Top 10 # Tại Sao Huyết Áp Tâm Trương Thấp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Huyết Áp Tâm Trương Thấp Có Sao Không?

Mục Lục

 Huyết áp tâm trương thấp được hiểu là lúc huyết áp được đo trong khoảng thời gian giữa những nhịp tim thấp hơn so mức bình thường. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề huyết áp tâm trương thấp có sao không? mời mọi người tham khảo ngay bài chia sẻ ngắn của chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Phòng Khám Hữu Nghị.

Khái quát cơ bản về vấn đề huyết áp tâm trương thấp

  Huyết áp được hiểu đó chính là những áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Hoặc được hiểu theo một cách đơn giản khác là trong quá trình vận chuyển máu, máu sẽ được lưu thông trong các mạch máu, sự lưu thông này sẽ lại tác động lên thành mạch máu và được gọi là huyết áp. Nhưng còn về vấn đề huyết áp tâm trương là gì hãy tiếp tục xem tiếp phần giải đáp sau đây:

Khái niệm về huyết áp tâm trương

  Huyết áp tâm trương chính là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu của cơ thể người và chúng xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim giãn ra. Chỉ số huyết áp đo được tính bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHg) và thông qua hai số đo là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

   ● Đây là chỉ số áp lực của máu lên động mạch khi tim đập (tim co bóp). Con số này luôn được quan tâm hơn, vì nó thể hiện được khả năng bơm máu của tim để cung cấp đến các cơ quan.

   ● Đây chính là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Chỉ số này lại được ít quan tâm hơn so với chỉ số huyết áp tâm thu. Vì số đo về huyết áp tâm trương chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch và mà yếu tố này khó có thể thay đổi được.

Huyết áp tâm trương thấp là như thế nào?

  Ở hầu hết người lớn, chỉ số huyết áp được cho là bình thường khi những số đo đạt dưới 120/80 mmHg. Trường hợp huyết áp thấp (còn gọi là hạ huyết áp) khi chỉ số đo huyết áp dưới 90/60 mmHg.

   Huyết áp tâm trương thấp hoặc gọi là hạ huyết áp tâm trương đơn độc khi huyết áp tâm trương xuống dưới mức 60 mmHg, trong khi đó chỉ số huyết áp tâm thu vẫn đạt ở mức bình thường.

  Khoảng thời gian tim nghỉ ngơi giữa những nhịp đập, các động mạch vành sẽ có hoạt động nhận và cung cấp cho tim máu giàu oxy. Do đó, nếu áp suất tâm trương quá thấp dưới mức quy định, tim sẽ không nhận được lượng máu cùng lượng oxy cần thiết, thì khả năng cao sẽ dẫn đến chức năng tim suy giảm theo thời gian.

Nguyên nhân gây huyết áp tâm trương hạ

  Hiện có rất nhiều nguyên nhân khiến có tình trạng mức huyết áp thấp cụ thể như:

   ● Tuổi tác và lão hóa chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ huyết áp tâm trương thấp.

   ● Khi ban có sử dụng một số các loại thuốc như:thuốc chống trầm cảm, thuốc để điều trị rối loạn cương dương, thuốc lợi tiểu cũng chính là nguyên nhân gây huyết áp tâm trương hạ.

   ● Do sử dụng quá nhiều thuốc điều trị huyết áp cao.

   ● Ngoài ra tình trạng huyết áp thấp còn do một số nguyên nhân khác như: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, chảy máu quá nhiều, mất lượng, hay do lượng muối trong cơ thể quá cao, uống quá nhiều chất kích thích….

  Nhưng theo thông tin báo cáo của Tạp chí Tim mạch Lão khoa, tình trạng huyết áp tâm trương thấp này thường xảy ra ở đối tượng người cao tuổi, những người mắc bệnh Parkinson hoặc những người bị tình trạng huyết áp cao.

Cách chẩn đoán về chỉ số huyết áp tâm trương

  Để có thể xác định chính xác về tình trạng huyết áp nói chung và huyết áp tâm trương nói riêng thì cần phải đến sự hỗ trợ từ máy đo huyết áp. Khi do và cho kết quả chỉ số tâm trương dưới 60 mmHg, thì đó chính là chỉ số quá thấp.

  Cách khác, mọi người cũng có thể thực hiện xác định chỉ số huyết áp bằng một số cách chuyên sâu hơn như: xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, đo điện tâm đồ… với những cách đo này cần phải đến đơn vị y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành đo, nhằm cho kết quả chính xác nhất.

Phương pháp điều trị

  Hiện nền y học ngày một phát triển vượt bậc nên cũng đã có rất nhiều phương pháp điều trị hiện đại, có thể giúp cải thiện huyết áp tâm trương thấp ở người bệnh, chẳng hạn như:

   ● Khi có dấu hiệu bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện thăm khám và đo cho kết quả huyết áp chính xác nhất, để áp dụng liệu trình điều trị phù hợp.

   ● Cần trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

   ● Nên mang vớ cũng góp phần hỗ trợ điều chỉnh huyết áp giúp cải thiện lưu thông.

   ● Nên điều chỉnh, cân bằng lại lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

   Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào để điều trị huyết áp tâm trương thấp, chỉ có những biện pháp hỗ trợ điều trị để là tăng huyết áp trở lại mà thôi.

Cách phòng ngừa hiệu quả

  Chứng bệnh huyết áp thấp có thể bắt gặp ở tất cả mọi người, nhưng với đối tượng lớn tuổi thường dễ mắc phải chứng bệnh này hơn. Nhưng chỉ cần bạn có một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dụng thể thao… cũng là một trong những cách giữ cho huyết áp ổn định cũng như giúp tim của bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Thế nên, để có thể kiểm soát được tình trạng về huyết áp tâm trương thấp cần thực hiện một số vấn đề như sau:

   ● Cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất một cách khoa học trong bữa ăn hàng ngày.

   ● Uống nhiều nước, nên ăn những loại thức ăn đã nấu chín và tốt nhất nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.

   ● Tránh hoặc hạn chế đối đa việc dùng những loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, các loại nước ngọt có gas…

   ● Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để ngân cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

   ● Không nên ngồi hoặc đứng yên một chỗ trong khoảng thời gian dài

   ● Cần thay đổi tư thế một cách chậm rãi.

Huyết áp tâm trương thấp có sao không?

  Với thắc mắc, khi bị huyết áp tâm trương hạ thấp có sao không? các chuyên gia giàu kinh nghiệm giải đáp cụ thể như sau: Đối với chứng bệnh tăng huyết áp, thì chỉ số đo huyết áp chính là cơ sở quyết định để chẩn đoán bệnh. Nhưng với chứng bệnh huyết áp thấp, thì chỉ số đo huyết áp chỉ mang tính chất tham khảo và triệu chứng bệnh mới là thứ mà mọi người cần quan tâm. Vì đó, cũng chính là những ảnh hưởng do tình trạng huyết áp tâm trương thấp gây ra đối với sức khỏe mọi người. Cụ thể:

   Khi bạn bị tình trạng huyết áp tâm trương hạ thấp hơn so với mức quy định thì cơ thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, hoa mắt chóng mặt thường xuyên, kém tập trung vào công việc hay học tập và dễ nổi cáu vô cơ…. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể làm suy giảm khả năng tình dục. Đây là ảnh hưởng đầu tiên của bệnh đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày lẫn đời sống tình dục.

   Làn da của những đối tượng bị huyết áp tâm trương thấp thường bị nhăn và khô, kèm theo đó là hiện tượng đổ mồ hôi, rụng tóc, thở dốc, nhất là khi làm việc nặng hoặc khi leo cầu thang, luôn cảm thấy bị lạnh…

   Bạn bị bệnh huyết áp và khi đột ngột thay đổi tư thế như ngồi hoặc đứng lên bất ngờ có thể khiến bạn bị choáng váng, xây xẩm mặt mày… tệ hơn và khiến bạn bị ngã quỵ.

  Do đó, tốt nhất khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu nêu trên xuất hiện với tần suất dày và liên tục trong thời gian dài, thì hãy chủ động đi thăm khám, để bác sĩ chẩn đoán đúng nhất về tình trạng hiện tại của bạn. Từ đó có thể đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, hiệu quả hoặc đưa ra những lời tư vấn tốt nhất để bạn thay đổi cách sống sao cho phù hợp nhằm phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.

Huyết Áp Tâm Trương Thấp Có Phải Bệnh Huyết Áp Không?

