Top 3 # Tại Sao Hốc Mắt Bị Ngứa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Nối Mi Bị Ngứa Mắt? Nối Mi Bị Ngứa Mắt Phải Làm Sao?

Tại sao nối mi bị ngứa mắt?

Các chị em đều muốn mình sở hữu một hàng mi cong dài tự nhiên, một trong những cách để nhanh chóng có được hàng mi như trong mơ chính là đi nối mi. Chưa biết các chị em có đạt được mong muốn hay không nhưng những tác hại của nối mi thì đã được cảnh báo khá nhiều. Và tình huống dễ gặp nhất chính là ngứa mắt, đỏ mắt. vậy nguyên nhân là gì?

Keo nối mi không đảm bảo chất lượng

Các tiệm vì muốn mi giữ được lâu nên sử dụng một vài loại keo không đảm bảo chất lượng, có chứa formaldehyde có thể gây ra kích ứng và dị ứng cho mắt.

Kỹ thuật của nhân viên nối mi

Nếu người gắn mi thiếu kinh nghiệm thì lớp keo này có thể lan ra mắt gây tổn thương cho giác mạc, hoặc nối quá sát chân mi gây viêm giác mạc, đỏ mắt và sưng mắt.

Việc trong quá trình nối mi khi dán băng keo không đúng phương pháp làm hơi keo bay vào mắt cũng gây ra tình trạng đỏ mắt sau khi nối.

Thời gian nối mi quá lâu cũng là một lý do gây ra những trường hợp đỏ, cộm hoặc ngứa mắt.

Chia sẻ chị em cách chọn cơ sở uy tín để tránh những rủi ro từ nối mi: nối mi an toàn uy tín tại hà nội

Nối mi bị ngứa mắt phải làm sao?

Sau khi nối mi nên nhắm mắt khoảng 10 phút để có thể hơi keo không gây tác hại đến mắt vì nếu mở ra khi đó keo chưa khô sẽ khiến mắt hơi cay.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt để hạn giảm thiểu ảnh hưởng của keo nối mi với mắt.

Nếu vừa đỏ mắt lại có tình trạng ngứa, cộm mắt thì nên đến các tiệm nối mi gỡ mi giả vừa nối ra bởi để lâu có thể gây viêm giác mạc.

Không nên dùng tay gỡ mi, bứt mi vì sẽ gây rụng mi thật không tốt.

Không nên dụi mắt với sẽ gây ảnh hưởng nặng hơn có thể gây sưng mắt.

Nên vệ sinh mi mỗi ngày một lần và dùng phương tiện chải mi để đảm bảo mi đẹp và không gây tác hại đến mắt.

Nên chọn lọc một số tiệm nối mi uy tín và chất lượng để có được bộ mi đẹp và không bị các tác dụng phụ như trên. Đừng vì ham chi phí rẻ mà tìm đến những địa chỉ không đảm bảo chất lượng bởi mắt là khu vực khá nhạy cảm, nếu để xảy ra đỏ mắt quá nhiều lần sẽ không tốt.

Nên nối mi tại những tiệm uy tín để không bị đỏ mắt hay những tác hại đến mắt và mi thật, để có thể không xảy ra một số trường hợp đáng tiếc như bị đỏ mắt hãy lưu ý các vấn đề sau đây nếu không muốn tiền mất tật mang.

Nếu bị đỏ mắt thì các bạn nên tìm hiểu tại bài viết sau: Nguyên nhân nối mi bị đau mắt đỏ và cách xử lí hiệu quả

Tại Sao Mắt Bị Ngứa Và Cách Khắc Phục

Ngứa mắt luôn đem đến cảm giác vô cùng khó chịu. Vì thế bạn cần tìm hiểu lý do tại sao mắt bị ngứa để có cách khắc phục hiệu quả.

Khi đôi mắt bị ngứa, những vết cọ xát có thể giải phóng nhiều histamin và làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất để giảm ngứa mắt là tìm ra nguyên nhân và “diệt cỏ tận gốc”.

Tại sao mắt bị ngứa

Thực phẩm, động vật, dị ứng môi trường

Với các trường hợp trên, bạn có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng có tác dụng xoa dịu các phản ứng dị ứng và giảm ngứa.

Đây là tình trạng không có đủ nước để bôi trơn và nuôi dưỡng mắt, thường gặp phải ở người lớn tuổi. Trái ngược với một số nguyên nhân khác gây ngứa mắt, khô mắt là một tình trạng mạn tính phổ biến và cần được điều trị. Căn bệnh này gây nóng, ngứa hoặc đau nhức mắt, mờ tầm nhìn liên tục và chảy nước mắt.

