Top 8 # Tại Sao Lại Bị Mất Ngủ Triền Miên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Sansangdethanhcong.com

Mang Thai Có Bị Buồn Ngủ Không? Tại Sao Tôi Mất Ngủ Triền Miên?

Phụ nữ mang thai có bị buồn ngủ không?

Câu trả lời là CÓ. Buồn ngủ là 1 trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân của hiện tượng buồn ngủ là do sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là 2 loại hormone thai kỳ là estrogen và progesterone đột ngột tăng cao khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ hơn bình thường.

Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng đi vào quy trình hoạt động nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi nên buồn ngủ khi mang thai cũng là hiện tượng khó tránh khỏi.

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng mẹ mà mức độ buồn ngủ khi mang thai khác nhau. Có những thai phụ cảm thấy thường xuyên buồn ngủ, 24/24, rất khó để tập trung trong công việc hay cuộc sống. Ngược lại, có người lại chỉ buồn ngủ ban ngày và buồn ngủ theo từng cơn.

Tại sao mang thai lại mất ngủ triền miên?

Như đã nói ở trên thì phụ nữ mang thai CÓ buồn ngủ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vậy tại sao có những mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên? Nguyên nhân do đâu và điều này có gây ảnh hưởng gì không? Phải làm sao để khắc phục?

Chúng tôi chia thành 2 trường hợp:

Mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm

– Một số bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm có thể do sự thay đổi của hormone khiến chất lượng giấc ngủ đêm bị giảm xuống. Hơn nữa, những cơn buồn ngủ ban ngày “tấn công” khiến chị em ngủ quá nhiều vào ban ngày nên ban đêm không thể ngủ được nữa.

Giải pháp:

Mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên vào ban đêm nên chú ý sắp xếp lại thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày. Các mẹ có thể chống lại những cơn buồn ngủ bằng cách vận động nhẹ nhàng, đi lại hoặc ăn 1 chút đồ ăn vặt, trái cây… để tỉnh táo hơn.

Tạo thói quen ngủ đúng giờ, tranh thủ ngủ trưa để tối ngủ ngon hơn,

Ngoài ra, hạn chế ăn nhiều hoặc uống nhiều nước vào buổi tối để tránh tình trạng tiểu đêm gây mất ngủ triền miên.

Mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm

Nếu bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm cũng có thể do nhiều lý do:

– Suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi hoặc những áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình. Đặc biệt là khi không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ chồng, người thân, bà mẹ mang thai dễ cảm thấy bị tủi thân, buồn chán, suy nghĩ nhiều dẫn đến mất ngủ triền miên.

– Ngoài ra, nếu bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm trong suốt thời gian dài cũng có thể do 1 số bệnh lý: bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp…

Giải pháp:

Bà mẹ mang thai bị mất ngủ triền miên cả ngày lẫn đêm cần tìm cách cải thiện ngay tình trạng này. Nên thư giãn, thoải mái tinh thần, tránh căng thẳng, mệt mỏi…

Nếu bị mất ngủ triền miên trong thời gian dài (sang tam cá nguyệt thứ 2 vẫn bị), đồng thời tìm đủ cách vẫn không thể ngủ ngon hơn thì thai phụ tốt nhất nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com

Tại Sao Phụ Nữ Mất Ngủ Triền Miên Ở Tuổi 40?

Khi bước sang độ tuổi 40, cơ thể người phụ nữ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa. Đầu tiên là việc buồng trứng bị suy giảm hoạt động. Lượng hormone estrogen sản sinh ra cũng bị giảm đột ngột. Đây là chất có ảnh hưởng tới sức khỏe, nhan sắc và tình trạng sinh lý của phái đẹp.

Khi nồng độ estrogen sụt giảm sẽ gây ra một loạt các vấn đề như: da bị nám, sạm; tóc bắt đầu khi khô xơ và gãy rụng, kinh nguyệt không đều… Đồng thời nó cũng gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến chứng mất ngủ triền miên ở phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên.

Những hậu quả khó lường do chứng mất ngủ mang đến Mất ngủ là chứng bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Khi bạn bị mất ngủ trong thời gian ngắn, những hệ quả xấu nó đem lại vẫn chưa rõ rệt. Biểu hiện thường thấy là sự mệt mỏi, uể oải khi bắt tay vào công việc cho một ngày mới.

