Top 12 # Tại Sao Khó Ngủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Tại Sao Mất Ngủ, Khó Ngủ? Nguyên Nhân Tại Sao Không Ngủ Được

Tại sao khó ngủ? Những dấu hiệu để nhận biết tình trạng mất ngủ như sau:

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bệnh mất ngủ, liệt kê một số dấu hiệu và biểu hiện:

Người lờ đờ mệt mỏi nhưng khó đi vào giấc ngủ

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là bệnh gì

Ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, dễ thức tỉnh bởi những tiếng động nhỏ

Thức giấc nhiều lần trong một đêm, sau khi thức mất rất nhiều thời gian để ngủ lại, một số trường hợp nặng hơn thì không thể ngủ trở lại

Buồn ngủ mà không ngủ được

Ngủ gật vào ban ngày nhưng đêm không có cảm giác buồn ngủ

Cảm giác căng thẳng, sợ đối diện với giường ngủ

Người bị bệnh mất ngủ được chia thành hai nhóm:

Tại sao lại khó ngủ ? tại sao bị mất ngủ. Đây là trường hợp mất ngủ ngắn hạn, người bệnh thường trải qua một vài đêm không ngủ được sau đó có thể ngủ lại dễ dàng. Tình trạng mất ngủ cấp tính diễn ra xen kẽ, không thường xuyên và không kéo dài quá 3 tháng.

Bị mất ngủ mãn tính là tình trạng bệnh nặng, khó điều trị, không thể tự khỏi mà phải có sự can thiệp từ phía bác sĩ. Một số bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ mãn tính phải dùng thuốc hằng ngày (theo sự trị liệu và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn). Bệnh mất ngủ mãn tính kéo dài trên 3 tháng, có khi lên đến vài năm mà Tại sao không ngủ được

2. Nguyên nhân mất ngủ, tại sao không ngủ được

Trong chúng ta thường thắc mắc , chúng ta sẽ chia ra thành hai nhóm buồn ngủ nhưng không ngủ được là bệnh gì? Để trả lời cho câu hỏi Tại sao mất ngủ? tại sao không ngủ đượcnguyên nhân gây mất ngủ như sau:

Nguyên nhân khó ngủ do các yếu tố khách quan

Việc chúng ta tại sao ngủ không được phụ thuộc không nhỏ từ phía môi trường xung quanh

– Ánh sáng: Hãy chú ý ánh sáng đèn nơi phòng ngủ, tránh để đèn ở vị trí đối diện tầm nhìn, không sử dụng đèn có màu sắc quá tươi và sặc sỡ., ánh sáng là một trong các tác nhân vì sao mất ngủ mà ít người quan tâm.

– Tiếng ồn: Tiếng ồn xe cộ, tiếng các công trình xây dựng xung quanh, tiếng côn trùng (tiếng muỗi, tiếng ve sầu,….hoặc ngay chính trên chiếc nệm bạn đang nằm phát ra tiếng cọt kẹt của lò xo khi ta thay đổi tư thế. Đó cũng là một phần nguyên nhân mất ngủ hay gặp phải.

Tại sao khó ngủ? tại sao lại mất ngủ

– Chiếc nệm và gối kém chất lượng gây xẹp, lún, một số sản phẩm bí hơi, hầm hơi làm cơ thể nóng bức khó chịu, phải lăn trở mình thường xuyên. Các sản phẩm nệm kém chất lượng gây đau nhức cột sống, cơ thể không thoải mái. Còn chiếc gối nằm có thể gây trật khớp cổ, đau nhức, nặng đầu, đau đầu, cản trở giấc ngủ rất lớn. Đó chính là lý do Nguyên nhân bị mất ngủ không ai ngờ tới đó chính là tại sao mất ngủ, tại sao lại khó ngủ.

– Một số mùi hôi khó chịu trong môi trường xung quanh cũng là tác nhân gây hiện tượng khó ngủ – mất ngủ.

– Ánh sáng đèn điện thoại và màn hình máy tính cũng là nguyên nhân khó ngủ có ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình chúng ta đi vào giấc ngủ.

