Việc trẻ hay vặn mình thường rất dễ quan sát thấy khi bé ngủ. Đây là hiện tượng khá bình thường và thường các bé đều sẽ trải qua. Bé thường chở mình, lật qua lật lại và thường vươn vai, đỏ mặt và nhăn mày.
2, Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình
Trẻ sơ sinh hay vặn mình do sinh lý
Hiện tượng vặn mình thường xảy ra ở các bé trong giai đoạn đầu đời. Bé bị rối loạn giấc ngủ do các kích thích từ môi trường như ánh sáng hay tiếng ồn. Thêm vào đó, các mẹ cần lưu ý đến không gian ngủ của bé có được thoải mái không? Nếu không ngủ sâu giấc thì trẻ cũng rất dễ bị hiện tượng này.
Tã ướt mà mẹ chưa kịp thay cũng là nguyên nhân làm trẻ ngủ không yên và hay vặn mình.
Ngoài ra, thì vặn mình là cách để bé tống hết chất thải ra ngoài khi đi vệ sinh.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình do bệnh lý
Vặn mình do bệnh lý ở trẻ có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Trẻ bị trào ngược dạ dày: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị vặn mình và có thể bị ọc sữa. Đây là vấn đề quan trọng các mẹ phải lưu ý để khắc phục tránh làm thế trong thời gian dài rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và mặt thể chất.
Trẻ bị thiếu canxi: Các mẹ cần lưu ý bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của trẻ. Bổ sung Canxi và Vitamin D thích hợp. Thiếu chất cũng là nguyên nhân trẻ có một số biểu hiện vặn mình.
Trẻ mắc bệnh lý vàng da do gan khiến tổn thương các tế bào thần kinh gây rối loạn giấc ngủ.
Các tổn thương dây thần kinh trong não bộ. Rối loạn thần kinh bẩm sinh là một bệnh lý nghiêm trọng làm trẻ hay vặn mình, khó ngủ.
Trường hợp mọi nguyên nhân gây ra tình trạng vặn mình sinh lý của trẻ được loại trừ. Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám. Xác định nguyên nhân chính xác và điều trị hiệu quả. Không được tự ý chữa trị tại nhà mà cần có sự chẩn đoán của chuyên gia. Từ đó đưa ra cách chữa trị phù hợp với tình trạng của bé.
Trường hợp do sinh lý phát triển của trẻ có thể áp dụng các phương pháp sau:
Lựa chọn quần áo phù hợp: Để giúp bé cảm thấy thoải mái thì bố mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, đủ ấm cho bé và chất liệu tốt, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát. Quần áo, chăn đệm phải được giặt sạch thường xuyên, tránh để hiện tượng ẩm ướt.
Âu yếm, vuốt ve khi bé vặn người: Bạn có thể ôm trẻ, hoặc vuốt xoa nhẹ vào lưng cho trẻ dễ ngủ và thấy dễ chịu hơn.
Tắm nắng cho bé thường xuyên: Sau khi chào đời bé rất dễ thiếu hụt canxi, đặc biệt là những trẻ sinh non. Các mẹ hãy thường xuyên cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm để trẻ hấp thu vitamin D. Thời điểm tắm nắng thích hợp nhất là khoảng 7h sáng, khi ánh mặt trời còn rất dịu, vừa đủ ấm và mẹ chỉ nên cho con tắm nắng từ 10 – 15 phút mỗi ngày.
Bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý cho bé
Trong giai đoạn này, nguồn canxi chủ yếu của bé được cung cấp từ sữa mẹ, vì vậy mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… và các loại thực phẩm bổ sung canxi khác.
Mong rằng, bài viết giúp bạn không còn quá băn khoăn, trước vấn đề tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình. Với những thông tin chia sẻ ngắn gọn và súc tích này, chắc chắn bạn sẽ đủ kiên nhẫn để tìm hiểu được nguyên nhân, nhằm có cách khắc phục kịp thời hiệu quả cho bé.