Top 9 # Tại Sao Hay Nổi Mề Đay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Hay Bị Nổi Mề Đay???

Cháu năm nay 19 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng không hiểu vì sao cháu rất hay bị nổi mề đay, xin quý báo hướng dẫn cách chữa.

Nổi mề đay là bệnh hay gặp, là một tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, gây phù tại chỗ làm cho da nổi các nốt đỏ, láng và ngứa nhiều. Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết, cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy. Tình trạng của cháu nếu hay bị nổi mề đay có thể cháu bị dạng mạn tính, hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh, cháu cần đi khám tại các chuyên khoa dị ứng để được điều trị thích hợp. Cháu cũng chú ý xem mình thường mắc bệnh sau khi ăn loại thức ăn nào hay vào thời tiết mùa nào… để phòng bệnh hiệu quả.

Bạn Đã Biết Tại Sao Mình Hay Bị Nổi Mề Đay?

Thứ 3, 16/07/2019, 16:49 PM

Nổi mề đay là gì, có lây không?

Bệnh nổi mề đay là một hiện tượng phản ứng viêm da, do sự tác động của chất trung gian hóa học là histamin. Đây không phải là căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người nhưng sẽ gây ra sự khó chịu và để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ nếu không được chữa trị dứt điểm.

Theo chúng tôi Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM), bệnh mề đay không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh chỉ có thể tái phát nhiều lần chứ không thể lây từ người này sang người khác.

Triệu chứng nổi mề đay thường gặp

Thông thường các dấu hiệu thể chỉ xuất hiện trong một vài ngày hoặc kéo dài cả tuần sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tùy cơ địa mỗi người mà các triệu chứng nổi mề đay thường thể hiện gồm:

Ngứa trên da: Đây có thể coi là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh mề đay xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm theo cơn ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Nếu tiếp tục gãi, da sẽ bong tróc và chảy máu, để lại nhiều vết sẹo.

Nổi mẩn đỏ phát ban: Những mẩn đỏ thường không đều màu và xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Xuất hiện mụn nước: Triệu chứng bệnh mề đay đặc trưng nhất là xuất hiện những mụn nước li ti tại một số vị trí trên cơ thể, khi vỡ ra sẽ gây lây lan ra những vùng da xung quanh.

Khó thở: Nổi mề đay tiến triển nặng sẽ gây khó thở và kéo theo nhiều biểu hiện khác như sốt cao, trụy tim, rối loạn tiêu hóa…

Nhiễm trùng: Đây là triệu chứng nổi mề đay thể hiện tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng, các vết thương trên da do gãi nhiều nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.

Nguyên nhân nổi mề đay thường gặp

Phần lớn, nguyên nhân nổi mề đay thông thường là do dị ứng. Dị ứng sẽ xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất mà nó xem là có hại, được gọi là chất gây dị ứng.

Bất kỳ ai cũng có thể bị dị ứng và mọi thứ đều có thể gây dị ứng. Tuy vậy, nguyên nhân nổi mề đay do dị ứng thường gặp nhất là thực phẩm, thuốc, côn trùng đốt hay nhiễm trùng.

Trong các nguyên nhân gây nổi mề đay thì dị ứng thực phẩm là một căn nguyên phổ biến nhất. Giống như các loại dị ứng khác, dị ứng thực phẩm là do hệ miễn dịch xác định nhầm một thực phẩm là yếu tố ngoại lai và cố gắng tiêu diệt nó.

Về lý thuyết, thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng, không phân biệt nguồn gốc từ động vật hay thực vật. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu, những thực phẩm giàu protein (đạm) là dễ gây dị ứng hơn cả, điển hình là hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây hay một số loại quả như dâu tây, kiwi hoặc đồ uống lên men như rượu bia … Những thực phẩm thông thường, “lành nhất” cũng có thể gây dị ứng, nổi mề đay chứ không chỉ thực phẩm tổng hợp.

Trong nhiều trường hợp, thuốc chính là nguyên nhân của bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa. Tất cả các loại thuốc và đường đưa thuốc (uống, đặt, tiêm, bôi …) vào cơ thể đều có thể gây dị ứng, nổi mề đay.

Các loại thuốc dễ gây nổi mề đay, dị ứng nhất là kháng sinh, đặc biệt là nhóm beta lactam; thuốc chống viêm không steroid như aspirin; các loại vắc xin, huyết thanh… Thậm chí, thuốc chống dị ứng như glucocorticoid hay kháng histamin tổng hợp như claritin cũng có thể tác động làm mề đay xuất hiện.

Mề đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau đó vài ngày, có thể đơn thuần hoặc kèm với sốt, nổi hạch, đau khớp …

Hầu hết khi con người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Ở người bình thường, khi bị côn trùng độc hoặc không độc đốt vào da, nó sẽ gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ, kèm ngứa trong một thời gian ngắn. Với người có cơ địa nhạy cảm, nọc độc của côn trùng có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban (mề đay) toàn thân. Điều này có thể đe dọa đến tính mạng, phải được quan tâm và điều trị kịp thời.

Do nhiễm trùng

Một nguyên nhân nổi mề đay thông thường khá phổ biến là do nhiễm virus như viêm virus gan siêu vi B, C; nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng, bộ phận tiêu hóa, miệng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) …

Ở những trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng, việc xác định nguyên nhân gây bệnh đều rất khó khăn, do phải làm nhiều các xét nghiệm mới tìm được kết quả.

Nguyên nhân nổi mề đay do các tác nhân vật lý

Mề đay vật lý là tình trạng phát ban da được kích hoạt bởi một số yếu tố vật lý như áp lực, nóng, lạnh, ra mồ hôi, nước và ánh sáng mặt trời. Nguyên nhân gây bệnh mề đay vật lý chưa được biết rõ, song các nhà khoa học cho rằng, nó là kết quả của các phản ứng tự miễn, còn gọi là tự kháng thể. Cũng bởi tự miễn dịch và cơ chế không dị ứng nên mề đay vật lý có xu hướng kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn đến giai đoạn mãn tính.

Mề đay vật lý có nhiều loại, bao gồm: da vẽ nổi, mề đay lạnh, mề đay cholinergic, mề đay áp lực và mề đay mặt trời.

Tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học gây nổi mề đay

Mề đay cũng có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm mỹ phẩm, chất phụ gia thực phẩm hay chất tẩy rửa thông thường… Nguyên nhân gây bệnh mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ nhỏ.

Hay Bị Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì ?

Những ai đã từng mắc phải căn bệnh mề đay chắc hẳn sẽ cảm thấy rất sợ căn bệnh này, nó khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, bực bội và nếu không chữa trị thì bệnh có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mạn tính, rất khó chữa mà còn dễ tái phát. Vậy hay bị nổi mề đay là do bệnh gì gây nên ?

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Cũng theo bác sĩ Da liễu tại Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh, tình trạng nổi mề đay thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân nổi mề đay do bệnh lý:Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia…. Gây ra sự rối loạn trong nội tiết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Do dị ứng thức ăn:Bệnh có thể xuất hiện vì cơ thể dị ứng với thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng….

Do dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mề đay do mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, ibuprofen…

Bị mề đay do nhiều nguyên nhân

Do côn trùng cắn: Nguyên nhân nổi mề đay có thể do nọc độc của côn trùng (ong, nhện, rết…) có thể là tác nhân mà ít ai ngờ.

Do dị ứng với hóa mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm không rõ thành phần và nguồn gốc, tiếp xúc với hóa chất thường xuyên… làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa.

Do di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ thế hệ sau bị bệnh thường cao gấp 2 lần so với người bình thường.

  Mặc dù chỉ là bệnh ngoài da, nhưng nếu bệnh mề đay không được xử lý sớm thì rất dễ để lại các biến chứng nghiêm trọng như: Suy nhược cơ thể, các mạch máu dưới da bị sưng phù nề gây ngứa khó chịu, sốc phản vệ, ống phế quản bị tắt và có thể dẫn đến suy hô hấp.

Phương pháp chữa mề đay hiệu quả tại Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh

Đa phần các trường hợp bị bệnh mề đay đều biến mất trong vài phút hoặc vài giờ sau đó. Điều này vô tình làm người bệnh hiểu nhầm rằng bệnh đã tự khỏi, nhưng thực chất bệnh vẫn tồn tại và có thể tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thích hợp.

Theo bác sĩ da liễu cho biết, để ngăn chặn bệnh mề đay tái phát trở lại cần kết hợp điều trị căn nguyên bên trong cơ thể kết hợp với liệu pháp tác động bên ngoài.

Tại Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh, bác sĩ tiến hành điều trị bệnh mề đay theo hai hướng khác nhau. Sự kết hợp này sẽ tác động toàn diện, mang lại kết quả cao, phòng tránh bệnh tái phát trở lại.

Sử dụng thuốc hỗ trợ

Các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh mề đay chủ yếu là thuốc kháng histamin, các loại vitamin giải mẫn cảm. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu và dùng kéo dài bao lâu là do tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh và lịch sử bệnh án cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Xông hơi trị liệu kết hợp chiếu sóng sinh học

Hoạt động theo nguyên lý đào thải những độc tố bên trong cơ thể thông qua việc dãn nở các lỗ chân lông để toát mồ hôi, hơi thuốc sẽ len lỏi vào bên trong cơ thể để diệt khuẩn. Đồng thời, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó hình thành cơ chế tự bảo vệ trước các yếu tố kích ứng, tăng khả năng chống chọi với bệnh.

Lưu ý: Bệnh nhân không nên tự ý điều trị mề đay tại nhà vì có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Để yên tâm về kết quả chữa trị mề đay thì người bệnh cũng cần lưu ý đến cơ sở chữa trị, nếu còn đang phân vân chưa biết nên đến cơ sở nào để chữa trị thì {pk}sẽ là một gợi ý hay dành cho những ai đang cần một địa chỉ chữa trị mề đay có chất lượng.

Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu uy tín, có phương pháp điều trị ngứa khắp người hiệu quả, an toàn và đáp ứng được những yêu cầu của người bệnh như:

Phòng khám quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi, trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị.

Thời gian làm việc cả trong và ngoài giờ hành chính, từ 8h-20h hàng ngày.

Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh

Mọi thông tin cá nhân của người bệnh đều được bảo mật đúng quy định.

Chi phí khám chữa bệnh được công khai minh bạch, ghi rõ từng mục trong hóa đơn thanh toán.

  Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh luôn mong muốn được dùng khả năng của mình để chăm sóc và chia sẻ với những âu lo của các bệnh nhân. Nên nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm, bạn có thể đến trực tiếp Phòng Khám Đa Khoa Lam Kinh tại 213 Nguyễn Trãi, P.Tân Sơn, TP.Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa . Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

  Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

Vì Sao Nổi Mề Đay Lại Gây Ngứa

Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Ngoài da nổi lên những mảng có nhiều hình dạng khác nhau như bọ lẹt đốt, rất ngứa nổi gồ lên trên mặt da lúc mất chỗ này, lúc mọc chỗ khác làm bạn không lúc nào yên.

Chúng có thể biến mất sau vài giờ, nhưng có thể tồn tại gan lỳ hơn 3 tháng.Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Nổi mề đay là tình trạng trên da nổi nhiều vết đỏ, hay các sần đám đỏ khắp da gây ra ngứa ngáy khó chịu. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nổi mề đay là do:

– Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh nổi mề đay thường xuyên có thể là nguyên nhân di truyền gây ra.

– Do dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết, khí hậu thường khiến nổi mề đay, đặc biệt là xuất hiện khi giao mùa, trời quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao.

– Do dị ứng thức ăn: Dị ứng thức ăn là nguyên nhân thường gặp của các bệnh ngứa da, phổ biến là bệnh nổi mề đay. Những thực phẩm như cua, tôm, ghẹ, nghêu, sò, ốc, rượu, bia, cá biển,… là thức ăn dễ gây dị ứng nhất.

– Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao.

– Do thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.

Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.

– Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.

Vì sao nổi mề đay lại gây ngứa?

Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết, cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không có ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng của hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian.

Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy.