.com

Website: benhsuybuongtrung.vn

Khi Nào Bé Có Tim Thai?

Một thai kỳ khỏe mạnh thì nên nghe thấy nhịp tim từ khoảng từ tuần 5-6 trở đi. Nhịp tim được phát hiện nhanh, rõ ràng. Bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện nhịp tim tùy thuộc vào thời điểm của thai kỳ. Là một người mẹ, hẳn bạn muốn biết khi nào thì em bé có nhịp tim và thế nào là biểu hiện của một nhịp tim thai bình thường?

Nhịp tim đầu tiên

Các bác sĩ bắt đầu đếm tuổi thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ, đó chính là lý do vì sao các mẹ nên nhớ ngày đầu mỗi kỳ kinh của mình. Từ những thông tin đó, bác sĩ sẽ tính toán xem có thể lắng nghe tim thai được chưa. Nếu thai kỳ của bạn đã được trên 4 tuần tuổi, có thể tim thai đã được nghe thấy. Thực sự tim thai đã đang dần hình thành chỉ sau 2 tuần được thụ tinh. Đến tuần thứ năm của thời kỳ mang thai, trái tim bắt đầu đập và chia thành buồng. Sáu tuần sau, máu đã tuần hoàn trong cơ thể thai nhi đang thành hình, và nhịp tim thai lúc này đã đập khoảng 100-160 mỗi phút. Vì vậy, bạn có thể chắc chắn sẽ nghe được nhịp tim của bé từ lúc sáu tuần tuổi thai. Các bác sĩ khuyên mẹ nên đi khám thai lần đầu ở khoảng 7-8 tuần tuổi để đảm bảo tim thai được nghe thấy, vừa để mẹ an tâm hơn và kết quả cuộc thăm khám đầu tiên cũng rõ ràng hơn. Nhiều mẹ đi khám thai sớm quá, khi chưa nghe được tim thai sẽ hoang mang lo lắng, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Hình ảnh thai nhi 7 tuần, bé xíu xiu như đầu ngón tay nhưng con đã có tim thai rồi đấy (Ảnh: Internet) Thiết bị nghe nhịp tim của thai nhi

Sản khoa hiện đại sử dụng một công cụ siêu âm, thường được gọi là Doppler đo tim thai nhi. Doppler đo tim thai sẽ theo dõi tim thai hoặc dùng để trợ lực cho việc theo dõi các động mạch máu ngoại biên và dòng máu chảy trong tĩnh mạch. Chỉ cần rà rà vào thành bụng, nếu bắt đúng vị trí tim thai, máy sẽ phát ra những tiếng động tương đương với nhịp đập tim thai và hiển thị trên màn hình biểu đồ nhịp tim của em bé. Tuy nhiên, với thiết bị này, màn hình không hiển thị hình ảnh của thai nhi.

Một cách khác để đo tim thai đó là siêu âm qua ngả âm đạo – một trong những thiết bị được sử dụng để phát hiện nhịp tim em bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Với công cụ siêu âm này, nhịp tim thai nhi có thể được ghi nhận sớm nhất ở sáu tuần thai. Thiết bị thăm dò này được đưa vào âm đạo người mẹ, và nó hoạt động bằng cách gửi các sóng âm thanh khi phát hiện ra em bé và nhịp tim của bé. Từ máy siêu âm đầu dò này, các bác sĩ có thể nhìn thấy tử cung và đo nhịp tim đập của tim thai. Hình ảnh thai nhi cũng được nhìn thấy dù bé chỉ bằng đầu ngón tay.

Các mẹ lưu ý: khi các bác sĩ nhìn vào hình ảnh thai nhi trên màn hình qua máy siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra nhiều thông tin hơn là nhịp tim thai. Ví dụ, bác sĩ sẽ tìm kiếm túi thai và kiểm tra kích thước của em bé. Kích thước thai nhi cũng là cách để bác sĩ xác định tuổi của thai nhi để đưa ra ngày dự sinh (ngày sinh dự đoán dựa theo tuổi thai).

Khi bạn đi siêu âm ở tuần thai thứ 12, mẹ sẽ có 2 ngày dự sinh: tính theo chu kỳ kinh cuối và tính theo kích thước thai. Theo đó, thường thì ngày dự sinh tính theo kích thước thai sẽ chuẩn hơn so với ngày dự sinh tính theo chu kỳ kinh. Lý do là có nhiều mẹ có chu kỳ kinh không đều, do đó xác suất chính xác của tuổi thai tính theo chu kỳ kinh cũng sẽ dao động theo.

Tỷ lệ nhịp tim thai

Nhịp tim thai nhi có thể được nghe ổn định ở tuần thứ 10 của thai kỳ. Nhịp tim thai có thể chậm hoặc nhanh tùy thuộc vào chuyển động của em bé. Tỷ lệ nhịp tim không đều không phải là một vấn đề gây báo động vì nó hết sức bình thường. Nó tương tự như những gì xảy ra với trái tim của người lớn tùy thuộc vào việc bạn có đang vận động hay không. Thông thường, tỷ lệ nhịp tim của em bé ở khoảng 120-160 nhịp mỗi phút.

Tại Sao Em Bé Khóc Không Nước Mắt?

Một hiện tượng khá phổ biến khi trẻ là vừa chào đời, khóc rất to nhưng thường là em bé khóc không có có giọt nước mắt nào. Song hành lại có nhiều trường hợp bé có hiện tượng chảy nước mắt ngay cả khi không khóc. Lý do vì sao vậy?

Vừa lọt lòng mẹ, âm thanh đầu tiên chính là tiếng em bé khóc. Mẹ vỗ về âu yếm, “da kề da” bé có thể ngoan ngay nhưng nếu sữa chưa kịp bé vẫn khóc. Điều ngạc nhiên là dù khóc rất nhiều, nhưng thực tế bé không hề rơi nước mắt. Và cơ thể trẻ sơ sinh có thể duy trì điều này từ tới 2 tháng tuổi.

Khóc nhưng không có nước mắt?

Trẻ sơ sinh thường xuyên khóc sau khi sinh: Đói khóc, gắt ngủ khóc, khó chịu khóc… Mẹ thường xuyên phải đối diện với những cơn hờn khóc có khi dai dẳng từ 15 – 20 phút. Nếu quan sát kỹ, mẽ sẽ thấy không hề có nước mắt chảy ra. Điều này là do tuyến nước mắt của trẻ mới sinh chưa thực sự phát triển đầy đủ ngay khi chào đời.

Đôi khu, đôi mắt trẻ ẩm ướt là do tuyến nước mắt chỉ đủ khả năng làm cho mắt có chút rơm rớm. Điều này có thể duy trì suốt 2 tháng đầu đời. Theo các chuyên gia lý do khi mới chào đời, tuyến nước mắt của trẻ sơ sinh chỉ sản xuất với số lượng nhỏ đủ để giúp bôi trơn và bảo vệ đôi mắt của trẻ. Vì thế, bé sẽ không có nước mắt dư thừa để có thể tạo thành những giọt nước mắt trào ra trên khóe mắt mỗi khi khóc.

Chảy nước mắt nhưng không khóc?

Bé đang chơi nhưng vẫn chảy nước mắt, mắt có ghèn hay chất nhầy… là một trong những lý do khiến hệ thống lệ đạo bị tắc. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi bị tắc tuyến lệ, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Trẻ thường có hiện tượng chảy nước ở một hoặc 2 mắt, chảy thường xuyên hoặc từng lúc, kèm theo ghèn.

Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ gây viêm túi lệ, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt. Mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như Glocom bẩm sinh, viêm trong mắt. Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị tắc lệ đạo sẽ tự khỏi do hiện tượng tắc nghẽn được giải tỏa một cách ngẫu nhiên.

Chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ hinh hay còn gọi là hiện tượng tuyến lệ bị chặn khi hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn. Từ đó những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước. Hiện tượng này dễ phát hiện hơn khi tuyến kệ của bé phát triển, khoảng sau 5 tuần tuổi.

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ

Theo thống kê, khoảng 6% trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ ở thời điểm sau sinh. Nguyên nhân là do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi-lệ (ống lệ tỵ) khi đi xuống mũi.

Ngoài ra, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ ở trẻ bị viêm nhiễm, làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi, do đó những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài khiến cho đôi mắt của bé bị ngập nước mắt.

Cách xử lý

Có hơn 90% trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ bị tắc có thể tự khỏi khi trẻ ở độ tuổi từ 1 – 2 tuổi. Mẹ chỉ cần biết cách làm vệ sinh cho mắt cho bé là “mọi chuyện sẽ ổn”.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái và trỏ day sống mũi trẻ (gần mắt) giúp làm thông tuyến lệ. Đây là phương pháp đơn giản và khá hiệu quả và cần áp dụng trị liệu lâu dài, tùy vào trường hợp nặng nhẹ của trẻ mà bệnh hết nhanh hay chậm. Có trẻ sẽ hết trong vòng 1, 2 tuần, có trẻ kéo dài 5, 6 tháng. Nếu sau vài tuần vẫn không giảm triệu chứng hoặc bệnh nặng hơn thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám.