– Tâm trạng bất ổn, thường hay cáu gắt với mọi người xung quanh.

– Hiệu suất làm việc bị giảm sút.

– Thức khuya kéo dài có thể dẫn đến tình trạng trí nhớ bị giảm sút, hay mất tập trung.

– Mất ngủ lâu ngày sẽ gây nên việc nhịp tim thay đổi thất thường, huyết áp tăng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người hay bị mất ngủ có nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch và khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

– Sức đề kháng bị giảm sút. Đây cũng là căn nguyên khiến những căn bệnh cơ hội dễ dàng xâm nhập.

– Có khả năng cao bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì.

– Tóc rụng, da dẻ bị sạm và xuất hiện những quầng thâm khu vực quanh mắt do thức khuya thời gian dài.

EMMATS – món quà Mẹ thiên nhiên ban tặng – giải cứu phụ nữ khỏi chứng mất ngủ triền miên Nếu xác định được nguyên nhân mất ngủ là do chứng rối loạn hoặc suy giảm nội tiết tố thì phương pháp hữu hiệu chính là tăng cường sức khỏe hệ nội tiết nhằm cân bằng lượng hormone trong cơ thể, trả lại những giấc ngủ ngon.

Sở hữu bài thuốc Đông Y bí truyền từ Dược TW3, EMMATS chứa những dược liệu kết tinh trong lòng đất Mẹ như Đương Quy, Hà Thủ Ô, Nhàu và Thổ Phục Linh có nhiệm vụ tái tạo và phục hồi hệ nội tiết.

Đặc biệt hơn, nhờ ứng dụng các công nghệ y học hiện đại, EMMATS còn tích hợp các hoạt chất tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng bổ sung, tạo ra một chuỗi các phản ứng tự nhiên cho cơ thể, giúp điều tiết hormone theo cơ chế cung cầu.

Quá trình sửa chữa hệ nội tiết với sự tham gia của EMMATS diễn ra giống như vun trồng một đóa hoa, phải bắt đầu từ gốc rễ. Hệ nội tiết của phụ nữ được hình dung như gốc rễ của cây hoa, cần được chăm bón để khỏe mạnh và dần tự tái tạo hormone theo nhu cầu.

Hiện nay, sản phẩm EMMATS đang được bán tại nhà thuốc ở các bệnh viện lớn, hệ thống các nhà thuốc và hệ thống phân phối online trực tiếp từ nhà cung cấp.. Để tránh tình trạng mua nhầm các sản phẩm EMMATS lừa đảo, hãy đến ngay các cơ sở uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đánh giá đúng tình trạng.

EMMATS – món quà Mẹ thiên nhiên ban tặng – giúp điều hòa hệ nội tiết không chỉ để bạn có giấc ngủ ngon mà còn trả lại cho phụ nữ tuổi 40 sức trẻ và năng lượng để mỗi ngày đều hạnh phúc.

Thực phẩm chức năng EMMATS là một chế phẩm của Dược Trung Ương 3, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe hệ nội tiết ở nữ giới, nhằm điều hòa các hormone trong cơ thể, trả lại nét trẻ trung, nữ tính vốn có của bạn.

EMMATS – quà tặng từ Mẹ thiên nhiên – là sản phẩm đã được tin dùng hơn 10 năm qua, dễ dàng tìm thấy EMMATS ở bất kỳ nhà thuốc tại các bệnh viện lớn, hệ thống các nhà thuốc bán lẻ và hệ thống phân phối online trực tiếp từ nhà cung cấp.

Mất Ngủ Triền Miên Là Bệnh Gì, Phải Làm Sao Chữa?

Mất ngủ triền miên là hệ quả do bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh, cường giáp và một số bệnh lý về hô hấp. Mất ngủ kéo dài không chỉ khiến sức khỏe suy yếu mà còn tăng nguy cơ đột quỵ, mắc các bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ.

Mất ngủ triền miên và dấu hiệu nhận biết

Mất ngủ triền miên là tình trạng mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn kéo dài hơn 3 tuần. Tình trạng này còn được gọi là mất ngủ mãn tính hoặc mất ngủ kinh niên.

Mất ngủ triền miên được xác định khi bạn mất ngủ ít nhất 3 đêm/ tuần kéo dài khoảng 3 tuần hoặc lâu hơn. Thông thường, tình trạng mất ngủ mãn tính thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh và người có vấn đề sức khỏe đặc biệt.

Dấu hiệu nhận biết mất ngủ kéo dài, bao gồm:

Thường xuyên thức dậy giữa đêm

Khó ngủ

Buồn ngủ nhưng không ngủ được

Dễ cáu gắt

Giảm trí nhớ

Khó tập trung

Cảm thấy chán nản

Buồn bã

Mất ngủ triền miên là bệnh gì?

Khác với mất ngủ tạm thời, mất ngủ kéo dài thường khởi phát do một số bệnh lý tiềm ẩn như:

1. Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là thuật ngữ đề cập đến các rối loạn thần kinh do căng thẳng hoặc dư chấn tâm lý nặng nề. Bệnh lý này có xu hướng phát triển sau khi có các nhân tố kích thích như cuộc sống quá căng thẳng, áp lực từ công việc, nghiện rượu, thiếu ngủ trong nhiều ngày, suy dinh dưỡng,…

Suy nhược thần kinh gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên nằm mơ khi ngủ. Ngoài ra bệnh lý này còn khiến hệ thần kinh nhạy cảm hơn với ánh sáng và tiếng động. Chỉ một âm thanh nhỏ cũng có thể khiến bạn thức giấc và khó khăn để ngủ trở lại.

2. Trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý tâm thần khá phổ biến, đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh thường khởi phát do căng thẳng, dư chấn tinh thần nặng nề, chấn thương não bộ,… Một số trường hợp trầm cảm không thể xác định được nguyên nhân, còn gọi là trầm cảm nội sinh.

Chứng bệnh này gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ (chiếm 95% trường hợp bệnh nhân), mất hứng thú, nét mặt buồn rầu, mệt mỏi, giảm tập trung,…

3. Rối loạn nội tiết tố

Mất ngủ kéo dài cũng có thể là hệ quả của rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Ngoài khả năng sản xuất trứng, điều hòa kinh nguyệt và ham muốn tình dục, nội tiết tố còn ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên và não bộ.

Rối loạn nội tiết có thể gây áp lực lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm chức năng tuyến yên và một số cơ quan khác. Do đó trong trường hợp này, bạn có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ,…

4. Cường giáp

Cường giáp hay còn gọi là tăng chức năng tuyến giáp bất thường. Thuật ngữ này đề cập đến trạng thái tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng dư thừa hormone và tăng quá trình trao đổi chất.

Tuyến giáp gia tăng hoạt động có thể gây rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, đổ nhiều mồ hôi và lo lắng quá mức. Các triệu chứng này có thể gây ra cảm giác khó chịu, làm giảm sức khỏe và gây ra tình trạng mất ngủ triền miên.

5. Viêm khớp mãn tính

Viêm khớp mãn tính là bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh có tiến triển mãn tính, kéo dài và dai dẳng. Các triệu chứng của bệnh thường bùng phát vào ban đêm, khiến bạn tỉnh giấc và tăng nguy cơ mất ngủ. Trong giai đoạn cấp tính, cơn đau nhức ở khớp có thể khiến bạn mất ngủ triền miên, suy giảm sức khỏe và mệt mỏi.

6. Các chứng bệnh hô hấp

Ngoài ra chứng mất ngủ triền miên còn có thể xảy ra do một số bệnh lý hô hấp sau:

Hen suyễn: Hen suyễn là bệnh lý bẩm sinh xảy ra khi các cơ xung quanh đường thở bị thắt chặt, làm giảm lưu lượng không khí và gây ra tình trạng khó thở. Cơn hen cấp thường có xu hướng bùng phát vào ban đêm (do nhiệt độ xuống thấp), gây gián đoạn giấc ngủ và mất ngủ kéo dài.

Ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là hệ quả do một số bệnh lý hô hấp như phì đại VA hoặc amidan. Tình trạng này thường khiến bạn thức giấc vào nửa đêm và khó khăn để ngủ trở lại.

Tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD): COPD là bệnh lý đặc trưng bởi triệu chứng khó thở và ho. Tương tự hen suyễn, các triệu chứng này có xu hướng bùng mạnh vào ban đêm và gây ra chứng mất ngủ triền miên.

7. Những bệnh lý khác

Bên cạnh đó, tình trạng mất ngủ kéo dài còn có thể xảy ra do những vấn đề sức khỏe sau đây:

Một số nguyên nhân khác gây mất ngủ triền miên

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, mất ngủ triền miên cũng có thể xảy ra do những yếu tố sau:

Áp lực do công việc và học tập: Học tập và làm việc hơn 8 giờ/ ngày trong thời gian dài có thể gây áp lực lên não bộ và khiến hệ thần kinh trung ương luôn trong trạng thái “hoạt động”. Tình trạng này kéo dài có thể gây stress, trầm cảm và mất ngủ triền miên.

Tác dụng phụ của thuốc: Điều trị dài hạn bằng thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, thuốc nhuận tràng,… có thể gây ra tình trạng khó ngủ và mất ngủ kéo dài.

Rối loạn giờ giấc sinh hoạt: Một số người trẻ thường xuyên thức khuya để làm việc, xem phim, học tập,… và có xu hướng thức dậy muộn vào ngày hôm sau. Thói quen này kéo dài có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học và dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính.

Tác hại của chứng mất ngủ triền miên

Mất ngủ triền miên thường gây ra tình trạng lờ đờ, thiếu tập trung, giảm hiệu suất học tập và làm việc. Bên cạnh đó ở những trường hợp không can thiệp điều trị, chứng bệnh này có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng khác như:

Giảm tuổi thọ: Nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Arizona trên 1409 người cho thấy, mất ngủ kéo dài làm tăng 58% nguy cơ tử vong.

Tăng huyết áp: Mất ngủ gây tăng áp lực lên tim mạch, dẫn đến hiện tượng huyết áp cao và các bệnh lý về tim khác như suy tim sung huyết, thiếu máu cơ tim,…

Kích thích phản ứng viêm: Các chuyên gia cho biết, thiếu ngủ và mất ngủ kéo dài có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể và làm bùng phát triệu chứng của các bệnh mãn tính.

Tăng nguy cơ đột quỵ: Nghiên cứu tại Đại học Cambridge ở Anh trên 9000 người cho thấy, ngủ ít hơn 6 giờ/ ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 46%.

Bên cạnh đó, mất ngủ triền miên còn gây suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, xuất tinh sớm và một số bệnh sinh lý khác.

Bị mất ngủ triền miên phải làm sao?

Mất ngủ triền miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất. Ngoài ra tình trạng này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm và gây giảm tuổi thọ. Do đó khi nhận thấy mất ngủ kéo dài, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị để ngăn chặn tác hại và bảo vệ sức khỏe.

1. Thăm khám bác sĩ

Để xác định nguyên nhân gây mất ngủ triền miên, bạn nên tìm gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng được cung cấp để xác định nguyên nhân.

Chẩn đoán nguyên nhân là yếu tố quan trọng trong quá điều trị. Vì vậy bạn cần phải thăm khám trước khi tiến hành các phương pháp khắc phục và cải thiện.

2. Tiến hành điều trị

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị bạn áp dụng các biện pháp điều trị sau:

– Liệu pháp hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức là phương pháp điều trị ưu tiên với những người bị mất ngủ triền miên. Phương pháp này có thể cải thiện giấc ngủ, điều chỉnh hành vi và cân bằng cảm xúc.

Liệu pháp này bao gồm một số kỹ thuật sau:

Kiểm soát kích thích

Kỹ thuật nhận thức

Kỹ thuật thư giãn

Ý định nghịch lý

– Dùng thuốc ngủ

Với những trường hợp mất ngủ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc an thần và gây ngủ để cải thiện.

Các loại thuốc có thể được sử dụng, bao gồm:

Thuốc ngủ có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn giấc ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này không tác động đến nguyên nhân, do đó bạn cần phối hợp việc sử dụng với một số biện pháp khác. Ngoài ra, lạm dụng thuốc ngủ có thể gây ra một số tác hại như tăng đường huyết, phát triển vú ở nam giới, vàng da, an thần quá mức,…

– Bài thuốc Đông Y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc ngủ, bạn cũng có thể làm giảm chứng mất ngủ triền miên bằng cách dùng bài thuốc Đông Y. Các bài thuốc này tận dụng đặc tính an thần, thanh tâm và ích khí của các dược liệu để bồi bổ sức khỏe, giúp ăn khỏe và ngủ ngon.

Bài thuốc 1: Thích hợp với người ngủ mơ màng, dễ thức giấc, ăn uống kém và suy giảm trí nhớ.

Chuẩn bị: Sinh khương 3 lát, phục linh 10g, tri mẫu 10g, bá tử nhân 10g, viễn chí 10g, mộc hương (mài sống) 5g, long nhãn 10g, bạch truật 10g, đảng sâm 12g, đương quy 8g, đại táo 3g, phục thần 12g, ngũ vị tử 5g, táo nhân (sao đen) 12g, xuyên khung 5g và cam thảo 3g.

Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2: Thích hợp với người ngủ không ngon, mất ngủ, ăn không ngon miệng, hay quên, tim đập nhanh và tinh thần uể oải.

Chuẩn bị: Bá tử nhân, nhân sâm, đương quy, phục linh và phục thần mỗi thứ 12g, nhục quế 6g, ngũ vị tử, viễn chí (bỏ lõi) và xuyên khung mỗi thứ 8g, chích cam thảo 4g và hoàng kỳ 16g.

Thực hiện: Đem sắc uống hằng ngày.

Bài thuốc 3: Dành cho người mất ngủ, khi ngủ thường xuyên mơ thấy ác mộng.

Chuẩn bị: Toan táo nhân, long xỉ, phục thần, phục linh, xương bồ mỗi thứ 12g, viễn chí và nhân sâm mỗi thứ 8g.

Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

Lưu ý: Trong trường hợp mất ngủ do các bệnh về hô hấp, xương khớp,… bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh lý và nâng cao chất lượng giấc ngủ.

3. Điều chỉnh lối sống và thay đổi thói quen

Bên cạnh các biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh để làm giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.

Lối sống lành mạnh dành cho người bị mất ngủ kéo dài, bao gồm:

Không dùng đồ uống chứa cồn và caffeine như trà đặc, cà phê, rượu bia,…

Tránh ăn bữa tối quá no hoặc ăn quá sát giờ đi ngủ.

Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi,…

Tránh suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ, thay vào đó nên nghe nhạc, ngồi thiền và đọc sách để thư giãn đầu óc.

Tập thể dục 15 – 20 phút/ ngày giúp giải tỏa căng thẳng, giảm suy nhược cơ thể và điều hòa tuần hoàn máu. Thói quen này có thể giúp bạn nhanh chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Không ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị. Nên bổ sung nhiều nước, trái cây và rau xanh để điều hòa quá trình trao đổi chất và nâng cao thể trạng.

Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ từ 20 – 30 phút. Đồng thời cần tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ.

Thay đổi không gian phòng ngủ nhằm tạo cảm giác thoải mái và thư giãn.

Mất ngủ triền miên ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và thể trạng. Vì vậy bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời.

Khổ Sở Vì Mất Ngủ Triền Miên, Nguyên Nhân Thực Sự Do Đâu?

Sau một ngày làm việc dài căng thẳng thì giấc ngủ chính là phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta lấy lại cân bằng. Mất ngủ triền miên xảy ra, sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và chất lượng cuộc cuộc vì thế mà giảm đi. Vậy khi nào bạn bị mất ngủ và những nguyên nhân nào làm cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn?

Bản chất của giấc ngủ và chứng mất ngủ triền miên

Bản chất của giấc ngủ là một trạng thái ức chế, bảo vệ vỏ não và giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Trong khi chúng ta ngủ sẽ diễn ra quá trình đồng hóa chiếm ưu thế và nhờ đó mà tăng cường thu nạp chất vào cơ thể nói chung và não nói riêng. Có thể nói, giấc ngủ giúp tăng cường sức khỏe bị hao tổn khi ngủ và khi lao động. Người ta còn có thể dùng giấc ngủ ngắn hoặc dài để điều trị một số bệnh.

Để khắc phục triệt để trứng mất ngủ thì điều đầu tiên chúng ta phải xác định được mình thuộc loại chứng mất ngủ nào và nguyên nhân thực do đâu. Từ đó mới có được giải pháp phù hợp nhất cho chính mình.

Nguyên nhân chứng mất ngủ triền miên

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ triền miên, nhưng có thể chia ra làm 3 nguyên nhân chính là mất ngủ do thói quen sinh hoạt, mất ngủ do sinh lý và mất ngủ do bệnh lý.

Mất ngủ do thói quen sinh hoạt:

Do rối loạn chu kỳ thức ngủ của cơ thể trong ngày, chênh lệch múi giờ khi du lịch, phải làm việc ca đêm nhiều ngày,..

Với không gian ngủ không sạch sẽ, ô nhiễm âm thanh, phòng ngủ có nhiều ánh sáng,… cũng khiến cơ thể trở nên khó đi vào giấc ngủ yên.

Bị stress, căng thẳng, áp lực công việc, học tập,.. cũng khiến cơ thể khó ngủ hơn và để triệu chứng này kéo dài có thể trở thành bệnh mãn tính.

Ngoài ra việc sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính bảng,… trước khi đi ngủ một là sẽ khiến não hoạt động, cơ thể càng tỉnh táo và khó ngủ lại hoặc hai là sẽ khiến đau mắt, mỏi mắt và khó ngủ hơn.

Mất ngủ do sinh lý ( vấn đề tuổi tác)

Tuổi tác cũng là 1 lý do phổ biến gây ra mất ngủ. Nguyên nhân chính là do tăng nồng độ Melatonin – hormone do tuyến tùng tiết ra giả khi tuổi tăng lên. Melatonin – hormone lại có vai trò quan trọng trong việc điều hòa sinh học ngủ – thức của cơ thể, đảm bảo cơ thể có giấc ngủ ngon và tỉnh táo sau khi ngủ dậy. chính vì tế tuổi càng cao thường có xu hướng ít ngủ, khó đi vào giấc ngủ và thức dậy sớm. Để ngủ ngon họ thường phải sử dụng thuốc an thần, gây ngủ.

Mất ngủ do bệnh lý

Các bệnh lý gây đau trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau răng, đau cơ xương khớp,… khiến người bệnh trằn trọc không ngủ được, Đây là một trong những nguyên nhân mất ngủ gián tiếp và để điều trị, cần phải điều trị các bệnh lý này trước.

Do bệnh lý về thần kinh như: suy nhược cơ thể, rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc do tổn thương não bộ như chấn thương sọ não, viêm não, tai biến mạch máu não,…

Chính vì vậy nếu mất ngủ kéo dài chúng ta không nên chủ quan và phải đi khám bác sĩ ngay để xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời!

Điều trị mất ngủ triền miên như thế nào hiệu quả?

Tùy vào từng nguyên nhân mất ngủ mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên một điều tiên quyết để giúp cho cơ thể khỏe mạnh và có giấc ngủ ngon đó là một lối sống lành mạnh. Tránh xa các nguyên nhân về thói quen sinh hoạt mà chúng ta có thể kiểm soát. Nếu có dấu hiệu mất ngủ xảy ra thì không nên lạm dụng các thuốc an thần gây ngủ mạnh mà nên dùng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho giấc ngủ. 

Các thảo dược như tâm sen, thổ phục linh, dây lạc tiên, kê huyết đằng,…được bào chế dưới dạng túi trà lọc có trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ngộ Tri Âm hỗ trợ an thần, có giấc ngủ ngon. Ngộ Tri Âm đã được Bộ Y Tế cục an toàn thực phẩm VFA  Cấp Giấy đăng ký sản phẩm an toàn. 

ĐẶT HÀNG NHANH Tư vấn miễn phí

Ngộ Tri Âm là một loại trà được làm từ những vị thảo mộc quý giúp hỗ trợ ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ không nên bỏ qua sản phẩm này.

Công dụng của Ngộ Tri Âm

Hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress

Dưỡng tâm an thần, cơ thể thoải mái, tâm hồn thanh tịnh

Ngủ ngon, ngủ sâu giấc, không bị ngắt quãng, dễ ngủ

Hãy sử dụng Ngộ Tri Âm hàng ngày, chỉ sau 1- 2 tuần bạn sẽ cảm nhận cơ thể khỏe khoắn, đỡ mệt mỏi, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đặc biệt tình trạng MẤT NGỦ, CĂNG THẲNG, MỆT MỎI,… dần được cải thiện, cuộc sống tươi vui sẽ quay trở lại sau 1 liệu trình.

ĐẶT HÀNG NHANH Tư vấn miễn phí

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865265456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe.vn@gmail.com

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội