Top 12 # Tại Sao Hay Buồn Ngủ Vào Ban Ngày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Lại Buồn Ngủ Nhiều Vào Ban Ngày?

Một số người nghĩ rằng họ đã ngủ đủ giấc thì chứng ngưng thở trong khi ngủ có thể là nguyên nhân. Tình trạng ngừng hô hấp khoảng 10 giây sẽ đánh thức não bộ vậy là cơ thể bị thiếu ngủ dù bạn ngủ đủ 8 tiếng.

2. Không đủ năng lượng

Ăn quá ít sẽ gây mệt mỏi nhưng ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa sự uể oải., buồn ngủ khi lượng đường trong máu giảm.

Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là ở phụ nữ. Mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây thiếu sắt, làm chị em mệt mỏi kéo dài.

Bạn có nghĩ rằng buồn chán là một rối loạn cảm xúc nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới thể xác. Mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chán ăn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần suy sụp trong một vài tuần hãy đến gặp bác sĩ.

5. Sự suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

6. Viêm đường tiết niệu

Không phải cứ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là đau rát, buốt mà trong một số trường hợp, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu duy nhất. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả chính xác.

7. Tiểu đường

Ở những người bị tiểu đường, lượng đường luôn tồn tại trong máu thay vì chuyển vào các tế bào của cơ thể khiến cơ thể “hết hơi”. Nếu bạn bị mệt mỏi dai dẳng không giải thích được, hãy đi kiểm tra đường huyết.

Sự mệt mỏi có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Bất kể là bạn làm việc bên ngoài hay làm việc bàn giấy, cơ thể của bạn cần nước để hoạt động. Nếu bạn cảm thấy khát, chứng tỏ khi ấy cơ thể bạn cần nước.

9. Bệnh tim mạch

Khi các dấu hiệu của mệt mỏi kèm theo buồn ngủ đến và khiến bạn không thể tiếp tục các công việc hàng ngày như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn cảm thấy ngày càng khó khăn để hoàn thành những công việc đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ của bệnh tim.

10. Đảo lộn nhịp sinh học

Làm việc ban đêm hoặc lấy ngày làm đêm có thể phá vỡ nhịp sinh học, gây mệt mỏi và buồn ngủ trong những thời điểm cần sự tỉnh táo. Và bạn cũng thường xuyên gặp những rắc rối trong những giấc ngủ ngày.

11. Dị ứng với thực phẩm

Một vài bác sĩ tin rằng sự dị ứng với thực phẩm có thể khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ đến ngay sau bữa ăn, có thể bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, với một nồng độ nhẹ, làm cho bạn không bị phát ban hay bị mẩn ngứa.

12. Đau xơ cơ mãn tính (Fibromyalgia)

Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.

Hay Buồn Ngủ Ban Ngày Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Buồn ngủ là sinh lý của con người và động vật. Nhưng nếu hay buồn ngủ vào ban ngày, buồn ngủ đến mức gượng không được, thậm chí ngủ gật trong lúc làm việc thì tình trạng buồn ngủ đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Ngủ không đủ giấc

Nguyên nhân đầu tiên nên nghĩ đến là bạn đã ngủ quá ít. Nó khiến bạn không thể tập trung và luôn cảm thấy mệt mỏi. Người trưởng thành thường được phải được ngủ từ 7-8 tiếng mỗi tối.

Giải pháp: Hãy tạo cho mình một giấc ngủ “bù” bất cứ khi nào có thể. Đừng để laptop, điện thoại trong phòng ngủ. Nếu mọi cố gắng đều không cải thiện được tình hình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể đã bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ.

2. Buồn chán

Bạn có nghĩ rằng buồn chán là một rối loạn cảm xúc nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới thể xác. Mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chán ăn là một trong những triệu trứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, tinh thần suy sụp trong một vài tuần hãy đến gặp bác sĩ.

Giải pháp: Điều chỉnh tâm lý bản thân, hoặc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Chứng ngưng thở trong khi ngủ

Một số người nghĩ rằng họ đã ngủ đủ giấc thì chứng ngưng thở trong khi ngủ có thể là nguyên nhân. Tình trạng ngừng hô hấp khoảng 10 giây sẽ đánh thức não bộ vậy là cơ thể bị thiếu ngủ dù bạn ngủ đủ 8 tiếng.