Em bé khóc tiếng khóc chào đời là niềm vui của cả gia đình. Nhưng khi em khóc không nước mắt lại đòi hỏi sự hiểu biết của mẹ để tránh những nỗi lo không đáng có.

Giải Đáp Thắc Mắc Của Nhiều Chị Em: Vì Sao Có Tim Thai Rồi Lại Mất?

Tim thai được coi là biểu hiện rõ ràng nhất của một mầm sống đang lớn lên trong cơ thể mẹ. Nghe được nhịp tim của bé chắc chắn là niềm hạnh phúc vô bờ đối với chị em. Nhưng có những trường hợp có tim thai rồi lại mất, rồi tim thai đập trở lại khiến các mẹ vô cùng hoang mang.

1. TIM THAI LÀ GÌ?

Tim thai là một bộ phận được hình thành từ rất sớm, ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, trong bào thai đã có 2 mạch đập để thực hiện chức năng bơm máu sơ khai nhất. Sau đó, mạch máu này sẽ xoắn lại và phân chia dần, hình thành nên trái tim của em bé vào những tuần tiếp theo.

Đến tuần thứ 6 của thai kỳ, tim thai đã đập khoảng 80 nhịp/phút, đã có đủ 4 ngăn và tiếp tục hoàn thiện. Khoảng 2 tuần tiếp theo, tim thai sẽ tăng lên đập 150 nhịp/phút, cao gấp đôi nhịp tim của mẹ.

Và đến tuần thứ 9-10, tim thai sẽ đập khoảng 170 nhịp/phút. Mẹ hoàn toàn có thể nghe được tim thai với sự hỗ trợ của bác sĩ. Đến tuần thứ 20 thì mẹ có thể nghe được tim thai nhờ những dụng cụ như ống nghe y tế, ứng dụng nghe tim thai. Sau khi đạt đỉnh 170 nhịp/phút, nhịp tim thai sẽ giảm dần cho tới lúc bé chào đời.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, tim thai chính là một yếu tố sống còn, giúp bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe, khả năng sống của thai nhi. Vì vậy, việc kiểm tra và xác định tim thai lúc này là vô cùng quan trọng.

2. CÓ TIM THAI RỒI LẠI MẤT

Việc có tim thai rồi lại mất luôn khiến các mẹ bầu hoảng sợ bởi như đã nói ở trên, tim thai là dấu hiệu sống, phát triển rõ rệt nhất của bé yêu. Khi được bác sĩ thông báo mất tim thai, mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Thứ nhất là máy móc trục trặc, thai nằm ở vị trí khó siêu âm nên kết quả không chính xác. Mẹ bầu cần kiểm tra ở nhiều nơi khác nhau để đối chiếu. Nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không thấy tim thai, mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi thêm khoảng 1 tuần nữa rồi đi kiểm tra lại xem sao. Sau đó, mẹ hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trường hợp nữa khi có tim thai rồi lại mất đó là thai nhi đã ngừng phát triển, bị sảy hoặc chết lưu. Đây là điều vô cùng đáng tiếc nhưng mẹ cần bình tĩnh đón nhận, làm theo chỉ định đình chỉ thai nghén của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Và dù mẹ có tim thai rồi mất trường hợp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là giữ bình tĩnh, kiểm tra lại nhiều lần để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc. Có rất nhiều trường hợp mẹ bầu được bác sĩ thông báo mất tim thai nhưng sau khi đi kiểm tra ở nơi khác thì lại bình thường hoặc sau vài ngày quay lại khám thì lại thấy tim thai. sinh mổ 8 có thai lại.

3. KHÔNG CÓ TIM THAI VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Thông thường đến tuần thứ 6 của thai kỳ, muộn hơn là tuần thứ 8-10 là bác sĩ đã có thể nghe được tim thai và đến tuần thứ 20 thì mẹ tự nghe tim thai bằng các dụng cụ đơn giản được. Nhưng nếu vượt quá ngưỡng thời gian trên mà mẹ vẫn chưa có tim thai thì rất có thể mẹ đã bị sảy thai.

Các dấu hiệu đi kem với không có tim thai như ra máu đỏ tươi, đau bụng, chuột rút, các dấu hiệu ốm nghén biến mất, nồng độ hCG giảm thì nguy cơ sảy thai là rất cao.

Ngoài ra, có trường hợp mẹ bị thai lưu thì còn khó phát hiện hơn bởi sẽ không có những triệu chứng kể trên. Phải sau khoảng một thời gian, mẹ bị ra máu nhiều và đi khám mới có thể biết được.