Top 11 # Tại Sao Huyết Áp Lại Thấp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Vì Sao Lại Mắc Bệnh Huyết Áp Thấp?

I. Vì sao lại bị huyết áp thấp?

– Hạ huyết áp là một thuật ngữ y học để chỉ áp lực máu tác động lên thành động mạch mỗi khi nhịp tim thấp hơn so với bình thường. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên bị tụt huyết áp có thể cản trở oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng được vận chuyển lên não, dẫn đến nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

1. Mất nước:

– Nghe tưởng chừng như không có gì, nhưng đây lại là một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày.

– Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, bị tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện thể dục thể thao bị toát nhiều mồ hôi và sốc nhiệt, hoặc một người bình thường nếu uống quá ít nước thì cũng sẽ bị mất nước khi hoạt động, hoặc đi nắng,… Lúc đó nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng hạ huyết áp, kèm theo các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, có khi còn ngất xỉu.

– Mất máu dù ít hay nhiều đều có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp.

– Các trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh gồm: do tai nạn, do phẫu thuật hay nhiều nguyên nhân khác,…

3. Viêm nội tạng:

– Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, lúc này các chất lưu rất dễ di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm quang nội tạng và các khu vực lân cận rồi lấy máu, dẫn đến lượng máu bơm đến tim, não và các cơ quan khác thiếu hụt một lượng lớn và gây hạ huyết áp.

4. Cơ tim yếu:

– Nếu bạn bị yếu cơ tim sẽ rất dễ bị hạ huyết áp.

– Do cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp những trở ngại lớn trong việc bơm máu, làm lượng máu đi nuôi cơ thể bị giảm xuống.

– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, một trong những yếu tố đó có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần, hay cơ tim bị nhiễm trùng do virus.

– Đây là tình trạng này xảy ra do nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch. Khi đó, các mô đặc biệt có nhiệm vụ dẫn truyền dòng điện trong tim sễ bị tổn hại, gây cản trở các tín hiệu điện dẫn đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, gây ảnh hưởng đến huyết áp.

6. Nhịp tim nhanh bất thường:

– Nhịp tim nhanh cũng có thể gây giảm huyết áp.

– Khi nhịp tim đập không đều, các tâm thất của tim cũng sẽ co bóp với một nhịp độ không ổn định, khiến tâm thất không nhận đủ lượng máu tối đa, làm lượng máu trong mạch bị giảm dẫn đến việc tim đập nhanh hơn.

7. Đang trong thời kì thai nghén:

– Các nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp thấp là rất cao. Mặc dù đây là hiện tượng thường thấy trong thời gian mang thai nhưng tốt nhất là chị em vẫn nên kiểm soát huyết áp của mình và chú ý đến các biểu hiện.

– Khi bị nhiễm trùng, các vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng sẽ thâm nhập vào dòng máu, và sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến máu, dẫn đến huyết áp bị hạ nhanh chóng.

9. Thiếu hụt dinh dưỡng:

– Việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng, cho dù bị thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào, ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.

– Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận suy yếu, bệnh ở tuyến cận giáp, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường… đều có thể gây tình trạng hạ huyết áp.

– Theo các chuyên gia, sở dĩ chúng ta bị hạ huyết áp là do, khi mắc các vấn đề về nội tiết thì cơ thể sẽ xảy ra một số những biến chứng trong quá trình sản xuất hormone tuyến nội tiết.

II. Vận động với người huyết áp thấp

1. Người huyết áp thần cần năng tập thể dục hơn bình thường:

– Những hoạt động thể lực sẽ làm cho các động mạch mềm mại hơn, đàn hồi tốt hơn, giúp các tĩnh mạch đưa máu về tim đều đặn và ổn định, sẽ tim bơm máu đến các cơ quan trọng não, phổi, thận, gan và các cơ bắp đầy đủ.

– Ngoài ra, hoạt động thể lực còn giúp cho tinh thần thoải mái.