Giải pháp: Nếu thừa cân thì phải lên kế hoạch ăn kiêng, sử dụng liệu pháp CPAP (một dụng cụ phát một lượng liên tục áp suất dương đường hô hấp) trong khi ngủ.

4. Không đủ năng lượng

Ăn quá ít sẽ gây mệt mỏi nhưng ăn các thực phẩm nghèo dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường và ngăn ngừa sự uể oải, buồn ngủ khi lượng đường trong máu giảm.

Giải pháp: Luôn ăn sáng và cố gắng “nạp” đủ protein và tinh bột trong mỗi bữa ăn. Ví dụ, ăn trứng với bánh mì, ngũ cốc. Đồng thời bạn cũng có thể ăn thêm các bữa nhẹ trong ngày để cung cấp thêm năng lượng.

5. Mất nước

Sự mệt mỏi có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Bất kể là bạn làm việc bên ngoài hay làm việc bàn giấy, cơ thể của bạn cần nước để hoạt động. Nếu bạn cảm thấy khát, chứng tỏ khi ấy cơ thể bạn cần nước.

Giải pháp: Uống nước vào các thời điểm trong ngày. Nước tiểu có màu sáng, chứng tỏ cơ thể bạn được cung cấp đủ nước. Uống hai cốc nước trong một giờ hoặc hơn trước khi có một hoạt động thể chất nào đó. Sau đó, uống trong quá trình hoạt động và sau đó uống tiếp 2 cốc nước nữa.

6. Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là ở phụ nữ. Mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây thiếu sắt, làm chị em mệt mỏi kéo dài.

Giải pháp: Đối với chứng thiếu máu do thiếu sắt có thể bổ sung thêm bằng cách ăn các loại thức ăn như thịt nạc, gan, sò huyết, đậu…

7. Sự suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Giải pháp: Đi xét nghiệm máu để điều trị nếu đúng.

8. Viêm đường tiết niệu

Không phải cứ bị viêm nhiễm đường tiết niệu là đau rát, buốt mà trong một số trường hợp, mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu duy nhất. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho kết quả chính xác.

Giải pháp: Dùng kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sẽ biến mất trong một tuần.

9. Tiểu đường

Ở những người bị tiểu đường, lượng đường luôn tồn tại trong máu thay vì chuyển vào các tế bào của cơ thế khiến cơ thể “hết hơi”. Nếu bạn bị mệt mỏi dai dẳng không giải thích được, hãy đi kiểm tra đường huyết.

Giải pháp: Điều trị bệnh tiểu đường có thể bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn và luyện tập thể dục, điều trị bằng liệu pháp insulin và các loại thuốc để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.

10. Bệnh tim mạch

Khi cách dấu hiệu của mệt mỏi kèm theo buồn ngủ đến và khiến bạn không thể tiếp tục các công việc hàng ngày như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn cảm thấy ngày càng khó khăn để hoàn thành những công việc đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ của bệnh tim.

Giải pháp: Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm bệnh tim của bạn tiến triển tốt hơn và bạn có thể lấy lại được năng lượng cho các hoạt động của mình.

11. Dị ứng với thực phẩm

Một vài bác sĩ tin rằng sự dị ứng với thực phẩm có thể khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ đến ngay sau bữa ăn, có thể bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, với một nồng độ nhẹ, làm cho bạn không bị phát ban hay bị mẩn ngứa.

Giải pháp: Hãy giảm nhẹ những thức ăn mà bạn nghi ngờ mình bị dị ứng xem có cải thiện không.

12. Đau cơ mãn tính (Fibromyalgia)

Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.

