Top 14 # Tại Sao Gọi Người Thứ Ba Là Trà Xanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Từ “Trà Xanh” Bắt Nguồn Từ Đâu? Vì Sao Lại Gọi Mấy Em Gái Bánh Bèo Khẩu Phật Tâm Xà Là “Trà Xanh”?

Thuật ngữ này bắt nguồn từ cư dân mạng Trung Quốc để chỉ mấy em gái bên ngoài thì đơn thuần, cởi mở nhưng thực chất mà một người hay tính toán, đúng hơn là giả tạo.Ai là người đầu tiên nói từ này thì tui không rõ nhưng nó được phát minh bởi một công ty giải trí văn hóa và sau đó được mọi người thổi phồng lên.Hiểu theo nghĩa đen, “trà xanh” thường chúng ta chỉ uống được 1-2 lần là phải đổ đi, cho nên nó thuộc loại không phải dễ uống, trà xanh ngon thì đắt. Các loại trà lên men như hồng trà để càng lâu càng có giá trị, còn trà xanh để càng lâu thì càng “rẻ tiền”.Từ “trà xanh” này nó còn mang một nghĩa bóng. Đây là ranh giới giữa gái nhà lành và gái lầu xanh, chỉ một cô gái có khí chất, xinh đẹp nhưng lại kiếm sống vào nghề làm gái. Cuộc đời của 1 em gái trà xanh (hay trà xanh bitch) trước hết được định vị là một “trà xanh”. Sau khi kiếm đủ tiền sẽ chuyển thành hồng trà. Nói cho cùng, đa số đàn ông đều có “tài” cặp kè với nhiều phụ nữ, cô cần tiền tôi cần tình, như vậy cũng xem là đã công bằng rồi còn gì. Tất nhiên là nó không công bằng với vợ/người yêu của người đàn ông kia. Vì vậy mới gọi là “bitch”.Ngoài ra, trà xanh khác với tuesday nha mọi người. Tuesday là đi giật chồng, còn trà xanh là bánh bèo ưỡn ẹo giả tạo tính toán. Nhưng tóm lại là tôi ghét cả trà xanh và tuesday ạ.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ cư dân mạng Trung Quốc để chỉ mấy em gái bên ngoài thì đơn thuần, cởi mở nhưng thực chất mà một người hay tính toán, đúng hơn là giả tạo.

Ai là người đầu tiên nói từ này thì tui không rõ nhưng nó được phát minh bởi một công ty giải trí văn hóa và sau đó được mọi người thổi phồng lên.

Hiểu theo nghĩa đen, “trà xanh” thường chúng ta chỉ uống được 1-2 lần là phải đổ đi, cho nên nó thuộc loại không phải dễ uống, trà xanh ngon thì đắt. Các loại trà lên men như hồng trà để càng lâu càng có giá trị, còn trà xanh để càng lâu thì càng “rẻ tiền”.

Từ “trà xanh” này nó còn mang một nghĩa bóng. Đây là ranh giới giữa gái nhà lành và gái lầu xanh, chỉ một cô gái có khí chất, xinh đẹp nhưng lại kiếm sống vào nghề làm gái. Cuộc đời của 1 em gái trà xanh (hay trà xanh bitch) trước hết được định vị là một “trà xanh”. Sau khi kiếm đủ tiền sẽ chuyển thành hồng trà. Nói cho cùng, đa số đàn ông đều có “tài” cặp kè với nhiều phụ nữ, cô cần tiền tôi cần tình, như vậy cũng xem là đã công bằng rồi còn gì. Tất nhiên là nó không công bằng với vợ/người yêu của người đàn ông kia. Vì vậy mới gọi là “bitch”.

Ngoài ra, trà xanh khác với tuesday nha mọi người. Tuesday là đi giật chồng, còn trà xanh là bánh bèo ưỡn ẹo giả tạo tính toán. Nhưng tóm lại là tôi ghét cả trà xanh và tuesday ạ.

Trà Xanh Là Gì? Tên Gọi Dành Cho Các Tuesday Kiểu Mới

Rate this post

Trà xanh tương tự như Tuesday, là người chuyên đi phá vỡ mối quan hệ tình cảm của người khác. Tuy nhiên, trà xanh có điểm gì khiến các chị/em phải lo sợ hơn cả “Tuesday”. Cùng chúng tôi tìm hiểu Trà xanh là gì? Tên gọi dành cho các Tuesday kiểu mới.

Bùng nổ vào tối qua chính là sự kiện Thiều Bảo Trâm hủy Follow Sơn Tùng M-TP vì nghi ngờ có trà xanh chen giữa hai người. Hải Tú chính là cô gái bị dân mạng gắn mác là trà xanh nhiều nhất. Vậy tại sao lại gọi Hải Tú là trà xanh nhỉ?

Trà xanh là gì?

Đặc biệt, “trà xanh” được coi phiên bản cao cấp của Tuesday, họ tinh tế hơn, sâu sắc hơn, mưu mô hơn, thấu hiểu lòng người hơn. “Trà xanh” sẽ không thể nào đốp chát với “chính cung”, thay vào đó, họ sẽ sử dụng lời nói và hành động, dần dần bêu xấu hình tượng người yêu trong mắt bạn trai. Một trong những chiêu trò thân thuộc nhất của “trà xanh” chính là giả vờ yếu đuối, nghĩa là khiến cho con trai nghĩ rằng cô ấy thật đáng thương, là người một chiếc lá rơi cũng có thể khóc.

Người ta phát hiện ra rằng, mối quan hệ có “trà xanh” xen vào có tốc độ rạn nứt cực kì nhanh. Nếu bạn trai của bạn chẳng may dây vào thể loại con gái như thế này thì sẽ rất khó để bạn sẽ níu kéo. Việc này khó khăn như thể bạn cố gắng gọi một người đang giả vờ ngủ tỉnh dậy vậy, vì người ta sẽ không nghe đâu, người ta không hiểu, trái lại còn mắng bạn nhỏ nhen, vu oan cho người tốt nữa cơ.

Tiếp tục hóng biến của Sơn Tùng M-TP và Thiều Bảo Trâm…..

Hội bạn thâm của Thiều Bảo Trâm cũng đăng Story đầy ẩn ý ám chỉ cô nàng “Trà xanh” phá hủy mối quan hệ tình cảm vốn chưa từng công khai của cặp đôi này:

Ngọc  Huyền – Giaitri.vn

Tại Sao Người Miền Nam Gọi Là “Anh Hai” Chứ Không Là “Anh Cả” ?

“Anh Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả” ?

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá trình “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá trình hình thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang theo và gìn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới.

Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài Gòn – Gia Định hình thành từ đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài Gòn đã kịp định hình một bản sắc riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này hình thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội của miền Nam /Sài Gòn.

Lưu dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” vì không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đình, quan lại địa phương bị truy bức nên phải tìm đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một hình phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, còn có số ít người tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam…

Khi Sài Gòn được hình thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp thì nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài Gòn vốn hình thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài Gòn”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới.

Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài Gòn đã tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, bình đẳng, lấy tình nghĩa, nghĩa khí làm trọng…

Người Sài Gòn không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…

Có thể nói, tính cách người Sài Gòn bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài Gòn là “Làm” : “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm

Ở Sài Gòn, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.

Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài Gòn, rồi có tính cách như vậy, thì đó là Người Sài Gòn… Có lẽ vì vậy mà người ta thường gọi người Sài Gòn một cách trìu mến là “Anh Hai Sài Gòn”.

Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. Vì sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả ? Có thể từ vài giả thuyết sau : Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con lớn của mình, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.

Hoặc, có ý kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong gia đình thường để con trai thứ ra đi vì người con trai trưởng có vai trò ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng đầu, vì vậy trong các gia đình chỉ có người thứ Hai…

Tuy khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài Gòn” hay “anh Hai Nam Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới, thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng vì không có gia đình họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, vì, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.

Vì Sao Người Việt Gọi Người Nga Là “Nga Ngố” Còn Người Nga Gọi Người Việt Là “Đồ Khôn Vặt”

Từ cái thời 80-90 khi tôi còn sống ở CCCP thì cái từ “Nga ngố” đã được người Việt ta sử dụng, không biết nó đã xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng lúc đó đã trở thành câu cửa miệng của Cộng nhà ta. Ngược lại thì người Nga gọi Cộng nhà ta bằng câu chẳng nhẹ nhàng gì “Đồ khôn vặt”, chắc chắn ai đã từng sống thời đó thì đều đã bị người Nga gọi như thế, không trước mặt thì cũng sau lưng.

Những năm 80-90 của thế kỷ trước, thời kỳ của xuất khẩu lao động, hàng chục ngàn lao động Việt Nam từ trẻ đến gần già bằng mọi cách đổ bộ sang CCCP, lúc này hàng hóa tiêu dùng cá nhân ở nước Nga chủ yếu là tự sản tự tiêu, chính vì thế người Việt ta khuân qua nào ống son, chì kẻ mi mắt, chiếc nhẫn dở hơi. Nào quần lót, áo thun, váy bò, váy si, áo phao, quần bò cho đến đồng hồ điện tử phát nhạc ò í e, hay chiếc Citizen vàng chóe, hoặc chiếc SK to đùng dày cộp. Ngay cả bột nghệ, bột ca- ri tha sang cũng được giá. Với người Nga coi tất cả những thứ này như một chuẩn mực mới của đời sống cá nhân, dành dụm tiền lương mua cho được cái quần Jean, khoác trên mình cái áo thun cá sấu, tay đeo đồng hồ điện tử, bước lên xe buýt, tàu điện thấy chững chạc làm sao. Các cô gái Nga cố cho được bộ váy bò, váy si, thêm cái xi-líp bông hồng, mặt tô điểm thêm lớp phấn hồng, môi đỏ chót son Thái, mi mắt xanh rì lớp chì dởm. vậy là đủ để đồng nghiệp thán phục, người yêu ngẩn ngơ vì nàng quá model. Phải chăng vì những quá bỡ ngỡ với những cái mới của hàng hóa tư bản dỏm mà người Nga bị chúng ta gọi là “Nga ngố” không?

Còn người Việt chúng ta, thời đó trong nước là thời bao cấp vô cùng khó khăn, cái gì cũng thiếu thốn, momg muốn duy nhất là được đổi đời khi đặt chân lên CCCP. Hàng hóa gia dụng của Nga thời ấy nhiều và bán được giá khi về tới Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ thứ gì thông dụng thì Cộng ta khuân tất, có khi cả quầy hàng cũng bị quét sạch. Mình đã từng chứng kiến người Nga trợn tròn mắt nhìn Cộng nhà ta khuân cả ô tô hàng về ốp, nói chung là quét sạch, vét sạch những gì có thể đóng hàng về nước. Xếp hàng là văn hóa của người Nga, ấy thế mà Cộng ta chỉ cần một vài người đứng trước là bạn bè cứ chen vào, nhiều khi Nga với Cộng đánh chửi nhau chí chóe chì vì sự chen ngang này. Có lẽ chính vì những việc như trên mà người Nga gọi ta là “đồ khôn lỏi” chăng?

Kể ra thì rất là nhiều chuyện, nhưng theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì chính người Việt ta đã tạo ra những hình ảnh xấu trong con mắt người Nga, cái nghèo khó, sự thiếu hiểu biết luôn làm chúng ta hèn đi trong con mắt của họ. Còn người Nga chẳng qua vì nền kinh tế thời đó chưa mở cửa nên cái gì xa xỉ cũng thiếu, cũng hiếm chính vì thế họ khát khao được tiếp cận những thời trang mới để làm đẹp bản thân mà thôi chứ họ đâu có “ngố” chút nào.

Lê Thắng