2. Người huyết áp thấp nên tập gì?

– Đi bộ:

– Đi xe đạp chậm:

– Bơi: Bơi cũng là môn thể thao thích hợp với người hạ huyết áp.

Tuy nhiên cần lưu ý ba điều sau:

+ Một là, không được bơi khi mệt mỏi đã mệt

+ Hai là, không được lặn vì lặn sẽ phải nhịn thở, điều này không tốt cho người bệnh huyết áp

+ Ba là, nếu nhiệt độ thấp thì không nên bơi.

– Bóng bàn, cầu lông:

+ Đây đều là những môn thể thao an toàn với người bệnh huyết áp. Ngoài ra, 2 môn này còn luyện cho người chơi sự nhanh mắt, nhanh tay, đặc biệt tốt với thần kinh của những người cao tuổi.

– Bên cạnh đó thì các hình thức vận động khác như: luyện khí công, tập yoya, thái cực quyền, đều có lợi cho tim mạch và hô hấp…

3. Người huyết áp thấp nên tránh những bài tập sau:

– Tập tạ:

– Lặn: Nếu nặn dưới nước quá lâu, sẽ bắt cơ thể phải nín thở, điều này cũng làm huyết áp bị ảnh hưởng.

– Và các môn phải vận động mạnh như: leo núi, đá bóng, chạy với tốc độ nhanh, chạy đường dài, đua xe, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt,… đây đều là những hình thức vận động không phù hợp với người giảm huyết áp, vì nó đòi hỏi nhiều thể lực, dễ làm hạ huyết áp.

Tại Sao Huyết Áp Thấp Nhưng Tim Lại Đập Nhanh, Điều Trị Thế Nào?

Đăng bởi: Vi Bùi

Huyết áp thấp đi kèm tim đập nhanh có phải dấu hiệu cảnh báo vấn đề về nhịp tim?

Theo bác sỹ chuyên khoa tim mạch Tyler Taigen từ Cleveland Clinic (Mỹ), tình trạng huyết áp thấp, tim đập nhanh có thể là lành tính, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề tim mạch.

Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp nhưng tim đập nhanh

Theo bác sỹ Tyler Taigen, khi hệ điện tim không hoạt động hiệu quả, tình trạng tim đập nhanh nhưng huyết áp hạ có thể là do:

Rối loạn hoạt động điện tim: “Khi trái tim đập nhanh, bất thường trong khoảng 100 – 160 nhịp/phút, làm tim không thể co bóp đồng bộ giữa các buồng tim trên và các buồng tim dưới. Điều này có thể khiến tim bơm máu đi nuôi cơ thể kém hiệu quả, bơm được ít máu hơn và gây ra tình trạng huyết áp thấp”, bác sỹ Tyler Taigen giải thích.

Hạ huyết áp tư thế: Huyết áp thấp đi kèm tim đập nhanh có thể xảy ra trong giây lát ở các trường hợp thay đổi tư thế quá nhanh. Chẳng hạn như khi bạn ngồi lâu máu sẽ chảy dồn về chân và bụng. Bạn đột ngột đứng dậy, máu không kịp trở về tim làm huyết áp tụt xuống đôi chút vì áp lực máu qua tĩnh mạch giảm. Khi đó, thần kinh thể dịch (kiểm soát huyết áp) sẽ tự động tăng nhịp tim để hút máu trở về tim.

Nên cảnh giác với bệnh tim mạch nếu thường xuyên bị huyết áp thấp, tim đập nhanh

Ở người bình thường, tình trạng này không kéo dài lâu nên hầu hết mọi người không nhận thấy sự thay đổi đó. Tuy nhiên, sự xuất hiện các dấu hiệu này thường xuyên và khiến cho người bệnh bị choáng váng, xây xẩm mặt mũi hoặc khó thở, hồi hộp, đau tức ngực thì cần phải cảnh giác với các vấn đề tim mạch.

Bị huyết áp thấp nhưng tim đập nhanh: Khi nào cần đi khám?

Các vấn đề rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đau tim, đột quỵ, suy tim. Do đó, bạn nên đi khám nếu thấy tình trạng của mình xuất hiện kèm các triệu chứng như:

– Khó thở.

– Hay thấy choáng váng, choáng ngất.

– Đánh trống ngực.

– Đau tức ngực.

– Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Điều trị tim đập nhanh do huyết áp thấp như thế nào?

Các bác sỹ sẽ xem xét nguyên nhân gây tăng nhịp tim và có hướng điều trị cụ thể bằng chế độ ăn uống, cách thay đổi tư thế an toàn, sử dụng thuốc điều trị, triệt đốt ổ gây loạn nhịp tim hoặc đặt máy tạo nhịp tim, khử rung tim.

Trong điều trị nhịp tim nhanh, nhóm thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci có thể được lựa chọn. Tuy nhiên, với người bệnh cùng lúc bị nhịp nhanh và huyết áp thấp, việc dùng thuốc không dễ.

Nên đọc

Nguyên nhân là bởi các thuốc làm giảm nhịp tim cũng làm giảm huyết áp, nên đôi khi các bác sỹ phải lựa chọn một số thủ thuật tim mạch làm giảm nhịp tim như “sốc điện” để đưa nhịp tim trở về bình thường. Chỉ khi nhịp tim được ổn định mới có thể xem xét các biện pháp chữa trị lâu dài như:

– Triệt đốt rối loạn nhịp tim.

– Cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim.

– Phẫu thuật tạo ra các mô sẹo giúp làm gián đoạn các đường dẫn tín hiệu điện tim lỗi.

Thảo dược khổ sâm – giải pháp ổn định nhịp tim bền vững

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng khổ sâm có tác động ngăn chặn chứng loạn nhịp tim thông qua nhiều cơ chế khác nhau như:

– Ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, làm giảm tính kích thích cơ tim.

– Điều hòa nồng độ các chất điện giải ở màng tế bào cơ tim.

– Giảm stress oxy hóa tế bào và ức chế phản ứng gây co mạch làm tăng nhịp tim ở những người thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng (stress).

Cơ chế tác động làm thư giãn mạch máu này của khổ sâm tương tự như tác động của nhóm chẹn beta – nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến hiện nay. Chính vì vậy, khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, làm tim đập đều đặn, đồng bộ hơn, giảm hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực ở những người bị tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thảo dược này hiệu quả với người bị nhịp nhanh do rối loạn thần kinh tim/thần kinh thực vật, do bệnh tim mạch hay nhịp nhanh do yếu tố gia đình.

Vi Bùi H+ (Theo Health.clevelandclinic) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương – hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch…

ĐSố điện thoại: 0243 775 9865 – 0283 977 8085. Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam. *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.ơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Chỉ Số Huyết Áp Thấp Là Bao Nhiêu? Cách Chữa Huyết Áp Thấp Tại Nhà

Huyết áp thấp là gì? Huyết áp thấp là bao nhiêu? Làm thế nào để có thể cân bằng huyết áp trở về lúc bình thường? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Huyết áp thấp tiếng anh là gì? Huyết áp thấp tiếng Anh là Low Blood Pressure. Việc biết được huyết áp thấp bị gì, huyết áp thấp khi nào cũng như nguyên nhân gây nên huyết áp thấp sẽ giúp người bệnh điều chỉnh được tần suất các cơn tụt huyết áp bất ngờ.

Chỉ số huyết áp thấp ở mỗi người là khác nhau: huyết áp thấp 90/60mmHg, huyết áp thấp 100/60, huyết áp thấp 80/60 10, huyết áp thấp 90/50, huyết áp thấp 80/50 …

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Huyết áp càng hạ thấp càng nguy hiểm, đòi hỏi người bệnh cần được can thiệp y tế khẩn cấp để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Huyết áp thấp nhất ở đâu trong hệ mạch? Huyết áp ở tĩnh mạch chủ thấp nhất trong hệ mạch.

Các nguyên nhân chính gây bệnh huyết áp thấp gồm:

– Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh huyết áp thấp là do cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp.

– Bên cạnh đó, là sự sụt giảm glucose máu khiến huyết áp giảm đột ngột, cơ thể mỏi mệt, chân tay run lẩy bẩy, toàn thân vã mồ hôi.

– Ngoài ra, huyết áp thấp là do hàm lượng hemoglobin thấp khoảng dưới 9g/dl. Điều này khiến lượng oxy tới não và tim bị giảm nên bệnh nhân sẽ có biểu hiện hoa mắt chóng mặt choáng váng, huyết áp thấp gây đau đầu.

– Huyết áp thấp không thể không chú ý tới vấn đề nhịp tim. Nếu nhịp tim chỉ đập dưới 60 nhịp/phút thì sẽ không đủ oxy và máu lưu thông trong cơ thể, dẫn tới huyết áp thấp. Ngoài huyết áp thấp và nhịp tim chậm còn có huyết áp thấp nhịp tim nhanh.

– Các nguyên nhân khác: Ngoài một số lý do chính thì còn một số nguyên nhân khác là tác dụng phụ của một số thuốc hạ huyết áp như: thuốc gây tê, thuốc lợi tiểu, nitrat, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa huyết áp cao, thuốc ngăn ngừa canxi…

Huyết áp thấp biểu hiện thế nào? Huyết áp ổn định sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh , có thể làm việc thoải mái. Ngược lại, người bị huyết áp thấp sẽ chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, huyết áp thấp tim đập nhanh , buồn nôn, ra mồ hôi, choáng váng, đau đầu, tức ngực, ù tai huyết áp thấp…

Nếu bị nặng có thể gây huyết áp thấp khó thở, đỏ mặt, bủn rủn chân tay, mặt trắng bệch, chân tay lạnh, huyết áp thấp mất ngủ, ngất xỉu, hôn mê, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Rất ít người biết rằng, huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém so với huyết áp cao.

Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

Huyết áp thấp gây ra bệnh gì? Nếu không được điều trị kịp thời, dù là huyết áp thấp mãn tính hay huyết áp thấp bẩm sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%…

Trường hợp người bệnh bị huyết áp thấp thường xuyên, liên tục và kéo dài có thể gây đột quỵ.

Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ rằng, huyết áp cao mới là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, nhưng trên thực tế huyết áp thấp nguy hiểm không kém huyết áp cao.

Nếu so sánh về hậu quả trước mắt thì huyết áp cao có nhiều biến chứng hơn như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…Nhưng hậu quả về lâu dài mà huyết áp thấp gây ra cho sức khỏe con cũng rất đáng lo ngại.

Bất kỳ ai và ở độ tuổi nào cũng có thể bị huyết áp thấp. Cụ thể:

Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ. Huyết áp thấp ở trẻ em là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường.

Các nguyên nhân gây huyết áp thấp ở trẻ gồm: mất nước, sử dụng thuốc; thiếu máu; suy tuyến thượng thận; sốc và thay đổi tư thế đột ngột. Huyết áp thấp ở trẻ em có thể chữa được, nhưng điều quan trọng là cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Huyết áp thấp không chỉ phổ biến ở độ tuổi trung niên, người già, bệnh còn gặp ở nhiều người trẻ tuổi.

Nguyên nhân khiến người già bị huyết áp thấp là do chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng và không khoa học; ít vận động; mất nước, mất ngủ; sức đề kháng kém; hệ miễn dịch suy yếu; sử dụng nhiều thuốc Tây y trị bệnh hoặc mắc bệnh lý suy tim…

Huyết áp thấp mang thai có thể gây nguy hại cho tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, các mẹ có bầu huyết áp thấp tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để xác định nguyên nhân và được tư vấn cách chữa huyết áp thấp cho bà bầu hiệu quả, an toàn.

Huyết áp thấp ở bà bầu có nhiều nguyên nhân khác nhau như do tăng cân đột ngột, thay đổi nội tiết tốt, ngồi hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.

Ngoài ra, huyết áp thấp bà bầu cũng có thể là do các mẹ mắc một số bệnh lý về tim mạch, thiếu máu, nhiễm trùng; tác dụng phụ của thuốc…

Huyết áp thấp dùng thuốc gì? Tốt nhất người bị huyết áp thấp nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn chính xác bệnh huyết áp thấp uống thuốc gì và phương pháp điều trị huyết áp thấp phù hợp với tình trạng bệnh.

Huyết áp thấp trong Đông y được gọi là là chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Theo Đông y, nguyên nhân gây huyết áp thấp đa phần là do khí huyết hư khiến não bị thiếu máu và các dưỡng chất cần thiết để hoạt động bình thường.

– Bài thuốc đông y điều trị huyết áp thấp nhịp tim cao 1: Ngũ vị tử 25g, quế chi 15g, nhục quế 15g, cam thảo 15g. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc với 700ml nước.

Sắc cho đến khi còn khoảng 300 là được. Chắt lấy nước rồi chia thành 2-3 lần uống hết trong ngày. Uống mỗi ngày 1 thang và uống liên tục 7 ngày. Khi huyết áp ổn định thì uống thêm 3-6 ngày nữa thì ngừng uống.

– Bài thuốc đông y trị huyết áp thấp và nhịp tim nhanh 2: Thục địa 12g, bạch truật 12g, chích cam thảo 6g, đương quy 12g, phục linh 12g, xuyên khung 8g, đẳng sâm 12g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 16g.

Cho tất cả các vị thuốc vào sắc với 700ml nước, sắc đến khi còn 300ml thì tắt. Chia nước làm 2 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang và uống liên tiếp từ 5-7 ngày.

Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc với 600ml nước, còn 250ml là được. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang và nên uống liên tục trong 5 ngày.

Người huyết áp thấp nên làm gì? Chữa huyết áp thấp bằng thuốc nam cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng vì đơn giản, an toàn và cho hiệu quả nhất định.

– Bài thuốc nam chữa huyết áp thấp từ cây đinh lăng: Rễ định lăng tính mát, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thông lợi tiểu, bổ máu, giải độc, giúp người bệnh ăn ngon, dễ ngủ, nâng cao sức đề kháng nên rất tốt cho những bệnh nhân huyết áp thấp.

Bạn chỉ cần lấy khoảng 20g rễ củ đinh lăng rồi rửa sạch, thái nhỏ rồi đem sao vàng. Sau đó cho vào ấm sắc với 2 lít nước trong khoảng 30 phút.

– Bài thuốc trị huyết áp thấp từ gừng: Gừng tính ấm, vị cay, có tác dụng giải độc, rất tốt cho người bị viêm họng, đau đầu, căng thẳng, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và là mẹo trị huyết áp thấp rất tốt.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Gừng rửa sạch rồi cạo sạch vỏ sau đó thái thành từng lát mỏng. Cho vào nồi đun cùng nước.

Khi nước sôi hãy đun thật nhỏ lửa. Cho 3 thìa mật ong vào tiếp tục đun trong 5 phút thì tắt bếp. Để hỗn hợp nguội thì cho vào lọ cất.

Trong các trường hợp cấp thiết, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh huyết áp thấp một số loại thuốc có tác dụng tăng huyết áp tạm thời như: Ephedrin, Heptamyl, Pantocrin hay Bioton.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là bệnh nhân bị huyết áp thấp và rối loạn tiền đình, huyết áp thấp và tiểu đường. Tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc vì rất nguy hiểm.

IV – Cách trị huyết áp thấp tại nhà không cần dùng thuốc

– Đặt người bệnh ngồi hoặc nằm, dùng gối kê đầu và chân, nên kê chân cao hơn đầu.

– Nếu có nước trà gừng, nước sâm, cà phê, thức ăn nhiều muối hoặc chè đặc thì hãy cho người bệnh uống để thấy dễ chịu hơn. Nếu không có những đồ uống kể trên, bạn có thể cho người bệnh uống nước lọc để kích thích nhịp tim và tăng chỉ số huyết áp.

– Nếu có sẵn thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê đơn thì hãy lấy cho bệnh nhân uống.

– Nếu bệnh nhân không thấy đỡ, bạn hãy nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được bác sĩ khám chữa kịp thời.

Điều trị huyết áp thấp như thế nào? Để trị liệu bệnh lý huyết áp thấp, y học cổ truyền thường dùng các loại thảo dược sau:

– Trà quế cam: Quế chi 8g; quế tâm 3g; cam thảo 8g. Cho các thảo dược vào hãm với nước sôi và uống hết trong ngày. Mỗi ngày hãm 1 thang, uống liên tục 50 ngày.

– Quế chi cam phụ thang: Quế chi, xuyên phụ, cam thảo, mỗi thứ 15g. Cho vào hãm với nước sôi uống như nước hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

– Ngũ vị tử và quế: Ngũ vị tử 25g, quế chi 15g, nhục quế 15g, cam thảo 15g. Cho các thảo dược vào sắc uống ngày 2 – 3 lần. Mỗi ngày uống 1 thang, uống một đợt từ 3 – 7 ngày.

Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.

– Day bấm huyệt phong trì: Huyết áp thấp phải làm thế nào? Bạn dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần. Huyệt phong trì nằm ở vị trí đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên.

– Tư thế yoga gập người về phía trước: Ngồi thẳng lưng, chân duỗi thẳng về phía trước. Thả lỏng cơ thể, hít vào và nâng 2 tay lên qua đầu, kéo dãn cánh tay.

Thở ra và gập người về phía trước. Cảm nhận phần gập là hông bạn. Cằm cố gắng chạm chân. Kéo căng cánh tay ra xa nhất có thể.

Hít vào, sau đó ngẩng đầu một chút, kéo giãn cột sống. Thở ra và cố gắng gập sao cho rốn chạm chân. Lặp lại mấy lần, sau đó giữ đầu bạn đặt lên chân.

Hít vào và trở lại tư thế ngồi, tay vương cao qua đầu. Thở ra và hạ tay xuống. Duy trì tư thế này trong 30 đến 60 giây.

– Tư thế yoga rắn hổ mang: Nằm sấp, hai tay xuôi theo cơ thể, má phải chạm thảm. Hai bàn tay đặt phía dưới vai, hít vào nâng cơ thể lên, mở rộng lồng ngực, vươn cao đầu, giữ nguyên tư thế và nín thở 8 giây. Thở ra nhẹ nhàng hạ người xuống, về tư thế ban đầu.

– Tư thế yoga con lạc đà: Nâng người lên quỳ trên hai gối. Hai đầu gối rộng bằng hông, dựng bàn chân vuông góc. Đặt hai bàn tay sau lưng, hít vào, thở ra từ từ đẩy hông về phía trước, ngả đầu ra sau theo khả năng. Giữ trong thời gian 45 giây tới 1 phút.

Sản phẩm đã được Viện Y học cổ truyền Trung ương kiểm chứng về tính hiệu quả và độ an toàn nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ những thảo dược quý, kết hợp với nhau theo một liều lượng tiêu chuẩn nhất định.

Ngoài cao bạch quả còn có thêm cao Bacopa có nguồn gốc từ Ấn Độ chứa nhiều alkaloid và saponin là các chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, chống lại hiện tượng oxy hóa của tế bào não, giúp tăng cường trí nhớ, giảm chứng hay quên, giảm mệt mỏi và căng thẳng.

Bên cạnh đó, còn có những vị thuốc quý như đương quy, ngưu tất, xuyên khung, đan sâm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giãn mạch vi tuần hoàn, cải thiện lưu lượng tuần hoàn, tăng cung cấp các chất dinh dưỡng cho các cơ quan như: não, tim và các cơ quan khác. Bạn nên sử dụng với liều 2 lần, mỗi lần 2 – 3 viên/ ngày sau bữa ăn để đạt hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

– Ăn uống và làm việc, nghỉ ngơi khoa học: Ăn mặn, uống nhiều nước, ngủ trưa, không thức khuya và làm việc quá sức.

Không để đói quá và ăn nhiều thực phẩm như trứng, cá, sữa, thịt bò, tôm, cua sẽ tăng huyết áp nhanh. Nếu đột ngột tụt huyết áp nên uống cafe, bánh quy, trà gừng..

– Tập thể dục thể thao mỗi ngày: Để ổn định huyết áp, người bệnh nên tập yoga, dưỡng sinh, đi bộ….

– Tắm nước ấm pha muối giúp thư giãn và ổn định huyết áp.

– Thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng dụng cụ đo huyết áp tại nhà để nắm được tình trạng sức khỏe của mình.

Tại Sao Suy Thận Lại Dẫn Đến Tăng Huyết Áp?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ Trần Quốc Tuấn đã có hơn 12 năm kinh nghiệm về hồi sức cấp cứu.

Suy thận là một trong những căn bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Các trường hợp mắc phải suy thận đều xuất hiện biến chứng thường gặp nhất là tăng huyết áp (THA).

1. Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng các chức năng chính của thận bị suy giảm nghiêm trọng, bao gồm chức năng bài tiết chất thải, điều hòa dịch, toan kiềm, điện giải, tổng hợp vitamin D hoặc kích thích quá trình tạo máu của cơ thể. Trong y khoa, suy thận bao gồm các tình trạng sau:

Tổn thương thận cấp: chức năng thận chỉ bị suy giảm trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày, sau đó có thể tự hồi phục về trạng thái bình thường nếu được điều trị sớm và đúng cách.

Suy thận cấp: cũng giống như trường hợp tổn thương thận cấp, tuy nhiên tình trạng này cần được xử lý bằng chạy thận nhân tạo, nhằm kiểm soát và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

Bệnh thận mạn: chức năng thận bị suy giảm liên tục trong vòng 3 tháng, kèm theo các triệu chứng bất thường ở nước tiểu, thận hoặc mô học được phát hiện thông qua các xét nghiệm chẩn đoán. Khi bị bệnh thận mạn, các chức năng của thận không có khả năng tự hồi phục.

Suy thận mạn giai đoạn cuối: chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng và nguy cơ cao bệnh nhân cần phải thay thế thận để bảo toàn tính mạng.

2. Các triệu chứng của suy thận

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi bị suy thận, bao gồm:

Giảm lượng nước tiểu hoặc khó đi tiểu

Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm

Bị phù ở mặt, tay hoặc chân do cơ thể bị giữ nước

Đắng miệng, chán ăn

Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn

Da xanh xao, nhợt nhạt do thiếu máu

Đau nhức xương khớp

Đau răng hoặc chảy máu chân răng

Môi thâm

Giảm ham muốn tình dục.

3. Suy thận và tăng huyết áp có mối liên hệ như thế nào?

Thận là một cặp cơ quan điều tiết nằm ở hai bên lưng. Chức năng chính của nó là hoạt động như một hệ thống lọc giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Thận và hệ tuần hoàn hoạt động phụ thuộc vào nhau để hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chức năng chính trong cơ thể. Thận giúp lọc chất thải và các chất lỏng trong máu. Để làm được điều này, thận phải cần đến sự hỗ trợ rất lớn từ các mạch máu. Khi những mạch máu này bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động hiệu quả. Đây cũng chính là lý do tại sao huyết áp cao (HBP hoặc tăng huyết áp) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Theo thời gian, huyết áp cao không được kiểm soát có thể khiến các động mạch quanh thận bị hẹp, yếu hoặc cứng lại, dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ máu cho các mô thận. Một số tình trạng tổn thương ở thận do huyết áp cao gây ra, bao gồm:

Sẹo thận (xơ hóa cầu thận): xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị sẹo, dẫn đến không thể lọc được chất lỏng và chất thải từ máu một cách hiệu quả. Viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận.

Suy thận: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận. Các mạch máu bị tổn thương làm cản trở chức năng lọc chất thải của thận, gây ra tình trạng tích tụ các chất lỏng. Bệnh nhân bị suy thận cần phải được lọc máu hoặc thực hiện ghép thận.

Bệnh hẹp động mạch thận: đây là căn bệnh về thận dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp nhất. Khi các động mạch thận bị hẹp lại sẽ làm cho lưu lượng máu đi qua thận bị giảm xuống, đồng thời làm tăng tiết chất aldosteron và angiotensin, dẫn đến tăng huyết áp. Căn bệnh này không chỉ là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp mà nó còn là tác nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm về thận, nhất là suy thận mạn.

Viêm bể thận mãn tính: bể thận là cầu nối giữa thận và niệu quản. Tình trạng viêm bể thận mãn tính xảy ra khi bể thận bị viêm nhiễm do sỏi. Các triệu chứng của viêm bể thận bao gồm sốt, rối loạn bài niệu, đái dắt, đái buốt, hông có cảm giác căng tức, hoặc bị đau bụng. Ngoài ra, chứng bệnh này còn dẫn đến tăng huyết áp ác tính (có xu hướng tiến triển không ngừng).

Viêm cầu thận: có hai loại viêm cầu thận, bao gồm viêm cầu thận cấp tính và mãn tính. Bệnh xảy ra là do rối loạn miễn dịch hoặc sự phức hợp các kháng thể, kháng nguyên của liên cầu tan máu nhóm A. Biến chứng thường gặp nhất của viêm cầu thận là tăng huyết áp. Theo thống kê cho thấy, có hơn một nửa số người bị viêm cầu thận đều có huyết áp cao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là các động mạch ở thận bị bít tắc, khiến các tiểu cầu thận bị sưng phồng và thay đổi kích thước.

Bệnh thận đa nang: phản ánh tình trạng thận xuất hiện nhiều nang. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này là tăng huyết áp tâm trương kịch phát ngay trong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh thận đa nang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, suy thận bắt nguồn từ bệnh lý cao huyết áp và ngược lại, tình trạng cao huyết áp là biến chứng hoặc hậu quả của bệnh thận. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt mức huyết áp để ngăn ngừa bệnh thận, đồng thời, những bệnh nhân đã bị suy thận thì cần phải được điều trị sớm và kịp thời để phòng tránh rủi ro cao huyết áp.

4. Các biện pháp điều trị suy thận

Để ngăn ngừa các tổn thương ở thận do huyết áp cao gây ra, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

Cố gắng kiểm soát huyết áp ở mức hợp lý

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn nhạt, ăn ít chất béo hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều phốt-pho như phô mai, sữa chua, bia,…

Tập thể dục thường xuyên- khoảng 30 phút mỗi ngày.

Sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ

Đối với những bệnh nhân mắc phải cả hai tình trạng là bệnh thận và cao huyết áp, thì phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là kiểm soát huyết áp thông qua thay đổi lối sống thường ngày. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, mức huyết áp nên dưới 130/80mmHg để ngăn ngừa các tổn thương ở thận không trở nên tồi tệ hơn và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) để làm giảm huyết áp và bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm.

Người bệnh cần đạt được mục tiêu điều trị kiểm soát huyết áp dưới 130/80mmHg, ngăn chặn tình trạng thận không bị tổn thương nặng thêm, ngừa nguy cơ tim mạch xảy ra. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận định kỳ, đo lượng kali trong máu, để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống phù hợp tốt nhất cho bệnh. Xạ hình thận là phương pháp chẩn đoán, xử lý suy thận cấp một cách hiệu quả cao. Đây là kỹ thuật đánh giá chức năng thận bằng cách sử dụng các thiết bị ghi đo hiện đại có độ chính xác cao. Xạ hình thận cho ra hình ảnh chất lượng cao cho biết tình trạng thận, suy thận chính xác ở điều kiện nào để có hướng điều trị đúng đắn, hiệu quả nhất.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City sử dụng hệ thống thiết bị SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro, với CT 16 dãy hiện đại nhất của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Hoa Kỳ), cho hình ảnh đạt chất lượng cao, giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý cần khảo sát.

Đội ngũ chuyên gia bác sĩ Vinmec giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong quá trình chụp, kể cả đối với các khách hàng là người nước ngoài.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi webmd.com XEM THÊM: