Top 10 # Tại Sao Gọi Là Răng Khôn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Răng Khôn Là Răng Gì? Tại Sao Gọi Là Răng Khôn?

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được thông tin như sau:

Mỗi người trưởng thành thường có 32 răng, chia thành 4 nhóm răng cửa (8 chiếc), răng nanh (4 chiếc), răng tiền hàm (8 chiếc), răng hàm (12 chiếc). Răng khôn thuộc nhóm răng hàm, nằm ở vị trí thứ 8, tính từ ngoài vào trong.

Theo thống kê, răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25. Do đó, ông bà ta gọi chúng là “khôn” để đánh dấu sự trưởng thành về thể chất, trí tuệ.

Mọc răng khôn không làm chúng ta thông minh hơn. Ngược lại, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe răng miệng. Ở độ tuổi này, xương hàm của chúng ta đã phát triển ổn định, mô nướu cũng cứng chắc hơn trước nên răng khôn mọc lên khá khó khăn.

Song song với đó, vì mọc ở vị trí sau cùng của hàm, phía trước có răng số 7 và các răng vĩnh viễn khác, phía sau là cành xương hàm dưới, nên răng khôn thường không có đủ chỗ để phát triển, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, lệch lạc, không ngay ngắn.

Để xác định răng khôn của bạn nên nhổ hay giữ lại, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim X – Quang để xác định hướng mọc của chúng và tình trạng của các mô xung quanh.

Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng, nguy cơ biến chứng thấp, có thể không cần phải nhổ đi. Nếu chúng đang phát triển, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xoa dịu các triệu chứng sưng, đau và theo dõi tình trạng của chúng khi bệnh nhân đến khám răng định kỳ.

Ngược lại, khi răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để phòng ngừa biến chứng về sau. Như:

✦ Viêm nướu: Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể làm cho mô nướu bị kích thích, sưng đỏ, viêm nhiễm. Trường hợp nặng có thể phát triển thành viêm quanh răng gây ảnh hưởng trên diện rộng.

4. Nhổ răng khôn được thực hiện như thế nào?

Nhổ răng khôn là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp, bạn có thể nhà trong ngày.

Cận cảnh nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới:

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ gây tê khu vực can thiệp để bạn không cảm thấy đau nhức và thoải mái trong quá trình thực hiện.

Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để tách răng ra khỏi các mô xung quanh. Trong một số trường hợp răng khôn mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ có thể phải mở nướu, cắt xương hàm mới có thể đưa chúng ra ngoài.

Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình nhổ răng khôn được thực hiện bằng máy siêu âm. Sóng siêu âm phát ra từ thiết bị này sẽ tác động lên dây chằng xung quanh răng khiến chúng đứt ra mà không làm ảnh hưởng đến các mô khác. Nhờ đó, quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, ít chảy máu, sang chấn, vết nhổ cũng nhanh lành hơn.

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ đóng miệng vết thương (nếu cần thiết), cho bạn cắn gạc để cầm máu, kê toa thuốc và hướng dẫn chăm sóc. Sau đó, bạn có thể về nhà nghỉ ngơi.

Không giống như các răng khác, răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai. Do đó, sau khi nhổ răng, bạn thường không cần phải trồng lại.

Tại Sao Lại Gọi Là Răng Khôn?

Tại sao lại gọi là răng khôn?

Răng khôn là răng như thế nào?

Răng khôn là răng mọc cuối cùng. Thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, là lứa tuổi trưởng thành về mặt trí tuệ nên được gọi là răng khôn chứ không phải nhờ răng này mà khôn hơn, thông minh hơn.

Biểu hiện của răng khôn

– Cơn đau dữ dội tỏa ra về phía mắt, tai hoặc đầu.

– Đau nhói nướu răng ở trong cùng. 

– Đau hàm hoặc đau ở mặt sau miệng. 

– Nướu bị sưng hoặc viêm. 

– Đau đầu dai dẳng hoặc đau tai.

Ngoài ra chúng cũng thường gây sưng, viêm, hơi thở hôi rất khó chịu.

Các thực phẩm nên và không nên ăn khi đau răng khôn

Khi mọc loại răng này, bạn nên tiêu thụ những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu. Và nếu đau răng thì cần phải lựa chọn kĩ hơn. Bạn có thể dùng súp, cháo để thay thế cho cơm và bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin thông qua sữa chua, sinh tố, nước ép…

Uống nhiều nước và hạn chế nhai mạnh, cử động miệng nhiều để không ảnh hưởng đến vết thương. Bên cạnh đó, cần tránh thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường để không làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Vậy có nên nhổ răng khôn hay không?

Hiện nay, loại răng này còn gây nhiều tranh cãi bởi chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái do nó mang lại thì rất phổ biến. Thông thường khi mọc răng khôn hàm dưới hay có nhiều biến chứng hơn mọc hàm trên. Do mọc sau cùng, phía trước có răng số 7, phía sau có cành lên xương hàm dưới nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, không được ngay ngắn. Khi mọc răng khôn, nếu có dấu hiệu bất thường, gây phiền toái, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và chữa trị. Hiện nay, chưa có thống nhất chính thức về việc nên hay không nên nhổ răng này.

Mọc Răng Khôn Có Ý Nghĩa Gì? Sao Gọi Là Răng Khôn

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Tại sao gọi là răng khôn? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe nói qua về răng khôn. Thế nhưng mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Tại sao gọi là răng khôn thì không hẳn ai cũng biết.

Tại sao gọi là răng khôn?

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề tên gọi của chiếc răng mọc sau cùng này. Theo nhiều người, sở dĩ được gọi là răng khôn vì chiếc răng này được mọc muộn, khi con người đã bước vào tuổi trưởng thành, khôn lớn. Trên thực tế, mỗi chiếc răng trên cung hàm đều đảm nhận những vai trò nhất định và răng khôn cũng vậy. Răng khôn cũng đảm nhận vai trò nhai, nuốt, khi 28 răng trước được mọc kín trên cung hàm thì phần xương hàm còn trống là nơi để những chiếc răng khôn xuất hiện.

Do thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi mà bạn có thể tự nhận thức được mọi thứ, nên chiếc răng cuối cùng này được nhiều người gọi là răng khôn. Quá trình trưởng thành khiến khung xương hàm của con người dần thu hẹp, đôi khi không còn đủ chỗ cho chiếc răng sau cùng nhú lên, nên xuất hiện những trường hợp răng bị mọc lệch hoặc đâm ngang những chiếc răng kế cạnh để trồi lên. Răng khôn trên thực tế không có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, mà ngược lại còn gây ra những phiền toái cho người sở hữu khi gây ra những bệnh lý về răng như: sưng nướu, lợi, lung lay răng số 7, thậm chí sâu răng.

Vì là chiếc răng mọc cuối cùng nên răng khôn thường rất khó vể sinh sạch sẽ, chưa kể trường hợp răng mọc lệch còn chen chúc và len lỏi trong xương hàm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những chiếc răng liền cận. Các biến chứng thường xảy ra khi răng mọc lệch như viêm lợi trùm, sưng nướu, đau buốt, gây sốt, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa vệ sinh sau khi ăn.

Dùng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để súc miệng, sát khuẩn

Lấy đá lạnh chườm lên bề mặt vùng răng bị đau, ê buốt để giảm đau

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Những biện pháp trên là phương thức chữa cháy, giúp bạn hạn chế tình trạng đau, buốt gây ra do mọc răng khôn. Về lâu dài, bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.

Vì Sao Răng Chữa Tủy Lại Gọi Là Răng Chết ?

Tôi vừa mang con tôi đi khám răng về, chuyện là cháu bị đau răng một thời gian này và có dấu hiệu chảy máu chân răng. Hôm qua tôi đưa con đi khám răng thì bác sĩ ở bệnh viện bảo cháu bị viêm tủy và cần phải chữa tủy ngay nếu không nó sẽ gây lây lan và ảnh hưởng tới những răng khác. Sau đó bác sĩ có bảo là : sau khi điều trị tủy thì nên cho cháu làm phục hình nha khoa cho chiếc răng chết này đi. Tôi không hiểu lắm, đang định hỏi thêm bác sĩ thì bác sĩ phải tiếp trường hợp bệnh nhân khác. Về nhà tôi cứ thắc mắc không hiểu vì sao răng chữa tủy lại gọi là răng chết ?. Tôi nghĩ sau khi chữa tủy thì răng miệng cháu sẽ khỏe mạnh bình thường chứ.

Mong bác sĩ giải đáp hộ tôi. Tôi xin cám ơn.

Vì sao răng chữa tủy lại gọi là răng chết ?.

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Khi răng đã phải chữa tủy, tức là răng đã chết tủy và bác sĩ bắt buộc phải đặt thuốc chết tủy và hút sạch các dịch tủy bị viêm nhiễm ra khỏi ống tủy làm làm sạch ống tủy.

Tủy chính là nguồn dinh dưỡng và là nguồn sống của chiếc răng, có thể nói, tủy chính là ” trái tim ” của mỗi chiếc răng vậy. Nhưng khi trái tim chết hay nói một cách khác là tủy chết thì chiếc răng đó cũng là chiếc răng chết. Chiếc răng này không thể tiếp tục thực hiện chức năng ăn nhai bình thường được nữa. Nó rơi vào trạng thái vô thức, tức là không thể cảm biến được và cũng không có bất kỳ cảm giác gì mỗi khi có kích thích vào nữa. Dù bạn có ăn đồ nóng, đồ lạnh, đồ ngọt hay đồ mặt thì chiếc răng này cũng không cảm nhận được nữa. Nó tồn tại chỉ để thực hiện một chức năng duy nhất là thẩm mỹ, giúp cho hàm răng đều và không bị trống bởi khoảng trống mất răng.

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Nhưng sau một thời gian điều trị tủy chiếc răng chết này sẽ bị sừng hóa và bị gãy, vỡ dần…và ngay cả chức năng thẩm mỹ nó cũng không thể tiếp tục đảm đương được nữa. Vì thế bạn nên có cách để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể lựa một trong nhiều phương pháp phục hình nha khoa để bảo tồn chiếc răng chết tủy này. Làm cho răng sống động như răng thật và vẫn có thể thực hiện được chức năng ăn nhai vừa đảm bảo được hình thức thẩm mỹ cho hàm răng.