Buồn ngủ mà không ngủ được có nhiều nguyên do. Phần lớn những bệnh nhân mất ngủ mãn tính có nguyên nhân mất ngủ xuất phát từ chính bản thân họ. Đây cũng là mẫu chốt cho câu hỏi tại sao không ngủ được? tại sao bị mất ngủ.

– Một số căn bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch, một số bệnh về đau nhức xương khớp có thể kéo theo bệnh mất ngủ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ nghiêm trọng là lý do mất ngủ.

-Áp lực dẫn đến vì sao mất ngủ bởi Cơ thể đang chịu áp lực lớn trong công việc và học tập đè nén trong một khoảng thời gian mà không được giải quyết, buồn ngủ mà không ngủ được. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm, một tác nhân hàng đầu gây mất ngủ.

Tại sao bị mất ngủ? lý do mất ngủ

– Vấn đề ăn uống cũng đáng đề cập để giải quyết câu hỏi tại sao mất ngủ, tại sao khó ngủ. Việc sử dụng quá nhiều chất chứa cafein như rượu, bia, thuốc lá, trà, cafe,… làm kích thích hệ thần kinh, không gây cảm giác buồn ngủ. Một số người lại ăn no quá gần giờ đi ngủ cũng khiến đầy bụng, khó tiêu, trằn trọc, ngủ mơ màng.

– T ại sao khó ngủ? tại sao bị mất ngủ. Càng lớn tuổi thì tình trạng mất ngủ càng dễ xuất hiện. Theo 1 số nghiên cứu gần đây cho thấy, có khoảng 33% người lớn mắc phải tình trạng mất ngủ. Ở trẻ em và thanh thiếu niên thì tỷ lệ mắc bệnh khoảng 20 – 40% tùy thuộc vào điều kiện, môi trường sinh sống.

– Nguyên nhân gây khó ngủ do giới tính, Phụ nữ là đối tượng dễ xảy ra tình trạng mất ngủ

– Việc vận động, làm việc hoặc tập luyện thể thao quá gần giờ đi ngủ cũng là nguyên nhân tại sao lại mất ngủ

Mất ngủ, dù là mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mãn tính cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và trong công việc.

Các bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ cấp tính cảm thấy cơ thể lờ đờ mệt mỏi, buồn ngủ mà không ngủ được, bộ não mất sự tập trung và không thể xử lý tốt công việc. Cảm giác buồn ngủ đến dồn dập vào ban ngày nhưng lại không thể ngủ vào ban đêm khiến họ mất đi sức sống.

Bị mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc mà còn làm tăng nguy cơ gây các tai nạn không đáng có cho bản thân và người khác.

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ mãn tính, không chỉ chịu ảnh hưởng như lờ đờ, mệt mỏi, thiếu tập trung mà càng về sau, người bệnh sẽ nảy sinh tâm lý sợ giường ngủ, sợ cảm giác nằm mà không thể ngủ được, nảy sinh tâm lý e dè, khép kín bản thân là hậu quả của nguyên nhân gây khó ngủ.

Tình trạng trầm cảm có thể gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh mất ngủ hoặc có thể làm hại đến những người xung quanh nếu không kịp thời phát hiện và điều trị song song.

Người mắc bệnh bị mất ngủ trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, một số trường hợp có thể là tác nhân gây thêm các chứng bệnh khác.

Sự sụt cân cũng không thể tránh khỏi với những người khó ngủ – bị mất ngủ.

Tại sao lại khó ngủ? Đối với những người gặp phải tình trạng bị mất ngủ do yếu tố khách quan thì việc giải quyết vô cùng đơn giản.

– Nhanh chóng thay đổi vị trí đèn ngủ và tìm màu sắc đèn ngủ nhã nhặn hơn

– Sử dụng tường cách âm nếu xung quanh nhà bạn thường xuyên ồn ào

– Thay đổi cho mình và gia đình một chiếc nệm cao su chất lượng cao. Sản phẩm nệm không chỉ giúp bạn êm ái, dễ chịu khi nằm mà nó còn tuyệt đối yên tĩnh, nâng đỡ cơ thể trong trạng thái tốt nhất, không gây đau nhức. Sử dụng thêm sản phẩm gối cao su để tăng tính ổn định và dễ chịu trong suốt quá trình ngủ.