Giải pháp: Trong khi không có liệu pháp điều trị nào nhanh chóng cho bệnh này, bệnh nhân thường được khuyên điều chỉnh lịch trình hoạt động hàng ngày của mình theo hướng có lợi nhất cho giấc ngủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

Nguồn: Y Dược 365 (TH)

12 Mẹo Để Tránh Buồn Ngủ Ban Ngày

Hầu hết mọi người đều đã từng buồn ngủ vào ban ngày. Một cơn buồn ngủ ban ngày xảy ra nhiều lần trong ngày và kéo dài có thể cản trở công việc, thời gian của gia đình và đời sống xã hội. Cảm giác buồn ngủ có thể đặc biệt nguy hiểm đối với công nhân xây dựng, những người thường xử lý các thiết bị nặng, làm việc ở độ cao cao. Vậy giải pháp nào để tránh buồn ngủ vào ban ngày?

1. Buồn ngủ ban ngày

Thi thoảng mọi người sẽ cảm thấy buồn ngủ, đặc biệt là sau một ngày làm việc dài. Tuy nhiên, buồn ngủ quá mức có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của họ.

Vấn đề buồn ngủ vào ban ngày có thể xảy ra do không được ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng. Trong một số trường hợp, buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể là do rối loạn giấc ngủ hoặc một vấn đề sức khỏe gây ra. Đây cũng là vấn đề tương đối phổ biến. Một nghiên cứu thực hiện năm 2019 trên tạp chí Nature Communications cho thấy có 10-20% số người đang hàng ngày phải đối mặt với tình trạng buồn ngủ quá mức kéo dài trong suốt cả ngày hoặc thậm chí trong cả những ngày sau đó.

Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng buồn ngủ ban ngày và mỗi nguyên nhân sẽ tương ứng với các cách điều trị khác nhau:

Ngủ không đủ giấc: Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 20% người trưởng thành không được ngủ đủ giấc nghĩa là không đảm bảo khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày để ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mỗi người.

Mất ngủ: Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ. Những người bị mất ngủ thường cảm thấy buồn ngủ nhưng không thể ngủ được. Điều trị mất ngủ có thể cần sự phối hợp của nhiều phương pháp bao gồm:

Thuốc an thần

Thuốc chống trầm cảm

Kỹ thuật thay đổi hành vi nhằm thúc đẩy người bệnh hình thành thói quen đi vào giấc ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ và là nguyên nhân của tình trạng buồn ngủ ban ngày. Có 2 loại ngưng thở khi ngủ là ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn khi các mô trong cổ họng chặn luồng khí thở và ngừng thở khi ngủ do não không điều khiển được hoạt động của cơ hô hấp. Hai phương pháp điều trị phổ biến cho chứng ngưng thở khi ngủ là:

Đặt thiết bị áp lực đường thở: Một loại mặt nạ cung cấp khí điều áp vào cổ họng người bệnh liên tục

Đặt dụng cụ cố định hàm: Giúp giữ hàm dưới về phía trước trong khi ngủ, ngăn các mô mềm trong cổ họng có thể làm bít tắc đường thở

Hội chứng chân tay bồn chồn: Hội chứng chân tay bồn chồn có thể xảy ra cả khi thức lẫn khi ngủ. Nếu xảy ra trong khi ngủ, nó khiến chân tay người bệnh co giật liên tục suốt đêm dẫn đến không thể đạt trạng thái giấc ngủ sâu, hệ quả là sự mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau

2. 12 mẹo để tránh buồn ngủ ban ngày

2.2. Tập trung vào giấc ngủ

“Một không gian tối, yên tĩnh sẽ giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó họ cũng cần loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, những áp lực, gánh nặng cuộc sống… mới có thể có một giấc ngủ sâu.” Đó là khẳng định của Avelino Vercelli, trợ lý giáo sư trường đại học Maryland trong một nghiên cứu về giấc ngủ. Bên cạnh đó tránh nói chuyện hay những cuộc tranh luận trước khi đi ngủ vì chúng có thể khiến bạn mất ngủ.

2.3. Đặt thời gian báo thức phù hợp

Những người thường xuyên mắc chứng buồn ngủ ban ngày có thể được khuyên nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày kể cả ngày nghỉ nhằm tạo nên thói quen ngủ có lợi. Điều này đặc biệt quan trọng với nhịp sinh học của cơ thể. Nó sẽ báo cho bạn biết khi nào cần đi ngủ và thời điểm nào cần thức dậy qua đó hạn chế tình trạng mất ngủ.

2.4. Cố gắng đi ngủ sớm mỗi ngày

Một phương pháp khác nhằm tạo thói quen ngủ có lợi là cố gắng đi ngủ sớm hơn 15 phút so với ngày hôm trước trong ít nhất 4 đêm sau đó cố định thời điểm đi ngủ vào đêm cuối cùng. Việc điều chỉnh từ từ sẽ giúp cơ thể dần làm quen với thời gian ngủ mới tốt hơn so với cố gắng đi ngủ sớm 1 tiếng đồng hồ ngay ngày hôm sau.

2.5. Có một thời gian biểu cho việc ăn uống phù hợp

Điều này vừa tạo thành thói quen thức dậy đúng giờ để hoàn thành bữa sáng vừa giúp ngăn ngừa thiếu hụt năng lượng trong ngày. Thiếu hụt năng lượng có thể khiến cơn buồn ngủ tăng lên.

2.6. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ. Tập thể dục, đặc biệt là thể dục nhịp điệu khiến cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Tập thể dục cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn vào ban ngày và giúp đầu óc luôn tỉnh táo và minh mẫn qua đó giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ.

2.7. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Nên sắp xếp những công việc cần làm hàng ngày theo trình tự nhất định và cố gắng để dành ra 7 đến 8 tiếng cho giấc ngủ. Nếu công việc quá nhiều, hãy xem xét loại bỏ bớt những việc không quan trọng, hoặc đưa vào danh sách thực hiện sau.

2.8. Không nên đi ngủ cho đến khi thực sự buồn ngủ

Lên giường trước khi cảm thấy thực sự buồn ngủ có thể khiến não bộ bị kích thích và khó đi vào giấc ngủ hơn. Điều này khiến cho việc cố gắng đi ngủ sớm trở nên phản tác dụng.

2.9. Không ngủ trưa quá nhiều

Ngủ trưa là thói quen tốt, giúp cơ thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một buổi sáng làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên ngủ trưa quá nhiều có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau.

2.10. Hình thành thói quen thư giãn trước khi đi ngủ

Một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp giải tỏa những căng thẳng và kích thích giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hãy thử ngâm mình trong bồn nước nóng, nghe một bản nhạc êm dịu hay đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ. Những thói quen này sẽ giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ.

Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Hay Bị Buồn Ngủ Nhiều?

Tình trạng buồn ngủ có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng chủ yếu là khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Mức độ buồn ngủ của mỗi bà bầu là khác nhau, nhưng nhìn chung thì phần đông các mẹ bầu luôn cảm thấy buồn ngủ vào mọi thời điểm trong ngày. Biểu hiện này gần giống với bệnh ngủ rũ. Nghĩa là cơn buồn ngủ quá độ, đến mức không thể kìm nén được. Bà bầu có thể ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày.

Buồn ngủ khi mang bầu là do đâu?

Trong khi một số bà bầu bị mất ngủ trong thai kỳ thì nhiều người khác lại buồn ngủ quá nhiều khi đang mang thai. Tất cả các vấn đề xảy ra với cơ thể chúng ta hầu như đều bắt nguồn từ sự trục trặc của nội tiết tố, bao gồm cả giấc ngủ ở phụ nữ mang thai.

Bắt đầu kể từ thời điểm thụ thai thành công, nội tiết tố ngay lập tức ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ. Sự biến động rõ rệt nhất là 2 hormone sinh dục nữ, progesterone và estrogen.

Nồng độ của 2 loại hormone này tăng cao đến vài lần so với bình thường, điều đó đã kích thích não bộ sản xuất một chất dẫn truyền thần kinh khác có tên là Gamma aminobutyric acid. Chất dẫn truyền thần kinh này giống như một loại “thuốc an thần tự nhiên” có khả năng xoa dịu căng thẳng, khiến phụ nữ mang thai dễ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, từ đó mẹ bầu sẽ nhanh buồn ngủ và ngủ nhiều hơn.

Ở 3 tháng đầu của thai kì, cơ thể phụ nữ mang thai tăng cường sản xuất máu để mang chất dinh dưỡng đi nuôi bào thai. Vì lý do này, lượng đường trong máu và huyết áp cũng thấp hơn. Đây là lí do khiến bà bầu nhanh mệt mỏi, và mệt mỏi là nguyên nhân dẫn tới buồn ngủ. Ngoài những thay đổi về thể chất thì những thay đổi về cảm xúc trong thời gian mang thai cũng góp phần làm giảm mức năng lượng trong cơ thể, khiến bà bầu nhanh mệt mỏi và buồn ngủ hơn.

Đến 3 tháng tiếp theo (tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ) mức năng lượng trong cơ thể sẽ tăng dần lên khiến phụ nữ mang thai cảm thấy sức khỏe ổn định hơn. Các triệu chứng ốm nghén dần biến mất. Do đó, họ cũng bớt mệt mỏi hơn.

Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, rất có thể các bà bầu sẽ cảm thấy tình trạng buồn ngủ qua trở lại. Vì lúc này cơ thể mẹ bầu sẽ nặng nề hơn khi trọng lượng của em bé tăng nhanh hơn trước. Trong khi một số bà bầu vẫn cảm thấy buồn ngủ nhiều thì có một số khác lại bị mất ngủ và tiểu đêm thường xuyên hơn.

Buồn ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay gây ra vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe hay không?

Thực tế, buồn ngủ nhiều khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Nhưng bà bầu ngủ nhiều sẽ khiến cơ thể ì ạch, rệu rã, lười vận động. Nếu mẹ ngủ nhiều và không vận động thường xuyên thì tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau sinh.

Mặc dù một số mẹ bị buồn ngủ nhiều khi mang thai, nhưng với một số trường hợp khác các bà bầu có thể cảm thấy khó ngủ hơn. Khó ngủ gây ra căng thẳng và trầm cảm nếu như không được quan tâm kịp thời.

Làm sao để điều chỉnh giấc ngủ hợp lí trong thai kỳ?

Phụ nữ mang thai nên dành ít nhất 8h cho việc ngủ. Bạn hãy cố gắng đi ngủ sớm trong khoảng thời gian từ 21 – 23h đêm và thức dậy sớm trong khoảng từ 5 – 7h sáng, để có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Việc đi ngủ quá khuya hoặc dậy muộn (ngủ bù cho đủ giấc) sẽ gây rối loạn nhịp sinh học, điều đó sẽ khiến bạn càng thêm mệt mỏi và tăng tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.

Nếu bạn lo sợ rằng mình sẽ lỡ ngủ quên thì hãy cứ sử dụng báo thức để nhắc nhở bản thân.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng buồn ngủ nhiều, các mẹ bầu không chỉ quan tâm đến thời lượng ngủ mỗi ngày, mà còn cần quan tâm đến chất lượng của giấc ngủ. Nếu như bạn bị trằn trọc, thức đêm nhiều lần, bạn sẽ khó có thể giữ đủ tỉnh táo vào hôm sau.

Do đó, trước khi đi ngủ hãy đảm bảo chắc chắn rằng:

Các thiết bị âm thanh đã tắt để đảm bảo đủ không gian yên tĩnh giúp bạn chìm sâu vào giấc ngủ.

Sử dụng loại bóng đèn ngủ có cường độ ánh sáng phù hợp.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp.

Đảm bảo rằng gối kê và chăn đệm có đủ sự thoải mái dù bạn ở bất kì tư thế nào.

Không nên dùng điện thoại hay các thiết bị công nghệ tương tự gần sát thời gian đi ngủ.

Bạn cũng đừng ăn khuya hoặc ăn quá no vào buổi tối.

Bạn có thể ngủ 30 – 60 phút vào buổi trưa để hạn chế tình trạng buồn ngủ nhiều.

Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ, vận động thể chất vừa sức để đảm bảo có sức đề kháng tốt.

❎ Công dụng tăng cường trí nhớ, sự tập trung, sự sáng tạo, động lực làm việc, tăng cường khả năng ra quyết định hoặc khả năng điều hành ở những người dùng khỏe mạnh. Thuốc cũng giúp loại bỏ mệt mỏi tinh thần trong vài giờ.

❎ Modalert của Sun Pharma là Modafinil được tìm kiếm nhiều nhất, giá cả phải chăng nhất và chất lượng cao nhất trên thị trường.