Do vướng vật thể lạ trong mắt

Đeo kính áp tròng thường xuyên

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng không đúng cách hoặc quá thường xuyên thì nó cũng có thể là nguyên nhân gây khô ngứa ở khóe mắt. Khi bạn dùng kính áp tròng trong thời gian dài thì nó có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm võng mạc, khô mắt, dị ứng… Còn nếu vệ sinh kính áp tròng không đúng cách sẽ dễ dẫn đến nguy cơ viêm kết mạc và khiến đôi mắt trở nên nhạy cảm, ngứa đỏ, khó chịu hơn.

Cơ thể thiếu chất

Không bổ sung đủ nước và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây khô ngứa ở khóe mắt. Tình trạng ngứa mắt có thể là do bạn không cung cấp đủ các vitamin như vitamin A, vitamin C nên gây ra trạng thái đau, khô ngứa, tầm nhìn bị mờ, nhức mỏi mắt…

Lúc này, hãy tra thêm thuốc nhỏ mắt thường xuyên và bổ sung vitamin đầy đủ trong các bữa ăn hàng ngày để bảo vệ đôi mắt tốt hơn.

Bị viêm mí mắt

Vì vậy, khi biết mình có dấu hiệu viêm mí mắt thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị đúng cách và giúp giảm bớt những biến chứng không mong muốn.

Mỏi mắt vì sử dụng các thiết bị điện tử

Hiện nay, con người thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật số. Tất cả thời gian phải tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính làm cho mắt căng thẳng và cảm thấy ngứa.

Mắt căng thẳng cũng có thể gây ra mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, lâu dài có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Để giảm căng thẳng cho mắt, bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20: Nhìn vào vật gì đó cách khoảng 20 feet (tương đương hơn 6 mét) trong 20 giây sau 20 phút sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Viêm kết mạc vì nước bể bơi

Tuy nhiên, đau mắt đỏ khi đi bơi tại các bể bơi công cộng lại là nguy cơ tiềm tàng. Người đi bơi có nguy cơ nhiễm vi khuẩn có tên là chalamydia – đây là vi khuẩn cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Các bác sĩ Pháp còn gọi bệnh là viêm kết mạc bể bơi hay viêm kết mạc thể vùi trên người lớn.

Biểu hiện của bệnh này là mắt đỏ, ra gỉ nhiều, kết mạc có hột đặc hiệu, giác mạc có thể bị ảnh hưởng: viêm giác mạc chấm và thẩm lậu giác mạc vùng rìa, viêm dưới biểu mô và màng máu. Một chu kỳ bệnh diễn tiến từ 3 đến 12 tháng. Chính vì vậy bệnh nhân nên đi khám để lấy đơn thuộc điều trị đặc hiệu và phải kiên trì điều trị theo đơn của bác sĩ.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ngứa ở khóe mắt còn có thể là do một vài vấn đề mắt sau:

Xuất hiện mụn lẹo trong mắt.

Gặp chấn thương ở mắt.

Xuất hiện điểm vàng ở mí mắt.

Bị viêm giả u hốc mắt.

Vì vậy, khi mắt bị ngứa, không đưa tay lên gãi để đẩy dị vật ra ngoài dẫn đến mài mòn giác mạc, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cách tốt nhất là dùng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý nhỏ mắt nhằm bôi trơn nhãn cầu, đẩy vật thể ra ngoài. Khi thấy mắt vẫn còn ngứa hoặc đau, hãy tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Các biện pháp khắc phục mắt bị ngứa

Mang kính hoặc khẩu trang khi ra ngoài

Hãy mang kính hoặc khẩu trang để bảo vệ mắt và mũi khỏi bụi, phấn hoa, vi rút và vi khuẩn. Bạn nên dọn nhà và nơi làm việc thường xuyên để loại bỏ các chất kích ứng, bụi, ẩm mốc có thể gây ra dị ứng.

Tránh mang kính áp tròng quá lâu

Việc sử dụng kính áp tròng trong một thời gian dài sẽ tăng kích thích lên giác mạc và kết mạc dẫn đến ngứa mắt.

Ngăn ngừa khô mắt

Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo và tránh thuốc nhỏ mắt để giúp mắt được bôi trơn và giảm ngứa.

Rửa mắt thật kĩ với nước sạch hoặc nước rửa mắt

Nước rửa mắt rất hiệu quả với việc rửa sạch các dị nguyên trong mắt đặc biệt là phấn hoa, bụi, virut, vi khuẩn.