Vậy tại sao mất ngủ, tại sao bị mất ngủ hay tại sao không ngủ được. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh mất ngủ mãn tính cần tìm ra nguyên nhân gây khó ngủ chính xác và điều trị theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh được tốt hơn. Đừng quên trang bị cho mình một chiếc nệm cao su tốt chăm sóc và làm cải thiện giấc ngủ được tốt hơn.

Tại Sao Người Bệnh Tiểu Đường Khó Ngủ?

Chứng tê cóng hoặc đau tê bàn chân là nguyên do hàng đầu gây khó ngủ cho bệnh nhân tiểu đường.

Cảm giác tê và lạnh bàn chân khiến cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ khó khăn. Triệu chứng tê lạnh bàn chân là một phần thể hiện của biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cảm giác tê chân có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hạ huyết áp gây nên, thay đổi thuốc hạ áp cũng có thể giúp cải thiện được triệu chứng tê chân.

Tình trạng đường máu thay đổi quá nhanh hoặc ở 2 thái cực: tăng đường máu quá mức hoặc bị hạ đường máu cũng là những lý do khiến cho giấc ngủ bị cản trở. Trong trường hợp đường máu tăng cao, bệnh nhân buộc phải dậy đi tiểu và uống nước nhiều lần. Còn khi bị hạ đường máu, bệnh nhân buộc phải thức dậy ăn khiến cho việc ngủ lại rất khó.

Ăn thiếu chất, cảm giác ‘không chắc bụng’ cũng làm cho khó đi vào giấc ngủ. Ngược lại ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất khó tiêu, hoặc không ăn nhiều nhưng khi bị liệt dạ dày do tổn thương thần kinh tự chủ ở ruột gây cảm giác đầy tức bụng dẫn đến khó ngủ.

Uống thuốc lợi tiểu vào chiều tối khiến bệnh nhân phải dậy đi tiểu giữa đêm cũng không tạo thuận lợi cho giấc ngủ được thông suốt.

Ở những người quá béo thường hay có rối loạn giấc ngủ bởi những cơn ngừng thở ngắn và làm cho đường máu tăng thêm (rất may là bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam còn chưa quá béo).

Cuôc sống tình dục bị sút kém (do trầm cảm, do biến chứng thần kinh, mạch máu ) cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.

Tại Sao Trẻ Trằn Trọc Khó Ngủ Vào Ban Đêm?

Khó ngủ ở trẻ em là gì?

Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi cần ngủ từ 16 – 20 tiếng/ 1 ngày

Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi cần ngủ từ 14 – 18 tiếng/1 ngày

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần ngủ từ 12 – 14 tiếng/1 ngày

Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần ngủ từ 13 – 14 tiếng/1 ngày

Trẻ từ 2 – 5 tuổi thì cần phải ngủ từ 11 – 13 tiếng/ 1 ngày

Trẻ từ 6 – 13 tuổi thì lượng ngủ từ 9 -10 tiếng/ 1 ngày

Trẻ khó ngủ là hiện tượng giấc ngủ của trẻ không được sâu giấc, em bé hay có những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, khó đi sâu vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc hoặc bị tỉnh dậy nhiều lần. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ dễ gây ra tình trạng khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi và chán ăn…

Giải thích ” tại sao trẻ trằn trọc khó ngủ vào ban đêm”

Lý do thứ nhất: Giấc ngủ của trẻ có thể chia thành nhiều giấc ngủ ngắn trong đêm

Trẻ trằn trọc khó ngủ vào ban đêm là tốt hay không tốt?

Theo Giáo sư tâm lý học tại Đại học Notre Dame (Mỹ) cho biết: ” Mọi người đều nghĩ rằng một người trưởng thành phải ngủ đủ 8h/ 1 ngày nhưng điều đó thực sự không đúng. Chúng ta không ngủ một giấc dài liên tục mà thức dậy vài lần trong khoảng thời gian đó “.

Ông cũng giải thích thêm rằng: Vào thời kỳ nguyên thủy con người săn bắn hái lượm, họ cũng có những giấc ngủ ngắn 2 tiếng rồi lại thức dậy, cứ như thế trong suốt 24h.

Điều đó phần nào giải thích tại sao, bé thường thức giấc giữa đêm và trằn trọc khó ngủ giống như người lớn một phần do bản năng về nhu cầu lượng thời gian ngủ của bé không cần thiết nên bé thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm và nô nghịch.

Lý do thứ 2: Trẻ từ 9 – 18 tháng tuổi chưa hoàn toàn phát triển hết

Trẻ nhỏ từ 9 – 18 tháng tuổi vẫn được đánh giá là còn khá non nớt và chưa phát triển hoàn thiện toàn bộ. Não bộ của trẻ cũng mới phát triển khoảng 25% so với não người lớn. Cho nên bé cần phải từ từ đạt đến sự phát triển hoàn thiện. Vì thế giấc ngủ của những trẻ dưới 1 tuổi rưỡi thường chập chờn và giống với nếp sinh hoat của bé khi còn là bào thai trong bụng mẹ.

Lý do thứ 3: Bé thức dậy thường xuyên trong đêm có tố chất thông minh cao

Theo Giáo sư Fleming giải thích rằng có một liên kết mật thiết giữa sự phát triển trí tuệ với việc thức dậy chơi đêm của trẻ. Giáo sư cho biết thêm những trẻ thức đêm dậy chơi với bố mẹ khi lên sẽ trở thành một người biết cảm thông, có khả năng nhận thức cao hơn và ít có nguy cơ bị trầm cảm.

Lý do thứ 4: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn

Giáo sư Fleming nói: “Người lớn chúng ta thường có một giấc ngủ dài khoảng 90 phút rồi ý thức bắt đầu thức dậy nhưng sau đó mau chóng rơi vào giấc ngủ tiếp theo. Trong một đêm, người lớn cũng được dậy 2-3 lần nhưng mọi người thường không nhớ được vì các giấc ngủ cách nhau quá gần. Giấc ngủ của trẻ có chu kỳ ngắn hơn chỉ khoảng 60 phút”.

Điều này giải thích một cách dễ dàng vì sao trẻ ngủ trằn trọc và tỉnh dậy nửa đêm. Các bé sẽ tỉnh dậy khi giấc ngủ qua đi trong khi người lớn có xu hướng ép bản thân tiếp tục những giấc ngủ mới.

Lý do thứ 5: Trẻ nhỏ cần giải tỏa căng thẳng bằng cách khóc thật to

Một nghiên cứu năm 2011 đã tiết lộ, trẻ em không biết cách ngừng khóc cho tới khi chúng được bố mẹ làm đủ cách ép chúng vào khuôn khổ. Bắt trẻ ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp bố mẹ cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng nhưng vô hình chúng lại tăng sự khó chịu trong bé khi chúng thức dậy.

Giáo sư Darcia Narvaez giải thích: “Khi bố mẹ luyện ngủ đêm cho bé, bé sẽ trải qua một chu kỳ: lúc đầu bé sẽ cảm thấy thoải mái nhưng sau đó hooc-môn gây ức chế sẽ tăng lên trong cơ thể.” Đến một mức độ nào đó, bé sẽ bộc lộ những ức chế đó bằng các phản ứng cực đoan như là khóc to lên. Trong những tình huống như thế bố mẹ cần bình tĩnh để bé khóc, đồng thời dạy bé cách giải tỏa một cách tích cực hơn.

Lý do thứ 6: Trẻ muốn được bố mẹ quan tâm, chú ý hơn

“Thông thường các bé thích ngủ vào ban ngày, khoảng thời gian từ 6 giờ chiều đến nửa đêm là thời gian các bé tỉnh táo nhất. Trên thực tế, bé thức đêm sẽ khiến cả 2 bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm mà không bị gián đoạn bởi các công việc khác.”

Từ quan điểm sinh học, thức dậy chơi đêm là hoàn toàn bình thường và hợp lý nhưng lại không thích hợp với mong đợi của những bậc cha mẹ bận rộn của thế kỉ 21.

Lý do thứ 7: Trẻ thức dậy vào ban đêm là điều tự nhiên của trẻ nhỏ, hãy chấp nhận!

Một số nhà khoa học nghiên cứu tâm lý cho rằng nếu như các cha mẹ thường xuyên cảm thấy phiền toái và khó chịu với những hành động ngộ nghĩnh của bé luôn thức dậy hoặc trằn trọc trong đêm thì hãy nên thích ứng với chúng như một lẽ tự nhiên. Thay vào đó, đây là cơ hội để các bậc làm cha làm mẹ thư giãn hơn cùng chơi với con và để giúp hiểu con hơn. Bởi lẽ trẻ con cũng rất cần sự gần gũi, sự quan tâm và yêu thương từ những người thân bên cạnh nhiều hơn.

Khi trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao?

1. Giúp bé lập trình “đồng hồ sinh học” cho trẻ sơ sinh

Các mẹ hãy giúp bé phân biệt được các loại ánh sáng ban ngày và ánh sáng ban đêm để bé học cách thích nghi. Khi vào ban sáng bé sẽ biết đây là thời gian thức của mọi người, bé sẽ cùng dậy để tương tác và chơi với mọi vật xung quanh. Còn đến buổi tối là thời điểm bé tập trung đi ngủ. Ánh sáng và tiếng động chính là những tín hiệu tốt nhất để giúp bé phân biệt sự khác biệt này và hình thành nên các thói quen đồng hồ sinh học cho bé.

Khi trẻ khó ngủ cần phải làm gì?

2. Giúp bé thoải mái , vui vẻ trước khi ngủ

Tương tự như ở người lớn thì các bé cũng vậy sẽ không ai mà ngủ ngon khi chúng ta bắt đầu với tâm trạng lo lắng hay cáu gắt khi đi ngủ. Việc chăm sóc trạng thái, cảm xúc cho em bé cũng là một trong những cách giúp em được thư giãn và thoải mái giúp bé ngủ sâu giấc hơn.

Trường hợp, nếu ba mẹ thấy bé đang có những khó chịu hoặc tâm lý không thoải mái trước khi bắt đầu bước vào giấc ngủ thì mẹ hãy xoa dịu hoặc maseger trên cơ thể bé, giúp bé được thư giãn và bớt căng thảng hơn.

3. Không cố thúc ép bé ngủ

Nhiều cha mẹ thường hay có thói quen bắt ép hoặc cố bắt các con phải đi ngủ theo như quy định của người lớn. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ điều này khuyến cáo không nên, ba mẹ hãy để các con ngủ một cách tự nhiên. Nếu em bé chưa muốn ngủ hoặc chưa buồn ngủ thì đừng cố ép buộc. Việc bắt ép trẻ đi ngủ điều này không khiến bé sẽ muốn ngủ và tập trung ngủ hơn. Ngược lại, làm bé dễ bị kích động và khó chịu hơn. Thay vào đó, mẹ hãy thử tạo ra những thói quen tích cực hơn giúp bé hình thành những phản xạ tự động muốn đi ngủ.

4. Hạn chế những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và cố gắng kéo dài cơn thức giấc cuối cùng trước khi đi ngủ

Nếu em bé của bạn đến tận đêm khuya mà vẫn chưa muốn đi ngủ, thì công việc đầu tiên của các mẹ đó là hãy đảm bảo rằng em bé nhà bạn không được tiếp xúc với ánh đèn sáng trước khi đi ngủ.

Bước tiếp theo, mẹ hãy rà soát lại thời gian giấc ngủ trưa của bé. Có thể do lượng ngủ ban ngày của bé quá nhiều, dẫn đến buổi tối bé không muốn đi ngủ và không buồn ngủ.

Cuối cùng các mẹ xem có thể kéo dài thời gian mà em bé thức dậy trong thời gian hoạt động cuối cùng của bé trong ngày. Vì điều này sẽ giúp bé tập trung vào thời gian sinh hoạt cùng với giai đình nhiều hơn, bé không còn thời gian trống để quay ra thực hiện những giấc ngủ ngắn để trước khi bắt đầu đến những giấc ngủ sâu vào buổi đêm.

5. Tắt các thiết bị truyền hình và các phương tiện điện tử khác

Việc cha mẹ sử dụng màn hình điện tử vào ban đêm có thể tạo ra những ánh sáng nhân tạo, gây mất ngủ cho bé. Dẫn đến bé có thói quen bị đi ngủ muộn hơn vào ban đêm.

6. Hãy chăm sóc bé thật nhẹ nhàng và bình tĩnh khi bé ăn đêm

Nhiều cha mẹ thường có thói quen cho bé ăn các bữa phụ vào buổi đêm vì một phần lo sợ bé yêu bị đói. Việc cho bé ăn đêm là điều không thể tránh khỏi khi chúng còn nhỏ. Nhưng có một điều đó là các mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, dùng những cử chỉ âu yếm dể giao tiếp cùng với bé khiến cho em bé vui vẻ và dễ chịu. Như vậy sẽ giúp mọi người dễ dàng quay trở lại giấc ngủ hơn và giúp em bé tập trung vào giấc ngủ mới sâu giấc hơn.

7. Nếu em bé quấy khóc đêm, hãy vỗ về và cùng tìm hiểu nguyên nhân với các Bác sĩ

Hầu như đối với các em bé đều có hiện tượng khóc đêm, quấy đêm. Nên những chuyện này nếu xảy ra đối với bé yêu của bạn, thì cũng không có gì phải quá lo lắng. Thay vào đó mẹ hãy vỗ về và an ủi các bé.

Đồng thời, mẹ cũng cần kiểm tra xem các dấu hiệu, nguyên nhân vì sao bé khóc đêm do ướt tã, do đói, hay do bé bị sốt, mọc răng… từ đó có những cách khắc phục.

8. Đừng cảm thấy áp lực khi bé bị ợ chua hoặc thay tã cho bé

Nhiều mẹ khi thấy bé ợ chưa hoặc tã bỉm của bé bị ướt thì rất lo lắng, sợ bé có bị gặp vấn đề gì không hoặc việc thay tã cho bé liệu rằng bé có bị tỉnh ngủ không? Trong một nghiên cứu gần đây với hơn 70 trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu cho thấy việc trẻ bị ợ hơi có tác dụng đề phòng trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sau ăn. Ngoài ra, trong nghiên cứu này cũng cho rằng trẻ sơ sinh không bị đánh thức bởi cảm giác của tã ướt.

Những hoạt động trong ngày giúp bé ngủ tốt hơn

Cho con ăn bữa sáng khoa học để giúp con kích hoạt đồng hồ sinh học.

Khuyến khích con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là vào buổi sáng. Việc này giúp cơ thể sản xuất ra melatonin vào đúng thời điểm trong chu kỳ giấc ngủ sinh học của trẻ.

Khuyến khích con tích cực hoạt động và tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp trẻ ngủ sâu và lâu hơn.

Không để con sử dụng các loại đồ uống giàu năng lượng có chứa caffeine như nước tăng lực, cà phê, trà, sô cô la, cô la đặc biệt vào thời điểm chiều muộn và tối.

Cần bảo đảm rằng con bạn có một bữa tối đủ chất tại một thời điểm hợp lý. Cảm giác quá đói hay quá no trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc.

Cần đảm bảo rằng trong khẩu phần ăn của con có đủ chất sắt. Thực phẩm chứa sắt bao gồm các loại thịt màu đỏ, rau xanh, đậu lăng….

Bé cần sự gần gũi và quan tâm của các cha mẹ nhiều hơn Ngoài ra, các cha mẹ có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé. Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ, Ngủ Không Sâu Giấc? Ăn Gì Dễ Ngủ?

Trẻ sơ sinh gần như dành hết thời gian để ngủ, cả ngày lẫn đêm. Điều này tưởng chừng như sẽ khiến các mẹ bỉm sữa nhàn hơn, chỉ nằm ôm con ngoan ngoãn cả ngày nhưng thực tế lại không phải. Rất nhiều bà mẹ thường phàn nàn về tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vậy nguyên nhân vì sao lại như vậy?

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định nên dễ bị giật mình, khó ngủ, tỉnh giấc và khóc. Bé thiếu canxi, còi xương. Khi bị thiếu canxi trẻ sẽ có dấu hiệu chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, hay ra mồ hôi trộm.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, tỉnh liên tục cũng có thể do đói. Bé thức dậy đòi bú và chỉ khi ăn no mới có thể ngủ say.

Trẻ chưa sẵn sàng để ngủ hoặc vẫn muốn thức để chơi đùa, dù mẹ có tìm đủ cách, ru ngủ hoặc tạo không gian yên tĩnh thì bé cũng vẫn không chịu ngủ.

Bé cảm thấy khó chịu do tã ướt, tã bị lệch hoặc cảm thấy bí bách, không thoải mái với loại tã mà mẹ đang đóng.

Trẻ sơ sinh gặp ác mộng nên khó ngủ, ngủ hay bị giật mình, thậm chí bé bị hoảng sợ và có thể chảy nước mắt.

Tâm trạng bé bị xáo động, quá phấn khích, đơn giản như việc mẹ trêu đùa với bé lúc tắm, cho bé nghe nhạc vui nhộn… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc vì bé sẽ nghĩ việc đi ngủ có thể làm lỡ những trò chơi vui.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể do 1 số yếu tố khách quan như: không gian ồn ào, phòng quá sáng, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, không khí có mùi khó chịu, ẩm thấp….

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng gì không?

Thực tế, trẻ sơ sinh, dưới 2 tháng tuổi, khi ngủ thường hay vặn mình, ngọ nguậy, dễ bị giật mình, ngủ không sâu giấc cũng là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt và không có các biểu hiện bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này có thể sẽ tự hết sau 2 đến 3 tháng, khi bé đã quen dần với môi trường bên ngoài, giờ giấc ăn ngủ, hệ thần kinh cũng dần ổn định hơn.

Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị giật mình, ngủ không sâu giấc, kèm các biểu hiện hay quấy khóc, gắt ngủ do thiếu ngủ (ngủ không đủ 15 – 17 tiếng mỗi ngày) thì mẹ cũng cần kiểm tra lại xem bé có đang gặp vấn đề gì khó chịu không: tã bỉm, môi trường xung quanh, bé có bị đói không…

Ngoài ra, bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như: nôn ói, quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp xử trí kịp thời.

Mẹ nên ăn gì cho trẻ sơ sinh dễ ngủ?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể chậm tăng cân, còi cọc. Vì vậy, mẹ cần chú ý tìm cách cải thiện, đặc biệt là chế độ ăn uống. 1 số thực phẩm mẹ ăn sẽ chứa các dưỡng chất giúp bé ngủ ngon có thể kể đến như tryptophan, melatonin, và serotonin… Đây là những chất rất tốt tạo giấc ngủ ngon cho bé.

Quả chuối: Thành phần giàu magie, đây là nguyên tốt vi lượng có tác dụng giãn cơ, giúp thư giãn cơ thể. Chuối cũng rất giàu các hormone gây ngủ kể trên như melatonin, serotonin, từ đó giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

Yến mạch: Hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh nhờ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Yến mạch còn giàu melatonin giúp cho bé sơ sinh dễ ngủ, giàu carbohydrate giúp sữa mẹ đậm đặc hơn, giàu dinh dưỡng hơn, bé bú sẽ no lâu hơn, không bị tỉnh giấc giữa chừng vì đói.

Sữa và các thực phẩm từ sữa: Nếu trẻ sơ sinh hay bị giật mình khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa, đặc biệt là sữa động vật (sữa bò), giàu vitamin, khoáng chất, quan trọng nhất là hợp chất tryptophan. Đây là chất giúp ổn định hệ thần kinh, làm dịu hệ thần kinh, giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ.

Các loại đậu (đỗ): Đậu bắp, đỗ xanh, đỗ đen có chứa hàm lượng lớn tryptophan, một chất giúp bé ngủ ngon, khắc phục tình trạng bé ngủ ít, khó ngủ. Đồng thời, mẹ ăn nhiều loại thực phẩm chứa chất này cũng giảm thiểu bị kích thích thần kinh, giảm tình trạng stress và cáu gắt.

Các loại cá: Cá giàu omega 3, đặc biệt là cá hồi, hay các loại cá biển như: cá chích, cá ngừ… giúp phát triển não bộ của trẻ và giúp trẻ ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn. Đồng thời, mẹ ăn cá cũng giúp bổ sung vitamin B, đặc biệt là B6, tăng cường serotonin và melatonin, 2 loại hormone giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.

Nguồn: chúng tôi