Mục Lục

Mục Lục

Huyết áp thấp xuất hiện khi người bệnh thường xuyên có biểu hiện như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, kèm theo chỉ số huyết áp dao động ở mức 90/60 mmHg. Vậy huyết áp tâm trương thấp có phải bệnh huyết áp không? Các chuyên gia sẽ giải đáp rõ về vấn đề này trong nội dung bài viết sau đây.

Bệnh huyết áp tâm trương thấp là gì?

Trước khi tìm hiểu huyết áp tâm trương, chúng ta cùng tìm hiểu về huyết áp là gì? 

Huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên thành động mạch khi máu chảy qua chúng. Nó được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg).

Huyết áp được xác định bằng chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương.

 Huyết áp tâm thu là chỉ số thứ nhất hay chỉ số trên là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp.

 Huyết áp tâm trương là chỉ số thứ hai hay chỉ số dưới là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.

Chúng ta có thể dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để đoán bệnh về huyết áp. 

+ Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

+ Huyết áp cao: Chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

+ Tiền cao huyết áp: Chỉ số huyết áp nằm giữa chỉ só huyết áp bình thường và chỉ số cao huyết áp.

+ Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Khi huyết áp tâm trương quá thấp, thường là có chỉ số ít hơn nhiều so với mức quy định từ 60 mmHg – 90 mmHg thì có thể người đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp.

Huyết áp tâm trương thấp có sao không?

Về thắc mắc huyết áp tâm trương thấp có sao không? Các chuyên gia cho biết, khi bị bệnh huyết áp tâm trường thấp, người bệnh có thể gặp phải những ảnh hưởng sau đây:

  Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Đây là những hiện tượng phổ biến của bệnh huyết áp thấp. Khi mà máu lưu thông chậm và không đủ để cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể trong quá trình hoạt động, đặc biệt là não – cơ quan điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Khi não không đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho quá trình hoạt động từ đó khiến xuất hiện các triệu chứng như là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và gây hại cho sức khỏe cơ thể của người bệnh.

Khi gặp phải các triệu chứng này, người bệnh nên hạn chế đi lại, làm việc trên cao hoặc đi cầu thang để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra đối với cơ thể.

  Các biến chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, huyết áp thấp còn gây ra những tác hại vông cùng to lớn đối với sức khỏe của người bệnh. Tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ dẫn đến suy tim, các cơ quan trong cơ thể thiếu máu, sự vận chuyển máu diễn ra chậm sẽ khiến cho hoạt động của cơ thể kém linh hoạt và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không có cách điều trị huyết áp tâm trương thấp kịp thời.

Lưu ý: Khi huyết áp tâm trương quá thấp, người bệnh nên thường xuyên đo huyết áp để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình. Đồng thời cũng thường xuyên thăm khám để nhận được tư vấn từ bác sĩ và có cách điều trị huyết áp tâm trường thấp phù hợp.

Cách phòng ngừa bệnh về huyết áp

✜ Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Mọi người cần có một chế độ dinh dưỡng tốt, ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn đủ bữa mỗi ngày, không bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, ăn rau quả tươi, hạn chế những thực phẩm nhiều chất béo, cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày, không để cho cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Hạn chế uống đồ uống có chứa cồn, chứa chất kích thích, nước ngọt có gas…

✜ Xây dựng chế độ luyện tập hợp lý: Mọi người mỗi ngày nên dành thời gian khoảng 30 phút để luyện tập thể dục thể thao. Có thể lựa chọn một số môn thể thao yêu thích để tập luyện như đi bộ, đạp xe, bơi lội, đá bóng… Hạn chế ngồi nhiều giờ với máy tính, chơi game, xem ti vi…

✜ Chế độ sinh hoạt tốt: Dù công việc bận rộn, mọi người cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, stress. Ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngủ đúng giờ, không thức khuya…

✜ Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Để kiểm soát tốt bệnh về huyết áp thì bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để xác định được tình huyết áp của mình, từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp tại nhà.

Huyết Áp Tâm Trương Là Gì? Huyết Áp Tâm Trương Cao Có Nguy Hiểm Không?

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính mà người ta hay hiểu là sự tăng lên của huyết áp. Tuy nhiên trong y học phân biệt ra làm hai là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Khi một trong hai chỉ số này tăng cao sẽ có hậu quả vô cùng xấu cho cơ thể.

Trước đây người ta chỉ quan tâm đến huyết áp tâm thu. Nếu hỏi chuyên khoa hay bác sĩ bệnh viện thì họ cũng chỉ trả lời một chỉ số huyết áp tối đa, ví dụ: 160, 140, 180… Nhưng huyết áp bao gồm 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vì vậy, khi kiểm soát bệnh tật thì cả hai chỉ số này đều có tầm quan trọng không hề kém cạnh.

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều đóng vai trò quan trọng

Huyết áp tâm trương là gì?

Trước khi tìm hiểu huyết áp tâm trương là gì, chúng ta cùng định nghĩa về huyết áp. Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch, nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. đến các bạn thông tin tổng hợp mới nhất về vấn đề trên.

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của ngoại. Ngoài ra, còn phụ thuộc trực tiếp vào khí hậu nóng lạnh, vào độ sừng hóa của da, bền vững của thành mạch….

Huyết áp được đo bằng mi-li-mét thủy ngân (mmHg). Huyết áp được xác định bằng chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu là chỉ số thứ nhất hay còn gọi là chỉ số trên là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp.

Huyết áp tâm trương là chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.

Dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để đoán bệnh về huyết áp:

Huyết áp bình thường: chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

Huyết áp cao: Chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Tiền cao huyết áp chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp.

Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Lưu ý:

Để xác định các vấn đề về huyết áp, cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó cần phải đo huyết áp thường xuyên trong nhiều ngày liên tiếp.

Huyết áp tâm trương cao

Có 03 loại tăng huyết áp: tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương và tăng huyết áp hỗn hợp.

Tăng huyết áp tâm trương xảy ra khi số dưới cao, tăng huyết áp tâm trương được định nghĩa là áp suất tâm trương từ 90mmHg trở lên.

Tăng huyết áp tâm trương đơn độc chủ yếu được gặp ở những người trẻ tuổi.

Ở hầu hết những người có tăng huyết áp tâm trương đơn độc, không có nguyên nhân cụ thể nào được xác định, còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Một số trường hợp, tăng huyết áp tâm trương đơn độc là thứ phát của một rối loạn khác như bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Khi huyết áp tâm trương cao, mạch máu sẽ trở nên ít đàn hồi, cứng lại và xơ vữa. Huyết áp tâm trương bình thường thường dao động từ 60 – 80mmHg. Nếu huyết áp tâm trương của một người là 80 – 89 mmHg, cần chú ý đặc biệt vì bạn đã có tiền tăng huyết áp.

Áp suất tâm trương thường thay đổi trong suốt cả ngày. Người bệnh nên kiểm tra huyết áp vài lần một ngày để có được con số trung bình. Các yếu tố gây ra sự dao động áp lực tâm trương bao gồm: sử dụng nicotine; mức độ căng thẳng và tập thể dục; tư thế…

Huyết áp tâm trương cao được xác định từ 90 mmHg trở lên

Những nguyên nhân làm huyết áp tâm trương cao

Tuổi và giới tính:

Yếu tố nguy cơ hàng đầu là lớn tuổi cho cả nam giới và phụ nữ, chi phối đến 90% người bị tăng huyết áp. Nam trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp cao hơn. Tuy nhiên, tăng huyết áp đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở thanh thiếu niên. Nam giới thường có nguy cơ cao hơn nữ giới.

Tiền sử gia đình:

Nếu có bố mẹ mắc bệnh tăng huyết áp, bạn cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Béo phì:

1/3 bệnh nhân tăng huyết áp có thừa cân. Người lớn thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp tâm trương cao gấp đôi so với những người có trọng lượng bình thường. Trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp khi chúng lớn lên.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn:

Đây là một tình trạng mà theo đó nhịp thở dừng lại nhiều lần trong khi ngủ. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều có chứng ngưng thở khi ngủ.

Lối sống:

Hút thuốc, sử dụng nhiều rượu bia có nguy cơ tăng huyết áp tâm trương. Chế độ ăn kali thấp và ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp tâm trương. Lối sống ít vận động có thể làm cho bạn trở nên thừa cân, dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Sự căng thẳng, cả tinh thần lẫn thể xác, có thể làm tăng huyết áp tạm thời.

Các rối loạn sức khỏe:

Thuốc men:

Nhiều loại thuốc có thể gây ra sự gia tăng huyết áp tạm thời hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Các thuốc bao gồm: thuốc chống viêm không steroid như: naproxen, aspirin và ibuprofen; corticosteroid tiêm tĩnh mạch hoặc dùng đường uống; thuốc ngừa thai; thuốc giảm đau có chứa pseudoephedrine.

Cách phòng ngừa các bệnh huyết áp tâm trương

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Nên ăn đủ bữa mỗi ngày, không bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, ăn rau quả tươi, hạn chế những loại đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng.

Uống đủ nước mỗi ngày, không để cho cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Hạn chế uống đồ uống có chứa cồn, chứa chất kích thích.

Xây dựng chế độ luyện tập

Tích cực luyện tập thể chất, mọi người mỗi ngày nên dành thời gian khoảng 30 phút để luyện tập thể dục thể thao.

Có thể lựa chọn một số môn thể thao yêu thích để tập luyện như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chơi bóng… Hạn chế ngồi nhiều giờ với máy tính, chơi game, xem ti vi…

Chế độ sinh hoạt tốt

Dù công việc bận rộn, mọi người cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi. Ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngủ đúng giờ, không ngủ muộn, thức đêm.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Để kiểm soát tốt bệnh về huyết áp tốt nhất là thường xuyên kiểm tra huyết áp để xác định được tình huyết áp của mình để có biện pháp phòng và điều trị phù hợp. Các chuyên gia khuyên cáo, mỗi gia đình nên có một máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp tại nhà.

Ăn nhiều hoa quả giúp kiểm soát huyết áp an toàn

Bên trên là một số thông tin chia sẻ về huyết áp tâm trương và cách phòng ngừa các bệnh về huyết áp. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho mọi người, đồng thời giúp chủ động phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật cho chính mình và xã hội.

Huyết Áp Tâm Trương Là Gì? Chỉ Số Thế Nào Là Bình Thường, Thấp, Cao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Máu từ tim chảy đến tất cả các bộ phận của cơ thể qua các động mạch và tĩnh mạch. Mỗi lần tim đập, tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được tạo ra bằng áp lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể.

Đơn vị đo huyết áp là mi-li-mét thủy ngân (mmHg). Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số. Chỉ số thứ nhất (hay chỉ số trên) là huyết áp tâm thu, chỉ số thứ hai (hay chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương.

2. Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim giãn ra.

3. Huyết áp tâm trương bao nhiêu là tốt?

Để chẩn đoán huyết áp của một người là bình thường hay không, người ta căn cứ vào cả 2 trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:

Huyết áp ở người trưởng thành bình thường được xác định có huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg;

Tăng huyết áp được xác định là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay dưới 20 mmHg. Nếu dưới con số này, bác sĩ sẽ nhận định đây là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu.

Các mức huyết áp tâm thu và tâm trương bình thường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chức năng hiệu quả của các cơ quan sinh tồn như tim, não và thận, và đối với sức khỏe nói chung.

4. Thế nào là huyết áp tâm trương cao?

Tăng huyết áp tâm trương được định nghĩa là áp suất tâm trương từ 90mmHg trở lên. Tăng huyết áp tâm trương đơn độc chủ yếu được thấy ở những người trẻ tuổi. Ở hầu hết những người có tăng huyết áp tâm trương đơn độc không có nguyên nhân cụ thể nào được xác định, còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Trong một số ít trường hợp, tăng huyết áp tâm trương đơn độc là thứ phát của một rối loạn khác như bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Khi huyết áp tâm trương cao, mạch máu sẽ trở nên ít đàn hồi, cứng lại và xơ vữa. Huyết áp tâm trương bình thường thường dao động từ 60 – 80mmHg. Nếu huyết áp tâm trương của bạn là 80 – 89 mmHg, cần chú ý đặc biệt vì bạn đang ở giai đoạn tiền tăng huyết áp.

Áp suất tâm trương thường thay đổi trong suốt cả ngày. Bạn nên kiểm tra huyết áp vài lần một ngày để có được con số trung bình. Ngay cả khi không có tiến triển nào khác, tăng huyết áp tâm trương đơn độc tự nó làm tăng khả năng biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch: động mạch vành, suy tim, van tim, rối loạn nhịp tim…Thạc sĩ, Bác sĩ Hùng từng giữ chức Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch và Trưởng Đơn vị Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và hiện đang làm việc tại Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Nội Tim mạch, Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.