Top 8 # Tại Sao Hay Bị Nấc Cụt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Nấc Cụt Và Cách Chữa

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt và cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Bằng cách cho bé bú hoặc uống nước khi bị nấc, làm cho bé khóc, vỗ nhẹ lên lưng bé hoặc cho bé ăn một tí đường, mật ong thì bé sẽ quên đi trạng thái nấc cụt trước đó. Hiện tượng nấc cụt ở trẻ nhỏ là bình thường khi hệ tiêu hóa bé chưa quen, dần dần càng lớn chứng nức cụt sẽ giảm dần và biến mất.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nất cụt

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt: là hiện tượng xuất hiện khi có các kích thích tác động đến cơ hoành ở dưới ngực gây nên các co thắt. Điều này có thể xảy ra ở nhiều người thuộc mọi độ tuổi. Kể cả các trẻ sơ sinh vẫn có khả năng bị nấc cụt. Thậm chí, các bé còn nấc cụt nhiều hơn. Có thể thấy một số trường hợp nấc cụt sau:

Bé nấc cụt ngay sau khi bú bình

Rất nhiều bé có hiện tượng nấc liên tục sau bú. Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt lý giải cho điều này là bởi trong lúc bé bú, không khí trong bình sữa đã được nuốt cùng với sữa. Khi đạt đến mức quá cao nó gây nên kích thích khiến cơ hoành co thắt và tạo nên tiếng nấc.

Nền nhiệt thay đổi đột ngột khiến trẻ bị nấc

Khi nền nhiệt giảm mạnh và đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ khiến bé bị lạnh. Điều này có thể gây ra tiếng nấc. Muốn khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt, chỉ cần giữ ấm cho trẻ mỗi lúc trời trở lạnh.

Trào ngược dạ dày gây nên tiếng nấc

Khi xuất hiện hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt này tức là lúc axit có trong dạ dày của trẻ đang đi ngược lại vào thực quản. So với những trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây nấc cụt là phổ biến hơn cả do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.

Cách chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả

1/ Cho bé uống nước hoặc bú sữa khi bị nấtTrong các cách trị nấc cụt, nước là giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng muỗng cho bé uống từng ngụm một nước chín để nguội. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước. Đối với trẻ đã ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ kèm theo động tác thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với cách chữa này.

2/ Vỗ nhẹ lưng cho bé khi bị nhấtĐơn giản hơn, mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.

3/ Trị nất cụt bằng cách bịt lỗ tai hoặc lỗ mũi béBạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ. Sau khoảng nửa phút lại thả ra. Cách khác, bạn có thể dùng tay khép hai cánh mũi song song với việc dùng tay bịt miệng trẻ trong ít giây đầu. Duy trì và lặp lại từ 10 -15 lần trẻ sẽ khỏi nấc.

Mặt khác, khi bé trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của bé. Bạn đếm dần khoảng 50 cái thì trẻ sẽ hết nấc. Nếu trẻ có thể khóc ngay khi bị nấc sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc vì tiếng khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt các kích thích lên cơ hoành dưới ngực.

4/ Cho trẻ ăn đường cũng giảm nước cụtĐường có vị ngọt sẽ đánh lừa được hệ thần kinh thực quản, giúp bé tránh khỏi cơn nấc cụt. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho các trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên.

5/ Trị nất bằng mật ongMột vài giọt mật ong cũng có thể giúp trẻ qua được cơn nấc. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ bị dị ứng với mật ong gây nên ngộ độc. Vì vậy, chỉ nên sử dụng cách này cho trẻ lớn. Nếu cần dùng, mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi rơ mật ong cho trẻ để chữa nấc cụt.

6/ Làm cho bé khóc, bé sẽ hết nấtDùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé nhiều lần hoặc làm cho bé khóc. Cách này sẽ làm thần kinh thực quản của bé giãn ra, làm mất triệu chứng nấc.

Nguyên tắc cần nhớ để trẻ không bị nất cụt trở lạiMẹ nên nhớ nguyên tắc: Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời tránh cho bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ đầu cao khoảng 10 phút.

Bé hít thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá và uống đồ uống có cồn thường gây ra nấc. Các dây thần kinh của cơ hoành bị xáo trộn dẫn đến nấc. Tránh sử dụng các thứ trên trong trường hợp nấc vẫn dai dẳng.

Chúng tôi hoạt động với phương châm khách hàng là số một trên tinh thần tìm kiếm sự hợp tác lâu dài với tôn chỉ : Phục vụ khách hàng như người thân và nhu cầu chăm sóc của bé không giới hạn thời gian dịch vụ chăm sóc sau sinh nên bạn có thể thoải mái chọn mốc thời gian linh hoạt, phù hợp với gia đình mình, kể cả chủ nhật, ngày lễ, tết nếu gia đình có nhu cầu.

Hãy đến với Khang Hy Care dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà, hãy để chúng tôi san sẻ gánh lo với gia đình bạn. Chăm sóc mẹ và bé tại nhà đúng cách sẽ mang đến cảm giác thoải mái và an tâm cho gia đình bạn khi được tận mắt nhìn thấy con yêu khỏe mạnh và khôn lớn mỗi ngày.

Với tấm lòng yêu thương và sự tận tâm cùng đội ngũ chuyên nghiệp, Khang Hy Care sẽ cung cấp cho bạn d ịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất để mẹ khỏe, bé ngoan, gia đình thêm vui, thêm hạnh phúc.

Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Nấc Cụt Và Cách Chữa Trị Nấc Hiệu Quả?

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Trẻ sơ sinh dù khoẻ mạnh cũng đều có thể bị nấc cụt vào bất cứ lúc nào, nhất là 3 tháng đầu sau sinh và sẽ giảm dần sau một tuổi. Nấc cụt ở trẻ thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh,.. Vậy tại sao trẻ sơ sinh lại hay bị nấc cụt như vậy?!

– Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.

– Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra. Nấc cụt ở trẻ thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày.

– Mẹ lưu ý nếu trẻ nấc trong khoảng thời gian 2-3 phút, mỗi ngày có thể nấc vài lần thì đây là hiện tượng bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng hay bận tâm về vấn đề này, cũng không cần khám và điều trị gì, vì dần dần tình trạng này sẽ hết.

– Trẻ không được giữ ấm đúng cách hay thời tiết lạnh cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm cho trẻ bị nấc cụt.

Cách chữa nấc hiệu quả cho trẻ sơ sinh

– Trước tiên, điều lưu ý là để giảm nấc thì không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

– Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.

– Có nhiều mẹ còn dùng mẹo dân gian là lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc hiệu quả.

– Đối với những trẻ sử dụng sữa bình, cha mẹ cần lựa chọn cho con loại núm vú phù hợp, không quá to. Vì núm ti to sẽ làm không khí lọt vào gây ra nấc cụt.

– Đối với những trẻ đã cứng cáp hơn, các mẹ có thể cho bé uống nước hoặc sữa để chữa nấc cụt.

– Cha mẹ có thể sử dụng mật ong để chữa nấc cụt cho trẻ cực hiệu quả bằng cách dùng khăn màn của bé quấn vào ngón tay trỏ, chấm một lượng nhỏ mật ong vào ngón tay, sau đó đưa vào miệng của trẻ.

Bé Bị Nấc Cụt Hoài Có Sao Không? Biện Pháp Vật Lý Giúp Giảm Nấc Cụt

Nấc cụt là một hiện tượng khá phổ biến mà đa số ai cũng đã từng bị một lần trong đời. Người ta cũng đã ghi nhận thai nhi trong bụng mẹ cũng “nấc cụt”. Hiện tượng nấc cụt chưa rõ ràng về lợi ích của nó, nhưng được xem là sự trưởng thành về trung khu thần kinh hô hấp và những hoạt động tập thở của trẻ trong bụng mẹ.

Nấc cụt xảy ra do sự không đồng bộ của hoạt động cơ hoành (cơ nằm giữa ngực và bụng) co đột ngột và đóng đột ngột của vùng thanh môn (bộ phận tạo ra tiếng nói) trong thì hít vào, khiến tạo âm thanh đặc trưng của tiếng “nấc”.

Nấc cụt đa số thoáng qua, tự giới hạn trong vòng 48 tiếng, hiếm khi gây ảnh hưởng đến ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động sinh hoạt hằng ngày hay căng thẳng hay đau đớn.

Nấc cụt ở trẻ em đa số giới hạn dưới 48 tiếng, một số nguyên nhân thường gặp có thể làm nặng hơn tình trạng nấc cụt

Tăng áp lực ổ bụng: do dạ dày căng chướng sau bú no, hoặc nuốt hơi nhiều. Hoặc khi bé đi tiêu.

Trào ngược dạ dày thực quản.

Một số bệnh lý viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ, viêm phổi, bệnh lý vùng ngực bụng trên. Hoặc sau phẫu thuật những vùng này.

Khi nào nấc cụt trở nên nghiêm trọng cần đi gặp bác sĩ

Nấc cụt kéo dài trên 48 tiếng, lặp lại liên tục trên 1 tháng.

Gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, mất nước.

Gây ảnh hưởng giấc ngủ.

Gây căng thẳng, lo lắng cho trẻ và người giữ trẻ.

Trẻ có triệu chứng khác gợi ý bệnh nguyên nhân, hoặc trẻ đau đớn quấy khóc khi nấc.

Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

Giữ hơi thở vài giây hoặc lâu hơn, hay nghiệm pháp Valsalva maneuver 10-15 giây, cho trẻ lớn và người lớn có thể thực hiện được (Cách làm: bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra)

Kích thích vùng hầu họng: uống nước lạnh, ngậm đường hoặc kẹo, súc miệng

Kéo đầu gối lên phía ngực và chồm lên phía trước (thế con ếch)

Đối với trẻ nhỏ: ngậm núm vú, bú mẹ, uống nước hoặc ẳm vác trẻ lên vai ở tư thế ợ sữa

Bị Nấc Cụt Liên Tục, Làm Sao Cho Hết?

Nấc là hiện tượng sinh lý bình thường. Cơ chế gây ra nấc là do có sự kích thích lên cung phản xạ não – thần kinh hoành hoặc thần kinh hoành – cơ hoành. Một cơn nấc thường kéo dài trung bình từ 5 đến 10 phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí đến vài ngày, đã có ghi nhận trong sách kỉ lục Guiness, cơn nấc kéo dài 68 năm của Charles Osborne (1894-1991). Tần số nấc thay đổi tùy từng người trung bình từ 2 đến 60 lần/ phút.

1. Nguyên nhân gây nấc

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc

Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.

Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.

Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

2. Làm sao cho hết nấc cụt?

Vì không ảnh hưởng tới sức khỏe nên nấc cụt không cần điều trị nhưng nó lại mang đến cảm giác khó chịu, không thoải mái. Có nhiều cách chữa nấc bằng các vật dụng thông thường, phổ biến có sẵn tại nhà bạn.

Đây là mẹo dân gian được các bà các mẹ thực hiện khi con cháu mình bị nấc cụt. Cơ chế là khi các hạt đường kích thích vào niêm mạc họng thực quản khiến các dây thần kinh tự thiết lập lại phản xạ, cơ hoành không còn co thắt liên tục và không tạo ra nấc.

Nếu bị nấc trong mùa hè, bạn có thể lấy ngày một viên đá nhỏ trong tủ lạnh để chữa cơn nấc của mình. Bạn ngậm trong miệng hoặc nhờ người bất ngờ xoa đá lên mặt giúp bạn ngừng nấc dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy quá lạnh khi bị đá chà lên thì lấy lớp vải mỏng bọc qua và chà lên mặt.

Bạn uống từng ngụm nước hoặc dùng ống hút cũng có tác dụng làm ngừng cơn nấc.

Bạn hít sâu và giữ hơi thở càng lâu càng tốt ít nhất là giữ được 10 giây, sau đó bạn thở ra bằng miệng nhẹ nhàng, làm lại nhiều lần cho đến khi ngừng nấc. Khi bạn thở sâu làm cho cơ hoành bị căng cứng và ngăn không cho cơ co lại. Đây là cách chữa nấc khá hiệu quả.

Khi uống mật ong, mật ong sẽ tạo các xung động được dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não đến dạ dày không qua cơ hoành khiến cơ hoành không bị co cơ liên tục.

Khi bịt hai tai, bạn đã kích thích các nhánh của dây thần kinh phế vị tạo cung phản xạ mới từ đó làm ngừng cơn nấc. Cách làm: Bạn bịt tai trong vòng 5 phút, xoa tay đều nhịp nhàng, tránh ấn mạnh gây đau tai.

Dù sợ hãi là nguyên nhân gây nấc nhưng chính bản thân nó là cách giúp hết nấc. Cách này đã được nhiều người áp dụng và cho kết quả rất tốt.

Dùng hai ngón tay ép mạnh vào động mạch cảnh hai bên gây ức chế lên dây thần kinh quặt ngược từ đó làm giảm kích thích co cơ hoành.Đây là những cách giúp bạn trả lời câu hỏi “Làm sao cho hết nấc cụt?”. Nhờ vậy, bạn đã loại bỏ được sự khó chịu không mong muốn. Nếu cơn nấc kéo dài quá 48 giờ hoặc hay tái phát thì đây là triệu chứng của bệnh, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.