Chườm ấm vùng mắt

Massage bờ mi

Trước khi đưa tay lên massage bờ mi thì bạn nên rửa tay sạch sẽ. Sau đó, hãy dùng ngón tay trỏ miết nhẹ vùng đuôi mắt rồi kéo căng về phía tai. Tiếp đó, dùng ngón tay trỏ đặt ở góc mí gần sống mũi, ấn nhẹ nhàng lên bờ mi rồi kéo căng từ sống mũi ra đuôi mắt. Cứ kiên trì thực hiện việc massage này từ 3 – 5 lần/ngày sẽ thấy triệu chứng khô ngứa ở khóe mắt giảm rõ rệt.

Vệ sinh mí mắt bằng dung dịch nước muối

Nếu có biểu hiện ngứa ở khóe mắt, bạn có thể tìm đến dung dịch nước muối để vệ sinh bờ mi sạch sẽ. Đồng thời, điều này cũng giúp loại bỏ hết vi khuẩn đang trú ngụ ở khóe mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng tăm bông sạch để chấm nước vệ sinh, tránh làm vi khuẩn lây lan và lan rộng tới vùng khác của mắt.

Tại sao mắt bị ngứa có rất nhiều nguyên nhân. Khi mắt bị ngứa, không nên tùy tiện dùng thuốc mà phải đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

Tại Sao Mắt Bạn Bị Co Giật?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga – Bác sĩ Mắt – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Khi mắt bị co giật, mí mắt sẽ nhấp nháy và bạn không thể điều khiển cho nó dừng lại. Đôi khi cơ mắt bị giật liên tục ảnh hưởng đến cả hai mắt. Mí mắt co giật nhanh và liên tục trong 1 – 2 phút.

Tình trạng cơ mắt bị giật liên tục không gây đau, thường vô hại và sẽ tự biến mất. Nhưng nếu co thắt với cường độ mạnh, mí mắt của bạn có thể phải nhắm hoàn toàn và sau đó mở lại, lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

Một số người có cơ mắt bị giật liên tục cả ngày, và thậm chí sẽ kéo dài trong nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Điều này sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Trong trường hợp hiếm gặp, tình trạng mắt bị co giật không biến mất sẽ khiến bạn phải nháy mắt hoặc nheo mắt mọi lúc. Nếu bạn không thể giữ cho đôi mắt của mình mở ra bình thường, sẽ rất khó để bạn quan sát tốt.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

Mắt co giật kéo dài hơn 1 tuần;

Mí mắt của bạn phải nhắm lại hoàn toàn;

Các cơ mặt khác cũng bị co thắt;

Đỏ, sưng hoặc chảy nước mắt;

Sụp mí mắt trên.

2.1. Mắt co giật nhẹ

Cơ mắt bị giật liên tục cũng có thể là kết quả của sự kích thích bề mặt mắt (giác mạc) hoặc màng lót mí mắt (kết mạc).

2.2. Tật giật ở mắt

Tật giật ở mắt lành tính thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và dần trở nên tồi tệ hơn. Mỗi năm chỉ có khoảng 2.000 người ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị tật cao gấp đôi nam giới. Co giật ở mắt không phải là một tình trạng nghiêm trọng, nhưng nếu cơ mắt bị giật liên tục với mức độ nặng có thể cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.

Tình trạng này bắt đầu khi mắt của bạn chớp không ngừng hoặc thường xuyên bị kích ứng mắt. Khi bệnh diễn tiến nặng, bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng, bị mờ mắt và co thắt các cơ khác trên mặt. Trường hợp nghiêm trọng, co thắt có thể trở nên dữ dội đến mức mí mắt của bạn phải sụp xuống trong vài giờ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng đây là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường và di truyền. Mặc dù chứng giật ở mắt lành tính thường xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng đôi khi có sự tương đồng giữa các thành viên trong các gia đình.

2.3. Co thắt cơ nửa mặt

Thông thường, nguyên nhân gây co thắt cơ nửa mặt là do có động mạch chèn ép dây thần kinh mặt.

Đôi khi, mắt bị co giật có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

Trường hợp hiếm gặp, mắt co giật có dấu hiệu rối loạn não hoặc thần kinh, cụ thể là:

Cơ mắt bị giật liên tục cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Phổ biến nhất là thuốc điều trị rối loạn tâm thần và động kinh.

4.1. Khắc phục tại nhà

Hầu hết các trường hợp mắt bị co giật nhẹ sẽ tự biến mất. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ và cắt giảm tiêu thụ rượu, thuốc lá và cafein. Nếu mắt khô hoặc mắt bị kích thích là nguyên nhân gây co thắt mi mắt nhẹ, hãy thử nhỏ mắt bằng dung dịch nước mắt nhân tạo (không cần kê đơn).

4.2. Tiêm chất gây tê

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra một phương pháp chữa trị nào cho tật giật ở mắt lành tính. Nhưng có một số cách để hạn chế bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Trong đó, phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi nhất cho cả co thắt cơ mắt và toàn bộ mặt là tiêm botulinum toxin (Botox, Dysport, Xeomin).

Sau khi tiêm một lượng nhỏ chất làm tê liệt vào cơ mắt, hiệu quả giảm co thắt sẽ kéo dài khoảng một vài tháng rồi mất dần. Do đó bạn cần điều trị lặp lại.

4.3. Dùng thuốc

Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:

Clonazepam (Klonopin);

Lorazepam (Ativan);

Trihexyphenidyl hydrochloride (Artane, Trihexane, Tritane).

Tuy nhiên những thuốc này thường chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn.

4.4. Phương pháp thay thế

Các phương pháp điều trị thay thế đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tính hiệu quả, bao gồm:

Liệu pháp phản hồi sinh học – Biofeedback;

Châm cứu;

Thôi miên;

Trị liệu thần kinh cột sống;

Liệu pháp dinh dưỡng;

Đeo kính màu chuyên dụng.

4.5. Phẫu thuật

Nếu các lựa chọn điều trị đều không thành công, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một số cơ và dây thần kinh xung quanh mí mắt của bạn.

Phẫu thuật cũng có thể làm giảm áp lực của động mạch lên dây thần kinh mặt – nguyên nhân gây co thắt cơ nửa mặt. Kết quả điều trị phẫu thuật thành công là vĩnh viễn, nhưng cũng đi kèm với một số nguy cơ rủi ro tương tự như bất kỳ ca phẫu thuật nào.

Tóm lại, mắt bị co giật là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt bất thường, không thể kiểm soát. Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua cảm giác cơ mắt bị giật liên tục, đột ngột, gây khó chịu nhưng sẽ biến mất sau một vài giây. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, bạn cần hết sức chú ý và đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

Để đăng ký tư vấn và khám bệnh về mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách hàng có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tại Sao Mắt Lại Bị Đỏ Ngầu?

Thông thường, đó không phải là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là nếu trong trường hợp mắt bạn cảm thấy không đau và bạn có thể nhìn thấy tốt.

Mắt đỏ có thể là khô mắt?

Khô mắt xảy ra khi cơ thể bạn không đủ nước mắt hoặc chúng bốc hơi quá nhanh. Bên cạnh màu đỏ, mắt bạn có thể bị bỏng hoặc cảm thấy như có gì đó trong mắt của mình. Chúng có thể gây ra phiền toái khi bạn làm việc với máy tính hoặc đọc sách trong một thời gian dài.

Khô mắt thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi vì những thay đổi về hormone. Một số loại thuốc hoặc tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra vấn đề mắt đỏ.

Khi mắt của bạn đỏ ngầu lên, thì bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhiều lần trong ngày. Nhưng một số người bị khô mắt mãn tính thì phải cần thuốc nhỏ mắt theo toa. Ngoài ra, một số người cảm thấy mắt mình giảm đau khi bổ sung chế độ ăn uống của họ với axit béo omega-3.

Omega-3 được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm như cá có dầu (cá hồi, cá mòi, cá cơm) và hạt lanh. Kiểm tra với bác sĩ mắt của bạn để xem bạn có nên bổ sung omega-3 . Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn đắp khăn ấm để giúp mắt chảy nước mắt nhiều hơn.

Mắt đỏ có thể là dị ứng?

Dị ứng mắt gây ra tình trạng đỏ mắt, ngứa, rát và chảy nước mắt. Bạn cũng có thể có các triệu chứng dị ứng khác như hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

Nguyên nhân điển hình là phấn hoa, vật nuôi, bụi hoặc khói thuốc lá. Nếu bạn biết những điều đó làm phiền đến đôi mắt của mình thì hãy cố gắng tránh xa nó nếu có thể.

Những sản phẩm không kê đơn có thể giúp là:

Nước mắt nhân tạo.

Thuốc nhỏ mắt (giúp loại bỏ màu đỏ, nhưng bạn chỉ nên sử dụng chúng trong một vài ngày).

Thuốc kháng Histamine (giúp bạn hết ngứa nhưng cũng có thể làm khô mắt của bạn).

Nói chuyện với bác sĩ nhãn khoa nếu mắt bạn không được cải thiện. Các toa thuốc và phương pháp điều trị khác có thể giúp cho bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Mắt đỏ có thể là đau mắt đỏ?

Nếu lòng trắng mắt và mí mắt của bạn có màu hồng hoặc đỏ và rất ngứa, bạn có thể bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc). Mắt của bạn cũng có thể trông sưng húp và tiết ra một chất lỏng dày. Nó có thể là màu trắng, vàng, hoặc thậm chí là màu xanh lá cây.

Vi khuẩn, virus, dị ứng có thể gây đau mắt đỏ. Nếu đó là vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc mỡ mắt. Gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ rằng bạn mắt mình có vi khuẩn và virus. Ngoài ra, chúng cũng có thể lây lan dễ dàng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên hơn, hạn chế tối ta việc dùng ngón tay để dụi mắt. Nó sẽ chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.

Mắt đỏ có thể là kính áp tròng?

Đau mắt đỏ và nhiễm trùng có thể xảy ra nếu bạn không vệ sinh kính áp tròng đúng cách hoặc nếu bạn đeo chúng quá lâu. Chẳng hạn như việc, bạn ngủ quên khi vẫn còn đeo kính áp tròng cũng được tính là bạn đã đeo chúng khá lâu.

Mắt đỏ có thể là một mạch máu trong mắt bị vỡ?

Nếu một đốm đỏ sáng lại đột nhiên xuất hiện trong mắt bạn, đó có thể là một mạch máu bị vỡ. Điều này cũng có thể xảy ra khi bạn hắt hơi hoặc ho mạnh, nhưng nó thường không nghiêm trọng.

Trường hợp mạch máu trong mắt bị vỡ, hãy nghĩ về nó như một vết bầm trong mắt mà thời gian sẽ lành lại. Sẽ phải mất một hoặc hai tuần để tình trạng mắt đỏ này biến mất.

Mắt đỏ có thể bị viêm bờ mi?

Viêm bờ mi là tình trạng có thể gây ra đỏ và sưng mí mắt. Nó thường xảy ra cùng với các tình trạng da khác, như bệnh hồng ban (đỏ mặt với các vết sưng đỏ và các mạch máu nhỏ có thể nhìn thấy được). Đôi khi, một nhiễm trùng vi khuẩn là một nguyên nhân gây ra mắt đỏ.

Ngoài ra, mí mắt của bạn có thể đỏ, ngứa, trông nhờn và giòn.

Phương pháp điều trị bao gồm:

Làm sạch mí mắt thường xuyên.

Chườm ấm.

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc steroid.

Điều trị các vấn đề về da khác.

Nhưng ngay cả khi được điều trị lành hẳn, nó có thể quay trở lại.

Khi mắt bị đỏ có thể là một vấn đề nghiêm trọng hơn?

Gặp bác sĩ nếu mắt bạn đỏ ngầu và có bất kỳ điều nào sau đây:

Bị đau mắt.

Có độ nhạy với ánh sáng.

Bị chảy nước mắt.

Một cái gì đó đâm thủng mắt.

Thấy quầng sáng (halos) xung quanh đèn.

Bị đau đầu.

Một số tình trạng nghiêm trọng khác có thể gây chảy máu mắt bao gồm:

– Loét giác mạc: đây là những vết loét trên giác mạc là lớp bao phủ phía trước của mắt. Chúng thường được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng. Mắt bạn sẽ đỏ và nhạy cảm với ánh sáng, bạn cảm thấy như có một cái gì đó trong mắt. Trước tiên, bác sĩ có thể cố gắng điều trị vấn đề bằng thuốc nhỏ mắt để chống lại nhiễm trùng. – Bệnh tăng nhãn áp cấp tính:điều này xảy ra khi áp lực bên trong mắt hình thành một cách nhanh chóng. Mắt sẽ rất đỏ và đau, thấy các quầng sáng, đau bụng. Các cuộc tấn công đột ngột thường xảy ra khi đồng tử của bạn được mở rộng. Điều này có thể xảy ra khi bạn căng thẳng hoặc ở những nơi tối như rạp chiếu phim. Uống một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc cảm, cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tăng nhãn áp cấp tính. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị tăng nhãn áp cấp tính, hãy đến phòng cấp cứu. Điều trị nhanh có thể cứu vãn được tình trạng thị lực của bạn. – Viêm mống mắt:đây là tình trạng viêm bên trong mắt trước của bạn. Điều trị bằng steroid có thể giúp giảm đau, sưng và ngăn ngừa mất thị lực. Nếu bạn có tình trạng hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến, bạn có thể có nhiều khả năng mắc bệnh viêm mống mắt. Một số bệnh nhiễm trùng cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm mống mắc.

Nếu bạn không chắc chắn điều gì gây ra đỏ mắt, hãy thăm khám với bác sĩ.